Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.186
123.211.498
 
1931 – Erik Axel Karlfeldt (Thụy Điển, 1864 – 1931)
Lê Ký Thương

Nobel văn chương 1931         

 

Nếu nhìn lại chặng đường văn học đáng nể của Karlfeldt từ lúc khởi đầu vào năm 1895 và tiếp tục suốt ba thập niên sau, mặc dù có hạn chế về số lượng do những tiêu chuẩn nghiêm khắc của ông, chúng ta sẽ thấy rất rõ rằng làm thế nào mà tác giả có thể sử dụng tài năng của mình với bản năng hiếm có cho sự thành đạt, vững chắc và xác thực đến thế!

 

Ông khởi đầu như một người hát rong hay một ca sĩ ca ngợi thiên nhiên, ý thức được tài năng của mình nhưng vẫn còn hồ nghi về tiếng gọi của nghề nghiệp. Có ích gì cho những ước mơ chất đầy trong lồng ngực mình? Liệu nó có ý nghĩa gì cho toàn thể loài người? Lúc khởi đầu sự nghiệp, nhà thơ tìm kiếm một kẻ đại diện, một cái tôi biến đổi, một nhân vật độc lập thích hợp để diễn tả những cảm xúc, đau khổ và lòng khao khát cũng như tài châm chọc của ông.

 

Thơ của Fridolin - Fridolins visor (1898) nổi tiếng trước tiên là một tác phẩm nói về tính nhút nhút, vì nhà thơ miễn cưỡng phải hiện nguyên hình con người thật của mình và phơi bày tâm tư thầm kín của mình ra. Chẳng bao lâu Fridolin đã trở thành tác phẩm kinh điển, và ông đã có một vị trí trong các buổi dạ hội lớn của miền Bắc Bacchus, người anh em quê mùa của những nhân vật của Bellman, với một dáng đi vững chải hơn, nhưng có những bông hoa trên mũ từ lễ hội mùa màng ở Pungmakerebo.

 

Căn nhà của Karlfeldt ngày càng trở thành một thế giới văn nghệ thu nhỏ, trong đó vũ trụ được phản ánh giống như những quang cảnh trong Kinh Thánh, phản ánh trên các bức bích họa kỳ dị thời kỳ Baroque trong các ngôi nhà của nông trang vùng Dalekarlia. Với khiếu hài hước thường được ngụy trang dưới lớp vỏ tôn kính, ông giữ cho con người của mình không vẩn đục, và tạo được sự hài hòa cân đối. Nhưng sự phát triển có vẻ như yên ả đó đã chứa đựng nhiều đấu tranh và căng thẳng, đủ để tạo nên một áp lực cần thiết cho sức bật sáng tạo.

 

Đối với Karlfelt, thi ca là một cuộc thử nghiệm sức mạnh và bản chất con người ông. Vì thế, ông đã cho thi ca của mình có một kết cục đầy năng lực trong tập thơ Tiếng tù và Mùa thu - Hosthorn (1927), lời bạt của ông được chơi trên cây đàn organ mùa đông, với tiếng nhạc vút lên tận trời cao nhưng cùng lúc người ta lại nghe tiếng vọng của thời thơ ấu từ những ngôi giáo đường sơn trắng nhỏ bé ở Dalarna.

 

Sự nhất quán trong tác phẩm của ông là một điều hiếm có trong thời đại chúng ta. Nếu có ai hỏi về vấn đề chính của Karlfeldt là gì, người ta có thể nghe được câu trả lời: tính kỷ luật tự giác. Tính sáng tạo của ông phát triễn trên đất đai của một kẻ ngoại giáo và vùng hoang dã rộng lớn, thường thì ông không bị lôi cuốn vào những chủ đề làm mê hoặc lòng người và loại bia đen của vùng Uriel, nếu như ông không cảm thấy có sự hiện diện của quỷ dữ. Thiên nhiên náo động bị bóp nghẹt dưới ánh trăng của những lễ hội ngoại giáo là một trong những cảnh mà ông gợi lên cho người đọc. Sự tương phản giữa tật nghiên rượu nặng từ trong máu và nỗi khao khát trong sáng của linh hồn tái diễn thường xuyên trong thơ ông. Nhưng những yếu tố khác nhau ấy không bao giờ tiêu diệt lẫn nhau. Như một nghệ sĩ ông đã thuần hóa chúng bằng cách duy trì lòng thành thật với chính mình và cho nó một bút pháp rất riêng ngay đến những chi tiết nhỏ nhất.

 

Thi ca của Karlfeldt rõ ràng là mang dấu ấn của một sự hoàn hảo kỳ lạ. Làm sao chúng ta quên được những bài thơ tứ tuyệt vang lên như tiếng chuông hay rung lên như những sợi dây đàn, nhưng trên tất cả là chúng được hát với một giọng hát đặc biệt rền vang khác tất cả những giọng hát khác.

 

Trong tất cả các tác phẩm thi ca lớn đều có mối tương quan hỗ tương giữa truyền thống và kinh nghiệm, và những nguyên tắc của sự tân tạo và bảo tồn được chứa đựng trong đó. Truyền thống quốc gia tồn tại trong thơ Karlfeldtvì nó đã được hồi phục với tư cách cá nhân và có đặc tính của một cuộc xâm chiếm hầu như đã giành được. Chúng ta có thể vui mừng rằng nhà thơ này, với những cảm hứng có được từ một quá khứ đang biến mất hay đã biến mất dần, đã sử dụng những phương tiện diễn đạt hoàn toàn không theo những qui ước cũ kỹ và trình bày những cách tân táo bạo, trong khi những người theo cái mới thường tự hài lòng bước theo sau những khuynh hướng mới nhất hay những mốt nhất thời. Chẳng hồ nghi gì nữa, mặc dù chủ đề có tính cách địa phương của mình, nhà thơ xứ Dalarna là một trong những nhà thơ đương đại đã chắp đôi cánh táo bạo cho trí tưởng tượng và thể nghiệm khả năng của những loại hình thi ca...

 

 

Lê Ký Thương
Số lần đọc: 531
Ngày đăng: 09.03.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
1930 –Sinclair Lewis (Mỹ, 1885 – 1951) - Lê Ký Thương
Quách Tấn – Sứ giả đời Đường của một thời đại trong thi ca - Chế Diễm Trâm
1929 - Thomas Mann (Đức, 1875 – 1955) - Lê Ký Thương
1928 - Sigrid Undset (Na-uy, 1882 – 1949) - Lê Ký Thương
Nhà Văn Cung Tích với truyện ngắn "Ngoại Ô, Dĩ An và linh hồn tôi". - Trần Yên Hòa
Dọc đường văn nghệ (Phần 83) Lương Túy Vân, nhà thơ “Riêng một góc trời” - Trần Dzạ Lữ
NĂM 1927 - Henri Bergson (Pháp, 1859 – 1941) - Lê Ký Thương
1926 - Grazia Deledda (Ý, 1871 – 1936) - Lê Ký Thương
Lời trần tình ( phần cuối ) - Đỗ Nguyễn
1925 - George Bernard Shaw (Anh, 1856 –1950 - Lê Ký Thương
Cùng một tác giả
Biển của tôi (tạp văn)
Hồn Sách Cũ (tạp văn)
Sài Gòn – Ăn (tạp văn)
Sài Gòn - Sách (tạp văn)