Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.092
123.202.288
 
Những thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống Nguyên Mông; lần đầu tiên được chuyển sang ngày tháng Dương Lịch.
Hồ Bạch Thảo

 

 

Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, người viết từng tham khảo các bộ sử như Nguyên sử, Tục Tư Trị Thông Giám của Tất Nguyên, An Nam Chí Lược của Lê Trắc; Đại Việt Sử Kỳ Toàn ThưKhâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Về sử liệu, các bộ sử có thể bổ sung cho nhau; duy về thời điểm lịch sử thì bộ An Nam Chí Lược ghi rất cẩn trọng, phần lớn ghi đầy đủ cả ngày, tháng, năm. Kỹ hơn nữa khi ghi ngày, soạn giả Lê Trắc ghi cả ngày theo số đếm, và cả ngày Can Chi. Ví như trong cuộc xâm lăng nước ta lần thứ hai, soạn giả ghi “Ngày 21 Giáp Tý tháng 12 năm Giáp Thân  đại quân chia đường đến biên giới An Nam”; người viết đổi ngày 21 tháng 12 năm Giáp Thân ra Dương Lịch là ngày 27/1/1285; trong trường hợp muốn rà soát cho chắc [double check], có thể đổi ngày  Giáp Tý tháng 12 năm Giáp Thân ra Dương Lịch thì vẫn là ngày 27/1/1285! Soạn giả Lê Trắc do thời cuộc đưa đẩy, theo chủ là Hoàng thân Trần Kiện đầu hàng quân Nguyên, lỗi của ông do lịch sử xử; riêng về mặt nghiên cứu, ông đã để lại tác phẩm An Nam Chí Lược với tư liệu vô cùng quí giá. Sau đây xin giới thiệu lời tường thuật về hai cuộc xâm lăng nước ta, trong quyển 4 Chinh Thảo Vận Hương; cuộc chiến này bản thân soạn giả đã từng tham gia:  

Mùa đông năm Giáp Thân [1284-1285] Thiên tử [Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt] lại ra lệnh Trấn nam vương Thóat Hoan cùng bọn Bình chương A Lý Hải Nha tiến binh yểm trợ chiến dịch Chiêm Thành. Ngày 21 Giáp Tý tháng 12 [27/1/1285] đại quân chia đường đến biên giới An Nam [Lạng Sơn] : Vạn hộ La Hợp Đáp Nhi , Chiêu thảo A Thâm tiến quân từ phía tây qua huyện Khâu Ôn [huyện Cao Lộc, Lạng Sơn] ; Khiếp Tiết Tán Lược Nhi , Vạn hộ Lý Bang Hiến tiến quân từ phía đông qua Cấp Lĩnh , đại quân của Trấn nam vương theo sau . Cánh quân phía đông phá ải Khả Lợi, Anh Nhi quan , bắt được tên gián điệp Đỗ Vĩ đem chém . Người Tôn trưởng là Hưng đạo vương Trần Tuấn [Trần Quốc Tuấn] trấn thủ ải Nội Bàng [thị xã Chũ, Bắc Giang] bị đại quân đánh thua vào ngày 27 Canh Ngọ [2/2/1285], phải rút quân về trấn thủ châu Lạng Giang [các huyện Lạng Giang, Lục Ngạn thuộc Bắc Giang] , quan quân lấy được vài chục chiếc thuyền. Cánh quân phía tây phá ải Chi Lăng, tức Lão Thử quan.”

Vào ngày 9 Nhâm Ngọ tháng giêng năm Ất Dậu [14/2/1285] Thế tử [Vua Trần Thánh Tông] đem 10 vạn quân đại chiến tại Bài Than [Bình Than] bị quân của Nguyên sóai Ô Mã Nhi , Chiêu thảo Nạp Hải , Trấn phủ Tôn Lâm Đức đánh lui. Ngày 13 Bính Tuất [18/2/1285] Thế tử  đóng quân tại sông Lô [sông Hồng ngày nay] lại bị thua ; quân của Trấn nam vương lên bờ chiếm kinh thành [Thăng Long] , yến tiệc tại cung đình và làm lễ dâng tù . Ngày 21 Nhâm Thìn [26/2/1285] phá ải Thiên Hán [Thiên Mạc], giết tướng Bảo nghĩa hầu [Trần Bình Trọng]. Thế tử rút lui giử ải Hải Thị, xây bệ cản bằng gổ ngăn phía tây sông, quan quân trên dưới hai bên bắn chéo, quân Thế tử thua to.

