Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.219.295
 
Heidegger (IV) nguồn gốc của tác phẩm nghệ thuật
Võ Công Liêm

 

 

NGỎ: Đây là một trong những  luận đề triết học của Martin Heidegger (1889-1976). Một trong hai tiểu luận đáng chú ý: Hiện Hữu và Thời gian (Being and Time -1927) và Nhiệm vụ của Suy nghĩ (The Task of Thinking-1964). Trong đó: ‘Nguồn gốc của Tác phẩm Nghệ thuật / The Origin of The Work of Art ’ (1956) được xem là tiêu biểu nhất trong bộ môn văn học nghệ thuật thuộc triết học. Dựa trên cơ sở lý luận của M. Heidegger để thành hình bài đọc hôm nay với một cảm thức về tất cả tác phẩm nghệ thuật và trong tất cả cảm thức mà Heidegger đã đưa ra như một thứ ngữ ngôn của nghệ thuật (the language of art) với một tư tưởng hào phóng và tràn ngập ánh sáng… (vcl)

 

   Gọi là nguồn gốc cho có chứng cớ chớ kỳ thực hiện hữu của điều này là những gì nó là (it is) và coi như nó là (as it is). Vậy thì như nó là  / as it is là nghĩa gì? Cái sự đó gọi là thực chất / essence là điều cốt yếu mà trong nghệ thuật làm được mới là cần thiết. Nói chung là chú ý tới gốc ngọn của tác phẩm nghệ thuật, nó như là nó có từ đâu và đến từ đâu mới thành hình cái nguồn thực chất của nó (its essential source) trong tác phẩm; chớ khơi khơi gọi là tác phẩm nghệ thuật (the work of art) là tự cho mình làm nên nhưng nó là vô nghĩa, bởi; cái vô nghĩa ở tự nó (itself) và lộ cái bản chất tự tại của người nghệ sĩ. Nhưng; phải biết rằng người nghệ sĩ là ngọn nguồn của tác phẩm –The artist is the origin of the work và tác phẩm chính là gốc của người nghệ sĩ –The work is the origin of the artist. Điều ấy không những chẳng phải mà cho những thứ khác. Tuy nhiên; không phải thế mà đưa vào đó cái việc duy nhất muốn nói đến. Tự thân trong sự tương quan của người nghệ sĩ và tác phẩm đã chứa ở đó một nhân phẩm cao qúy là vai trò đóng góp vật thể hạng ba; chính ba nhân tố này đem lại một giá trị tuyệt đối giữa tác giả và tác phẩm. –each of them by virtue of a third thing, là bề mặt của những gì nơi người nghệ sĩ và tác phẩm mới được gọi là nghệ thuật –that which also gives artist and work of art their nanes –art. Thời tất tác giả và tác phẩm là đúng nghĩa cho một thứ nghệ thuật chân chính. Là vì; trong vai trò sáng tác của người nghệ sĩ qua những ký hiệu biểu tượng là đưa vào đó một dàn dựng cơ cấu (framework) với tất cả luồng tư tưởng trong tác phẩm là những gì cảm nhận rõ ràng bằng cách khác, là những gì có vấn đề của vật thể đầy ấn tượng (thingly) trong tác phẩm nghệ thuật (artwork). Và; chưa hẳn phải là nét đặc trưng trong tác phẩm, cái sự đó người nghệ sĩ phải làm nên một cách thích đáng bởi đi qua bút mực hay khéo léo mà làm nên? Đấy là điều dự tưởng mà thôi; tác phẩm nghệ thuật thành hình từ trong trí tuệ của người nghệ sĩ, họ thách đố với vận mệnh để tác phẩm có một giá trị riêng biệt. Mục đích của chúng ta là đạt tới ngay tức khắc và chứng thực một cách đầy đủ của tác phẩm nghệ thuật, chỉ có cách đó sẽ đem lại cho chúng ta một khám phá mới tức thời trong nghệ thuật và cũng là những gì có trong đó –Our aim is to arrive at the immediate and full actually of the work of art, for only us this way shall we discoer actual art also within it. Đấy là điều chúng ta muốn nói đến cứu cánh đem lại mục đích cho việc sáng tạo nghệ thuật, điều mà chúng ta không ra khỏi ‘qui ước’ của nghệ thuật. Nghệ thuật nói chung kể cả thi văn hay điêu khắc là bộ môn đầy ấn tượng để làm nên tác giả, tác phẩm. Một vị trí nhất thể để thực hiện ngọn nguồn thực chất của nó trong tác phẩm là định vị được vai trò người ‘làm’ thơ, làm văn, cũng như điêu khắc hay hội họa là trút bỏ thế giới bên ngoài mà lồng vào đó thực chất của sự kiên (in-fact) mới đúng nghĩa cho một tác phẩm mang tính chất sáng tạo của nghệ thuật.

