Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.218.518
 
Chung một cuộc tình
Võ Công Liêm

                                       

            Đáo đầu vạn sự giai hư huyễn

             Ức Trai (1380-1442)

 

       Ông Nguyễn bước ra hiên sân; vốc nước rửa mặt. Ông soi mặt trong chậu, nước chiếu gương mặt ông, mặt ông đanh lại, đôi mắt mất ngủ, đưa tay che miệng ngáp dài.Tóc đổ xuống, chìm vào nước, đẫm ướt,vuốt tóc ra đằng sau, bối gọn. Ngồi nhắp chén trà trong sương sớm. Ông nghe rõ tiếng nước rớt vào vại, từng giọt, điểm thời gian, nước búng lên gây một thanh âm đục và bẹt. Đúng! giờ dần rồi. Trời toả rạng, sương giăng đầu núi, không gian êm trong tiếng thở của cây cỏ. Ông ngồi tĩnh lặng, mắt nhắm, gục đầu, hồi cố giấc mộng vào giờ tý ngày hôm nay. Ông không biết thực hư giấc mộng lành hay dữ hay điềm báo gì đây ? Ông suy đi, xét lại cơn mộng này có tác hại đến con đường hoạn lộ của ông không? Ông Nguyễn cảm thấy ớn lạnh, đưa tay vuốt trán, ngẫm nghĩ. - Nàng là ai ? Từ đâu đến? Mà nhoẻn cười bẽn lẽn. Mắt nàng lóng lánh như sao  trời, dung nhan đài các, phương phi, xiêm y lộng lẫy, nàng đã nói gì mà ta nghe không rõ, đưa tay chỉ về hướng mặt trời rồi biến vào đám mây mờ, theo sau những âm vang dồn dập, quái gở. Ông lý giải giấc mộng, để nhận định quảng đời mà ông đã từng vào sinh ra tử, dưới trướng nhà Lê.

Vậy ông đã làm gì? Có gieo ai oán? Ông dốc lòng với quân dân, trọn nghiã với gia tiên. Lý gì ông phải vướng lụy. Phải chăng đây là một giấc mộng con? Có đáng phải quan tâm? Ông xoáy trong tư tưởng đó. Đưa mắt nhìn vào khoảng trống trước mặt, những đám mây bạc trôi mênh mông, như thầm gợi cho ông điều gì? ‘nhãn trung phù thế’! Giữa tròng mắt ông chứa cả một sự thế thăng trầm. Ông Nguyễn biết điều đó. Ông thả tiếng thở dài. Người nữ hầu đến gần, chấp tay bái. - Bẩm quan ông, nước ấm đã chế sẳn; thỉnh đại quan thanh tẩy ngọc thể ở gian ngoài. Ông nhúng khăn lau toàn thân, nước xông lên hương thơm dìu dịu ướp bởi thứ kỳ hoa, dị thảo. Ông cảm thấy tinh thần, thể xác phấn chấn. Khoát vào người áo tứ thân rộng tay, bước chậm lên sảnh đường, dáng đi khoan thai của một nhà hiền triết .

Mặt trời ló lên gần đọt tre, ánh sáng xuyên qua cành lá, những vệt sáng lóng lánh dưới sương, chim rục rịch chuyển cành, nghe ríu rít. Nông thôn êm đềm quá! Cũng đủ gây cho ông nhiều cảm hứng .Ông tĩnh thức quay về với dĩ vãng của một thời vàng son, lẫy lừng. Sau  khi cáo quan, ẩn tích mai danh ở chốn sơn lâm cùng cốc, ông thấy đời, lúc ấy; thanh thản hơn những ngày vào ra ở bệ rồng. Ông Nguyễn quyết tâm cởi bỏ bả lợi danh, lui về với thiên nhiên, vui thú điền viên, ngao du sơn thủy. Ông mãn nguyện. Đồi núi Côn Sơn đã dính liền đời ông từ nhỏ cho đến mãn đời. Nơi ông đã ăn nhờ đất ngoại với quan tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông Nguyễn thả bộ trong viên khuôn miệng lẩm bẩm, ngâm nga những dòng thơ tình.

                                                       “Lâm tuyền hữu ước na kham phụ

                                                              Trần thổ đê đầu chỉ tự liên “

Ông đã hẹn với non sông gấm vóc, ông ký thác đời mình thì nỡ nào phụ tình, dẫu có; cúi đầu với bụi trần vẫn một lòng thương nhớ cố quận. Đó là hoài bão của Nguyễn tiên sinh, mà người ôm mộng từ lâu.

 

Cuối xuân; da trời đổi sắc, mây đục lơ lửng trôi, hàng cây bên đường thưa lá, một vài ngọn chuyển sang vàng, rơi chậm, trải lên bãi cỏ khô. Những cây lớn; đứng mãi với nỗi buồn muôn thuở. Ông khoát áo bông, hai tay đun trong ống áo, cúi đầu đi chậm, mang dáng suy tư. Mấy ngày gần đây; từ ngày người nằm mộng, ông thường đặc nghi vấn. Thông thường với kẻ sĩ như ông, không ai nghĩ những chuyện mộng mị, yêu ma như thế. Dưới sông thổi lên ngọn gió se lạnh, luồng vào vạt áo ông. Ông đi nhanh về nhà, cảnh chiều ở quê ngoại êm đềm. Ông nghe những tiếng hò lơ của mấy thiếu nữ trong thôn xóm, tiếng tiêu từ xa thổi đến ông mang mang nhớ. Nhớ những ngày kháng chiến với Lê Lợi, cười nói vô tư với đám cung phi, mỹ nữ, hoặc cau mày nhớ đám hoạn quan và một số quan lại nịnh bợ, đầu óc nông cạn, ích kỷ, quên hẳn việc nước.