Lúc bấy giờ Đại tướng Giảo Kỵ , Hữu thừa Toa Đô, Tả thừa Đường Cổ Đái , Tham chính Hắc Đích nhận được chiếu chỉ tiến binh từ Chiêm Thành vào phủ Bố Chính [Quảng Bình ] đánh mặt sau . Thế tử sai em là Chiêu văn vương Trần Duật [Trần Nhật Duật], Trịnh Đình Tán chống cự tại Nghệ An nhưng bị thua . Tình thế cấp bách , Thế tử sai con người anh (1) là Chương hiến hầu Trần Kiện nghênh chiến tại Thanh Hóa . Cầm cự lâu, sức yếu lại không có viện binh; Chương hiến hầu cùng bọn Trắc [Lê Trắc] mang quân ra hàng .

Ngày 2 Ất Tỵ tháng 2 [9/3/1285], Giảo Kỵ mang kỵ binh vượt cửa Vệ Bố Kinh phá tan quân An Nam, giết các tướng Đinh Xa, Nguyễn Tất Dõng. Ngày mồng 3 Bính Ngọ [10/3/1285], Trấn nam vương đánh phá quân của Thế tử tại sông Đại Hòang [sông Hồng Hà đoạn giữa hai tỉnh Thái Bình, Nam Định] , người cháu của Thế tử là Văn nghĩa hầu Trần Tú Tuấn  đem cả gia quyến ra hàng .

Ngày mồng 6 Kỷ Dậu [13/3/1285] , Giảo Kỵ cùng bọn Chương hiến hầu đánh quân của em Thế tử là Thái sư Trần Khải [Trần Quang Khải] tại bến Phú Tân , chém ngàn thủ cấp ; các vùng Thanh Hóa , Nghệ An  đều hàng. Thế tử sợ, sai người trong họ Trung hiến hầu Trần Dương xin hòa, kế đó sai quan cận thị đem người em gái cho Trấn Nam vương để xin rút binh; bèn sai Ngãi thiên hộ đến dụ muốn hòa sao không đích thân đến bàn, nhưng Thế tử không nghe lời. Ngày Nhâm Ngọ mồng 9 tháng 3 [14/4/1285], Giảo Kỵ, Đường Cổ Đái vây Thế tử tại Tam Trì, gần bắt được; nhờ bọn Nguyễn Cường giúp cho Thế tử thoát; tịch thu được vàng bạc gái trai. Ngày Mậu Tý 15 [20/4/1285], người em Thế tử là Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc suất thuộc hạ đến qui phụ ; Toa Đô trở lại Thanh Hóa, chiêu dụ người đến qui phụ.

Mùa hè tháng 4 [6/5-4/6/1285], An Nam thừa cơ đánh lấy lại thành Đại La [Thăng Long]. Ngày Đinh Sửu mồng 5 tháng 5 [9/6/1285], Giảo Kỵ cùng Vạn hộ dùng quân cung nõ phục binh tại cung này , đánh tan, rồi vượt sông hội binh với Trấn nam vương. Ngày hôm sau rút quân [10/6/1285]. Quân An Nam đuổi đến sông Nam Sách, Hữu thừa Lý Hằng đánh phía sau khiến quân An Nam phải rút; chém viên Nghĩa dũng của Hưng đạo vương là Trần Thiệu. Lúc này Toa Đô nghe tin đại quân đã trở về, bèn bắt đầu từ Thanh Hóa rút về, dọc đường giao tranh với quân địch, bắt được tướng Trần Đà Phạp, Nguyễn Thịnh. Đến Bái Khanh [có thể là Bái Khê, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên], Toa Đô bộ tướng Lễ Cước Trương phản, đưa quân địch đến đánh quân ta; Toa Đô ngã ngựa, rơi xuống nước chết, quân bị hãm. Duy Ô Mã Nhi, Vạn hộ Lưu Khuê, dùng thuyền nhẹ thoát; chỉ còn Tiểu Lý một mình dùng thuyền chống cự phía sau, đánh thua tự tử; Thế tử [Vua Trần Thánh Tông] vì nghĩa sai người cứu trị và đãi ngộ.

