Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.192
123.204.898
 
Hình bóng Hemingway ở Paris (Kỳ 2)
Phan Tấn Uẩn

 

                                                                   

***

            Trước khi qua Pháp năm 1921, quảng đời 22 năm của Hemingway (sinh năm 1899) có những dấu ấn gì …

            Trước hết,tuổi thơ của Hemingway không mấy tươi đẹp. Điều đặc biệt đáng lo ngại cho Ernest được người chị gái tiết lộ trong cuốn tiểu sử gia đình. Đó là bà mẹ của Ernest, Grace, luôn khao khát có được hai bé gái song sinh. Để thỏa mãn những mơ tưởng kỳ thú của mình, bà đã mặc cho cậu bé Ernest bộ quần áo cũ của chị gái anh , bao gồm những chiếc váy ren trắng và những chiếc nơ màu hồng. Sau đó , mỗi lần mua sắm, bà luôn luôn chọn một cặp áo quần đồng bộ giống hệt nhau mặc cho hai đứa trẻ, gọi chúng là "những con búp bê Hà Lan " (Dutch dollies).

Hemingway (trái) trong trang phục một bé gái song sinh.( Photo : The Daily Mail)

 

Thậm chí bà còn giữ bé gái, em của anh, nghỉ học một năm để hai bé có thể học cùng lớp với nhau. Những trải nghiệm ăn mặc này đã khiến mối quan hệ giữa Hemingway và mẹ anh sau nầy trở nên căng thẳng đáng kể đến mức anh đe dọa sẽ ngừng hỗ trợ tài chánh cho mẹ già mình. Anh ghét mẹ - người mẹ mà anh mô tả như "một b*tch người Mỹ của mọi thời đại" (He hated his mother — whom he described as an "all-time, all-American b*tch") (4) và ghét cả cái tên của mình .Việc cậu bé Ernestine - như bà mẹ thường gọi - bị ám ảnh phẩm chất nam tính không làm ta ngạc nhiên.

 

Gia đình với cha mẹ đặt “cặp bé gái song sinh”

ngồi trên đùi (Hemingway ngồi trên đùi cha bên trái).

 

            Một tài liệu khác nói về chuyện nầy, có vài chi tiết hơi khác. Không lâu sau khi Ernest chào đời, mẹ anh bắt đầu tưởng tượng rằng con trai bà thực chất là…“ em song sinh" của em gái 18 tháng tuổi của Ernest. Bà biến “cặp song sinh” ,khi thì để tóc dài và mặc quần áo cho hai đứa bé như con gái với những chiếc mũ và váy cài hoa, khi thì cắt kiểu tóc sát da và mặc áo quần như con trai cho chúng. Trong cuốn sổ lưu niệm của gia đình, bên bức ảnh bé trai Ernest hai tuổi mặc váy và đội mũ cài hoa ,bà chú thích đó là "cô gái mùa hè". Phải đến năm Ernest lên sáu, bà Grace mới cho cắt ngắn mái tóc dài con gái của Ernest. Chắc chắn trải nghiệm này đã ảnh hưởng đến tâm lý của nhà văn tương lai.

            Sau này, mẹ anh kể lại, vào dịp lễ Giáng sinh , Ernest "khá lo lắng không biết liệu ông già Noel có biết mình là con trai hay không, vì ông già Noel chỉ mặc cùng loại quần áo với em gái anh."

 

            Hemingway suốt đời ám ảnh chuyện ái nam ái nữ. Theo người viết tiểu sử Kenneth Lynn, anh dành phần lớn cuộc đời để chứng minh "cho thế giới thấy chất nam tính mạnh mẽ của mình như thế nào". Hành động cụ thể nhất, khi nước Mỹ tham gia Thế chiến thứ nhất năm 1917, Hemingway tình nguyện nhập ngũ. Vào ngày 8 tháng 7 năm 1918, khi đang phát chocolat cho lính Ý trong một căn hầm, Hemingway bị thương nặng do đạn súng cối của Áo phát nổ cách anh vài mét. Những mảnh đạn xé toạc cả hai chân anh (tạo ra hàng trăm vết thương). Dù bị thương nặng ở đầu anh vẫn can đảm trườn mình trên mặt đất cố sức đến giúp đỡ một người lính bị trọng thương trước khi người ta đặt anh trên cáng và đưa ra khỏi trận tiền. Trớ trêu thay, anh lại đang làm việc cho Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ trong một đơn vị cứu thương. Chính phủ Ý đã trao tặng Hemingway Huân chương Bạc Quân công trong trận nầy. Kinh nghiệm của anh ở Ý đã đặt nền móng cho cốt truyện A Farewell to Arms (Giả từ Vũ Khí), được cho là một trong những tác phẩm hay nhất của ông. Liên quan đến thương tích nầy, ba chục năm sau, trên đường đến Venice, Hemingway khi ngang qua đây đã dừng xe lại. Anh bước ra ngoài và chôn tờ bạc 1.000 lira xuống đất. Anh giải thích, làm như vậy là anh đã đóng góp cả xương máu và tiền bạc cho nước Ý. * Người anh hùng trong tác phẩm Across The River and Into The Trees (Vượt Sông và Vào Rừng – 1950 ) của Hemingway cũng thực hiện một hành động tương tự. [Hemingway từng viết rằng một người đàn ông phải làm bốn việc để thể hiện phẩm chất đàn ông của mình: trồng cây, đấu bò, viết sách và sinh con trai.]

