Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.196
123.208.946
 
Bạn bè rụng như lá
Dương Ðình Hùng

Vài năm trở lại đây - sao bạn bè cùng rụng như lá ? Rụng rơi về một vùng đất bên kia trời xa tít .

Có người đi để lại vài tác phẩm kèm theo lắm cái Không ( H. N. Tuấn ), người để lại chùm thơ, chùm nhạc, chùm chử nghĩa tiếng Anh ( T. H. Nghiễm , N.T.Tịnh ), người để lại tấm tranh tấm ảnh ( B.Chỉ rồi D.Đ.Sang ), người ra đi trong con bệnh trầm kha khi hơi nồng của rượu còn sót lại ( T.M.Lộc ), người đi văng vẵng dòng thơ trên chiếc xích lô chở gió chở sương ( N.V.Phương ), có người gục xuống đời chỉ vì chiếc honda oan khiên tránh vũng nước, nơi xóm vắng thôn Vỹ ( Đ. Giang ) … rồi T.N. San tiếp nối rời xa, gục xuống đường phố trong cuộc sống trầm kha, trong cuộc chơi vô thường này. Lạ lùng nhiều người ra đi về bên thế giới kia nhưng giống nhau: còn có mẹ gìa - còn có con cò trắng đơn côi, rơi lệ tiển biệt thằng con mình.

Hồi tưởng lại thời gian đi qua mau, đôi khi bàng hoàng, choáng ngợp, nhiều nghịch lý. Buổi sáng thức dậy nhìn nhũng ngọn lá rơi rụng - cái sống cái chết mênh mông lấp đầy ký ức. Những sự ra đi đột ngột, sạch thơm …như mãng bè trôi kết đầy hoa lá, khá đẹp trong đời bé nhỏ …tràn về trên trang giấy .

 

Tôi trở về đây trong sổ tay bạn hửu

Có đứa vĩnh viễn nằm yên.

………………………………….

Dù mỗi thằng đi mỗi hướng

Và tôi vẫn tin rằng

Không có thù hằn nào giết được kỷ niệm

Thơ T.N. SAN 1968- Về những con đường khô cây

 

Những kỷ niệm về những con đường khô cây đó tôi ắt còn nhớ lại - nhớ chuyện hơn chục năm rồi, trước khi chuyện dài " Gia phả dòng họ " sắp được in ra - truyện nói về thực tại đớn đau trong cuộc chiến - súng đạn bom mìn, di chứng chất độc màu da cam … trên vùng đất A sao, A lưới, tôi phát hiện mình chưa một lần đến vùng đất xa lạ đó. Truyện viết ra dày cộm, chỉ nghe qua cái suy tưởng, ghi chú ở đời - có chăng điểm khuyết trên cái bản đồ trước mặt. Tự nghĩ, mình phải đi thực tế nhìn đời, chụp vài bô ảnh, ghi nhận những vùng đất hoang vắng khô cây đầy máu, nước mắt kế cận biên giới Lào. Chụp luôn những dòng đời San và bè bạn trôi nhanh .

Chụp ảnh đâu có dễ nơi chốn biên phòng - đâu đâu đều có tấm biển " Biên giới" loạng quang bạn chụp ảnh là máy hình bị thu, tạm giữ khó khăn đủ điều … nên tôi quyết định rủ Thái Ngọc San đi cùng - dù sao hắn có thẻ nhà báo, cái thẻ to lắm, phòng ngừa nhiều thứ rối rắm.

Chuyến đi bọn tôi có bốn thằng bốn máy ảnh lủng củng mang theo. Thằng chụp ảnh ( N.K.Phương ) chụp hình có lẻ để dạy trong trường dạy nghề . Thằng chụp ảnh ( M.Sơn ) để đem vào Sài gòn dạy cho mấy đúa trẽ lang thang vĩa hè xó chợ. còn thằng chụp hình in trên báo, làm thơ …

*

Qua khỏi chốn lăng mộ, uống cà phê đợi con đò đưa qua bến Tuần, khuôn mặt T.N. San nhiều người quen biết là nhà báo nên khỏi tốn tiền phà.Nhà báo thật là to !