Mùa đông năm ấy, bọn Trần Ích Tắc nội phụ, theo dịch trạm đến kinh sư chiêm cận. Tháng 3 năm  Bính Tuất [26/3-24/4/1286] chế phong Trần Ích Tắc làm An Nam Quốc vương, Trần Tú Tuấn làm Phụ nghĩa công; các quan lại cùng qui phụ, được ban tước có sai biệt.

Vào năm Đinh Hợi [1287], triều đình lại hưng binh đem An Nam Quốc vương [Trần Ích Tắc] trở về nước. Vua ra lệnh cho quan Bình chương Áo Lỗ Xích điều động quân Mông Cổ và Hán tại 4 tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng, Vân Nam; quân các động [dân tộc thiểu số] tại Quảng Tây, dân tộc Lê tại Hải Nam; 10 vạn quân dưới quyền Trương Văn Hổ theo đường biển chuyển lương; tất cả đều dưới quyền tiết chế của Trấn nam vương [Thoát Hoan].

Mùa đông tháng 9 [9/10-6/11/1287] quân xuất phát từ Ngạc [Hồ Bắc]; vào ngày 28 Ất Dậu tháng 10 [4/12/1287] đến Lai Tân [Laibin, Quảng Tây] chia quân:

Tham chính Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp mang một vạn tám ngàn quân; Ô Vị cùng Trương Ngọc, Trương Khuê mang mấy vạn quân, chiến thuyền 500 chiếc, thuyền chuyển vận 70 chiếc, từ châu Khâm tiến thẳng. Ngày 11 Mậu Tuất tháng 11 [4/12/1287] thủy quân đi qua vùng biển Vạn Ninh [Quảng Ninh], tướng của An Nam là Trần Gia [Trần Khánh Dư] mai phục tại núi Lãng sơn, định chặn mặt sau. Quân ta biết được, trong đêm vây núi, đợi sáng đánh, giết chết trôi mấy trăm, tịch thu mấy chục chiếc thuyền. Ô Mã Nhi thừa thắng xông lên trước, không lưu ý đến thuyền lương đằng sau, nên thuyền lương không có viện binh, bị đánh chìm.

 Ngày 23 Canh Tuất [28/12/1287] bộ binh đến Lộc Châu [các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Lạng sơn] chia quân: Hữu thừa Trịnh Bằng Phi, Tham chính Sách La Tháp Nhi theo ải Chi Lăng; quân Đại vương theo ải Khả Lợi, Hữu thừa A Bát Xích tiên phong cùng tiến. Hữu thừa Ái Lỗ cũng từ Vân Nam tiến binh đến Tam Đại Giang, đánh nhau với quân của em Thế tử là Trần Duật [Trần Nhật Duật]; bắt được các tướng Hà Ánh, Lê Thạch.

Ngày mồng 3 Kỷ Vị tháng 12 [7/1/1288] quân bộ đến Tứ Thập Nguyên; Vương cho rằng lương đã bị đánh mất, bèn ra lệnh Ô Mã Nhi mang quân đi cướp lương tại An Nam. Hữu thừa Trình Bằng Phi, Tả thừa A Lý, Lưu Giang xây thành gỗ tại 2 núi ở Phả Lại [huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh], Chí Linh [tỉnh Hải Dương] để trử lương nuôi quân. Ngày 23 kỷ Mão [27/1/1288] Vương chia quân tiến đánh. Binh thuyền của Tham chính Phàn Tiếp theo Vương đến Bắc Giang, chúng chẹn cửa sông, phục binh trong rừng lá, bị đánh lui; rồi binh thuyền ra sông Lô [tức sông Hồng], quân Thế tử bị thua.