Thí dụ: nhà văn H.H. chuyên viết về nhận định thi/văn của mỗi tác giả. Văn nhân H.H thường mang nặng tính chất kể lể hơn là bình giải giá trị đích thực của tác giả và đi ngoài những gì được bày tỏ trong thơ hay truyện. Suốt hành trình viết văn chỉ viết lên cái vu vơ, cái không cần viết làm hư hại một thứ văn chương viết và đọc. Thành ra vai trò người viết hay làm thơ nói chung là người nghệ sĩ phải biết mình là ngọn nguồn của tác phẩm và tác phẩm là gốc ngọn của người nghệ sĩ thời mới được gọi là nghệ thuật/art còn bằng không đó chỉ là một sự bày vẽ mà thôi; nó chẳng có một giá trị đích thực nào cả. Làm thơ cũng thế nó đòi hỏi cái ‘chân như’của thi ca mới là sáng tạo, chớ in ấn thơ thời gọi đó là tác phẩm thơ. Dzỗm!

Vì thế việc đầu tiên chúng ta mang lại cái nhìn là vật thể, yếu tính đặc trưg của tác phẩm; mà trong Basic Writing của Heidegger đả nói đến –Hence we must first bring to view the thingly element of the work. To the end it is necessary that we should know with sufficient clarity what a thing is; đấy là việc cuối cùng là sự cần thiết, là những gì chúng ta biết tới và nói rõ vấn đề điều gì muốn nói tới. Không còn gì hơn những gì chúng ta muốn nói đến trong tác phẩm nghệ thuật và những gì tuân thủ để chúng ta đạt tới mục đích, có thể cho chúng ta một quyết định đích thực của vấn đề là chứa đầy đủ yếu tố để thành hình tác phẩm. Heidegger dùng chữ  ‘thing/  sự vật’ có nghĩa rằng những gì người ta làm (viết) và suy nghĩ là hành động, là tình huống, là thứ cần biết tới giữa vật thể tác phẩm (Thing Work). Vậy thì cái gì chân như là vật thể coi như sự đó là vật thể? –What in truth is the thing, so far as it is a thing? Cứu cánh tức mục đích của chúng ta là tìm tới để biết cái nghĩa lý hiện hữu vật thể / thing-being tức hiện hữu vật thể là vật thể (thingness). Chủ đích là khám phá cái vật thể đặc trung (thingly) đó là vai trò, chức năng của vật thể. Cuối cùng chúng ta phải biết tới ở chính mình với cái không thuộc về mình mà tất cả những gì ở đây là một thực thể thuộc về những gì trong đó mà chúng ta quen gọi là sự vật – to this end have to be acquainted with the sphere to which all those entities belong which we have long called by the name of thing. Quả vậy; cuộc đời chúng ta đang sống dưới ‘sự vật/thing’ là một hiện diện đích thực. Dẫn một vài ví dụ: Đát , sạn, cát trên đường là sự vật tợ như cục đất trong cánh đồng. Nhưng; những gì nói về sửa uống đựng trong chai hay trong hộp giấy và nước trong đáy giếng có gì khác không? Những thứ đó là vật thể. Lá mùa thu, con diều hâu bay qua cánh rừng đều gọi là sự vật. Nói chung tất cả đều là những thứ vật. cho dù những thứ đó không phải, nhưng; đó là chứng cứ cho vật thể đã được liệt kê ở tự nó, dù rằng những thứ đó không hiện ra thời chúng ta gọi nó vật-thể-ở-tự-nó / thing-in-itself. Trong ngữ ngôn triết học cả hai thứ sự-vật-trong-chính-nó / things-in-themselves và sự-vật-hiện-ra / things-that-appear; cả hai là hiện hữu, nói chung là vật thể. Cho một ví dụ khác: Tàu bay, máy truyền thanh (radio) là hiện vật ngày nay gần với chúng ta, nhưng; khi chúng ta nghĩ trong đầu thì đó là vật thể, nhưng; cái này khác cái kia. Ngay cả cái chết cũng được coi là sự thể (thing) chớ không khác gì hơn giữa sự thể và vật thể. Ở đây được xem là chỉ định từ bất luận là gì, ấy là điều không phải giản đơn, nó có một liên đới lẫn nhau trong hiện thể của sự vật, Trong cảm thức tác phẩm nghệ thuật cũng gọi là vật thể, nói xa, nói gần vật thể có nhiều loại của hiện hữu (sort of being) những gì nêu ra đây là phân ranh một cách thực thể, sự đó gọi là mô thức hiện hữu của sự vật (the mode of being of a thing) là ngược lại những gì cho là mô thức hiện hữu của tác phẩm (the mode of being of a work). Vạn vật trên cõi đời này là vật thể. Nhưng nhớ cho: Con người không phải là vật thể / A man is not a thing. Nói chung, tất cả mọi hiện vật là vật thể; ngay cả vật thể thuộc thiên nhiên được coi như vật thể được đặt tên. Thế thôi! Nhưng; phải hiểu sâu sắc cái từ ngữ ‘thing / vật thể’ là mang lại cho chúng ta một lãnh hội có từ một phạm vi rộng lớn trong tất cả những gì đều là vật thể hiện hữu  (thing=res=ens=a thing) bao gồm những vật thể trội hơn hay ít hơn. Ngoài ra trong cái nghĩa hạn hẹp của hai chữ ‘mere things’ mà Heidegger nêu ra mang khía cạnh gì? Tác giả muốn nói rằng ‘nó chỉ là vật thể / mere thing’ không có gì khác hơn. Nó chỉ là ở đây có nghĩa trước hết/first là vật thể nguyên trạng, một vật thể giản đơn của sự vật mà trong đó chỉ nói lên sự vật mà thôi chớ chẳng phải là chi cho thêm rườm rà. Cái sự đó chúng ta có thể cho là cảm thức thích đáng, hợp lý (proper sense) một cảm thức về sự vật là cảm thức từ trí tuệ mà ra.