Hắn im lặng mỉm cười nhìn thằng chụp sông chụp núi. Thằng chớp mây trời, thằng chụp con cá cơm, cá bống bơi bồng bềnh trên con nước - còn hắn trầm ngâm trên sông nhớ lại :

Tôi đã lớn lên từ một dòng sông .

Dòng sông đi qua rất trầm lặng

Thơ T.N.San

 

Vùng đất bên kia sông hoang tàn, đổ nát dù chiến tranh chấm dứt gần hai thập kỷ rồi. Con đường ra biên giới đâu đâu cũng vắng lặng. Dấu bom dấu đạn in dấu khắp mọi nơi, từ đền đài lăng miếu, mái nhà, thân cây ngọn cỏ… Thỉnh thoãng bắt gặp vài mái nhà của người đi kinh tế mới. Ngàn hố bom trên núi duới sông, in sâu vào thành đá thượng nguồn sông Hương . Kia là chiếc cầu gãy đổ, kia là những lô cốt tan nát lỡ loét đen thui. Không xa là căn cứ Bình Điền, kia là đỉnh đồi nỗi danh trong cuộc chiến … không xa là con suối máu - máu đổ ra đổi màu đỏ cuốn trào một thời binh lửa. Con suối được mang tên trong qúa khứ hải hùng.

Nắng vẫn đổ hừng hực trên con đường sỏi đá lẫn bụi hồng mù mịt. Xế trưa hai xe honda leo lên được đỉnh núi Kim Quy. Dừng lại dưới bóng mát của táng cây bên đường nhìn ngọn núi như con rùa, nằm yên nghỉ nhìn xuống con suối máu.

 Tôi chỉ ngọn đồi bên kia có nhiều bóp gát, nhiều hố bom nám đen hỏi San : Mày biết tên ngọn đồi này không ? Có phải ngọn đồi A 31 ? Hắn lắc đầu mỉm cười không nói.

Có con gió từ đâu đưa đến. Nghe tiếng chim lạc lõng chốn hoang vu. Vài bông hoa dại héo bên đường. Con đường im vắng không xe hơi, không bóng dáng người qua, âu chỉ nghe tiếng xào xạc, lạc loài bước chân người đi kiếm củi kiếm trầm. Trời trên cao chiếu thẳng xuống một vùng đất.

Chúng tôi tiếp tục con đường khổ ải, vượt qua núi cao từ Đông Trường Sơn qua Tây Trường Sơn, qua con đèo Mạ ơi. Con đường gập ghềnh đầy đá lớn bằng bàn tay người. Ngồi sau lưng San, hai thằng chập chờn lên xuống nhún nhẩy với đá. Tôi còn được ngắm những đám hoa rừng, hoa lan trắng đỏ một thung lũng sâu thẵm, chập chờn đám mây trắng phủ xuống cánh rừng, ngàn cây dương sỉ lớn to mập như cây dừa dương vai với nắng trời vùng cao.

Còn San đang nghĩ gì ?Khuôn mặt hắn vẫn cười rạng rỡ dù có cái lo toan, nếu chạy loạng quạn xe rớt xuống vực sâu. Không khéo cái bánh xe nỗ tung khi đoạn đường dài mấy chục cây số không hàng, không qúan, không kẻ vá xe… Con đường vẫn vắng bóng nguời. Dù sao bốn thằng cũng lên được đỉnh núi cao - thở phào ngồi bệt bên đường ngắm nhìn nhau. Mái tóc San điểm bạc giờ đây trắng xóa do cái bụi mịt mùng.{ẢNH )

 Khuôn mặt hắn giờ đây trông đẹp trai hơn nhờ bụi trắng che bớt lớp da đen thung thũng . Tôi khen " Mày giờ trông bô trai hơn …"Hắn cười cái nụ cười hóm hỉnh như mọi ngày. Mặt luôn đen giờ trắng ngọc, giống cái biệt danh Ngọc Thảo Nguyên của hắn.