Bấy giờ Tỉnh đô sự hầu Sư Đạt, Mã hộ hầu, Tiêu Thiên hộ dùng các cánh quân gồm hơn 5.000 cùng với [Lê]Trắc từ Tư Minh tiếp tục tiến. Ngày Giáp Thân 28 [1/2/1288] vào cửa quan Nội Bàng [thị xã Chũ, Bắc Giang], cùng với quân An Nam đánh suốt ngày đêm, sức yếu thua, các Đô, Hầu chết; Trắc chiếu theo đường cũ dẫn Vạn hộ, Thiên hộ, cùng con trai của Vương An Nam [Trần Ích Tắc] là Trần Dục, Thiêm sự Nguyễn Lĩnh, Phủ phán Lê Yến đưa số kỵ binh còn lại tử chiến ra khỏi quan ải. Ngày Ất Dậu  29 [2/2/1288] Vương từ khi vượt sông Lô, A Lý Tề theo bờ sông phía đông phá ải Hàm Tử [tỉnh Hưng Yên], Thế tử rút quân về giữ ải Hải Bái, bị đại binh đánh phá.

Vào ngày mồng 4 Kỷ Sửu tháng giêng năm Mậu Tý [6/2/1288]Vương Thoát Hoan trở về đồn cũ. Ô Mã Nhi dùng đường biển đi đón thuyền lương của Trương Văn Hổ đến lần sau, vào ngày 11 Bính Thân [13/2/1288] cùng quân An Nam giao chiến tại cửa Đa Ngư [cửa Văn Úc, Hải Phòng], gặp thủy triều xuống quân tan. Trương Văn Hổ trước đó đã gặp địch tại cửa An Bang [Quảng Ninh], thuyền lương bị đánh chìm, bèn dùng một chiếc thuyền nhỏ chạy về châu Khâm. Vào tháng 2 [4/3-1/4/1288] Thế Tử [Vua Trần Thánh Tông] sai người anh họ là Hưng ninh vương Trần Tung, mấy lần đến xin hàng, để làm chán nản quân ta; ban đêm lại sai quân cảm tử đến cướp các trại. Trấn nam vương giận, sai Vạn hộ Giải Chấn đến đốt thành; các quan thân cận khuyên ngăn, bèn thôi. Thần nõ Tổng quản Giả Nhược Ngu đưa lời rằng:

“Quân có thể trở về, không thể giữ được.”

Vương cũng bảo:

“Khí hậu nóng, ẩm ướt, lương thực cạn, quân mệt mõi.”

Rồi ra lệnh rút quân. Các tướng thủy quân thưa rằng:

“ Thuyền lương hai lần đến đều mất, chi bằng nay hủy thuyền đi đường bộ là kế hay.”

Vương muốn nghe theo, nhưng các quan thân cận can ngăn.

Ngày mồng 3 Đinh Hợi tháng 3 [4/4/1288], Tả thừa Trình Bằng Phi, Thiêm Tỉnh Đạt Mộc suất kỵ binh đánh quân thủy, qua chợ Đông Hồ, bị ngăn, bèn trở về. Vì cầu cống đều bị quân An Nam phá để đợi đánh quân ta, nên Trình Hữu thừa phải hỏi đường người già bị bắt, rồi ban đêm theo đường khác mà đi. Đại quân ra khỏi cửa Nội Bàng [thị xã Chũ, Bắc Giang], quân An Nam lại phục binh đánh phía sau; Vạn hộ Đáp Thư Xích, Lưu Thế Anh đánh thua; bắt được tướng Phạm Trù, Nguyễn Kỵ đem chém. Ngày 7 Ất Mão [8/4/1288], quân thủy đến Trúc Động [huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng], quân An Nam tiến đánh; bị đẩy lui, thu 2 chiếc thuyền. Ô Mã Nhi không đi thẳng ra biển, lại vòng theo sông Bạch Đằng, gặp địch. Ô Mã Nhi chỉ huy quân tải lương đánh, Phàn Tham chính tiếp ứng, gặp lúc thủy triều rút, quân sụp đổ. Trấn nam vương nghe tin quân An Nam đào hầm cho ngựa sụp bẫy và giữ ải Nữ Nhi; bèn sai Châu mục Tư Minh Hoàng Kiên, dẫn theo đường khác, qua Lộc Châu; rồi toàn quân trở về.” An Nam Chí Lược, quyển 4, Chinh thảo vận hướng.