 

Hemingway lái xe cứu thương ở Ý (1918)

 

Trở về Mỹ sau thế chiến thứ nhất, Hemingway gặp gỡ tình yêu đầu đời vào tháng 10 năm 1920. Anh gặp Hadley Richardson tại một bữa tiệc ở Chicago. Nàng hơn anh bảy tuổi, có trạng thái tinh thần yếu ớt và được xem là chuẩn mực của giới nữ thời ấy. Hai người gần như phải lòng nhau ngay từ đầu. Theo lời kể của Chicago Tribune, Hemingway đã giúp Richardson ý thức rõ về bản thân và vượt qua một số trải nghiệm đau thương của nàng, trong khi Richardson giúp Hemingway tập trung và hoàn thiện bản sắc nghệ thuật và tài năng đặc biệt của mình.

            Hemingway và Hadley kết hôn năm 1921 và chuyển đến Paris ngay sau đó. Mặc dù phải chịu đựng chuỗi ý định tự tử và nỗi ám ảnh ngày càng tăng về công việc và thói quen uống rượu, Hemingway sau nầy vẫn lý tưởng hóa cuộc hôn nhân với Hadley và xem những năm ở thủ đô nước Pháp là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời ông…

 

Vợ chồng trẻ Hemingway – Hadley ( photo : Wikipedia)

 

            Ngày 8 tháng 12 năm 1921, Hemingway - Hadley lên tàu sang Châu Âu mang theo giấy giới thiệu của Anderson với Gerturde Stein, James Joyce, và Sylvia Beach.

            Đôi vợ chồng trẻ không trực tiếp qua Paris mà vòng qua Tây Ban Nha . Hemingway có mặt tại đây với tư cách là nhà báo hành nghề viết bài cho tờ Toronto Star. “Nhìn thấy bờ biển Tây Ban Nha là một trải nghiệm thú vị, bạn phải biết nó mới được.” Hemingway viết thư cho Anderson. Chàng mô tả tỉ mỉ cảnh tượng trước mắt, thử dùng thứ ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn : “Những ngọn núi lớn màu nâu trông như những con khủng long mệt mỏi sụp mình xuống biển.” (“Big brown mountains looking like tired dinosaurs slumped down into the sea.”)

            Từ Tây Ban Nha, họ lên tàu hỏa đi về phía bắc, đến Pháp. Họ vô cùng hào hứng trong suốt chuyến đi. Tạm trú tại khách sạn d'Angleterre, Rue Jacob. Hemingway rất vui khi được trở lại Paris.  ( trước đây, lần đầu tiên Hemingway đến Pháp năm 1918)

            “ Đúng là chốn đô hội ” chàng thốt lên với Anderson trong thư. Họ đến Dôme và Rotonde. Mọi thứ ở đây còn rẻ hơn so với năm 1920 khi gia đình Andersons ở Paris. .

            Trong thời gian chờ đợi, Hemingway bắt đầu viết bài cho tờ Toronto Star. “Tôi đã kiếm sống hàng ngày nhờ cái máy viết này,” (“I’ve been earning our daily bread on this write machine,”) chàng nói. Những bài gởi qua Toronto Star cũng gần gũi, ấn tượng như trong những bức thư Hemingway gởi cho Anderson.

 

 

 

Khách sạn d'Angleterre (phòng số 14) tại 44 Rue Jacob,là nơi gia đình

Hemingway đã trải qua đêm đầu tiên ở Paris vào năm 1921.

 

            Đặt chân lên Paris , họ đến khách sạn d’Angleterre. Khách sạn lịch sử quyến rũ này ở trung tâm khu phố Saint-Germain là nơi Hemingways đã trải qua những đêm đầu tiên ở Paris (phòng số 14). Vị trí khách sạn rất thuận tiện để tìm đến một số quán cà phê và nhà hàng yêu thích của Hemingway ở Paris.

