Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
975
123.201.095
 
Cái nhìn công bằng cho Vua Khải Định
Trần Trung Sáng

 

Bác sĩ Gérard Chapuis (nhà nghiên cứu văn hoá người Pháp gốc Việt ):

 

 

                                                                        

               Sau thành công tác phẩm Vua Hàm Nghi - Hồi Ức Con Đường El Biar (NXB Thuận Hóa, 2023) kể về cuộc sống và hoạt động nghệ thuật của vua Hàm Nghi ở Algérie, từ lúc bị đưa đi đày đến lúc mất, đầu xuân mới 2024, Bác sĩ Gérard Chapuis - nhà nghiên cứu văn hoá người Pháp gốc Việt đang chuẩn ra mắt một tập sách mới mang tựa đề : ''Đức Khải Định Hoàng Đế nước Đại Nam, Ngự Giá Như Tây Ký năm 1922, ngày qua ngày''. Dịp này, Bác sĩ Gérard Chapuis dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện chung quanh tác phẩm này.

+Thưa ông Gérard Chapuis, nguyên nhân nào ông lại tìm đến chủ đề vua Khải Định, mà không phải là một vị vua khác, trong khi Khải Định vốn bị cho là ông vua để lại khá nhiều dấu vết tai tiếng trong các tài liệu lịch sử, ông có thể tiết lộ rõ hơn về việc này?

  • Sau khi bàn giao bản thảo ''Vua Hàm Nghi - Hồi Ức Con Đường El Biar'' cho ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế /Directeur du Centre de conservation des vestiges de l'ancienne ville Huế hồi tháng 8/2022 để chuyển đến Nhà xuất bản lo việc in ấn, đầu năm 2023, tôi nhận thông tin rằng: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế dự kiến ra sách về vua Khải Định để kỷ niệm 100 năm Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế/ Bảo tàng Khải Định tháng 8/2023, hoặc đúng ngày di sản Việt nam 23/11/2023.  Lúc này, thời gian quá ngắn để tôi có thể đáp ứng kịp yêu cầu đó, nên đến nay, cuốn sách của tôi mới thực hiện hoàn chỉnh. Tựa sách có tên là: ''Đức Khải Định Hoàng Đế nước Đại Nam, Ngự Giá Như Tây Ký năm 1922, Ngày qua ngày”.                                                                                                                                        

Chính vì vua Khải Định vốn bị cho là “ông vua để lại khá nhiều dấu vết tai tiếng trong các tài liệu lịch sử'' mà cuốn sách tôi viết có độ dày hơn 600 trang không phải để biện minh cho một cá nhân, dầu đó là một vị vua, nhưng bởi trước đó, có quá nhiều thông tin cho thấy các báo Việt, từ thế hệ nầy qua thế hệ khác, ''sao chép'' thông tin bừa bãi, vô tội vạ để kết án ông...Trong bài thơ ‘’Hỏi Gia Long’’ của chí sĩ Ngô Đức Kế năm 1923 viết bằng tiếng quốc ngữ, có hai câu: ''Một lễ tứ tuần thu nặng túi/ Bạc vàng châu báu có trăm rương''. Xin hỏi ai trong dân gian, đã từng thấy ‘’Trăm rương bạc vàng châu báu”?. Thời sự ngày đó,  là nước Đại Nam sống dưới sự đô hộ của người Pháp và chuyện ngày thường các chí sĩ thường tai nghe mắt thấy là sự áp bức con dân Việt trên chính đất nước của họ. Các vị ấy, những người có thế mạnh trí tuệ để hướng dẫn dư luận Việt thời đó, đã dùng các phương tiện giao tiếp chính thức hoặc không chính thức với người dân mà họ có trong tay... như các báo Pháp ngữ hay Việt ngữ (phương tiện giao tiếp chính thức) dùng để đấu tranh từng bước dành tự do, độc lập cho nước nhà. Tác giả không lạm tiếm quyền nói điều xàm bậy,  nhưng ít nhất một số thông tin có thể có phần không chuẩn mực… Những câu tục ngữ của quá khứ thường nói lên điều đó : "Thương thì củ ấu cũng tròn, không thương thì quả bồ hòn cũng vuông" ;''Yêu nhau yêu cả đường đi, Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng''…                                                                                                                                        