Nguyên văn:

(至元甲申冬,復命鎮南王脫歡、平章阿里海牙等進兵,助占城役。十二月二十一日甲子,師次安南界,分道:萬戶孛羅合答而、招討阿深,西由丘溫縣進;怯薛撒略而、萬戶李邦憲,東由急嶺進;王大兵繼之。東兵破可利隘、嬰兒關,獲間諜人杜偉等斬之。其宗長興道王陳峻,守內傍關。二十七日庚午,大軍擊破,退守諒江州;又敗走,獲船數十艘。西兵破支凌隘,即老鼠關。

至元乙酉正月九日壬午,世子自將十萬眾,大戰於排灘。元帥烏馬兒、招討納海、鎮撫孫林德,以所獲船破之。十三日丙戌,世子守瀘江,又潰走。鎮南王渡江,宴其宮庭,獻俘受馘。二十一日壬辰,破天漢隘,斬其將保義侯。其世子退守海市隘,築垾木,截江西戰。官兵上下交射,眾大潰。時大王咬奇、右丞唆都、左丞唐古戴、參政黑的,奉旨由占城進兵,入布政府,攻其後。世子遣弟昭文王陳遹、侯鄭廷瓚,拒於義安,敗走。世子勢急,遣兄子彰憲侯陳鍵,迎戰於清化。持久力弱無援,彰憲遂與崱等以其兵降。二月二日乙巳,咬奇率騎兵涉衛布涇口,破彼眾,殺其將丁奢、阮漆桶。三日丁巳,鎮南王破世子兵於大黃江,其宗子文義侯陳秀爰以全家降。六日己酉,咬奇率彰憲等破國弟太師陳啟兵於富津渡,斬首千級,清化、義安悉降。世子懼,遣宗人忠憲侯陳陽請和,繼遣近侍官陶堅奉國妹南王乞解。艾千戶往諭:“既欲請和,曷不躬自來議?”世子不聽。三月九日壬午,咬奇、唐古戴舟師入海,圍世子於三峙,幾獲之。勁率阮強等與世子免。□獲其金帛子女。十五日戊子,國弟昭國王陳益稷,率其屬來附。唆都復入清化,招來附者。夏四月,安南乘隙攻复羅城。五月五日丁丑,咬奇與萬戶伏弩兵其宮,擊散。至瀘江,會鎮南王。翌日班師。安南兵追至南柵江,右丞李恆殿,擊退之,斬興道王義勇陳紹。時唆都聞大兵既還,始自清化回軍,沿途日夜與彼戰,擒其將陳佗乏、阮盛等。至,拜卿。唆都部將禮腳張叛,率彼眾與我戰。唆都躍馬墮水死,軍遂陷。惟烏馬兒、萬戶劉圭,以輕舟脫。獨小李戰,撫單舸於後。戰不勝,自刎。世子義,令人救活而厚遇之。