Vật thể? Sao gọi nó là vật thể, bởi ở chính nó là ‘vật thể/thingness’ mà ngay trong đầu của chúng ta đã thừa nhận vật thể. Hẳn nhiên; điều đó không giản đơn bởi những gì nêu ra là một tổng thể phát hiện. Vật thể như người ta đã biết đến là những gì vây quanh trong một vị trí đã được sắp xếp và định vị cho vật thể này, vật thể nọ trong một cảm thức khác nhau, Tuy nhiên điều chúng ta nói là một nối kết vào nhau giữa sự vật và vật thể, tựu chung nó là cốt tủy của nó. Hy Lạp cho rằng sự thể như thế được gọi là hypokeimenon / hypotasia /thực thể là một sự đặt tên. Đối với sự kiện thì đây là cốt tủy của vật thể đã đặc nó dưới dạng thức của cái này, cái nọ hay còn gọi chung trong một từ ngữ khác của symbebêkota / symbolize / đặc trưng  hay còn gọi là biểu tượng của vật thể (thingly) là những gì liên đới vào nhau hoặc dựa vào hình tượng để đặt tên. Qua kinh nghiệm cơ bản của Hy Lạp (Greek) hiên hữu của hiện hữu nằm trong cảm thức của hiện tại –the Being of being in the sense of presence. Thế nhưng điều đó được diễn giải về vật thể một cách rõ ràng không còn chi để ngờ vực về những gì đã thành lập và hiện diện từ rày cho tới về sau như một tiêu chuẩn cố định. Hiểu được nó tức lãnh hội vật thể một cách rõ ràng và cho ta một phân định vật thể ở trong vị tri nào và ngoài vị trí nào. Tựu chung dưới dạng thức việc đặt tên là đúng hiện thể của sự việc. ‘Thing’ không còn là vấn đề mà điều kiện ắt có và đủ như một định hệ cố hữa giữa sự sống và sự chết, giữa Thượng đế và Con người đều nằm trong vật thể sinh ra; không thể chủ quan về điều này mà hiểu cho hiện hữu của hiện hữu là nằm trong cảm thức của hiện tại, là sự cố như đã định. Chúng ta không còn hoài nghi mà thừa nhận sự hiện diện của thượng đế và con người là dây chuyền kết nối giữa không giữa hư và thật là một hiện diện thực thể. Cho nên chi khi gọi vật thể để xác định sự việc là chính ta có mặt trong đó như một hiện vật. Một qui trình lớn dần trong tư tưởng để cho tư tưởng phát tiết; nó cô đọng trong cốt tủy tự nhiên để thành hình vật thể Vậy gọi tác phẩm là gì? Nó là vật thể đã được sáng tạo trong một tâm thức bừng dậy. Hai chữ ‘khơi khơi’ được dung ở đây là ý niệm của vô thừa nhận, vì nó mang nặng hình tượng cá thể hơn hình tượng vật thể. Giá trị vật thể biến mất là hành động phá hủy một tư duy muốn nói tới. Vậy thì điều gì cho là hiển nhiên, minh bạch, sáng tỏ hơn hẳn những gì mà con người hoán chuyển hay thay ngôi đổi vị để đề xuất hướng đi của người khác ? Để hiểu rõ thế nào là những sự vật trong cùng một cấu trúc thiết kế về vật thể ở chính nó –What could be more obvious than that man transposes his propositional way of understanding things into the structure of the thing itself? Đó là câu hỏi đưa ra. Chúng ta phải xác quyết vấn đề thực hư, chúng ta không tự-đối-thoại mà bày tỏ là sự thể hiển nhiên (obviousness) là chứng cớ muốn nói tới giữa vật thể và con người như một vai trò xác quyết. Vấn đề như đã nói là trong những gì đến đầu tiên và chức năng của vật thể được coi như tiêu chuẩn.

Cấu trúc định vị (proposition-structure) hay cấu trúc vật thể (thing-structure) là hai vị trí cho ta một xác quyết vấn đề giữa cấu trúc định vị và cấu trúc vật thể Cho dù để lại đó một sự nghi ngờ liệu trong thể thức vấn đề là nằm trong tất cà có thể quyết định được –It even remains doubtful whether in this form the question is at all decidable. Thực ra vị trí của vật thể là nguồn gốc xuất phát từ trải nghiệm trong cuộc đời, nó được úng dụng trong nhân gian để được đặt tên cho vật thể dưới những gì mà con người nhận ra. Con mèo mun là con mèo đen. Con quạ là đen như một thực thể vì rằng không có con quạ trắng, mỗi hiện thể là một quyết định chớ không thể ‘khơi khơi’ ví von ‘cá gáy hóa rồng’ ngay cả việc nhân cách hóa cũng phải ở trong một cảm thức thích đáng của ‘proper sense’ mới hợp lý. Còn đặc điều nói tầm bậy là sai trái.

