Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.194
123.208.143
 
Tương quan giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Du
Võ Công Liêm

 

                            ‘L’ouverture de l’horizon de l’Être’*

                                   (M. Heidegger)

 

     Sự tương quan trong hành động của hai nhà tư tưởng vĩ đại Việt Nam không còn lạ đối với chúng ta. Một sự thật đã trải dài từ thế kỷ thứ 15 cho đến thế kỷ thứ 18 là thời gian vận hành và chuyển biến vào lịch sử Việt Nam; hai thời điểm đó chính là nhân chứng thời sự, hai cái mốc đánh dấu sự trưởng thành tư tưởng thi ca, một tiết điệu hàm chứa tính nhân sinh trong đó. Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trở thành hiện tượng lịch sử và hiện tượng thi ca; một hiện tượng thời đại, nghĩa là bất tử với thời gian được duy trì và suy ngẫm mãi cho tới ngày nay. Một tư tưởng chính nghĩa không vị lợi đầy vị tha đó là hào khí của người anh hùng.Từ đó thế giới phải thần phục, thần phục những con người yêu nước. Sáng giá; chính là tấm gương phản chiếu muôn đời. Bởi; nhị vị anh hùng lập nên sự nghiệp cho dân tộc. Họ đều chung một tâm thức trước vận nước, một nỗi lòng chẳng phải riêng ai mà là thân phận làm người.

 