是冬,內附陳益稷等驛至京師拜覲。至元丙戌春三月,制封陳益稷為安南國王、陳秀爰為輔義公。同附官吏,授爵有差。

至元丁亥,朝廷復興師送安南國王就國。上命平章奧魯赤等將江淮、江西、湖廣、雲南四省蒙古、漢軍,廣西峒兵,海南黎兵,海道運糧萬戶張文虎等十萬師,受鎮南王節制。冬九月,師興自鄂。十月二十八日乙酉,至來賓,分道:參政烏馬兒、樊楫率萬八千人;烏未及張玉、劉圭等統兵數万、戰船五百、運船七十艘自欽州進。十一月十一日戊戌,舟師先進,經萬寧水口。彼將仁德侯陳椰,伏兵浪山,將斷我後。覺之,即夜圍山,遲明擊走,溺死者眾數百人,獲船數十艘。烏馬兒乘勝前驅,不顧糧舡,居後失援,糧陷。二十三日庚戌,陸師至祿州,分道:右丞程鵬飛、參政孛羅塔兒,由支凌隘;王大軍由可利隘;右丞阿巴赤,先鋒並進;右丞愛魯,亦自云南進兵三大江,與弟陳遹戰,擒其將何映、黎石。十二月三日己未,陸師才至四十原。王以糧陷,令烏馬兒督其兵掠安南糧餉之。右丞程鵬飛、左丞阿里、劉江築木城於普賴、至靈二山,儲糧贍兵。二十三日己卯,王又分兵進擊。樊參政舟師隨王抵北江,彼塞江口,伏兵葉林,擊走之。舟師出瀘江,世子兵潰。時省都事侯師達、萬戶侯(名未詳)、焦千戶等,以各翼馀兵,僅五千,偕崱,自思明續進。二十八日(甲申)入內傍關,與彼兵竟日夜戰。力屈,宵潰,侯都事死。崱諳舊路,引萬戶、千戶與安南國王男陳昱、僉事阮領、府判黎晏等,率馀騎死戰,出關免。二十九日乙酉,王西渡瀘江。阿八赤沿東岸,破鰔子隘。世子退守海市隘,大兵擊破之。

至元戊子正月四日己丑,王還舊屯,烏馬兒由海道出迎張文虎續進糧艦。十一日丙申,與彼戰於多魚口,潮落而散。張文虎先遇敵於安邦口,糧陷,乘單舸走還欽州。二日,世子遣從兄興寧王陳嵩,屢來約降,故老我師。夜乃遣其敢死者劫諸營。王怒,命萬戶解震焚城,左右諫止。神弩總管賈若愚獻言曰:“師可還,不可守。”王亦曰:“地熱水濕,糧匱兵疲。”遂班師。水道將校告曰:“糧艦兩入俱陷,不若毀舟從陸,為上計。”王欲聽,左右阻之。三月三日丁亥,右丞程鵬飛、僉省達木,率騎兵逆舟師,過東湖市,阻水,乃還。故橋樑皆為彼斷,以俟我戰。程右丞即詢所獲鄉老,夜引從他道馳及。大軍出內傍關,彼又伏兵攻斷我後。萬戶答剌赤、劉世英擊走,擒其將範籌、阮騎,斬之。七日辛卯,舟師至竹洞,彼兵進戰,劉圭擊退,獲二十艘。烏馬兒不由海還,卻由白藤江。遇敵,烏馬兒自領糧兵逆戰。樊參政獲峰為應,潮退軍陷。王聞彼兵掘陷馬阱,守女兒關,遣思明州牧黃堅,引由他道,徑至祿州,全師還)

 

Bảng liệt kê các thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống Nguyên Mông.

 

 Ngày 21 Giáp Tý tháng chạp năm Chí Nguyên Giáp Thân [27/1/1285]

Quân Nguyên đến biên giới An Nam trong cuộc xâm lăng lần thứ hai.

Ngày 27 Canh Ngọ tháng chạp [2/2/1285],

Quân Nguyên đến ải Nội Bàng [thị xã Chũ, Bắc Giang], Hưng Đạo vương rút quân về Lạng Giang.

Ngày 9 Nhâm Ngọ tháng giêng năm Ất Dậu [14/2/1285]

Giao chiến tại Bình Than.

Ngày 13 Bính Tuất tháng giêng [18/2/1285]

Quân Nguyên chiếm kinh thành.

Ngày 21 Nhâm Thìn tháng giêng [26/2/1285]

Giao chiến tại Thiên Mạc, tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt.

Ngày mồng 3 Bính Ngọ tháng 2 [10/3/1285]

Trấn nam vương Thoát Hoan đánh phá tại sông Đại Hòang.

Ngày mồng 6 Kỷ Dậu tháng 2 [13/3/1285]

Giao tranh với tướng Trần Quang Khải tại bến Phú Tân.

Ngày Nhâm Ngọ mồng 9 tháng 3 [14/4/1285]

Vua Trần Thánh Tông bị vây tại Tam Trì.