Lên cao giờ phải xuống thấp, bọn tôi chạy xe xuống đèo - đúng nghĩa là đèo Mạ ơi - Ai đã từng lội qua con đèo này đều phải than trơì ! Tiếng than tiếng gọi của lủ trẽ trong thiên đường thơ ấu thuở nào, sống giữa một giải đất khô cằn sỏi đá

 Dưới dốc đèo hiện lên một vùng đất đỏ, có con đuờng mòn lừng lẫy, có nóc nhà thờ nhọn đứng sáng rực phía trước những dảy núi Trường Sơn hùng vĩ … và có đồn bót nhiều dấu tích đạn bom. Vùng có địa danh là Bốt đỏ -có lẻ tên gọi những đôi bốt đen của lính Tây chiếm lĩnh vùng đất này, màu đen rực màu đất đỏ.

Đêm về thành phố huyện lỵ vùng cao, nhờ có cái thẻ nhà Báo, cái quen biết của San chúng tôi tìm được chỗ trọ trong phòng của nhà khách huyện.

 Bên chén ruợu nồng, chút mồi nho nhỏ, bốn thằng quây quần. Thằng lãng đảng nhìn đom đóm bay, tôi lom khom bấm máy chụp vầng trăng trôi lững lờ trên núi cao, thằng yên lặng lắng nghe San cầm cái đàn hát, hát những bản nhạc bolérô củ mèm - thói quen của hắn ta sau men rượu nồng. Những cung bản nhạc hắn lập đi lập lại nhiều lần :Phố nữa khuya, Ai đưa em về, Tình khúc cho em …Bàn tay hắn cầm chặt cây đàn ghita, bàn tay gãy chỉ bấm cung La thứ, tay kia gỏ đều rồi trầm đều cất giọng hát ồ ồ. Chỉ có La thứ thôi mặc cho bản nhạc là trưởng, là Đô là Rê là Mi …kiểu hát nhạc của San.

Hát nhạc chưa xong, nằm dài trên sàn nha, buôn chân xuôi tay, mắt nhắm kín, ngáy phò phò mặc thế giới quay.

*

Buổi sáng uống càphê, San thú nhận " tao chưa đi con đường đèo Mạ ơi lần nào lên đây, chỉ đi con đường 9 - Quãng trị lên qua cầu Treo ".

Chuyện đó giờ đây tôi thừa biết - mấy cái địa danh dọc đường lần đầu tiên tụi tôi nhìn thấy, có chăng trên báo chí phim ảnh. Dù sao những uớc mơ của đời người đôi khi nóng bõng - giờ đây may mắn nhìn được sân bay Asầu, nhìn được vết đạn bom ghi dấu lại mọi nơi, nhìn được những nàng tiên nử vùng cao vui đùa trong nước khe trong, rồi phố chợ vùng cao, nhìn San đẩy xe honda qua sông qua suối, nhìn được thượng nguồn dòng sông trên cao chảy từ Hạ Lào sau đó phân chánh đổ xuống Đà Nẵng, Huế, Quãng Trị …nhất trên đoạn đường quay về, quay theo hướng đường 9.

 Xa xa là những đỉnh núi nơi có trận chiến ác liệt nhất trong chiến tranh. Hàng ngàn tấn bom mìn, chất độc màu da cam …rơi xuống vùng đất khổ nạn này. Những chất độc làm những con người khô héo tàn lụi bên cạnh nhưng hoa lạ mọc nỡ có luôn những hoa lau sậy to đùng hơn cái bắp đùi người.Căn cứ Bastone , vượt qua cầu Treo, dấu tích hàng rào điện tử Mac Namara xưa kia còn đó, cổng biên giới Lao Bảo không xa, thấp thoáng mờ ảo sương khói vùng biên giới. Vẫn chụp hình không ngại ngùng những người lính biên phòng vì đã có cái thẻ nhà báo San đeo trước ngực. Không xa là Ai tử.

 *

Đến ngã ba quốc lộ 1 - Thằng phải quay về dạy trẽ, San phải quay về viết báo còn tôi và S. tiếp tục rong chơi ra phía Bến Hải, cửa Tùng, cửa biển … kèm theo lời gởi gắm ngoài đó :

Lũ trẻ đuổi bắt còng trên biển

Đóm lửa bập bùng, tiếng cười vang

Sóng vỗ mãi bên bờ đá dựng

Như bài ca hát vọng âm vang.