Ngày Thánh thượng qui tiên; ông ngao ngán sự đời, dâng sớ về quê ngoại dưỡng thân. Ông trầm tư với nỗi nhớ, những bản điều trần của ông, những mưu kế chống lại bọn xâm lược phương Bắc, những khi đàm đạo với vua, thảo hịch chống địch…ngày nay; ông nhìn lại những chặn đường khốc liệt, hiểm nguy dựng nước của ông, giờ đây có ai hiểu cho ông ? Cuối cùng; ông đem lòng tâm nguyện với đời. Nguyễn biết tất; đôi khi Nguyễn nguyền rủa chính mình, vì lợi danh mà quên đi việc hành đạo. ‘Hư danh thực hoạ thù kham tiếu’. Danh suông vạ thực, thiệt đáng buồn. Nhưng khổ thay! cái danh đó cứ đeo đuổi Nguyễn. Ông buồn với tâm tư. Ông giã từ cái phù phiếm đó, trở về cái nhân sinh quan của mình, trở về với đất trời, về với những kẻ khốn cùng. Ông tu tập; trong niềm tĩnh lặng, vô ngôn. Ông rút tiả kinh nghiệm sống, lui về, có nghiã là ông muốn dập tắt mọi hư ảo, mọi niệm sát khí, phân tranh để nhận ra được lẽ sinh, diệt.

Trên đường về bóng đêm ập tới xô Nguyễn vào những dằn vặt, đau đớn, ông cảm thấy cô đơn giữa khoảng trống vô cùng, ông gào thét, đuổi ám ảnh giữa hữu hình và vô hình. Ông Nguyễn bước nhanh như chạy trốn.

Ngồi trước nghiêng đèn; ông Nguyễn rủ người, ôm đầu. Gió về tự khi nào. ông lạnh. Ông cần một người đồng hành, hiểu ông. Ngồi lặng câm, nhìn ngọn đèn dầu lạc cháy. Ông độc thoại với đêm đen. Gió réo ở bên ngoài, ông ngủ trên tay cho tới sáng. Trang thư ông viết dở để lại vài dấu mực loang trên giấy lụa.

Đối với đời; ông Nguyễn tỏ ra lạc quan, yêu đời nhưng bên trong ông nuốt hận hết một đời phò vua, cứu chúa, chưa trả công nghiệp mà nay đã bị hại do đám hủ nho bôi bác, đám cận thần xua nịnh, manh tâm hảm hại ngoại ông, tìm cách “đày” ông về Côn Sơn để mai một đời ông . . .

Ngồi uống hết tuần trà đầu sớm. Điểm tâm xong. Ông Nguyễn vương vai nhìn trời, bầy hạc nhẹ đôi cánh, bay khuất vào chân trời xa. Ông muốn biến mình thành hạc. Cảnh vật ở Côn Sơn, thơ mộng hoá đời ông. Trời trong xanh, nắng không nồng lắm, suối nước reo, sông hồ tươi mát dịu dàng chảy. Cảnh giới nầy cho ông nhiều cảm hứng trong thi tứ. Ông thấy phấn chấn, thoát tục hơn bao giờ. Ông muốn những ngày sống ở đây thật nhàn nhã, ông thích ngoạn du ở bản làng, thôn xóm, gần gủi với đám thị dân ở đây. Ông muốn đi thăm, phục sức bình dị, áo lam thô, giày cỏ, chít khăn nhiễu tam giang, xách nải đi về hướng đông. Lúc ấy mặt trời đã quá đọt tre. Gió và nắng hùa theo đưa ông đi. Qua giờ ngọ thì đến làng Thượng Cát, ông ghé vào quán trọ nghỉ chân. Nhắp chén rượu tăm, nhìn xa, nước lóng lánh gương soi, liễu rũ quanh hồ, đẹp qúa! ông cho gọi thêm nậm rượu khác, khoái chí ngúc ngắc cái đầu.

Ra khỏi quán thong dong đi như vị tiên ông đạo cốt, tay cầm quạt phe phẩy, đám dân ngu cất nón chào ông kính cẩn, trẻ con cúi đầu phục lể. – Sao người ta làm thế  nhỉ ? Hay tiếng tăm ta vang dội về đây ? Họ  đâu biết ta là ai, làm gì ? Mà tỏ  ra thái độ ấy. Ông vừa đi vừa tự vấn. Cốt cách  một con người như ông, nhân phẩm, tiếng thơm, một trung thần, yêu nước, hiếu dân vang lừng cả nước thì cho dù, dưới dạng thức nào người ta cũng đánh giá được ông. Ông Nguyễn cúi đầu đi, cho tới khi trời đã ngả bóng, ông ngơ ngát nhìn trời, bổng nhiên; ông linh cảm như báo cho ông biết điều gì. Ông không tin chính ông; từ khi xa kinh kỳ về chốn thôn dã, có điều gì rối lòng ông đâu, thì taị sao câu thúc ông ? Ông vô tư nhìn trời mênh mông một cõi. Thoắt nhìn ở cuối xa, một thiếu nữ tiến về phiá ông, tuổi độ tròn trăng, trên vai gánh đôi chiếu hoa, không mời, không bán, liếc nhìn ông mĩm cười e lệ. Ông Nguyễn chớp mắt lia liạ, xây xẩm mặt mày, mồ hôi trán lăn xuống khoé mắt, mắt cay tưởng như khóc.– Sao lạ thế!Thiếu nữ nầy như ta đã gặp ở đâu rồi nhỉ? Mà  hiện ra giữa chốn quê mùa mộc mạc nầy.Kỳ thật! Ông bàng hoàng; muốn đuổi theo ả để có đôi điều, khi ý nghĩ vụt ra thì nàng đã khuất vào xóm vắng. Ông Nguyễn chới với không còn muốn tiếp tục hành trình về lại Tây Hồ. Ông quay gót trở lại Côn Sơn, bóng ông ngả trên đường, bước đi xiêu vẹo.