Heidegger nói đến những gì có thể nhận thức hay cảm thụ được, bởi; cảm nhận  được (perceptible) trong cảm thức (sensation) là tùy thuộc vào một sự nhạy cảm của nó (sensibility). Heidegger cho đó là aisthéton là sự vật cố định (The thing) trong vấn đề ông nêu ra, cho dù lý luận triết học, nhung, đó là một cảm nhận thực thể giữa [thingness] và [thing] để cho ta phân biệt giữa thực hư trong một hiện thể thực tại.

Giờ đây diễn giải thực thể của sự vật cố định là được xem như việc làm đúng đắng và có thể chứng minh trong mọi trường hợp như thời gian trước đây. Thực ra đây là chứng cứ làm thỏa mãn để nhìn vào sự thật của nó về những gì thuộc thực thể và những gì thuộc vật thể; trong hai cơ bản lý luận nó mang tính chất bao hàm của hiện vật được sắp xếp theo thời gian, nó có một định hướng nhất thể trong vai trò sống thực và giả tưởng là điều có thể nghĩ ra một cách khác gần như một liên kết để cấu tạo của materialforma  để rồi đặc niềm tin vào đó qua lý thuyết triết học mà tất cả sự thật nằm trong một nơi không mấy quan tâm của những gì hiện hữu mà người ta đang đặc niềm tin. Nó rơi vào thế chẳng đặng đừng. Để đả thông tư tưởng một cách sáng tỏ và chí lý về nguồn gốc của tác phẩm nghệ thuật, nó cô đọng trong cốt tủy ‘thực chất’ một thực chất sống thực mới làm nên lịch sử, một tác phẩm lịch sử là tác phẩm có tính nghệ thuật, là ‘thingness’ là vật thể được lưu truyền, chớ ‘dựa hơi’ hay ‘cốp-pi-cat’ để thành hình cho một tác phẩm thì việc đó không thể cho ‘the origin of the work of art’ bởi; nó không phải là gốc ngọn của sáng tạo. Thí du: Gần đây một số văn nhân viết và đọc chuyện xưa, chuyện đã đi qua mấy tkỷ hoặc những năm gần đây, lập lại hoặc thêm mắm thêm muối tợ như dựng chuyện qua nhiều kỳ (1,2,3…), cái đó là ‘feuilleton/serial’tạo một thứ quảng cáo không tiền; vô bổ. Việc đó tợ như ‘khổ quá nói mãi’ là bệnh lý trong thể thức viết và đọc cho một tác phẩm. Đòi hỏi duy nhất của thingnessthing là điều đặc biệt để làm nên Tác phẩm Nghệ thuật / the Work of Art; ấy là cơ sở có luận đề. Ở kỷ nguyên này lấy văn chương khoa học làm cốt tủy, đáng được đề cao, trao giải là thực chất của vật thể / thing, nhưng; liệu có thực hiện được hay không ?

Tuy nhiên; bằng một sự giới thiệu vừa đủ ở tự nó thời tác phẩm nghệ thuật là đơn giản hóa vấn đề hơn những gì cho là ’nó chỉ là vật thể/mere-thing’, nó chỉ là phát triển tốt cho chính nó và tự chất chứa lấy nó –However; by its self-sufficient presencing the work of art is similar rather to the mere-thing which has taken shape by itself and is self-contained. Thế nhưng; chúng ta không thể thừa nhận tác phẩm được gọi là ‘mere-thing’, bởi; nó không đáng ‘chỉ là /mere’ chớ đừng nói nó là vật thể của tác phẩm. là vì; nó thiếu đi  cái lợi ích tối thiểu ở tự nó của tác phẩm nghệ thuật (artwork) nghĩa là tác phẩm nghệ thuật trở nên thực trong trí của người nghệ sĩ và nó nằm trong trí người nghệ sĩ –The work of art becomes real in the mind of the artist and it stays in the mind of the artist. Đó là sự thật ‘chân như’ của người làm văn nghệ. Công Tôn Long triết gia Trung Quốc nói:‘Ngựa trắng không phải là ngựa’.Ông phủ nhận một hiện thể sống thực? Hiện thể sống thực là sự vật (thing) của vật thể (thingness). Vậy thì vật thể chưa phải là hiện vật như ta nhận ra. Công Tôn Long đưa chúng ta vào thế giới hoài nghi, thế giới không có thực. Heidegger đưa chúng ta vào thế giới mù tăm giữa vật thể và sự vật. Bởi; cả hai cho ta một xác quyết thực hư giữa có và không, giữa không và có để nhận ra thực trạng hay đây là một ‘negativeness’ một khước từ tương xứng (negative equity). Quả vậy; những gì lý giải về ‘sự vật/thing’ với cái nghĩa ‘vật liệu/matter’ và ‘hình thành/form’ là hiện vật để thực hiện tác phẩm (hội họa) hay xem đây là lời lẽ ví von gián tiếp vào hiện vật giữa vật thể và sự vật. Hay nó để lại cái gì xưa ngàn kiếp (medieval) mà truyền lưu cho tới bây giờ hay coi đây là dự tưởng theo lý thuyết ‘Kantian’ hay nó trở nên chiều hướng và tự chứng cứ (self-evident). Nhưng; cho dù dưới lý do gì đi nữa, không có gì là ít lợi ích để chúng ta chú ý tới vật thể và sự vật, nó  xâm lấn vào những gì về hiện hữu vật thể (thing-being) đấy là điều chúng ta đặc vấn đề cho hôm nay.