T.N. San - Đêm cửa Tùng. 6.85

 

Đêm của Tùng vắng lặng - hai thằng tôi trú lại trong nhà nghỉ San thường neo lại. Bải cát trắng có vài người đàn bà điều khiển xe kéo, phía trước có con bò im lặng chở nước mặn về nhà. Không có lũ trẽ nào bắt coòng như San viết . Chỉ có đóm lửa bập bùng, có tiếng cười vang của hơn chục em nhà hàng gần đó. Họ đến nhậu chung.

Buổi sáng có sương mờ trắng phủ kín một vùng đất nhấp nhô lên xuống, có bầy trâu ra đồng trên mảng màu xanh lục. Nhện giăng tơ lóe sáng chút nắng trời. Không xa sau những hàng cây nhiều cô gái áo vàng áo đỏ đạp xe đi học. Vùng đất dễ thương. êm đềm sao ít đàn ông con trai, lắm đàn bà.

&

Buổi sáng bước ra khỏi khách sạn - Huê hotel.Tôi vẫn thích nhất là trú tại khách sạn này nhất vài chục bận khi có dịp quay về, vì dễ gặp lại bạn bè - nhất là San lý do giờ nào cũng đươc: sáng trưa chiều khi nào cũng có mặt.

 Bên kia là văn phòng báo T.N luôn có hắn trấn thủ. Có cà phê ngon, có gánh bún bò, gánh bánh canh của nhà thơ T.V.Sao. Bạn bè giờ đứa nào tóc cũng trắng, răng có thằng đen thằng sún .Nợ áo cơm chồng chất trên vai còm.

 Ngoài ra khách sạn rất chìu khách, muốn ăn cái gì thì báo - người bếp ra chợ kiếm mọi thứ tôi thích từ con nuốt, con cá cơm cá nục, con chình con mực ….những bửa ăn khó quên của nguời xa xứ. Tôi mời San trưa này qua khách sạn ăn cơm trưa, vì chiều bay lại vào Sài gòn. Thuở khách sạn còn kéo dài ra tận sông .

Uống xong ly cà phê, hắn đi vội khi quay về khách sạn có chỡ thêm anh Th. từ Đà Nẵng ra chơi, trên tay cầm chai rượu trắng - chắc chắn là rượu trắng ngâm với rắn đẽn thứ độc chiêu , món rượu biến chế ngâm tại nhà.

 Vẫn cười tươi lộ hàm răng đen do hút thuốc triền miên, da vẫn đen giống người Vân Kiều, vẫn đôi mắt dịu hiền nằm dưới đôi gọng kính nâutrong. Lát sau có anh H.P.N Tường đến, thuở anh chưa bị liệt.( Hai tuần sau nghe tin anh tai biến nhưng giờ đây vẫn còn thọ) {ẢNH 2}

Trong đời thích nhất là ngồi nhậu ăn uống với T.N.San - hình như tôi chưa bao giờ nghe hắn nói về cái tôi của Hắn , kể cã chuyện hàng ngày hắn viết thường trên báo : chuyện nhà đất chuyện quan chức, chuyện môi trường, chuyện tham ô … Hắn ta thích kể chuyện vui này nọ, kể cái giọng lùng bùng trong miệng luôn cười. Kể cho mọi người thêm vui, cho đời bớt khổ !Tốt nhất đời phải tăng quên giảm nhớ . Nhớ hoài mấy thứ trên báo thêm buồn.Đâu cũng rối rắm , ráng tìm cái đẹp cái tốt mờ con mắt !

Chuyện tiền bạc ai ai cũng cần cũng thích, nhưng San không bao giờ nhắc tới. Chắc chắn có một điều khi lảnh lương, khi nhận được tiền nhuận bút …là hắn len lén chuồi khéo cho thằng này thằng nọ, nhất là đám văn nghệ đói rách một thời. Mọi chuyện hắn làm khá âm thầm trên vùng đất có lắm sự bàn cãi .