Đèn nhà chiếu sáng đổ lên sân gạch, ông bước chậm vào nhà. Gia nhân cúi đầu bái ông. Họ thấy ông Nguyễn có nét ưu tư khác hơn mọi khi. Ngồi trong thư phòng ông ôm đầu suy nghĩ, không trà, không rượu, ông ngồi với ngọn đèn cho tới khuya; hồi tưởng những người đàn bà đã một lần dưới trướng cùng ông hay trong cung miếu, tuyệt nhiên không ai như người ông đã gặp ngày hôm nay. Vương vấn hồn ông. Ông lục loại trong trí tưởng, ông chìm dần với giấc ngủ muộn. Trăng lưỡi liềm chiếu xuống màu trắng bạc ma quái.

Mười ngày sau ông Nguyễn trở lại làng Tây Hồ để gặp bạn cố tri. Đồ Nguyễn ra đón quan Hàn lâm Thừa chỉ. Gặp lại bạn xưa; mừng quá! Một bên là cựu thần nhà Lê, một triều đại huy hoàng, tiếng tăm lừng lẫy khắp bốn bể. Một đằng thất chí với thời cuộc, giờ đây; ngồi cạo giấy, gõ đầu trẻ.Quan Nguyễn lúc nào cũng mến bạn hiền, dù ở hoàn cảnh nào. Dưới mắt ông không thấy dấu hiệu thay đổi.

- Thưa ông đồ; bản thân tôi cũng muốn như tiên sinh, sống cảnh thanh bần mà lòng thanh tịnh, lạc quan ấy là điều đáng qúi . Quan Nguyễn nói.

- Đồ Nguyễn cười ngất ngây khi nghe bạn tỏ bày. Xin cung nghinh. Rượu nầy là rượu qúi dùng để chiêu đãi. Xin thỉnh đại nhân. Quan Nguyễn ngẩng đầu, hất chén . Chất rượu gây hơi ấm, ông thấy khoan khoái lạ thường.

- Rượu ngon đấy! Tôi từng nhắp rượu ”tiển” triều đình, rượu của Vương Thông thiết đãi mà vẫn không bằng rượu ông ngâm.  Quan Nguyễn nói.

- Xin thỉnh đại nhân thêm một chung nữa. Quan Nguyễn gật gù,chắt lưỡi.

- Thưa đại quan; rượu này ướp trong bóng trâu bên kia núi, một loại rượu tăm, cất nếp hoa vàng.  Đồ Nguyễn nói.

Hai người chén thù chén tạc trong không khí nghiã huynh. Ở the phòng bước ra; xuất hiện một thiếu nữ nhỏ người trong bộ áo lụa vàng anh, khép nép, dáng rụt rè, trên tay là khay đựng những vị nhắm rượu. Quan Nguyễn đang hưởng những giọt nồng của rượu, cười nói với Đồ Nguyễn. Bất giác quay nhìn. Quan Nguyễn khựng lại, thần sắc bạc phếch, choáng váng, thả chén rượu trên tay, rượu vung vảy lên thân áo. Đồ Nguyễn đứng dậy đở quan Nguyễn. Lộ qùi xuống lấy khăn lau tay cho Quan Thừa Chỉ. Đồ Nguyễn sợ có điều gì làm phật lòng Quan Nguyễn.

- Thị Lộ; con lấy khăn mát ra hầu thượng quan.  Đồ Nguyễn nói.

Lộ dâng khăn cho Quan Nguyễn lau mặt, nàng cầm khăn lau hai tay cho đại nhân. Quan Nguyễn nhìn Lộ, nàng cúi đầu, mỉm cười chào đón, đôi mắt lá liễu nằm dưới chân mày bán nguyệt, sống mũi thanh tú, tóc thả như mây. Tuyệt sắc giai nhân! Đúng là người mà ông Nguyễn đã gặp trong mơ hay trong đời. Thật hư đã làm ông chới với, khó suy luận.

- Thị Lộ; con xem nhà mình còn những gì qúi hơn để thiết quan đại nhân? Đồ Nguyễn nói.

Quan Nguyễn ngăn lời Đồ Nguyễn, ngăn tất cả. Thị Lộ đem ra bộ đồ trà đời Tống, pha trà , dâng chén lên hai vị, Quan Nguyễn nâng chén, mắt người không rời mắt Lộ. Nàng lùi bước, đứng sau lưng thân phụ. Quan Nguyễn miên man trong ý nghĩ, xoáy Quan Nguyễn vào mê hồn trận. Lộ khép mình thục nữ, trong dáng liêu trai cốt cách. Quan nhìn Lộ, càng đắm trong sắc đẹp đó. Nàng liếc nhìn Quan Nguyễn cúi đầu điểm nụ cười hàm tiếu.

Quan Nguyễn muốn nói đôi điều với Lộ, ngập ngừng rồi lại thôi. Dõi mắt nhìn Lộ pha trà, ông nhận ra bàn tay của Lộ là bàn tay mệnh phụ phu nhân, những ngón tay là mỗi ngọn bút rồng, phượng. Quan Nguyễn  khiếp !

 - Có phải người; như ta đã gặp ?  Quan Hành Khiển nói.

 - Dạ; bẩm tướng công, thiếp không dám. Xin tướng công rủ lòng thương. Lộ nói.