Khi viết sách nầy, tôi muốn đem lại công bằng trả lại cho Đức Khải Định. Bởi niềm thành kính về  sự thông minh của ngài trước nghịch cảnh; về sự hiếu học, tò mò đi tìm hiểu cái hay cái đẹp ở trời Tây (từ cuộc viếng thăm các hãng sản xuất tơ lụa tỉnh Lyon đến Sở Vạn quốc địa dư Pháp); về  lòng hiếu nghĩa khi viết vấn an Hàm Nghi thất thế sa cơ; về sự chu đáo trong trách nhiệm trước việc đưa Đông cung Hoàng thái tử sang Pháp hấp thụ nếp sống hiện đại với mong muốn, qua đó, Vĩnh Thụy sẽ trở thành một đấng minh quân, tài giỏi; về tính quyết đoán khi dám phá vở tục lệ tiên đế chưa bao giờ xuất dương thân chinh ngự giá đến các đất Châu Âu tiên tiến trên toàn thế giới ... Sự thông minh của đức Khải Định trong nghịch cảnh là cách ứng xử tưởng như buông xuôi, để được ''cuốn đi theo chiều gió'', không cưỡng lại, khi không còn cách nào khác lúc đất nước bị đô hộ.

+Ông có thể giới thiệu rõ hơn với bạn đọc về nội dung quyển sách ông đang thực hiện? Dự kiến bao giờ ra mắt?

  •  Sách ''Đức Khải Định Hoàng Đế nước Đại Nam, Ngự Giá Như Tây Ký năm 1922, Ngày qua ngày'' sẽ được ra mắt đầu năm 2024 nhân dịp khánh thành điện Kiến Trung sau trùng tu. Sách sẽ đề cập đến đức Khải Định, trọng tâm của những lời đồn và nêu nghi vấn rằng, ngài có đáng bị nhận mọi chỉ trích? Tôi đã đọc 144 bài báo tại Pháp để gắng tiếp cận gần nhất sự thật (chưa tính các sách vở tại Việt Nam). Tôi theo vết chân của ngài, ngày qua ngày, trên đất Pháp để có cảm nhận rằng, ước mong lớn nhất của ngài là đất Việt trở thành một phú quốc cường binh ở cuối thế kỷ mười chín, theo kịp nước Nhật Bản anh em lúc đó đang có tư thế chuyển mình... Tôi cũng nghĩ rằng khó có thể tách rời cuộc đời Đức Khải Định, vị vua thứ 12 triều đại nhà Nguyễn với Đông cung Hoàng thái tử Vĩnh Thụy, Đức Bảo Đại sau nầy (vua thứ 13 triều Nguyễn) để tránh mất sự liền mạch của dòng chảy lịch sử. Vì thế, tôi đã đề cập đến những vấn đề lịch sử cũng như đời thườngliên quan đến đức Bảo Đại, một cách khái quát, ở phần cuối cuốn sách.                                                                                                                 

+Trong quá trình tìm kiếm tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp Khải Định, ông đã tiến hành ra sao? Ông có gặp những trở ngại nào đáng kể?