Đang nhậu mọi người giật mình nghe tiếng nỗ bùm lớn. Không gì cã, thằng M.S. len lén trèo trên cây phượng cao nhảy ào xuống nước . Hắn la to " Kỳ này tao tắm sông Hương rồi…"Sơn lội giữa rong rêu nỗi trôi trên mặt nước, đôi tay lắc mạnh vẫy chào mọi người. Con sông đẹp đôi khi có người chưa dịp tắm.

San đứng dậy ra ngoài. lát sau quay lại khách sạn , lạithêm một chai rượu rắn. Một ngày có lẽ có bốn lần hắn trở về nhà để bốn lần lấy rượu rắn đẽn cho bạn .

Buổi chiều tôi lên máy bay, bên dưới nhìn xuống mồ mã chiếm hơn nữa thành phố xưa. Thấy buồn vì chưa gặp ông bạn Kỳ. S cho mượn chiếc xe lang thang 2 tuần, không lời cám ơn giả biệt . Thật là tệ !.

Quay về thành phố, tôi có dịp ra mắt cuốn sách " Gia phả …", có triễn lảm ảnh " quay về một vùng đất", có khuôn mặt San phủ đầy cát bụi trắng , có thêm buổi hội thảo về chất độc màu da cam có nhiều vị tai to đến dự , có thêm cô thuyết minh xinh đẹp, dễ thương làm MC là cô P.Thảo … giờ này cô ta cũng vừa rụng rơi như lá , biến mất giữa trần thế giống San rồi .

**

 

Sài gòn có một quán cà phê số 27, nằm trên con đường yên ắng. Có một sân nhỏ luôn vọng nhạc tình củ, có một bàn riêng khá thú vị bên cạnh gốc cây Cốc - dưới gốc cây có một chiếc ghế khá đặc bệt. Ghế quay ra phía hướng cây khế già, thân cây cằn cổi, luôn rụng lá phủ k1n mái hiên bên nhà.

 Chiếc ghế đặc bệt ít ai dám ngồi vì dễ đưa ngươi ngồi trên ghế di chuyến thuyền xa , rồi dễ bay xa.

Qúa khứ kể lại, chiếc ghế qua một số người thích ngồi ngay trên đó lại bay tít bên kia chân trời khác : H. Thư người nghê sĩ đánh trống, ngâm thơ vở Trấn thủ lưu đồn , anh nhà báo kỳ cựu Vũ. B. Tiến, đạo diển B. S. Duân, rồi đến nhạc sĩ T.C.Sơn, B.Chỉ, T.Tịnh , …tiến sĩ kinh tế L.H.Định , nhà thơ H. Phương rồi ca sĩ S.Phú và lắm ngươi nữa ... Có ngươi không bay tít xa nhưng bay lòng vòng quanh qủa đất, như chuyện trên trời rơi xuống. Có người hôm nay ngồi, ngày mai bỗng dưng được thiên hạ lo đi Tây đi Tàu. Thật là vui !.

Có ngày, bỗng dưng T.N.San xuất hiện, hắn ngồi bệt ngay trên chiếc ghế, rồi hàn huyên tâm sự , bù khú náo động với bạn bè. Vẫn mai tóc trắng, da đen, răng đen …khó thuốc bay mịt mờ, tàn thuốc hắn ném quanh gốc cây Cốc.

Uống ly càphê xong, lại có thêm chai rượu ngon, mọi người nhắm chút cho đời bớt lạnh. Ngồi hết buổi sáng cùng kéo nhau qua bên kia đường, vào trong quán Bảy. N uống thêm chút bia chút bọt.

Thói quen, San mượn cây đàn hát mấy cung đàn Bolêro xưa củ. Vẫn là Phố nữa khuya, Ai đưa em về, Tình khúc cho em … ôm cây đàn ghita, chỉ có biết một cung La thư, cất giọng hát trong đôi môi hồng chất chứa chút an bình, dưới chiếc kính cận dày cộm . Đang hát San đưa đôi tay vòng quanh cổ,úp chiếc mặt xuống bàn nhậu, một lát hắn từ từ trường mình xuống nền gạch hoa quán nhậu, đôi mắt khép dưới gọng kính, ngáy ngủ ngon lành.