Lời nói của Lộ dịu dàng, có sức thu hút lạ thường. Nguyễn say đắm trong mọi cử chỉ của nàng.

Ông Nguyễn  đứng dậy ra hiên ngoài hứng gió, nhìn trời. Nguyễn thị Lộ phủ phục theo sau.

- Ta nhớ ra là như ta đã gặp một lần  và hôm nay ta được diện kiến. Quan Hành Khiển nói.

Lộ tái sắc mặt, nàng cho đây là cử chỉ phạm thượng với tướng công. Nàng không dám nhất lên một lời. Quan Nguyễn cười, tiếng cười đã xuyên thủng tim Lộ. Nàng nhận ra tiếng cười của đại nhân, tiếng cười của hòa mình không phân đẳng cấp. Mắt thị sáng long lanh, môi nở như đóa hồng, má thắm, rực rỡ như nắng mai, thân thể mảnh khảnh, thước tha, khoan dung như tiên nữ. Ông Nguyễn chụp hết vào mắt và đã hình tượng hóa người thiếu nữ xiêm y lộng lẫy trong giấc mơ trước đây.

- Nàng; đẹp thật! Quan Nguyễn lập đi lập lại nhiều lần.

Nàng có đôi mắt sao. Đôi mắt nầy sẽ đánh đổ tất cả. Đây là một duyên kỳ ngộ, một phép mầu kỳ bí.

- Người sanh năm nào?  Quan Nguyễn nói

- Bẩm…thượng quan; thiếp sanh năm Mậu Thìn. Thị Lộ nói.

Nguyễn giựt mình ! đứng khựng lại, nói lẩm bẩm trong miệng. Lộ nhoẻn cười với Quan Nguyễn.

- Tuổi nầy của nữ mạng là quốc ấn cư mệnh. Phá quân, cao số. Quan Nguyễn nói.

- Nguyễn trở lại trạng thái bình thường, cười nói hồn nhiên với Lộ. Càng gần bên Nguyễn, Lộ thấy Quan đại nhân, đúng là vĩ nhân, đa tài, văn võ kiêm toàn, tiếng vang khắp thiên hạ là phải.

- Mà sao người bình dị với ta ? Lộ  đem lòng nghi vấn.

Một đấng đại trượng phu như ông mà cảm hóa với thần dân thiên hạ dể dàng như thế là chuyện khó.

Trên đường trở lại Côn Sơn hai bên đường hoa gạo nở, tàn cây rợp bóng, Quan Nguyễn đi chậm rãi, hai tay chắp sau, mắt hướng thẳng, đầu nặng suy tư. Cái ngày; bọn mặt trắng, tìm cách đẩy ông về quê cũ với Băng Hồ tướng quân, ngoại thân của ông. Quan Nguyễn chấp nhận sự ẩn cư ở đây. Ông tưởng là yên thân, si tình với Lộ, sống với Lộ người đồng hành với ông, cho ông bớt lẻ  loi. Ông thầm mừng. Lại một lần nữa; ông nhận chiếu chỉ của vua Lê Thái Tôn trở lại phục hồi chức năng, gánh vát giang sơn. Quét sạch đám tàn dư. Nguyễn nghĩ bụng nhưng điều ấy vẫn là điều khó cho ông. Quan Hàn lâm Thừa chỉ, trải tờ triệu của Thái Tôn trước mặt. Ông biết đây là “thiên mệnh” trói ông một lần nữa vào đường hoạn lộ. Ông phải đối đầu với bọn vô loại, bọn nịnh thần tham quyền cố vị, bọn xúi giặc vua làm những điều phi nhân, phi nghiã. Bên cạnh đó; đất nước luôn bị rình rập của quân phương Bắc. Quan Nguyễn ngày đêm lo lắng dẫu đứng bên cạnh vua, ông vần cảm thấy yếm thế, bởi vua; một ấu quân, làm sao am tường cho thấu việc nước nhà.

Triều đình đã chứa loài sâu bọ. Quan Nguyễn đứng giữa hai tình huống, tình nước với tình nhà, đó là mối tình của ông với Thị Lộ. Ông không quên được những ngày lưu lại ở Tây Hồ với Lộ. Nàng đã lấy khăn lau tay cho Nguyễn. Tất cả đóng vào tim của ông. Quan Nguyễn lụy!

Nhan sắc siêu thần của Lộ, đánh bạt ông dưới trướng của thần ái tình . Ở tuổi ngoài ngũ tuần mới bắt đầu yêu. Ông Nguyễn sợ! Sợ chạm đến thanh danh của một tướng công, sợ mọi thứ, mọi điều. Ông không thể thu giấu cuộc tình của ông với bàn dân thiên hạ, nhất là đám quan lại trong triều. Ông đành chịu với định mệnh.

Bên ngoài; ông là một nhà chính trị, quân sự. Bên trong; ông là một ‘tài tử đa xuân tứ’ giàu tình cảm lãng mạn, văn chương tuyệt vời. Từ trong cung, đến ngoại thàn đều biết ông là một thiên tài tuyệt hảo của hoá công. Những lần thả thơ, bình thơ với Thị Lộ. Họ tìm thấy được chân lý của tình yêu từ chỗ đó.Với Lộ, giấc mộng tình đã hiện thực, nàng cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ.

 

Đến Tây Hồ; Nguyễn thị Lộ ra nghênh đón quan Nguyễn ở đầu ngõ. Lần nầy Nguyễn y trang khác hơn mọi khi, có xa giá, lính ngự đi theo hầu. Quan Hàn lâm Thừa chỉ ra khỏi kiệu. Lộ chới với! Quan Nguyễn uy nghi, lẫm liệt, sáng láng, hào khí của một anh hùng dân tộc. Người đến đột xuất; Lộ không khỏi nghi vấn, bởi đến thăm thân phụ Lộ không thể có hình thức như vậy, ắt phải có vấn đề. Nguyễn cầm tay Lộ, đôi mắt nhìn thân ái.