L'Hotel d'Angleterre trước đây từng là đại sứ quán cũ của Anh (do đó có tên như vậy) trong quá trình chuẩn bị Hiệp ước Paris. Với Hiệp ước nầy được ký ngày 3 tháng 9 năm 1783, Anh đã công nhận nền độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Đây là dinh thự tư nhân, sau này trở thành khách sạn dành cho khách du lịch (với tên gọi Hotel Jacob và sau đó trở lại tên cũ Hotel d'Angleterre), nổi tiếng với nhiều nhân vật tên tuổi của Mỹ.

 

            Lewis Galantière, bạn của Sherwood Anderson, một thanh niên Chicago làm việc ở Phòng Thương mại Quốc tế của Mỹ tại Paris (American Section of the International Chamber of Commerce) đã giúp Hemingway tìm một căn hộ trên tầng 4 ở quận 5 tại số 74 rue du Cardinal Lemoine, ngay góc đường từ quảng trường Contrescarpe trên đồi Montagne Sainte-Geneviève, cách Notre-Dame một km về phía nam. Ernest viết thư  cho cha mẹ biết, căn hộ này là một  nơi vui vẻ ,tiền thuê một tháng 250 franc khoảng 18 đô la. Nó nằm trên đỉnh một ngọn đồi cao ở khu vực cổ Paris thuộc khu phố Latinh, một khu dân cư nghèo của tầng lớp lao động. Thực tế, nó chỉ có hai phòng và một căn bếp nhỏ, không điện, nước, không thuận tiện để đến trạm dừng tàu điện ngầm. Chọn căn hộ nầy hợp  theo khả năng của họ, trong khi một căn hộ được trang bị nội thất đẹp mắt xung quanh Vườn Luxembourg và Montparnasse có giá 1000 franc hoặc 85 đô la một tháng.

 

74 Rue du Cardinal Lemoine, Paris 5e,căn hộ đầu tiên của

Hemingway ở Paris.

 

            Vào một ngày sau thu , Hemingway ra khỏi căn hộ 74 đường Cardinal Lemoine, bước qua quảng trường Contrescarpe giữa mưa lạnh và gió giật. Quảng trường Contrescarpe cũng là nơi có quán Café des Amateurs ồn ào  .Ông mô tả đó là “quán cà phê buồn bã, được điều hành một cách tồi tệ” với những người say xỉn suốt ngày. Ông so sánh nó với một hố phân — không giống như hố phân nơi nước thải sinh hoạt đổ vào— mà là một hố phân không bao giờ được dọn sạch. Ông tránh đi vào đây vì nó chỉ thu hút những kẻ say rượu, gái điếm và những kẻ lưu manh từ phố chợ gần đó.

    

Place de la Contrescarpe ở đầu phố Rue Mouffetard, ngay gần căn hộ đầu tiên của Hemingway ở Paris. Với đài phun nước ở trung tâm và hai bên là những sân hiên và quán rượu thân thiện, quảng trường là một địa điểm thú vị để ngắm nhìn thế giới...

 

 

 Rue Moufftard, ở quận 5

 

Café Delmas (trước đây là Café des Amateurs)

trên Place de la Contrescarpe, quận 5.

 

Trời lạnh Hemingway định  mua một bó cành  thông để  đốt ấm, nhưng sợ nó không bắt lửa làm lãng phí tiền.

            Hemingway tiếp tục tản bộ đến khi tìm thấy một “quán cà phê ngon trên quãng trường St.-Michel ”, một nơi ấm áp, sạch sẽ và thân thiện. Ông gọi một ly café sữa và lấy sổ tay ra làm việc.

Quảng trường Saint-Michel, ở ranh giới giữa quận 5 và quận 6.

 

            Ông viết về Michigan trong quán cà-phê, và cảm thấy hứng thú khi thời tiết  ngoài trời phù hợp với chủ đề trong câu chuyện. Việc các cậu bé trong truyện uống rượu khiến Hemingway cảm thấy khát nước . Ông gọi một ly “rum St. James,” ly rượu làm ấm ngay châu thân. Một cô gái bước vào quán với mái tóc đen “được cắt rất khéo với một vệt tóc cắt chéo trên má.” Hemingway nhìn chăm vào cô ta. Khi bắt gặp đôi mắt nàng nhìn chạm vào mắt  mình, Hemingway có cảm giác cô nàng  đã thuộc về mình .Trước đó chuyện viết về nhân vật nữ như một cảm xúc tự nhiên ,nhưng giờ đây Hemingway có chủ ý  tăng cường nỗ lực mô tả cho được một nhân vật nữ thật sắc nét và hấp dẫn. Tuy nhiên, khi cô nàng  quay lưng bỏ đi, Hemingway kết thúc ngay câu chuyện và cảm thấy “mệt mỏi”. Hemingway gọi món hàu Bồ Đào Nha, uống với rượu vang trắng . Hương vị của chúng giúp ông sảng khoái trở lại.