Ngày Mậu Tý 15 tháng 3 [20/4/1285]

Trần Ích Tắc ra hàng.

Tháng 4 [6/5-4/6/1285],

An Nam thừa cơ đánh lấy lại thành Thăng Long

Ngày Đinh Sửu mồng 5 tháng 5 [9/6/1285]

Quân Nguyên đánh kinh thành, nhưng không thành công.

Ngày Mậu Dần mồng 6 tháng 5 [10/6/1285]

Quân Nguyên thua rút về.

. Tháng 3 năm  Bính Tuất [26/3-24/4/1286]

Vua Nguyên phong Trần Ích Tắc làm An Nam Quốc vương.

Năm Đinh Hợi [1287],

Xâm lăng An Nam lần thứ 3.

Tháng 9 năm Đinh Hợi [9/10-6/11/1287]

Quân Nguyên xuất phát từ Ngạc [Hồ Bắc].

Ngày 28 Ất Dậu tháng 10 [4/12/1287]

Quân Nguyên đến Lai Tân [Laibin, Quảng Tây].

Ngày 11 Mậu Tuất tháng 11 [4/12/1287]

Giao tranh tại vùng biển Vạn Ninh [Quảng Ninh], quân An Nam khởi đầu thua, sau đó đánh chìm được thuyền lương địch.

Ngày 23 Canh Tuất tháng 11 [28/12/1287]

Bộ binh quân Nguyên đến Lộc Châu [các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Lạng sơn]

Ngày mồng 3 Kỷ Vị tháng chạp [7/1/1288]

Xây thành gỗ tại 2 núi ở Phả Lại [huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh], Chí Linh [tỉnh Hải Dương] để trử lương.

Ngày 23 Kỷ Mão tháng chạp [27/1/1288]

Thoát Hoan hành quân tại Bắc Giang.

Ngày Giáp Thân 28 tháng chạp [1/2/1288]

Lê Trắc và quân Nguyên bị đánh tại Nội Bàng [thị xã Chũ, Bắc Giang], phải rút lui về Tàu.

Ngày mồng 4 Kỷ Sửu tháng giêng năm Mậu Tý [6/2/1288]

Thoát Hoan rút lui về phía bắc sông Hồng

Ngày 11 Bính Thân tháng giêng [13/2/1288]

Ô Mã Nhi đón thuyền lương Trương Văn Hổ đến lần thứ hai, giao chiến tại cửa biển Đa Ngư.

Ngày mồng 3 Đinh Hợi tháng 3 [4/4/1288],

Quân Nguyên tìm đường rút lui, bị ngăn chặn; sau đó nhờ Châu mục Tư Minh Hoàng Kiên, dẫn  đường ra khỏi nước.

Ngày 7 Ất Mão tháng 3 [8/4/1288]

quân thủy đến Trúc Động [huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng] giao tranh, sau đó bị đánh tan tại sông Bạch Đằng.

 

 

Chú thích:

1.Con người anh: chỉ Trần Kiện con người anh Vua Trần Thánh Tông là Trần Quốc Khang.

 

 

 

Hồ Bạch Thảo
Số lần đọc: 460
Ngày đăng: 15.06.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tản mạn về rượu nho (9b) - Nguyên Lạc
Phật giáo là một tôn giáo - Võ Công Liêm
97. Vua Lê Thánh Tông. 3 - Hồ Bạch Thảo
Tản mạn về rượu nho(9a) - Nguyên Lạc
96. Vua Lê Thánh Tông. 2 - Hồ Bạch Thảo
Tản mạn mấy chuyện về tín ngưỡng - Đặng Xuân Xuyến
Tản mạn về rượu nho (8) - Nguyên Lạc
Thế nào là “Ca khúc vượt thời gian”?? - Nguyễn Vĩnh Căn
Ý thức nhận biết - Võ Công Liêm
Tản mạn về rượu nho (7) - Nguyên Lạc
Cùng một tác giả
Biển Giao Chỉ (lịch sử)
109. Vua Lê Uy Mục. (tiểu luận)