Đôi tay đôi chân dang rộng mặc cho thiên hạ chung quanh ngó nhìn. Khuôn mặt vẫn không thay đổi trong giấc ngủ quen - mặt an nhàn , độ lượng, nhiều khói sương.

Thành phố này nhậu xong lăng ra quán, nằm ngay dươi sàn là thường tình nhất là khi có bia có rượu. Khá nhiều họa sỉ. điêu khắc gia, nhà thơ, nhà buôn, đủ thứ nhà …làm chuyện đó nhưng cái phong cách đặc biệt khác nhau.

Có người phải la hét thật lớn, chươi bới người này người nọ để moi nguời lắng nghe, có người đập chén đập ly, có người phai ói mủa cho vui …

Thôi chìu bạn, nhẹ nhàng khiêng San lên nằm sau xe đưa về Mỹ Viện, dù sao tôi cũng đã đến giờ làm vệc.

Buổi chiều San lớ ngớ thức giấc, khuôn mặt y có vẽ bối rối hốt hoảng khi thấy nhiều bà nhiều cô đến thay băng cắt chỉ. Hắn vùng tỉnh, đi rửa mặt chải lại mái tóc bồm xồm, lau kính đeo mắt . Lát sau thấy hắn ta ngồi uống càphê cạnh nhà, miệng phì phà điếu thuốc, lạc hồn nhìn lá cây vàng rơi kín xuống đường. Buổi tối hắn biến mất, sau đó tôi biết San vào khách sạn Cà Mâu đánh một giấc ngủ ngon.

                                    *

Trước năm 2000. thời San còn khỏe hầu như sáng càphê, chiều nào cũng nhậu lai rai - chỗ San thường ghé nhiều là ngôi nhà của người bạn C.H.Điền trên phố Hàng Me. Ngôi nhà kiến trúc kiểu cổ - mái hiên nhà rộng dễ mọi người tụ lai.

Thuở đó San uống khá mạnh, hát nhạc bolêro khá nhiều, có thói quen sau đó tháo kính, nằm dài tại chỗ, đổ giấc ngủ ngon. Thêm đôi tay buông xuôi. mặc cho sương lạnh, mặc cho gió chướng, mặc cho trời cao nhìn xuống. Ngủ suốt đêm, không bao gờ chịu dời gót Ngọc Thảo Nguyên vào trong nhà nằm. San là thế !

\------------------------------------

Ta với Người , Người với Ngợm

Trời đất bùn rác lấm len

Thơ T.N.San

Có đêm, ngoài đồng vắng, trong cái lều tranh San vui nhậu cùng bạn bè, hát hò qúa nữa khuya cho đên khi công an khu vực yêu cầu im tiếng - rồi San lê bước về nhà cùng với bóng ma.

Sau năm 2000 San đổi tính - chiều chiều thường qua nhà bạn T.N. Hạnh bên sông Gia Hội, nằm bên con đường đất lắm ổ gà ( đường nhựa 30 năm không ai ngó ngàng nên hóa thành đường đất bụi - nhiều con đường quanh đó rất giống nhau ).

Hạnh cũng buồn lắm, xa vợ xa con quay về cố quận, trấn thủ từ đường nhiều năm tháng. Ngày ngày, Hạnh vát cần câu xuống phá Tam giang, vào kênh vào rạch kiếm mấy con cá li ty đem về, để hai thằng bù khú với rượu trắng ngâm rắn đẻn. Hạnh nấu ăn là số một - đồ Tây đồ Tàu .Nấu kiểu nào cũng bị thằng San chê là dỡ , nhưng rồi hai thằng vẫn nhậu, ngắm ngôi nhà rường biến màu theo năm tháng, nhìn chiếc ghe đơn chiếc nằm trước nhà, trên lề đường bên duới là con sông.

Một thằng đi sớm, thằng kia chắt chiu buồn lắm !Từ độ ấy San đổi tính, nhậu lai rai vài cốc rượu rắn, đợi đến chập tối là quay về nhà với với con, với thằng Xù con Nhím như lập trình muôn ngày. Về sớm làm vệc cật lực công việc đang gánh trên vai . Ít làm thơ nhưng hắn viết chữ viết bài khá nhiều .