Một bản thể thường hằng không biến động, sinh diệt là lẽ thường, bởi; cốt tủy của thi nhân là đi tới tánh không là tâm bất nhị tức tâm bình đẳng. Tất cả đã thể hiện cụ thể qua thi ca hiện hữu, vì; hiện hữu là đối tượng biến cố, sự kiện và niềm đau của con người ngay cả nỗi bi đát của con người dấn thân vào cuộc thế. Nguyễn Trãi và Nguyễn Du đưa dữ kiện vào thơ, lấy thơ làm bối cảnh sự thế, lấy thơ để tạo hình ảnh. Vì sao? –Thơ là thể tính nhân sinh. Thể tính thuộc phạm trù thời gian. Thời gian là chỉ định từ cho sự sống, là biến thiên trước hoàn cảnh cho nên chi tư duy của thi nhân bừng dậy bằng khí khái của người tha thiết việc nước. Dù cho ngổn ngang, gò đống, phát tiết để giải thoát tâm tư, hướng tới một tương lai bình đẳng nghĩa là không vị ngã, mà là một tự-ngã (itself) tự ngã trong sạch, nguyên nhiên để trở thành tự-ngã-vô-ngã (self non self / le moi-non-moi). Ngã đó là thể hiện được bản lai diện mục tức bản lai đồng thể. Do đó ta thấy được tâm như nhiên của hai thi nhân họ Nguyễn mang một tâm tư phản kháng nội tại vì đang đối diện một xã hội phi lý, thực trạng đó vấn vào thơ như nhịp đời đang sống. Trạng huống xẩy ra là giòng đời tuôn chảy theo nhịp thở thời gian, nằm trong cái thế ‘chẳng đặng đừng’ đau lòng chảy nước mắt mà không nói nên lời: “Sự kham thế lệ phi ngôn thuyết / Vận lạc phong ba khởi trí mưu” (NT) Chính nỗi đoạn trường của Nguyễn Du là một dung thông thảm họa trước báo hiệu thời gian về cái chết, thấy đó mà không thấy đó: ”Nỗi niềm tưởng đến mà đau / Thấy người nằm đó biết sau thế nào” (ND).Từ cái thế đó cho ta nhận ra được ba cõi thời gian: -thời gian hiện tại và chuyển vần cuộc đời. -thời gian phản kháng và nội tâm. -thời gian tâm lý và vũ trụ nhân sinh. Chính vì thời gian mà cuốn phăng cuộc đời của con người mà con người chỉ nhìn thấy mình xót xa không còn phương cách nào hơn mà đành sống theo thời gian. Ấy là thời gian ngoại tại và chuyển vần: ‘Vãng sự nan tầm thời dĩ quá / Quốc ân vị báo lão kham liên’(Việc xưa khó tìm thời gian đã qua / Ơn nước chưa đền mà tuổi đã già, đáng thương thay)(NT) Và; cũng từ đó trong bài ‘Tự Thán’ Nguyễn Du  cho thấy một phản kháng nội tại, trách mình chưa hoàn tất thì cái tuổi già đã tới: ‘Sanh vị thành danh than dĩ suy / Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy’ (Danh chưa thành thân đà xơ xác / Ngọn gió chiều tóc bạc phất phơ).Hai tâm trạng nêu trên là cùng một tâm thức giao thoa giữa tình huống con người và cuộc đời; cả hai tùy vào thời gian là một chuyển vần ngoại tại và du nhập vào vũ trụ vô ngã; muốn đưa mình hòa nhập với xã hội, tức nhập vào vũ trụ đại đồng, nghĩa là từ tha nhân vô ngã đến chủ thể hữu ngã; đó là tương quan liên hệ cùng sự chuyển vần vũ trụ, đối kháng từ ngoại tại đến nội tại đều thuộc vào thời gian tâm lý của vũ trụ nhân sinh. Răng rứa? -bởi thời gian xã hội thể hiện trong những biến chuyển cuộc đời; cho nên chi thời gian xã hội được ý thức đầu tiên khi cả hai nhà thơ họ Nguyễn biết trước cuộc đời sẽ đến và đã đến những gì trong cùng một tương quan cho một đời người. Một kiếp người là cả một định hệ ‘trong cõi người ta’. Một hiện hữu có thực giữa nội giới và ngoại giới, giữa hữu ngã và vô ngã, là một liên trình của thời gian và cuộc đời. Nhưng đối với Nguyễn Trãi hay Nguyễn Du đều có cái nhìn bất tuyệt của cuộc đời; cho đó là biến dịch của thời gian mà ra. Họ đều sống trong một trạng huống bức xúc ‘biết tỏ cùng ai’ nên du hồn vào thiên nhiên mượn ý thay lời. Nỗi đoạn trường của nhà thơ khác chi kẻ tình nghi; ngay cả việc giao du hay săn thú đều có con mắt cú-vọ dõi theo. Để làm chi rứa? Họ đầu hàng trước thời cuộc, họ lui về để còn chút tiết hạnh đạo đức làm người. Dù ở hoàn cảnh nào họ là những kẻ phạm tội đối với quân vương. Họ bị đày hay ẩn dật là mang tâm trạng trở về với hiện hữu sống thực. Một nếp sống hiện sinh của nhà nho. Không những thời đó mà thời nào cũng thế sĩ diện không thể đánh đổi hai chữ sĩ phu. Hai nhà thơ vĩ đại họ Nguyễn không ở vị trí này; dù có bổng lộc sĩ khí đó vẫn nguyên trạng với cảo thơm lần giở trước đèn, cái đó là chính danh. Lý lẽ thi ca của họ không thể ví von, lý giải vòng vo tam quốc, loanh quanh chuyện xưa, thi văn cổ lỗ sĩ, một thứ nhai lại làm hư hại thi ca nếu thiếu đi dịch vị tiêu hóa nhất là dịch vị văn chương. Chính vì vậy mà lâm vào hoàn cảnh thoái hóa theo thời gian.Trào lưu nhân thế không tự giác giác tha để tìm thấy ở chính mình con đường sáng tạo văn nghệ.

 