- Bẩm đại nhân; cung thỉnh đại nhân vào gian nhà cỏ.  Lộ nói.

Nguyễn Trãi mỉm cười, lời lẽ chân tình của nàng, Nguyễn say đắm nhìn Lộ không chớp mắt.

- Sao hôm nay người đẹp và lộng lẫy hơn hôm qua và có gì cao sang, quyến rũ đến thế?  Nguyễn đại thần nói.

Quan Nguyễn, mặt mày tươi sáng, vấn an Lộ, nhị vị cười nói cởi mở. Lộ sửa soạn bửa rượu mời đại nhân.

- Thỉnh quan Thừa chỉ, chung rượu qúi nầy. Thị Lộ nói.

- Người uống cùng ta! Quan mời.

Rượu thấm vào máu, thần khí khác hẳn. Nguyễn cảm thấy sản khoái.

- Ta muốn hỏi thiếp một vài điều? -Ta muốn cưới người làm hiền thê với ta. Em có nhận lời cho ta không ? Nguyễn Trãi nói.

Lộ tái mặt trước lời thỉnh cầu của ông Nguyễn, mặt nàng ửng hồng, e thẹn, môi mọng đỏ rung rung, ”long tỷ” nàng vút cao, sắc diện Lộ bừng sáng, trí tưởng nàng xoáy quanh trong câu hỏi của Nguyễn. Giờ đây; ông nhận ra sức mạnh của tình yêu, dung nhan Lộ thu hút ; ông thèm khát muốn ôm nàng vào lòng…

Đêm xuống, rượu ngấm. Trong gian nhà cỏ, giờ đây chỉ còn Lộ và quan đại thần. Dịp may cho cả hai. Đồ Nguyễn về quê mấy ngày qua. Nàng  thao thức, chờ đợi…ông Nguyễn đến với hơi ấm. Thị Lộ nhận ra được. Nàng cảm thấy hạnh phúc. Đêm nay; nàng biết người đã thấm rượu cần phải an nghỉ. Ông đứng sau lưng Lộ, đứng lặng câm, bất động, nàng thước tha trong y phục lụa lam khói, soi rọi nhục thể nàng dưới ngọn nến lập lòa cháy. Quan Nguyễn hoàn toàn mất lý trí,  Ông không chế ngự được tính dục của tình yêu. Ngọn lửa phực lên, Quan đến gần Lộ, đưa tay ôm vòng bụng nàng, mắt quan nhắm. Nàng quay người lại, nhìn thẳng vào mắt đại nhân, gương mặt phương phi, những nếp nhăn trên trán người cho nàng nhận ra sự cương nghị của Nguyễn. Với quan thừa chỉ, Lộ  là nhan sắc, là trí tuệ, là mẫn lược. Đó là mối tình thanh cao mà họ đã tìm thấy. Quan Nguyễn muốn nói một tiếng ‘ta yêu người’. Nàng hiểu tâm ý của Quan Nguyễn.

 -  Thiếp cúi xin lượng khoan dung của người, tha tội bất phép cho thiếp. Lộ nói.

  - Không ! người là tình của ta, người không có lỗi gì cả.Ta xin được cưới người làm chính thê. Quan Nguyễn nói.

Mắt Lộ nhắm lại,  Quan Nguyễn nhìn thấy khoé mắt nàng ướt. Nàng cảm động cho cuộc tình vĩ đại nầy và nàng nhận thấy điều đó. Lộ ôm quan đại nhân, đầu Lộ ép vào ngực ông. Quan Nguyễn trở tay, xốc mình nàng lên đôi tay thao lược, đặt nàng lên giường “cỏ”, Nguyễn đăm chiêu nhìn Lộ nằm trên tấm chăn mềm, nàng tuyệt đẹp dưới mắt Nguyễn Trãi. Ông cảm nhận được tình yêu thanh cao của ông với Lộ. ”Trần ai giác dĩ vô” trong sáng, không vẩn đục, không bụi bám. Một tình yêu chân lý tuyệt đối . Quan Nguyễn cúi sát xuống khuôn trang nàng, hôn nhẹ lên trán Lộ. Nàng rùng mình! Quan Nguyễn bị hút bởi hương thơm của nàng, hương của tóc, hương cỏ mật của thịt da, ông hôn lên má, lên mắt nàng, vòng ngực được vén mở. Quan Nguyễn ngây dại.

Ngoài trời; trăng non xuyên qua mành, rọi lên một màu sáng thơ mộng, mời gọi. Soi rọi cả hai người. Không gian im, tiếng côn trùng rì rào nhắc cho cả hai biết đêm về khuya, ngọn đèn đòi đi ngủ. Nguyễn đại thần đưa tay vuốt tóc nàng. Ngọn nến phụp tắt. Bóng đêm hân hoan hưởng thụ.

- Người có nhận lời thỉnh cầu cua ta ?  Quan Nguyễn nói.

Nàng ngậm những lời tha thiết trong tim, những dòng mật  chảy vào ngũ tạng.

- Thiếp xin giữ lời với đại nhân. Lộ nói.

