Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.696 tác phẩm
2.754 tác giả
1.065
121.960.341
 
Hình bóng biển trời (Tiếp theo chương 10))
Phan Tấn Uẩn

 

 

            Tôi đến khu vực Montparnasse, nơi vợ chồng Ernest sinh sống. Montparnasse được biết đến với diện mạo sắc sảo của quá khứ văn hóa. Nó gợi lên hoài niệm về những ngày huy hoàng khi được coi là một đầu tàu của  giới văn học tiên phong châu Âu. Để hiểu điều nầy, tôi đã ghé  quán rượu La Closerie des Lilas nhiều lần. Nó như một biểu tượng của Paris với mặt tiền trang trí nghệ thuật thích hợp cho các gặp gở của những văn nghệ sĩ. Donovan nói với tôi, chừng nào Ernest còn thuê căn hộ ở khu nầy, tôi muốn gặp, chỉ cần tìm đến Lilas sẽ thấy ông ngồi viết mỗi ngày. Quán Le Dôme trong khu nầy cũng là một địa điểm nổi tiếng khác vì Vladimir Lenin và Pablo Picasso từng đến thưởng ngoạn cà phê ở đây.

Vừa thấy mặt tôi, Ernest không cần rào đón :

" Trác Bạt … Tôi đã đọc những gì bạn viết . Tôi thấy bạn có cái nhìn sắc bén và chân thật về cuộc sống. Tôi cần người như bạn giúp tôi lúc Donovan bận việc."

" Cảm ơn . Không gì hứng thú hơn khi làm việc bên cạnh Ernest. Ông có kỳ vọng gì không ? ”

"Trác Bạt chỉ cần trung thực và không ngại đưa ra ý kiến cá nhân. Tôi không cần người khen ngợi suông. Tôi muốn những góp ý thật lòng và có giá trị."

"Tôi hiểu. Chúng ta bắt đầu từ đâu?"

" Bắt đầu từ chương này. Ford Madox Ford là một nhân vật thú vị . Tôi muốn chúng ta thể hiện đúng bản chất thật của ông ấy… ”

 

Ernest giao tôi bản nháp , ra hiệu người hầu bàn mang thức uống đặt trên bàn,bảo tôi ngồi làm việc. Ông đến bàn riêng tiếp tục viết…

 

 Ford Mados Ford và môn đồ của ác quỷ…

            Ernest thuê căn hộ trong khu Montparnasse,gần quán Closerie des Lilas.Mùa đông  bên trong quán ấm áp, mùa xuân thật mát mẻ dễ chịu khi ngồi quanh những bàn đặt bên ngoài. Trong số những người phục vụ, Ernest chỉ quen thân với hai người. Quán thu hút rất nhiều nhà thơ lui tới, nhưng Ernest chỉ gặp duy nhất một nhà thơ là Blaise Cendrars, một cựu quân nhân thương tật, cụt một tay.Ernest rất thích trò chuyện với Cendrars, trừ khi ông nầy uống quá nhiều. Hầu hết khách đến quán là những người thành đạt có vai vế trong xã hội và quen biết nhau. Ernest nghĩ họ là các nhà khoa học hoặc các giáo sư, học giả đến đây để cùng nhau vui vẻ trong không gian thoải mái dễ chịu do cùng có sở thích và quan tâm đến nhau. Tuy nhiên, Ernest tôn trọng những cựu chiến binh cụt tay như Cendrars, hoặc thương binh mất một phần thân thể hơn các học giả. Ông không hoàn toàn tin tưởng bất cứ người nào, nhất là những người chưa từng tham gia chiến tranh, mặc dù ông cũng muốn Cendrars bớt xuất hiện một cách nổi bật với cánh tay bị đứt cụt trước mắt mọi người.