Trở về với tương quan nơi gặp gỡ của hoài vọng, của đồng cam, đồng phận vì quân vì dân. Tấm lòng ‘trung quân ái quốc’ nằm gai nếm mật, mai thăng mốt giáng là nghĩa khí của người quân tử không vì hoàn cảnh đổi thay mà ngã lòng; họ đứng dậy như một chứng nhân, như để thách đố với định mệnh dù là định mệnh khắc khe, bạc đãi, nhưng lòng vẫn thủy chung. Khát vọng của thi nhân đi từ chủ thể con người đến cuộc đời; nhờ vào đó để tạo thành vũ trụ huyền nhiệm của thi ca. Chúng ta biết quá trình hoạt động của hai vĩ nhân từ những ngày dấn thân cho tới khi về với cõi như nhiên; thời ở đây không cần phải thanh lý dưới một dạng thức nào khác hơn mà cố gắng tìm thấy cái thanh cao diệu vợi nơi những con người phi thường mà nhân gian ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ chí khí kiên cường. Họ ‘mơ về’ để thấy cuộc đời sống thực. Mơ không phải bất mãn, không trung trinh, không phải vì bọn ma đầu mặt trắng mà mơ về trong hiện thực tình người. Đó là khát vọng mơ về những gì thực hữu mà con người đã sống và đã thấy. Thành thử vũ trụ khát vọng của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là một vũ trụ thi ca bắt nguồn từ chỗ như nhiên, đưa thiên nhiên vào hồn là đưa thanh bình ngự trị cho đất nước, là nhịp thở sống thực. Trong ‘Tĩnh An Văn Tập’. Nguyễn Trãi mô tả một chủ thể nhận thức. Biểu hiện ở đây một khát vọng giữa người và vật :

        ‘Đạm yên sơ vũ vãn mô hồ

         Thủy sắc thiên quang bán hữu vô

         Vạn cổ càn khôn thanh cảnh trí

         Hải sơn vị ngã xuất tân đồ’

(Cảnh chiều mờ mờ trong làn khói nhạt, mưa nhẹ / Sắc nước màu trời như có như không / Trời đất muôn thuở cảnh trí thanh nhã / Núi và biển vì ta mà vẽ lên bức tranh mới). Nhưng; Nguyễn Trãi không vị thiên nhiên mà xa lánh cảnh đời. Con người bất khuất trước bi thảm xã hội, bi thảm cuộc đời, nhìn thiên nhiên mà mơ ước cuộc đời. Lấy một vài câu trong Thuật Hứng thì thấy tâm hồn của kẻ sĩ:

     ‘Còn có một lòng âu việc nước

     Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung’

Thì đấy; đó là khát vọng trung thành phát xuất từ cảnh trí để quay về trong hình ảnh của ngôn từ cuộn vào trong một khát vọng ‘nhớ nước đau lòng con quốc quốc’ không còn thấy gì là miêu tả mà miêu tả buộc vào một chủ thể nhận thức; cho nên phải hiểu câu thơ qua một tinh thần biểu dương hơn là ta thán. Vì vậy thi ca của Hành Khiển là thi ca hiện thực của trạng thái bi thương; đó là cái đau xót của con người tri thức trước vận nước với một tư duy luân lý, luân lý ở đây là thấy được cái ‘hoặc’ mà không thấy cái ‘bất-hoặc’ của triều đại, thấy được cái đám ma đầu hủ lậu, thấy được cái gọi là u quân với minh quân. Toàn là một tập thể sa đọa, một thứ ung nhọt lũng đoạn xã hội. Đứng trước thềm ngu xuẩn sự thế ‘thấy mà đau đớn lòng’. Người hùng Lũng Nhai Bình Ngô Sách cũng như Tố Như Hồng Sơn Liệp Hộ đều rơi vào hoàn cảnh tương tợ của nỗi lòng, bởi; tương quan giữa con người và cuộc đời là tương quan giữa hai chủ thể, sống bên nhau, hiểu được nhau cho nên tinh thần thi nhân là vượt được cái nhìn đối tượng mà quay về cái bản thể tự tại, có nghĩa là lui-về không còn biện chứng giữa tha thể và hữu thể. Về trong cái nguyên trạng hình hài của xưa nay: tương hợp, gần nhau, bên nhau và trong nhau dù cả hai tiên sinh đứng trước một đối tượng chủ thể, chính người đang đứng trước hiện tượng biểu dương, một biểu dương trực tiếp trong tương quan đồng thời giữa hai chủ thể. Thử ngẫm nỗi đoạn trường này của Tiên Điền qua bài ‘Quỳnh Hải Nguyên Tiêu’ để thấy cái chất mặn ngọt cuộc đời trong thi ca của họ:

      Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên

      Y y bất cải cựu thiền quyên

      Nhất thiên xuân hứng thùy gia lạc

       Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên

     Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán

     Bạch đầu đa hận thế thời thiên

     Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến

     Hải giác thiên nha tam thập niên.