Vậy cho nên chi mô thức được xếp vào hạng ba trong vật thể đã được diễn giải cụ thể vai tró và chức năng với hai điều kiện hiện thể của vật thể và sự vật, tưởng như gần nhau nhưng hoàn toàn khác biệt, những gì có ở đó là dẫn đến vấn đề hình thức cấu trúc, vô hình chung là một sự công kích vào vật thể. –Thus; the third mode of interpretation of the thing, that which follows the lead of the matter-form structure, also; turn out to be an assault upon the thing . Định kiến là phản ảnh cái buộc miệng, buộc mổm những gì là Hiện hữu’ của bất cứ những gì đã thừa nhận là hiện hữu. Những gì đến lúc này cho một ý niệm vật thể  là điều mà người ta nghĩ để hướng tới việc làm có tính cách ấn tượng (thing) của hiện vật, và; chính tất cả điều đó là nhìn tới công việc trong vai trò xây dựng tác phẩm, ngoài ra đây là công việc tợ như sự cố diễn ra một cách rõ ràng. Chúng ta phải quay về phía hiện hữu, nghĩ về nó trong cái quan tâm đến Hiện hữu của nó, nhưng; nghĩa lý của việc nghĩ đến ở cùng một lúc là đem lại một sự nương tựa ở chính nó trong cái gọi là phẩm chất của chính mình –We ought to turn toward the being, think about it in regard to it Being, but; by means of the thinking at the same time let it rest upon itself in its very own essence. Cái quan trọng để lãnh hội là chúng ta phải hiểu lấy nó như một thực thể đã có mà đồng điệu vào với Hiện hữu như một thực chất cần có trong tác phẩm nghệ thuật, bao hàm giữa vật thể (thingness) và hiện vật (thing) Cả hai đóng vai trò hết sức đặc thù và ấn tượng để hoàn thành sứ mệnh văn nghệ trong tác phẩm nghệ thuật. Những gì của vật thể của hiện vật là một suy tư hết sức đặc biệt, điều đó khó khăn để bày tỏ và rất ít khi  diễn cảm sai lầm cho một chứng từ bởi lịch sử, sự diễn giải về nó như đã trình bày. Ghi nhận lịch sử chép lại một cách trùng phùng (coincides) hợp với tư tưởng Phương Tây mà cho đến nay vẫn nghĩ Hiện hữu là của hiện hữu. Ấy là điều khó lý giải vật thể (thingness) và sự vật (thing) trong lúc này. mà; Hiện hữu (Being) là sự thể tự nhiên giữa thượng đế và con người. Còn hiện hữu ở đây là trực diện với sự vật như đã có. Giữa hai sự kiện đầy ấn tượng của vật thể và sự vật đã làm xáo động tư tưởng qua từng thời kỳ trước đây. Tuy nhiên; không những chỉ coi đây là việc làm để thiết lập một điều gì nhứt quán mà coi đây là mục đích chính đáng trong việc nhận thức về sự vật hay vật thể. Ngược lại chúng ta khám phá đầu mối trong tiến trình lịch sử ngày nay. Đây là điều chắc chắn rõ ràng của sự vật và vật thể là nguồn gốc có từ diễn giải của những gì thuộc trang bị, một thứ trang bị hiện hữu –the equipmental is being of equipment. Chính sự trang bị nó đến trong hiện hữu xuyên qua những gì con người làm nên., cái xích mắc, cái giây chuyền đó là hệ gia đình trong tư duy con người (human thinking) Thế nhưng, diễn giải cho ‘trọn gói’ là một công phu, huống là tác phẩm nghệ thuật có gì trong đó (?). May ra nhờ Jacob bắt thang lên hỏi ông trời mới mong sáng tỏ. Đó là chuyện hôm nay. Điều cần lưu ý giữa cái từ mà Heidegger gọi as it is / như nó là không giống như cái từ thường dung as is , bởi; hai nghĩa khác nhau hoàn toàn. ‘as it is’ như đã dẫn ở trên còn ‘as is’ nghĩa: như-thế-đó, có sao chịu vậy, nó đông cứng trong trạng thái thừa nhận sự cố, ‘như-nó-là’ thể hiện điều đã có như sự kiện, là chuyện thường hằng giữa vật thể và sự vật, một xác định rõ ràng, một sự thể quyết định cho tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ: tác phẩm nghệ thuật đem ra bày bán hay đấu giá thì sự thể của tác phẩm trở nên ‘as is’ một cách rõ ràng, nó không đòi hỏi hay lý giải mà chấp nhận như sự đã rồi. Giá trị tác phẩm nghệ thuật nó khởi từ khi bắt đầu và sống động trong tâm hồn của người nghệ sĩ; đó là cốt tủy của sáng tạo để được gọi là sự việc (thing). Đấy là sự thật  như  là / as is. Là thế đấy !