Một buổi tối, Ernest đang ngồi bên ngoài Lilas thì Ford Madox Ford đến. Họ vui vẻ ngồi bên nhau trò chuyện. Ford gợi lại việc làm của mình : “Tôi đã dành nhiều năm tốt đẹp trong đời để giúp những con bò bị giết một cách nhân đạo,” (I spent good years of my life that those beasts should be slaughtered humanely).Ernest  trả lời đã từng nghe Ford nói như thế, nhưng  Ford phủ nhận, chưa nói chuyện  nầy với bất kỳ ai, và gọi một ly Chambéry Cassis, rồi đổi ý, muốn dùng  fine à l’eau (một loại cognac hoặc brandy pha nước). Ernest nín thở, không muốn xích  gần hơn đến Ford để khỏi phải ngửi thấy mùi hôi khó chịu của Ford , và tập trung vào môi trường thóang đảng ngoài trời. Thấy da dẻ Ford có vẻ u ám, Ernest nói Ford cần ra ngoài trời nhiều hơn. Ford mời Ernest và Hadley đến dự buổi họp mặt tại Bal Musette. Ernest nói đã từng sống ở trên đó, nhưng Ford không tin.

Ford chỉ dùng fine à l’eau và hỏi Ernest tại sao lại uống rượu mạnh, cảnh báo Ernest  rượu mạnh có thể “gây tử vong cho một nhà văn trẻ ”. Ernest  còn nhớ Ezra Pound đã nói với ông không được ăn nói thô lỗ với Ford, và khi Ford có những hành vi kỳ lạ phải hiểu ngay đó là  do “những rắc rối tồi tệ của các di chứng sau chiến tranh”. Biết vậy nhưng Ernest rất khó dung hòa sự hiện diện thực tế của Ford với việc tôn trọng ông ta là một nhà văn quan trọng.

 

Tiếp theo, Hemingway viết :

       “ Đúng lúc đó, một người đàn ông khá hốc hác mặc áo choàng ngang qua vỉa hè. Ông ta đi cùng một phụ nữ cao lớn và liếc nhìn bàn chúng tôi rồi tiếp tục đi xuống đại lộ.

          "Bạn có thấy tôi tránh nhìn y không?" Ford nói. "Bạn có thấy tôi tránh nhìn y không ? "

"Không. Tránh nhìn y là ai ?

“ Belloc ,” Ford nói. "Tôi đã tránh nhìn hắn !"

“Tôi không thấy ” tôi nói. “Tại sao anh lại tránh nhìn ông ấy ? ”

“ Vì mọi lý do chính đáng trên đời,” Ford nói. " Dù sao tôi cũng đã tránh nhìn hắn ”

       Ford có vẻ hạnh phúc lắm. Tôi chưa bao giờ gặp Belloc và tôi không tin ông ta đã nhìn thấy chúng tôi. Ông ta trông giống một người đang bận nghĩ gì đó và vô tình liếc nhìn bàn chúng tôi. Tôi cảm thấy tồi tệ khi Ford đối xử  thô lỗ với ông ấy, vì khi còn là một chàng trai bắt đầu bước vào đời tôi đã rất trọng nể ông như một nhà văn đi trước. Điều này bây giờ khó thể hiểu được nhưng vào thời đó nó là chuyện thường xảy ra.”

(At that moment a rather gaunt man wearing a cape passed on the sidewalk. He was with a tall woman and he glanced at our table and then away and went on his way down the boulevard. “Did you see me cut him?” Ford said. “Did you see me cut him?” - “No. Who did you cut?”  -“Belloc,” Ford said. “Did I cut him!” - “I didn’t see it,” I said. “Why did you cut him?” - “For every good reason in the world,” Ford said. “Did I cut him though!”  He was thoroughly and completely happy. I had never seen Belloc and I did not believe he had seen us. He looked like a man who had been thinking of something and had glanced at the table almost automatically. I felt badly that Ford had been rude to him, as, being a young man who was commencing his education, I had a high regard for him as an older writer. This is not understandable now but in those days it was a common occurrence.)

 

            Ernest hỏi lại Ford tại sao phải tránh nhìn Belloc , Ford nói rằng một quý ông luôn luôn tránh nhìn một tên vô lại. Muốn biết ai là một quý ông, ai là một tên vô lại, theo Ernest trước hết phải quen biết người ấy. Và lúc đầu tưởng là một quý ông, nhưng về sau có thể chỉ là một tên vô lại (cad). Họ thảo luận về các nhà văn khác. Ford nói, Erza không phải là một quý ông, chỉ là một người Mỹ. Ernest hỏi lại, người Mỹ không phải là quý ông sao ? Ford nói như một phán quyết : John Quinn , Myron T. Herrick có thể là một quý ông, Henry James gần đến …Ford khẳng định bản thân là một quý ông vì có chân trong Hội đồng Hoàng gia , nhưng bảo Ernest tuyệt nhiên không phải là một quý ông. Nghe vậy, Ernest hỏi lại :

            “ Vậy tại sao anh ngồi uống với tôi ?”