Có hôm bạn bè kể lại, một ngày động trơi T.N.San nhậu với các quan chức trên nhà hàng nỗi trên sông xanh cạnh chân cầu Trường Tiền. Không hiểu vì bà nhập hay sao?Hay do thế sự lắm chuyện đa đoan, hắn ta la hét, cuối cùng nằm luôn nơi nhà hàng nỗi, ngủ một giấc ngon lành, mặc cho gia đình vợ con réo gọi. Rạng sáng San thức giấc hối hả quay về.

                                                8

Ba mươi năm trôi nhanh sau chiến tranh. Lần cuối San vào Sài gòn, trú lại trong khách sạn Cà Mâu đối diện nhà. Lần này trông hắn rất là vui vẽ, hạnh phúc vì có thêm ngươi bạn cùng phòng - nhà thơ V.Sao.

Hai ngươi tóc đã bạc, thằng búi tóc thắng không. Thằng răng đen rụng, thằng răng đen còn chút trắnng . Hai thằng mang kính dày phát ghét.Hai thằng cùng mơ về chút viễn  xưa{ ẢNH 3 }

Thằng suốt ngày chăm chú đọc sách sách kệ, còn thằng nọ kể chuyện vui không ngừng. Thằng kể chuyện cô này cô nọ phố Hà nội, thằng kia kể chuyện xưa kia, thơi còn trốn lính, lất bất trong thành phố này, làm thơ làm báo …

                        ………………………………….

Tôi sẳn sàng đổi trao cả cuộc đời.

Cho mùi hương hoa ấy.

-Hà nội của tôi !

Thơ T.N.San 1983

Hai tên uống càphê ngaỳ ba bốn bận, trưa tối loay quay nào nào bia bọt giữa vòng vây bè bạn . San nhiều lần nói " Lần này có lẽ là lần cuối vào đây. Sau này chắc khó vào lắm …"Nói câu này khi uống càphê, nói trong bia rượu quán Phương Nam để chọc V.Sao - về cái lận đận nhà thơ nghèo, nghèo xác xơ , nhà thơ mấy thập kỷ rồi mới có dịp vào thăm bạn bè.T.N.San ngược lại, hắn làm việc đai bản doanh là nơi đây, chị ruột mấy em gái quanh đây, chưa kể mẹ già San vẫn sống gần đây sao mà không quay lai được ?.

Mười hai ngày hai đứa trú lai trong khách sạn, quay vòng như 12 con giáp, hai đứa nhìn lá rơi, rụng xuống phố phường náo nhiệt

*                                               *

Buổi sáng đang làm lể hỏa tán nhà văn H.N.Tuấn ở Bình Hưng Hòa, ngột ngạt trong mùi hương khói , trong tiếng cầu kinh của nhà sư áo vàng, trong lời cầu xin về với Chua phòng kế bên , tôi bỗng nghe chuông điện thoai reo. Bạn báo tin buồn Thái ngọc San mới gục xuống đường phố bên kia sông Gia Hội , trên con đường láng nhựa. Hắn đang nằm cấp cứu, gần giống cảnh ngộ nhà thơ Đ.Giang xưa kia. Ôi đường nhựa dễ tử hơn đường đất. Sinh ra là phai tử thôi . Dễ ai sống trăm năm ai sống ngàn năm. Bên trong Tuấn đang nằm, có ai đễ sánh vai với hắn. Cái gì hắn cũng không, Không chục thứ không.

Không vợ không con, không giấy tờ khai sinh. không căn cước, không hộ khẩu, không buồn, không đố kỵ, không biết lái xe honda dĩ nhiên không có bằng lai, nhưng lạ kỳ trong túi áo luôn có hình Tuấn chụp ngồi cởi xe máy ( hắn chụp tại hồ con rùa để khoe với người đẹp ).Khuôn mặt Tuấn cười mãn nguyện với cái không ?