Nguyễn Trãi vô cùng sung sướng, một thứ hạnh phúc cao quí. Tóc quan Nguyễn đổ xuống ngực nàng, tóc quan làm mê ngủ. Nàng buông lơi, chờ đợi sự mầu nhiệm của tình ái. Quan đại nhân đưa tay mở những tà khuy trên áo Lộ. Đôi nương long Lộ bung ra, rung rung và vương cao như ngọn tháp, nhục thể nàng phơi bày, trải dài trên lụa mỏng. Nguyễn gục đầu lên toà thiên nhiên, Nguyễn đại thần ngập trong rừng hoa, Nguyễn đại nhân biến thành ong hút nhụy, đầu lưỡi người ngọt, một chất ngọt khó kiếm trên cõi đời này. Nguyễn Thị còn trinh nguyên chưa một lần đi qua cửa ngõ của ái tình. Tất cả những gì hiện ra là kỳ quan cho Thị. Quan nâng niu, trân quí, bóp nhẹ vào nhũ hoa, Thị Nguyễn ngập trong biển tình, ngây thơ như trẻ chơi trên bãi vắng. Thị Lộ tê dại, ưỡn người, nàng tung chăn, lộ thiên giữa vầng nguyệt bạch. Nàng không còn biết mình. Đám cỏ mật làng Tây Hồ sung mãn quá, quan Nguyễn đưa tay vuốt nhẹ, đoạn cúi đầu xuống bãi cỏ xanh mướt để tìm hương tình yêu. Quan Nguyễn nhập cuộc đẩy ‘cây nhân sinh’ vào ‘cửa nhà’ Lộ. Nàng rít lên, ôm chặt lấy Quan Nguyễn. Họ trao tình, lúc ấy vào giờ tý. Những giọt nước màu ‘nước gạo’ sền sệt vung vãi khắp mình Lộ. Quan Nguyễn đắp chăn lên mình nàng. Ngồi trên ghế chờ sáng, quan Nguyễn  không còn lẻ loi, cô độc. Ông đã tìm ra nơi an trú …

 

Thị Lộ thăng lên chức Lễ Nghi Học Sĩ. Đêm dự  yến tiệc ở viện Tập Hiền, Thái Tôn thầm yêu Lộ. Nguyễn Trãi biết. Ông không đau bởi ông biết hoàng thượng từ khi là ấu quân. Nàng kể hết cho Nguyễn nghe những đam mê vụng dại của Thái Tôn; đụng chạm nàng. Nguyễn mỉm cười, ôm nàng vào lòng.

- Bẩm đại trượng phu. Thiếp đã bị quyền lực chạm đến tiết hạnh. Cúi xin; phu quân mở rộng lượng hải hà  mà tha tội cho thiếp. Lễ nghi Học sĩ nói.

- Ta hiểu lòng thiếp. Nguyễn Trãi ôm Lộ ,vổ về.

Khi đã si tình Thái Tôn trở nên mù quáng, quên nàng là thiếp của quan đại thần, một đấng mà cả dòng dõi nhà Lê không thể quên được, Thái Tôn quên tuốt. Trong tim não vua là Nguyễn thị Lộ, một tuyệt thế giai nhân. Nguyễn thị Lộ là một liệt anh, trí dũng, tinh thông kinh điển. Thái Tôn không rời Thị Lộ. Nàng phải vào chầu vua những khi bất thường. Lộ nghiến răng. Thái Tôn không biết mình ngồi trên ngai vàng mà xung quanh người là rắn độc chờ chực, người đương yêu kẻ mà rắn độc không yêu. Họ cho rằng Trãi và Lộ là loại xà tinh, nguy hiểm. Thái Tôn đau khổ lắm! Thần trí người phiêu diêu như kẻ mất hồn. Thái Tôn mượn câu thơ của Lý Thương Ẩn để giãi bày tâm sự ,vừa đi vừa lẩm bẩm trong họng.

                                        “Tương kiến thời nan, biệt diệt nan

                                           Động phong vô lực bách hoa tàn”

Thái Tôn sa tình với Thị Lộ, bởi; gặp để tỏ tình là việc khó, mặc dù quyền sinh sát trong tay nhưng không có cái sức mạnh nào tàn phá cái hương hoa tình ái được, một sức mạnh vô biên, Thái Tôn cầm trong tay hoa tình mà không có hương tình thì cũng quẳng đi thôi. Vua sợ cho chính vua, sợ cái đám xua nịnh, mai tâu mốt chầu, lời vô tiếng ra, uy danh hoàng đế đâu còn nữa, sợ cái oai phong lẫy lừng trong thiên hạ của quan Hành khiển. Đời đã coi Quan Nguyễn như thánh sống. Vua yêu Lộ nhưng thận trọng mọi bề. Ác thay! Lộ là trái cấm; đụng vào thì phải lụy. Nguyễn Trãi biết hết sự tình đó. Quan Hành Khiển ngậm đắng. Nguyễn Đại thần coi đây là sứ mạng trung quân…đã thế; Nguyễn Trãi yêu Lộ còn hơn những năm tháng trước đây, đó là tình yêu của bậc đại quân tử. Lễ Nghi Học Sĩ biết cái tình cao thượng của ông Nguyễn, những giọt huyết lệ rơi trong tim nàng. Quan Nguyễn không buồn, không đau. Ông thấy người, thấy ta ‘mọi sự đều nên thuấn nhã ca’; tất cả là hư vô; chỉ gìn giữ tâm vô lượng, ấy là điều tâm niệm của ông.

- Bẩm đại trượng phu, thiếp đau khổ! thiếp có tội lớn với tướng quân. Người ta đã đụng đến nhân phẩm của thiếp.Thị Lộ thưa.

Nguyễn Trãi ấp nàng vào người, hôn lên trán, lên mắt, vuốt ve nàng, an ủi nàng. Ông thuyết minh cho Lộ nghe về thế thái nhân tình, khuyên nàng thực hiện đúng chức năng bầy tôi đối với vua và nhiệm vụ sống còn của  đất nước.