            “ Tôi uống với bạn vì bạn là một nhà văn trẻ đầy hứa hẹn. Thực ra như với tư cách một bạn văn.” ( Then why are you drinking with me? - I’m drinking with you as a promising young writer. As a fellow writer in fact.)

    Ford gọi một ly rượu mạnh… Sau khi Ford rời quán,một tình huống bất ngờ xẩy ra.

Ernest viết :

“ Một người bạn lớn của tôi hiếm khi đến Lilas, đến bên bàn và ngồi xuống, và ngay lúc bạn tôi gọi Emile lấy đồ uống,thì người đàn ông gầy gò mặc áo choàng đi cùng người phụ nữ cao lớn ngang qua chúng tôi trên vỉa hè. Ông ta nhìn lướt qua phía chiếc bàn rồi rời đi.

“ Đó là Hilaire Belloc ,” tôi nói với người bạn . “ Chiều nay Ford ngồi đây và tránh nhìn ông ấy .”  

“ Đừng có ngốc ,” bạn tôi nói. “ Đó là Aleister Crowley, tên ác hiểm. Mọi người xem ông ta là người đàn ông xấu xa nhất trên đời.”

 “ Thật đáng tiếc  ,” tôi nói.

(A great friend of mine who rarely came to the Lilas came over to the table and sat down, and just then as my friend was ordering a drink from Emile the gaunt man in the cape with the tall woman passed us on the sidewalk. His glance drifted toward the table and then away. - “That’s Hilaire Belloc,” I said to my friend. “Ford was here this afternoon and cut him dead.” - “Don’t be a silly ass,” my friend said. “That’s Aleister Crowley, the diabolist. He’s supposed to be the wickedest man in the world.” - “Sorry,” I said.)

 

**

 

Câu chuyện của Ford và Ernest là một phần trong bức tranh rộng lớn về cuộc sống và công việc của các nhà văn tại Paris trong thập niên 1920. Nó còn phản ánh sự phức tạp và đa chiều của các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp trong văn giới.

Viết văn chuyên nghiệp là một nghề rất đặc biệt. Theo Hemingway,giá trị nhà văn phải được công chúng nhìn nhận qua các đánh giá xác thực. Ông nhận ra bản sắc cá nhân và các nhóm nhà văn Paris hiện ra rất rõ nét. Khi viết về các đồng nghiệp ở đây, dù khen hay chê , ông vẫn mang đến cho họ sự bất tử theo cách riêng của ông.

Trong “ Ford Madox Ford and The Devil’s Disciple”, câu chuyện xẩy ra giữa những khách quen lui tới quán Lilas. Ernest rất vui giữa nhiều nhóm người khác nhau nhưng không cảm thấy hoàn toàn thoải mái với bất cứ ai trong số họ. Ông nhận ra tình cảm thân thiết với các nhà văn, các cựu chiến binh, kể cả những giáo sư, học giả. Không giống các nhà văn thế hệ cũ, Ernest tự nguyện phục vụ trong chiến tranh một cách khác với các cựu binh trực tiếp đánh trận.

Ford là nhà văn đàn anh lớn tuổi của Hemingway. Là một cựu chiến binh thế chiến thứ nhất bị tấn công bằng khí độc,hậu quả để lại cho Ford một hơi thở nặng nhọc. Nhưng lý do Ernest không tôn trọng Ford bằng các cựu binh khuyết tật khác, có lẽ do  Ford uống quá nhiều rượu hoặc lười tắm rửa để mùi hôi bốc lên khó chịu, chưa kể những gì ông nói đều không gây được thiện cảm với Ernest. Ford còn rất dễ trở nên bối rối, hay quên và cư xử thất thường. Điều nầy cho thấy ông đã gặp  vấn đề về sức khỏe tâm thần sau chiến tranh. Có người cho rằng,bất hòa giữa hai nhà văn có thể bắt nguồn từ một thương vụ liên quan đến tiền bạc (Ernest từng viết về Ford : “ ông ta dối trá về chuyện tiền bạc và những điều quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.”) Ernest từng chỉ trích Ford thậm tệ khiến các nhà viết tiểu sử Ernest sau nầy rất khó xử ,trong lúc Ford vẫn luôn ca ngợi Ernest và cũng là người đầu tiên xuất bản tác phẩm của Hemingway.