Sống bị đẩy vào lính , rồi trốn lính, viết lách, viết đủ thứ …kiếm chút tiền nhuận bút. Tiền luôn nằm trong phong bì. Khi trả tiền rút hết bao này đến bao nọ. Ba mươi năm qua không bao giờ có bóp giấy tờ, chỉ có phong bì. Công an chẵng buồn hỏi nó, thằng già biết đi bộ cùng lắm là đạp xe đạp. Sống là sống nương cùng bạn bè. Khuôn mặt khi nào cũng tươi vui. Một thơi hình như là tình yêu, một thời mối tình điện thoai, một thời cô gái treo mùng … một thời la cà trong qúan 81 nhìn lá rơi, nhìn rễ cây Si lòng thòng thả xuống đời, nhìn chùm cây dái ngựa đong đưa với gió. Khi nhắm mắt, nụ cười vẫn rạng rỡ như hôm nào.

 Rồi T.Tịnh cũng vậy - một thời qua Mỹ học, về nuớc trốn lính, viết báo ở Đà Nẵng. Hết chiến tranh, tuột quần tè te trên bằng đại học, xé tuốt tuột cái bằng lắm người thích. Rồi lai xin thi vào đai học để có dịp sống gần cha gần mẹ. Hắn làm thơ, tự học nhạc, sáng tác, hòa âm, dịch sách…khi nhắm mắt cũng nằm ngửa nhìn trời , đôi môi cười tươi vui, nhân ái …nằm ngữa bình an giống San - thật là đẹp.Khi sống có lúc qùy dưới Chúa - khi mất xác thân thiêu rụi nghe tiếng kinh Phật a63nn chìm trong chùa Gìa Lam .t

Dù sao hai đứa giờ đã thành trothành khói  - cầu mong gió đưa chút bụi trần về thăm chốn xưa củ.

                                    *

Bạn bè vương vấn như T.N.San nhiều lắm, đầy kỷ niêm nhạt nhòa. Có người đi trước có người tạm ở. Khi sống Thái Ngọc San cũng là đạo dòng, ấu thơ ẩn mình trong Đại chủng viện, chiến tranh vào Đảng lại xin ra ,làm thơ viết báo …lơ mơ của một kiếp người trong thế hệ hôm nay .Dù sao khi San nằm xuống hoa tươi phủ kín quanh nguời. Gần 500 vòng hoa lượn quanh thành phố xưa cổ,có tiếng cầu kinh của đòan sư áo vàng, có tiếng cầu xin được về với Chúa lên cõi thiên đàng,    thơm ngát một vùng đất đá núi Thiên Thai. Khá nhiều những vòng hoa của lắm người không quen biết vì quy hoạch. vì nhà đất, vì môi trường, vì tham ô …vì có một nhà báo đàng hoàng ngay thẳng .

 Lặng lẽ dưới hàng thông im mát, tiếng chim reo hát suốt ngày trên đống tro tàn của một thân xác vừa nằm xuống . Dù sao vẫn còn vầng trăng khuyết ai đó đã dựng trên mộ phần của San, chiếu chút ánh sáng vào cái đẹp, cái thanh khiết , cái nhân ái, độ lượng của đời sống lãng đãng hắn thương hát :

Tôi muốn hát cho cây cỏ nghe

Tôi muốn hát cho cây cỏ nghe

Lời giun dế khóc trong đêm lửa cháy

Thơ T.N.San .Huế 1968 . /.

 

Tháng 10/2005

Dương Ðình Hùng
Số lần đọc: 3309
Ngày đăng: 10.01.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
…..là phải tìm cách làm ra “nọc độc” của chính mình. Hiểu chưa?” - Phạm Lưu Vũ
Với con - Bích Ngân
Mối hận của Khổng Tử - Phạm Lưu Vũ
Không phải con người có nguồn gốc từ loài khỉ, mà chính loài khỉ kia mới có nguồn gốc từ... con người.(?) - Phạm Lưu Vũ
Nhớ và quay về . - Bích Ngân
Ca HUẾ với dòng HƯƠNG - Võ Quê
Ngủ ở Mũi - Nguyễn Ngọc Tư
Có một cái khó giữ được, đó là lương tâm. - Phạm Lưu Vũ
Nói thật và nói dối luôn luôn là một đặc quyền của con người - Phạm Lưu Vũ
Một trái tim khô - Nguyễn Ngọc Tư