 

Hemingway trượt ván ở Les Avants, Montreux, Thụy Sĩ, tháng 1 năm 1923

 

            Hemingway và vợ Hadley có dự tính rời Paris khi thời tiết xấu. Ông cân nhắc việc đến một ngôi nhà gỗ miệt Les Avants ,nơi họ có thể hạnh phúc bên nhau trên giường nệm ấm, Ông dùng món tiền nhận được từ bài báo viết cho tờ Toronto để tài trợ cho chuyến đi. Ông tự hỏi không biết khi rời Paris có thể viết về Paris được không , rồi nghĩ lại “còn quá sớm để làm điều đó vì tôi không biết rõ về Paris.” Hemingway nhậu xong rượu với hàu và rời quán. Khi trở về nhà, Hadley nói kế hoạch của Hemingway nghe có vẻ “tuyệt vời”. Nàng muốn lên đường ngay và nhắc lại rằng thật tốt khi Hemingway lên kế hoạch cho chuyến đi…

 

Elizabeth Hadley Richardson and

Ernest Hemingway, Thụy Sĩ , 1922

 

            Đọc chương mở đầu của tự truyện, một Paris ảm đạm bày ra trước mắt. Tác giả gợi lên một thành phố khắc nghiệt, chán nản và tuyệt vọng, mất hết niềm vui. Ông  giới thiệu một số chủ đề tiêu cực bao gồm nỗi buồn, nghèo khó và say xỉn. Tuy nhiên, sau khi đi qua những con phố ảm đạm và đám đông say xỉn, Hemingway đến một quán cà phê ấm áp, dễ chịu, điều này cho thấy , bất chấp bầu không khí tuyệt vọng chung, Paris vẫn tràn đầy niềm vui và hy vọng .

 

            Hemingway ghi lại từng chi tiết thay đổi nhỏ thường không thể giải thích được đi kèm với cuộc sống bình thường. Đoạn văn này minh họa cách mà tâm trạng của chúng ta được kết nối với môi trường xung quanh, và nó cho thấy rằng nơi chốn, cảnh vật và con người có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta theo những cách đáng ngạc nhiên. Đối với Hemingway, những hành động riêng biệt như viết lách, uống rượu và ngắm nhìn cô gái đều trở nên gắn kết với nhau, tạo ra cảm giác thúc đẩy ông viết liền một mạch cho đến khi câu chuyện hoàn tất. Sự so sánh giữa việc viết xong câu chuyện và việc quan hệ tình dục làm nổi bật tính chất nhục dục, khiêu dâm của khung cảnh trong quán cà phê. Cảnh này hàm ý Hemingway và Hadley vẫn tràn đầy hạnh phúc của“giai đoạn tuần trăng mật”. Hemingway thể hiện một tuổi trẻ chưa có kinh nghiệm về Paris để viết về nó.

             Nhìn chung, cặp hôn nhân Hemingway - Hadley hình thành từ niềm vui tuổi trẻ bồng bột ngây thơ trong sáng đi kèm với các thú vui như đọc sách du lịch và dành thời gian cho nhau trên giường …

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 427
Ngày đăng: 12.09.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
‘1945 – Gabriela Mistral (Chi-lê, 1889–1957) - Lê Ký Thương
Hình bóng Hemingway ở Paris (Kỳ 1) - Phan Tấn Uẩn
1944 Johannes V. Jensen (Đan Mạch, 1873 – 1950) - Lê Ký Thương
1939 – Frans Eemil Sillanpaa (Phần Lan, 1888 – 1964) - Lê Ký Thương
Bạn tốt bạn xấu (II) Một thuở xưa nay - Võ Công Liêm
1938:Pearl Buck (Mỹ, 1892 –1973) - Lê Ký Thương
1937: Roger Martin Du Gard (Pháp, 1881 – 1958) - Lê Ký Thương
1936 – Eugene Gladstone O’neill (Mỹ, 1888 – 1953) - Lê Ký Thương
1934 - Luigi Piradello (Ý, 1867 – 1936) - Lê Ký Thương
1933 –Ivan Bunin (Nga, 1870 – 1953) - Lê Ký Thương
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)