Ford là một nhân vật khác biệt đáng kể so với Gertrude Stein: Stein thể hiện sự hiện diện mạnh mẽ và kỷ luật, trong khi Ford, như đã nói, dễ bị tổn thương và thất thường. Tuy nhiên, cả hai nhà văn nầy đều có lời khuyên có vẻ đạo đức giả và phi lý không thích hợp với Ernest. Vào thời điểm bối cảnh này diễn ra, nhiều người đã phản ứng với Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng cách bác bỏ tính hợp lý của chủ nghĩa duy lý khoa học, vì chủ nghĩa nầy  đã dẫn đến cái chết và sự hủy diệt khủng khiếp do chiến tranh gây ra. Những người khác cảm thấy thế giới đã rơi vào bất công và hổn loạn .Những quan điểm nầy được phản ánh trong tính cách của Ford và các nhà văn khác thường lui tới Lilas…

Có thể nói rằng cảm giác khó chịu của Ernest với Ford cũng là cảm giác chung của  ông đối với thế hệ cũ.(Không riêng gì Ford, Ernest còn có thái độ khinh thường, xúc phạm những ngôi sao văn học nổi tiếng khác như F. Scott Fitzgerald, Gertrude Stein và Sherwood Anderson …)

*

    Ford Madox Ford (*) biết tôi khi lần đầu tôi được Ernest giới thiệu. Qua Ernest, Ford cũng biết tôi là ký giả thường trực của một Đại Học quốc tế ở Hóa Châu trước khi qua Paris.

            “ Kính chào… Tôi là Trác Bạt. Muốn được tiếp chuyện nhà văn Ford.”

“ OK. Trác Bạt muốn hỏi gì cứ tự nhiên…” Ford vui vẻ bắt tay tôi .

“ Xin phép được báo trước. Buổi gặp hôm nay rất quan trọng đối với tôi. Tôi sẽ ghi lại như một tư liệu vân học và có thể áp dụng vào các công trình nghiên cứu,,,” Tôi nhìn Ford.

“ Nhà văn lúc nào cũng nghiêm túc với các vấn đề liên quan đến văn học nghệ thuật.”  Ford đáp ứng ngay mong muốn của tôi . Tôi nói cám ơn và bắt đầu vào chuyện :

“ Tôi luôn nghĩ rằng, nhà văn Ford và Ernest là đôi bạn thân nhất ở Paris ?” 

“ Thân nhất ? Chưa chắc. Quan hệ tốt thì có, nhưng rối rắm nhiều chuyện. Khi chúng tôi gặp nhau ở Paris, tôi thấy Hemingway là nhà văn trẻ đầy tiềm năng và có phong cách viết đặc biệt. Tôi giúp Ernest trong những bước đầu sự nghiệp, nhưng gọi là bạn thân thì không chính xác. Chúng tôi tôn trọng nhau, nhưng cũng có nhiều khác biệt về cá tính và quan điểm.”

“ Vậy ông nghĩ thế nào về Hemingway?”

“ Như tôi đã nói,Hemingway là một nhà văn trẻ tài năng về phong cách và bút lực. Ông ấy sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo của văn học hiện đại và sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều thế hệ nhà văn sau này. Tuy nhiên,bản chất con ngưới Ernest khó tính, khó gần, thẳng thắn đến mức cực đoan có thể gây tổn thương cho người khác hoặc gây ra những xung đột không đáng có.”

“ Ernest đã chê bai ông rất nhiều trong hồi ký của mình, mặc dù ông đã giúp đỡ ông ấy khi mới bắt đầu sự nghiệp. Ông có thể giải thích tại sao lại có chuyện này ?