 - Ấy là trách nhiệm. Người biết không? Nguyễn Trãi nói.

Ngày đi, đêm tới, hôm nay; Lộ dâng mình với Quan Nguyễn. Nàng nằm trong tay đức lang quân. Tóc Lộ là mây, thi thể Lộ là dòng sông sửa ngọt, mắt Lộ là sao trời. Quan Nguyễn đắm mình trong cõi đêm với Lộ. Nàng ôm riết quan Nguyễn, nằm lên mình ông, tóc nàng đổ xuống tợ như nằm dưới giòng suối mát, Lộ hôn ông, mỗi lần hôn, quan Nguyễn muốn bung lên như ngọn núi lửa. Quan Nguyễn không kềm được. Lộ đưa ông vào “cơn mộng du” cho tới khi Quan Hành Khiển đuối mình, phún xuất thạch bắn ra tung toé. Người ngủ êm trong vòng tay Lộ.

Cuộc giao hoan nầy Lộ đã chứng tỏ ngón tuyệt chiêu của nàng dành cho phu quân mình mà thôi. Nguyễn Trãi biết.

Nguyễn Trãi và Nguyễn thị Lộ buộc lòng xa cung thành về lại Côn Sơn theo chiếu chỉ của triều đình nhà Lê. Quan Nguyễn bây giờ ở tuổi lục tuần. Lễ nghi học sĩ ở tuổi tam thập. Nhưng nàng xuân sắc hơn thuở nào. Lộ đài các, cung cách của một vương phi. Thái Tôn si tình, vắng tình, người buồn lắm !

Nhân buổi dừng chân ở vườn Lệ Chi. Vua Lê Thái Tôn cho truyền Thị Lộ, yết kiến người ở long ngự thuyền. Nữ quan Lễ nghi Học sĩ xiêm y lộng lẫy bước xuống thuyền rồng, hoàng thượng dang hai tay đón nàng. Vua vui mừng như cá gặp nước, như rồng gặp mây.

- Trẫm nhớ thiếp, mong được hội ngộ. Thái Tôn giáng ngôn.

Nguyễn Trãi cùng đoàn ngự lâm xa giá về thành trong đám bụi mờ . Đại quan trở về với cô đơn, gối chiếc, mình ông với mây trời. Miên man về thế sự. Ông nghĩ:

Với bất cứ lúc nào, thời đại nào, những ông vua tơ vương, hiếu dục là những ông vua chết! Nguyễn Trãi chậm rãi vào sảnh đường, bưng chén rượu lên uống, lòng ông phơi phới. Lúc ấy trời đã xuống chiều.

Rước Lễ Nghi Học Sĩ vào long sàng, dâng rượu , ngâm thơ, bình thơ, Thái Tôn cười nói sung sướng.Thánh thượng thấm hơi men, long nhan chao đảo, vua gạt phức những thứ vướng mắt, cầm tay Lộ, tỏ tình, Học sĩ biết dục vọng của Thái Tôn tham dục hơn tham tình. Lộ cúi mặt; cười với vua nụ cười vô tâm. Thái Tôn nghĩ mình là vua thì nàng phải yêu. Thế gian; có những cái nhìn sai lầm về tình yêu. Muốn là được. Không phải! Lộ biết đời đã đánh giá sai. Vua ôm nàng, đoạn đưa tay luồng vào vuông ngực nàng, Thái Tôn hôn say đắm, không nói lên một lời, cắm đầu vô vũng tội lỗi. Chiều ý vua; Thái Tôn khát tình, nôn nao quá độ, mất kiểm soát, đưa tay lột xiêm y của nữ Học sĩ, tóc Lộ rủ xuống, nàng đẹp, cái đẹp của tiên nữ dưới trăng. Hoàng thượng gục đầu hôn lên nương long nhũ, đưa lưỡi liếm nhẹ vào đầu nhũ, vua hóa thân du mục giữa bãi hoang, lăn vào suối mơ, nắm cỏ tơ trên đồi sương  trở thành chăn gối của vua. Lộ chịu không nổi sức ép của tính dục, cuối cùng nàng chìm dần trong biển tình với quân vương. Thái Tôn trở mình, bung người, nằm lên bụng Lộ, mê quân dồn hết thần lực đẩy vào cửa nhà của Thị. Nàng nhắm nghiền mắt, chờ đợi nhưng không; long thể thánh thượng tuyệt nhiên bất động, chẳng nghe tiếng khoan tiếng dập của Thái Tôn. Lộ không còn nghe tiếng thở, toàn thân vua nằm đơ như một cục thịt chết.

- Bẩm thánh thượng… thánh thượng có bề gì? Nữ Học sĩ nói.

Nàng lật Thái Tôn ra khỏi nhục thể mình, vua nằm sóng soải, hai tay buông xuôi, mắt trợn ngược nhìn lên mái long thuyền. Lộ nhìn vào long thể vua, lúc ấy; dương vật ngài mềm nhũn không ‘cương’ như những người mắt chứng “giựt-lông-đuôi”. Thần thái của vua Lê tái tím như người vớt từ dưới nước. Triệu chứng nầy, do nghẽn mạch máu tim, đột biến, đưa tới tắc thở. Học sĩ luận về cái chết của vua giữa lúc đó.

Thị Lộ hoảng! nàng chui ra khỏi ngự thuyền, khóc lóc sướt mướt. Nàng nằm dài trên sàn rồng, tóc tai rối bời, tấm khăn lụa đẩm ướt nước mắt . Lộ nằm mê man…

Nhị vị họ Nguyễn bị nghi án giữa triều thần nhà Lê với án lệnh ‘tru di’ hai họ Nguyễn.