 

       (Nguyên tiêu sân quạnh trăng đầy

  Trăng xưa trăng đẹp những ngày vui xưa

          Nhà ai xuân đã hé chưa

  Quỳnh Châu ngàn dặm trăng vừa tròn gương

            Hồng Lam tán lạc chia đường

   Bạc đầu hận tháng năm trường phôi pha

            Cùng đường trăng lại cùng ta

     Ba mươi hai giác thiên nha tuổi đời)

 

      (Băng Đình dịch)

 

Đọc qua bài thơ của Nguyễn Du tưởng nhà thơ tức cảnh sinh tình trước đối tượng thiên nhiên mà ‘nên thơ’ như những bài thơ khác trên cõi đời này. Không! nó ở vào vị trí thoát tục để biện chứng tâm trạng, một thứ biện chứng tình cảm của ngày xưa và ngày nay là một hàm ý thuộc tâm thức hiện sinh. Một cái nhìn triết học tương quan giữa mình và cuộc đời như một tương quan giữa chủ thể và đối tượng. Thời không còn chi là siêu hình hay trừu tượng vì tác giả thấy được giá trị trực tiếp cuộc đời bởi ‘giác’ tức là ‘thức’; cho nên chi cái nhìn của con người trong thi ca không phải là cái nhìn tương khắc giữa đối tượng và hình ảnh mà là cái nhìn khát vọng của hai thi hào họ Nguyễn; là một sinh thức hành động. Thơ của nhị vị  chuộng cái Tịnh hơn cái Động trong một trạng huống tâm lý để chuyển vần vào sự sống. Cái tiết tấu của thi ca là sinh động. Trong thơ chữ Hán ‘Quân doanh Vị hoàng’ của Nguyễn Du với hai câu thơ này cũng đủ sức chứa cho một thứ hoài cố nhân tức là hoài Lê của một đoạn trường tân thanh:

           “Bên sông Vị quân doanh đồ sộ

            Bến xưa ngựa uống bóng chiều”

Chính ngần ấy cũng đủ thấy tâm như của nhà nho; vì con người là vật thể duy nhất trên cõi đời này với một tri nhận thoát tục thời mới phóng cái nhìn vào nội-giới qua một vật thể khác mà hiện thể thiên nhiên là tìm thấy mình trong hiện hữu. Rứa cho nên ‘ bóng chiều’ không thể dừng lại đây qua hình ảnh hiện thể. Mà đã dừng là chấm hết. Rứa thì dừng lại đâu ? Vì ta đang đứng giữa biên giới của không gian chớ không đứng trong một hiện thể tồn lưu nhân thế: Bởi xưa kia ta ăn, ta uống cái ơn mưa móc đó; giờ đây thấy mà nhớ. Nhớ của con người đứng trước thời cuộc. Đó là cái nhìn triết học vừa là cái nhìn phân tâm sinh lý; thi nhân đi vào hình ảnh để giữ lại cái gì bên trong của nó ‘vous voulez savoir ce qui ce passé à l’interieur des choses’. Do đó hình ảnh không phải là hiện tượng đơn thuần của ‘doanh trại’ và ‘ngựa’ mà là hình ảnh đưa tới nội dung của thơ; cho nên mới có cái gọi là l’interieur des choses. Thời gian đứng lại trong đó.

 