Có lẽ chúng ta sẽ gợi ý một đôi điều để chúng ta nghĩ về vai trò của sự vật một cách đặc trưng về sự vật và sự vận hành chức năng của việc làm –Perhaps; this will suggest something to us about the thingly character of the thing and the workly character of the work Với mục đích là tạo hình ảnh như giới thiệu cái sự vừa đủ không dư không thiếu. Thí dụ: Chúng ta chọn một trong những tranh nổi danh của Van Gogh, ông ta vẽ đôi giày như thường gặp. Nhưng; cái gì có nơi đây để thấy? Mọi người đều biết những gì bao gồm nơi đôi giày. Nếu đôi giày không phải bằng gỗ hoặc là thứ da thô loài thú mà đó là lớp da thú vấn quanh ở đó băng những sọi dây da và đinh… Cho nên chi xem tranh Van Gogh có những diễn tả lạ mắt nhưng đó là thực chất khi lên màu, không còn nghi ngờ đúng sai và vẽ lên một cách rõ ràng những gì sẳn sàng cho ta nhận biết đến nó, để không còn nghi ngờ thực hư trong diễn cảm của tác giả mà hoạch định một đường lối riêng tư cho chính mình và hòa nhập vào đó như một hiện thể sống thực, Van Gogh đả thực thi và hoàn thành sứ mệnh văn nghệ từ trước cho đến nay. Xem tranh Van Gogh không còn lạ lẫm mà hòa nhập vào tranh và người nghệ sĩ chớ không thể xem tranh ‘khơi khơi’ thừa nhận với tư thế vô trách nhiệm, nó đan kết trong một kỷ thuật tạo hình để hình thành tác phẩm là những gì thuộc dụng cụ máy móc được cung cấp là bao gồm những gì đầy đủ để dùng. Đòi hỏi của Van Gogh không cần phải chính xác hay hiện thực, bởi vật thể đã chính xác như ông đã thấy trong bầy quạ đen ập đến trong cánh đồng; ông đã phá màu để trở nên hình tượng là một kỷ thuật ‘sáng tạo’. Van Gogh không để trong tranh một sự hoài nghi nào cả hay tàn tích một sự gì trong tranh. Tranh ông đẹp và sáng tỏ nhờ nói lên cái gốc ngọn chân-như (essential source) là cốt tủy của trường phái hôi họa.Vì vậy dụng cụ là thiết bị cho phương tiện để hoàn thành tác phẩm; việc quan trọng trong hội họa là ‘matter/matière’ chính chất liệu là ‘vật thể /thingness’ mới dựng nên tác phẩm. Nói cách khác là phương tiện ở dụng cụ. –The equipmental quality of equipment consist in its usefulness. Đời Van Gogh hẩm hiu nhưng tranh ông vẽ hoàn toàn thoát tục như một sự giải thoát giữa đời. Ông lao đầu vào họa như lao đầu vào đời.Họa phải như thế mới gọi là vẽ! Chớ vẽ thì ai vẽ cũng được.

Trong tác phẩm của nghệ thuật sự thật của hiện hữu được sắp xếp ở chính nó để thực hiện, Sắp xết/To set nghĩa ở đây là mang lại thế đứng (to bring to stand). Đấy là một hiện hữu đặc biệt, trong tác phẩm hội họa là đứng trong ánh sáng. Nhưng mãi tới bây giờ, điều đó có thể đã phải làm từ lâu với những gì làm đẹp cho nghệ thuật. Nghệ tuật đó phát sinh ra cái gọi ‘mỹ thuật/fine arts’. Mỹ thuật ỡ sáng tạo cái đẹp chớ không tạo cái đẹp (beautiful); nhưng đôi khi được gọi như thế cho đồng điệu với ‘văn chương’. Nhưng ở đây coi như là một đối kháng; bởi cái đẹp rất ‘logic’.Tuy nhiên; đẹp (beauty) là dành cho thẩm mỹ mà thôi chớ không phải đẹp /beautiful dành cho mỹ thuật hội họa.Mà nhận đó là vật thể / thingness của mỷ thuật.