  • Sách của ông Nguyễn Cao Tiêu quan nội các thừa chỉ ''Ngự Giá Như Tây Ký'' đã giúp tôi rất nhiều trong việc kiểm tra thông tin hai bên, chỉ tiếc rằng quan nội các thừa chỉ dùng ngày âm lịch làm cho tôi khó khăn đôi chút. Tuy nhiên, có sự thuận lợi là, khi viết quyển sách ''Vua Hàm Nghi - Hồi Ức Con Đường El Biar'', tôi trở thành thành viên Tán Trợ của ''Hội Nghiên Cứu và Phát Triển Di Sản Văn Hóa Huế'' sau cuộc bầu chọn nhất trí của Hội (04/01/2022) mà ông Nguyễn Đắc Xuân là chủ tịch hội. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp Khải Định, tôi cũng được biết Chủ tịch Sở Vạn Quốc Địa Dư, hoàng thân Bonaparte, đã mời đức Khải Định đến dự triển lãm những vật phẩm đầu tay về mối quan hệ giữa những khai quốc công thần người Pháp (Jean-Baptiste Chagneau, Philippe Vannier, Dayot, Olivier, Barisy) và triều đại Gia Long tại trụ sở đường Saint Germain, quận 6 Paris (10/ 07/1922). Tôi cũng tìm hiểu thêm về hiệp hội địa lý này và trở thành thành viên Sở Vạn quốc Địa dư Pháp/Membre de la Société de Géographie de Paris. Tôi đã hỏi ý kiến của ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế về việc ''trả lễ'' họ, mời họ đến Việt Nam, khi khánh thành điện Kiến Trung sau trùng tu năm 2024. Ông Hoàng Việt Trung tỏ ra hân hoan với ý kiến đó./.

 

+Xin cảm ơn Bác sĩ Gérard Chapuis và chúc ông tiếp tục đạt được nhiều thành công trong mọi  lĩnh vực đời sống./.

                                                                                                                                                                                                      

  Ảnh: 1/Tại Hội thảo chuyên đề  “Di sản liên văn hoá trong văn học nghệ thuật Việt Nam đầu thế kỷ XX’’   

  2/Sở Vạn Quốc địa dư 

 

 

3/ Thẻ thành viên Sở Vạn Quốc địa dư của G.Chapuis 

 

 

4/Vua Khải Định trong chuyến tham Pháp

 

 

 

 

Trần Trung Sáng
Số lần đọc: 658
Ngày đăng: 23.02.2024
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tôi là con dâu xứ Nẫu - Vân Phi
Còn đây tiếng vọng quê nhà… - Vân Phi
Trả lời phỏng vấn về cuốn sách Việt Nam Thời Dựng Nước (*) - Thiếu Khanh
Làm thế nào để tham gia đấu giá tác phẩm nghệ thuật Việt Nam ở nước ngoài? - Trần Trung Sáng
Nhà văn Trương Văn Dân - Giữa tâm dịch, anh là người trở lại - Trương Văn Dân
Cao Xuân Hạo: "Tôi chỉ là một người làm nghề chuyên môn của mình để phục vụ nhân dân, phục vụ dân tộc" - Đỗ Quyên
Thơ văn hóa và Thơ văn học - Nước sông không phạm nước giếng - Đỗ Quyên
Truyện Lục Vân Tiên với tranh minh họa đã bị lãng quên 120 năm tại Pháp - Vương Kiều
Đặng Thơ Thơ, không có biên độ giữa thực và hư - Đặng Phú Phong
Phỏng vấn về Nguyễn Viện - Bùi Hoằng Vị
Cùng một tác giả
Những que diêm (truyện ngắn)
Trái tim con rồng đá (truyện ngắn)
Mát - xa (truyện ngắn)
Người vác chõng tre (truyện ngắn)
Đêm giáng sinh (truyện ngắn)
Đêm trắng phập phù (truyện ngắn)
Bầy ngựa bơ vơ (truyện ngắn)
Họp lớp (truyện ngắn)
Thơ xích lô (tạp văn)
Con gái (truyện ngắn)
Dì ghẻ (truyện ngắn)
Chú hề làng (truyện ngắn)
Ngày Cậu Cóc Ra Đi (truyện ngắn)
Chùa xưa (truyện ngắn)
Bản tin giờ thứ 25 (truyện ngắn)
Giã từ "mưa Huế" (nghệ thuật)
Chiếc nhẫn cưới (truyện ngắn)
Chuyện ngọ xưa (truyện ngắn)