Không biết bao nhiêu thi tứ của hai thi hào để lại cho thiên hạ đời nay. Cái mất cái còn. Nhưng những tác phẩm lớn vẫn tồn lưu nhân thế kể cả Hán/Nôm. Với Nguyễn Trãi để đời một Bình Ngô Đại Cáo và Quốc Âm Thi Tập (thơ cổ điển đầu tiên của Việt Nam) Nguyễn Du bất tử với tác phẩm thơ Đoạn Trường Tân Thanh truyện Kiều, bên cạnh đó có Văn Tế Thập Loại Chúng Sanh và vô số những thi văn khác của nhị vị rải rác từ Bắc Trung Nam…Ở đây chúng ta không mổ thơ để đánh giá thơ mà ở đây chúng ta đi tìm một ý thức của bản thể nghĩa là phóng bản thể mình vào hiện tượng, một hiện tuợng thời đại mà mỗi lời thơ được biểu diễn qua ngôn từ như đang đứng trước một bản-thể-như-nhiên là tri giác cảm nhận về giòng đời. Hình ảnh cuộc đời đi vào trong cuộc đời thi ca để có một tương giao nhận thức của hai thi hào. Hình thái ‘thơ’ chính là lãnh vực khai nguồn vào cái nhìn thực trạng con người với thực trạng xã hội là cả một gắn bó gần gũi vào cái nhìn con người trước vũ trụ chuyển vần, một biến dịch sinh diệt vô thường hằng; lý lẽ đó đã đạt tới qua bao nhiêu thế kỷ vẫn còn âm vang.Vì rứa; chúng ta sẽ thấy bản thể cuộc đời thấm nhuần qua thế kỷ là ở chỗ đó. Rứa cho nên cái sự đồng cảm thi ca của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du cùng một chí hướng là làm đẹp cuộc đời dù đời lố nhố lăng nhăng, hùm bà lằn, tạp nhạp hỗn mang. Thi ca của hai thi hào đã đánh đổ để chứng thực giữa chánh và tà, giữa quân và tôi, giữa giam cầm và công lý, giữa hiện thể và vô thể; đó là hai con người cùng một bản thể tư duy trong kiếp người ‘un être-à-deux’. Nhưng; cùng một hoài vọng cho sứ mệnh làm người giữa đời đang sống hôm qua hay hôm nay là cái gì được gọi là tồn lưu, tồn lại không tồn lui, vì; lui là bỏ cuộc chơi mà ở đây chúng ta nói về cái sự gặp gở tình yêu thương của đất nước và con người –l’existence est déjà en soi, rencontre aimant… Cho nên có một cái tương quan trong thi ca, cái cảm tính của con người thi nhân là thứ ‘sentimental’ khác lạ giữa đời. Lạ ở chỗ chỉ có con người được quyền khóc và không một sinh vật nào khóc như con người, bởi; trong thương đau có cái sung sướng của đau thương. Trong hạt lệ vẫn có vinh quang của hạt lệ. Qua mấy thế kỷ giờ đây đã có ai khóc cho Hành Khiển với một cái chết tức tưởi và có ai khóc cho Tố Như nỗi lòng đứt ruột đó ? Hình như người ta không dám khóc vì hổ thẹn chưa làm được gì cho cái giá hạnh phúc đó. Nói như rứa thì khóc có cái giá của nó? Dạ thưa đúng vậy! Vì; thi-ca-khóc thuộc về cái lý-siêu-nhiên mà đời không có. ./.

 

(ca.ab.yyc. 17/5/2015)

 

* ‘Mở một chân trời của hữu thể’ (M. Heidegger).

 

TÌM ĐỌC THÊM:  Bài của võcôngliêm : ‘Nguyễn Trãi Tấm Lòng Hứa Quốc’ / ‘Trở Về Với Kiều Trong Tư Thế Hồn Nhiên’ Trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo địa chỉ.

 

TRANH VẼ: ‘Người và Chim / Man and Bird’ Trên giấy cứng. Khổ 12’ X 16’(người và chim Dầu/Oil. Nền Acrylic+ink/Mực).

Vcl#152015.

 

 

 

 

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 553
Ngày đăng: 19.04.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
- Hoàng Hưng
Mùa Chay Cả, chữ, và con người - Nguyễn Thụy Đan
Một số biểu hiện tâm lý thiếu lành mạnh ở tuổi mới lớn - Vũ Thị Hương Mai
Để trái tim thương cảm của Nguyễn Đình Chiểu thấm sâu vào đời sống hiện tại - Nguyễn Anh Tuấn
Bầy ong giữa chúng ta - Trương Văn Dân
Vài ý kiến nhỏ về phê bình thơ - Hoàng Thị Bích Hà
93. Vua Lê Nhân Tông. 2 - Hồ Bạch Thảo
Mỹ cảm hoài niệm trong thơ Hoàng Thân * - Trần Hoài Anh
Tản mạn về rượu nho (6) - Nguyên Lạc
Phiếm luận về “Nhũ danh” - La Thụy
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)