Sớm muộn gì chúng ta tìm kiếm những gì như là đặc thù sự vật ở cái mức thấp nhứt trong tác phẩm, chúng ta không cần phải viết ra lời bằng cách đưa vào tác phẩm như phương tiện dụng cụ, để rồi mọi thứ đó chúng ta cũng có thể gán cho sự việc với một cấu trúc siêu tưởng, thiết nghĩ nó chứa những gì đạt tới của thẩm mỹ –As soon as we look for such a thingly substructure in the work, we have unwrittingly taken the work as equipment, to which we then, also; ascribe a superstructure supposed to contain its artistic quality. Nói ra đây hay viết ra đây không cho đó là dẫn chứng mà nêu ra một cái gì sáng tỏ của nghĩa lý, cốt để lãnh hội sự thật của ngữ ngôn, cho dù ngữ ngôn nào đều mang tính chất đả thông giữa vật thể và sự vật. Phát ngôn cũng là sự vật qua lời nói, là một dụng cụ đầu môi, trước lưỡi như một ‘chứng từ’; nó trở nên ‘thing/ sự thể’ chớ không coi đó là ‘thingness/ vật thể’. Cho nên chi chúng ta thấy được những gì trong tác phẩm. Nhưng; nhớ cho tác phẩm không phải là thành phần của dụng cụ làm nên mà ở đó đã trang bị theo yêu cầu cho cái sự thêm vô, bớt ra để có một giá trị thẩm mỹ dính liền vào đó –But the work is not a piece of equipment that is fitted out in addition with aesthetic value that adheres to it. Tác phẩm không còn chi để thêm mắm thêm muối cho mặn nhạt ‘không vừa’ mà đơn phương những thứ làm nên là nồi niêu soong chảo (equipmental) là những thứ làm nên tác phẩm (ăn uống). Đấy là đường lối chủ trương cho vật thể và sự vật có một xác định cụ thể trong tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm không mang vào đó nhiều thứ vô bổ, tạp nhạp hoặc những gì vô cớ để rồi nhào nặn những ngữ ngôn gọi là văn chương, nhưng; đưa văn chương viết và đọc trở thành hàng ‘tạp hóa’ không phân định được hàng thiệt hay hàng giả mà cần có nhựng gì thuộc dụng cụ là xác định được vị trí xử dụng một cách đầy đủ và một hiện hữu đã dựng nên –the specific equipmental characteristic of usefulness and being made. Thời tất chúng ta sẳn sàng thực hiện; mà nó là một sự trình bày tự nhiên để đạt tới thẩm mỹ -It is the formulation nature to aesthetics. Vẫn trình bày ở đây một sự việc rõ ràng minh bạch của vấn đề trước cho việc đầu tiên mở ra đây bởi chúng ta –still  this formulation of the question was not first developed by us. Cả hai điều nói trên là nhìn thấy vật thể thẩm mỹ ở tác phẩm nghệ thuật bằng một truyền thống cố hữu nhưng đổi mới tư duy bằng một thể thức giảng giải về hiện hữu vật thể và sự vật trong sáng tác.Đó là những gì chúng ta quan tâm tới việc làm.

 