 

Hơn năm thế kỷ qua và cho tới bây giờ liệu đã lý giải nỗi oan ấy không ? Thời đó vẫn cho Thị Lộ ám hại vua Lê Thái Tôn. Học sĩ là người thông tuệ và hy sinh cho đại nghĩa, thiết nghĩ điều ấy không thể xẩy ra cho một con người yêu nuớc: vì quân, vì dân như bà.

Quan Hành Khiển Nguyễn Trãi và Lễ Nghi Học Sĩ Nguyễn Thị Lộ nhận bản án tru di ba đời là hành động cứu chuộc cho thế gian. Một nghĩa cử chưa bao giờ có ở lịch sử Việt Nam.

Hai thiên tài lừng lẫy của lịch sữ Việt Nam đã bị hành quyết cuối thu năm 1442. Dưới một triều đại đầy rẫy những con người quên việc nước, quên tình người, quên nghiã vụ dân tộc. Hai anh hùng dân tộc Quan Hành Khiển và nữ Đại học sĩ họ Nguyễn đã thực thi nghĩa vụ cao qúi: ‘Quân Phu Phụ’ là gương sáng cho dân tộc anh hùng, cho một đất nước anh hùng truyền lưu muôn thuở.

Hồi đó; dân làng Côn Sơn, sau ngày xử trảm người ta thấy hai vị nắm tay đi bên nhau  hạnh phúc và mãn nguyện; đã trả xong món nợ lớn lao cho tiền đồ đất nước.Cả hai chìm dần vào cõi xa mờ.

 

  (ca.ab.chestermere ..sn1/11 âm lịch 2007.  ca.ab. yyc. Hiệu đính. sn1/11/ 2023)

 

.

TRANH VẼ  ‘Nguyễn Trãi và Thị Lộ’ Khổ 12” X 20”. Acrylics+Ink+Pen. Vcl#3192023.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

                                                                        

 

Võ Công Liêm
Số lần đọc: 608
Ngày đăng: 07.12.2023
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Mèo con lạc lõng - Elena Pucillo Truong
Sau mười năm... - Nguyễn Vĩnh Căn
Cuộc đời vẫn đẹp - Elena Pucillo Truong
Cuộc đời mẹ Monica - Nguyễn Vĩnh Căn
Hai thành phố biển - Trần Hạ Vi
Rocky - Tiểu Lục Thần Phong
Bà tôi - Ngọc Thảo
Chiến công của lão quẹt - Nguyễn Đại Duẫn
Ma-nơ-canh - Nguyễn Thỵ
Giận kẻ bạc tình - Hoàng Thị Bích Hà
Cùng một tác giả
Lệ (thơ)
Đĩ về hưu (truyện ngắn)
Không dám mô (truyện ngắn)
Người Khách Lạ (truyện ngắn)
Đêm Màu Hồng (truyện ngắn)
Jazz (thơ)
N Ụ (truyện ngắn)
Thi sĩ và thiếu nữ (truyện ngắn)
Ka ra ô kê (truyện ngắn)
Người treo cổ (truyện ngắn)
Chút tình còn lại (truyện ngắn)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Cụm hoa cúc sao (truyện ngắn)
Lời ru (thơ)
Thể tính thiền (tiểu luận)
Đi chơi xa (truyện ngắn)
MA-YÔ-CA* (truyện ngắn)
Hy Lạp (tiểu luận)
Phương thức (tiểu luận)
Đất lạ người quen (truyện ngắn)
Vào với thơ (tiểu luận)
Một chuyến đi Tây (truyện ngắn)
Cho Tôi (thơ)
Hư vô phản kháng (tiểu luận)
Đi tìm thú vui (tiểu luận)
Nẻo về của Ý (tiểu luận)
Đi vào cõi thơ (tiểu luận)
Thi ca đương đại (tiểu luận)
Vi diệu pháp kinh (tiểu luận)
Thiền Nhật Bản (tiểu luận)
Đam mê (thơ)
Sa mạc (thơ)
Cho tôi (thơ)
Dòng sông đêm (truyện ngắn)
Chơi chữ (tiểu luận)
Bạn văn và tôi (truyện ngắn)
Đạo phật (văn hóa)
Ngày cuối của Yên (truyện ngắn)
Định niệm (nghệ thuật)
Cuồng si (truyện ngắn)
Ung thư thiền (tiểu luận)
Chân dung tự họa (nghệ thuật)
Truyện rất ngắn (truyện ngắn)
Ý thức vũ trụ (nghệ thuật)
Người khách lạ (truyện ngắn)
Thân tâm nhà Phật (tiểu luận)
Chuyện lan man (truyện ngắn)
Socrates (tiểu luận)
Sư ông (truyện ngắn)
Điêu khắc Mỹ (tiểu luận)
Tình câm (truyện ngắn)
Du Tử Lê và Tôi (tiểu luận)
Văn chương là gì (tiểu luận)
Đại dịch (tiểu luận)
Kẻ ăn mày (truyện ngắn)
Tư tưởng (tiểu luận)
Mẹ ơi (thơ)
Phân tâm học (tiểu luận)
Thanh cao là gì? (nghệ thuật)
Làm thơ (tiểu luận)
Vẽ đàn bà (hội họa)
Làm văn (tiểu luận)
Tu thiền (tiểu luận)
Nội trú (truyện ngắn)
Cảm thức (tiểu luận)
Phật pháp là gì? (tiểu luận)
Sát na (thơ)
Holy cow (thơ)
Xem tranh (tiểu luận)
Chung một cuộc tình (truyện ngắn)
Chay mặn (truyện ngắn)