Nói rút lại; tác phẩm nghệ thuật mở ra ở đây là cách thức làm chủ lấy nó, là một Hiện hữu của những gì hiện hữu (Being of beings). Đưa vào đó những ví dụ, thí dụ khác nhau, là bộc lộ bằng dẫn chứng để nói lên sự thật của hiện hữu (the truth of beings) và những gì xẫy đến trong tác phẩm nghệ thuật để có những ngoặc đơn, ngoặc kép là một nhấn mạnh vào vấn đề hoặc pha trộn vào đó ngữ ngôn khác nhau là tợ như vai trò người nghệ sĩ chấm phá ‘sắc màu’ để thành hình tác phẩm, Chúng ta hãy điều nghiêng vấn đề trước sự thật, tất chúng ta đang hiện hữu trước những hiện hữu khác. Nghệ thuật là sự thật được sắp xếp ở tự nó để thực hiện. Cái gì cho đó là sự thật ở tự nó? Hay đôi khi coi đó là độc quyền sở hữu của nghệ thuật?. Vậy thì; cái sự gì để tự sắp xếp nó vào trong tác phẩm? Tất cả bao hàm trong một hiện hữu sống động để làm nên tác phẩm như vật thể của muôn vàn thứ vật thể khác. Đấy là sự thật cố hữu. Một sự thật không pha chế, không tha hóa, không đưa vào đó những thứ tạp nham hay cốp-pi-két là phá hoại nghệ thuật.Vậy cái gì gọi là nghệ thuật? Nói cho ngay nghệ thuật nằm trong tác phẩm nghệ thuật –Art is actual in the artwork chớ có đi đâu xa mà tìm; tác phẩm nghệ thuật là thực chất ờ tự nó, còn lấy cái này bồi lên cái kia gọi đó là tác phẩm là nghịch lý mà mang tiếng sao chép cái của người ta đã nói tới. Giờ đây một số văn nhân làm cái việc ‘khổ quá nói mãi’ mất tính sáng tạo nghệ thuật do chính tự nó dựng lên. Thí dụ: chuyện thi sĩ Bùi Giáng, chuyện nhà văn/thơ Phạm Công Thiện, có cần nhắc lại nhiều lần hay tự chúng ta tìm thấy cái thật, hay cái không thật của từng nhân vật để thực sự cho chúng ta ngợi ca? Chớ ‘bồi ẩu’ là phá đi sự thật của nó. Cho dù là vật thể qua cách nói khác, bởi; nhị vị nằm trong một Hiện hữu ‘chờ đợi’ như họ đã thực hiện; ấy là hiện hữu của sự kiện chớ không mong ca bài ca ‘con cá’ hay cho rằng ‘cá gáy hóa rồng’. Nguồn gốc của tác phẩm nghệ thuật nó đòi hỏi cái gọi là thực chất là cốt tủy của nghệ thuật. Thực vậy; sự vật tức vật thể của tác phẩm nhất là tác phẩm nghệ thuật là việc làm bất khả phân; đấy là điều không thể chối bỏ hay từ nan, sở dĩ đặc nó trong môi trường sự vật là vì trở nên ‘thingly’ là nét đặc thù sáng tạo trong tác phẩm đó là sắc tố (elemently) đặc trưng đi vào trong tác phẩm.Nó vẫn để lại đó như một vấn đề nêu ra. Là; hiện hữu của sáng tạo, một sáng tạo thuộc về người nghệ sĩ –belong to the artists; Sáng tạo ở đây là luôn luôn nghĩ đến cái việc ‘dự phần’ để làm nên –Creation is here always thought in reference to the work đó là đặc chất của việc làm (văn.thơ/họa/khắc/chạm) là phản ảnh một cách trung thực, quan hệ này dẫn đến thực chất của sự thật như coi đây là điều không thể che đậy được của hiện hữu. Vấn đề của chân lý sự thật và thực chất được qui về một mối vừa là chứng tỏ chiều sâu cho một hiện hữu, vừa chứng minh được trí tuệ phát tiết một cách sáng tỏ. Chung qui việc làm đó là đặc ưu cho chân lý sự thật (truth) và nghệ thuật. Là như thế này: nghệ thuật là gốc ngọn của tác phẩm và của người nghệ sĩ, bởi; gốc ngọn đó là cốt tủy của thực chất mà trong đó là một Hiện hữu của thực chất hiện hữu, điều không thể giải bày được. Vậy thì nghệ thuật là gì? Chúng ta tìm kiếm thực chất trong sáng tạo mà chính việc làm đó đã khai mở bằng tất cả những gì có trong tác phẩm mà trong tác phẩm là những gì của sự thật. Đúng ra cái tự tâm, cái trầm tỉnh của tác phẩm là nói lên cơ sở hoạt động ở đây–The self-composure of the work is grounded here.

Như vậy; chúng ta nghĩ đến sáng tạo là thực chất đem đến cho tác phẩm là mang lại những gì đi trước, nhưng; tạo dụng cụ cũng mang đến việc làm đi trước –But; the making of equipment, too ; is a bringing forth. Một sự thật rõ ràng cho những phương thức (modes) đưa ra là chứng cớ cho những gì thuộc sáng tạo, cho những gì có tính chất xử dụng dụng cụ là một liên hợp giữa sản xuất vật thể và phát hành sự vật, nếu;  nó là nguồn vốn cung cấp cho tất cả. Thế nhưng; trong tác phẩm nghệ thuật, sáng tạo là một bày tỏ trung thực có từ trí tuệ tạo ra trong đó như một hiện hữu sáng tạo để thấy được ở đó một sự nổi bậc. Cái sự đó được xem là thực chất của sự thật và cũng là nền móng ở chính nó, nó xuất hiện như thể là đối kháng hay xung khắc giữa một sự gì sáng tỏ và một sự gì ẩn tàng trong sự bất đồng của thế giới loài người ./.

 

 (ca.ab.yyc .  lễ Tạ ơn .9 Oct / 2023)

 

ĐỌC THÊM: -Heidegger (I) 2015, -Heidegger (II) 2016, -Heidegger (III) 2017, -Hiện hữu và Thời gian (2020), -Căn bản Viết của Heidegger  (2021). Những bài đọc trên hiện có ở một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc Email theo đ/ c đã ghi. vcl.

 

TRANH VẼ: ‘Cấu trúc / Framwork’ Khổ: 16” X 20” Trên giấy cứng. Acrylics + Mixed:. Vcl# 18102023.

 

                                                                                       

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 398
Ngày đăng: 01.11.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
102. Vua Lê Thánh Tông. 8 - Hồ Bạch Thảo
Lại nói về chữ nghĩa : “Kiển” hay “Kiểng”? - Phan Văn Thạnh
101. Vua Lê Thánh Tông. 7 - Hồ Bạch Thảo
Sau lưng ngôn ngữ của thi ca - Tuệ Sỹ
Xem tranh - Võ Công Liêm
Tác giả Hải Nam Tạp Trước trên đường trở về nước. - Hồ Bạch Thảo
Người đàn ông đồng tính - Đặng Xuân Xuyến
Tình hình các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn gần 200 năm trước; qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc. - Hồ Bạch Thảo
Tình hình Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội gần 200 năm trước; qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc. - Hồ Bạch Thảo
Đôi điều về nghệ thuật - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)