“ Tôi nghĩ cậu ấy có cách nhìn riêng của mình về mọi thứ và không ngại nói lên suy nghĩ cá nhân, dù điều đó có thể không công bằng hoặc không đúng. Có thể cậu ấy cảm thấy cần phải tách mình ra khỏi những ảnh hưởng ban đầu để khẳng định phong cách riêng. Cũng có thể những khác biệt cá nhân và xung đột nhỏ đã bị phóng đại qua thời gian.”

“ Có không những xích mích cụ thể giữa hai quý ông ?”

“ Như tôi đã nói, chúng tôi có những khác biệt cá nhân và nghề nghiệp. Hemingway có thể nghĩ rằng, tôi không hiểu hoặc không đánh giá cao tầm nhìn nghệ thuật của cậu ấy. Cũng có thể do tôi nhận ra cậu ấy có những cách tiếp cận đột phá hoặc không tôn trọng những giá trị văn học truyền thống mà tôi đề cao.Những xung đột này thường xẫy ra trong giới văn học, nơi mà cái tôi và quan điểm cá nhân thường đối nghịch nhau.

“ Ông có hối tiếc gì về mối quan hệ với Ernest ? ”

“ Tuyệt đối không. Chúng ta nên vui mừng chào đón một trong những nhà văn vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Tôi tự hào là một phần trong thành công của cậu ấy. Xung đột cá nhân hoặc chê bai gì đó chỉ là một phần của cuộc sống ,chúng ta phải chấp nhận thôi.”

 

*

Theo thông lệ ,Hilaire Belloc (**) cũng như nhiều nhà văn khác, thường có mặt trong các quán cà phê dành cho văn nghệ sĩ Paris. Tôi có dịp trò chuyện với ông …

 “ Xin kính chào… Hân hạnh được tiếp chuyện với ông, Hilaire Belloc …”

“ Ồ… Trác Bạt. Hình như lúc nầy bạn cũng viết lách gì đó bên cạnh Ernest ? ”

“ Phụ giúp cho Donovan thì đúng hơn. Anh ấy bận nhiều việc quá.”

“ Nói gì với Trác Bạt đây ?”

 ‘ Trươc hết, xin hỏi, Belloc có phải là bạn thân của Ford Madox Ford không?

“ Ford và tôi có mối quan hệ khá phức tạp. Chúng tôi từng là đồng nghiệp và quen biết nhau trong văn giới, nhưng gọi là bạn thân thì không chính xác. Chúng tôi tôn trọng nhau ở mức độ nghề nghiệp, nhưng cũng có nhiều khác biệt về quan điểm và phong cách sống.”

“ Vậy ông nghĩ gì về Ford ?”

“ Ford là một nhà văn tài năng với phong cách đặc biệt và sức sáng tạo dồi dào. Ông ấy đã đóng góp nhiều cho văn học hiện đại, và tôi kính trọng khả năng của ông ấy. Tuy nhiên, chúng tôi không phải lúc nào cũng đồng ý với nhau về các vấn đề nghệ thuật và xã hội. Ford có khuynh hướng hiện đại, trong khi tôi bảo vệ những giá trị truyền thống. Điều này đôi khi dẫn đến xung đột quan điểm.”

“ Hồi ký Ernest Hemingway có nhắc đến việc Ford xem thường và phớt lờ Belloc khi thấy ông đi ngang qua quán Lilas. Ông có thể chia sẻ lý do tại sao lại như vậy ? Có xích mích gì giữa hai quý ông không?

“ Tôi đã nghe chuyện đó. Thật ra, có một số xung đột cá nhân và khác biệt tư tưởng giữa chúng tôi. Ford có thể đã cảm thấy bị đe dọa bởi sự thẳng thắn của tôi và cách tôi không ngại lên tiếng về những gì tôi tin tưởng. Tôi không thể khẳng định chính xác lý do Ford xem thường tôi vào thời điểm đó, nhưng tôi nghĩ có thể đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố như ganh đua nghề nghiệp, khác biệt về quan điểm hoặc có thể là một vài hiềm khích cá nhân.”

“ Ông có thể chia sẻ thêm về những khác biệt tư tưởng giữa hai quý ông ?

“ Ford và tôi có nhiều quan điểm khác nhau về văn học và vai trò của nghệ sĩ trong xã hội. Tôi luôn nhấn mạnh vào giá trị truyền thống và đạo đức trong văn chương, trong khi Ford thường theo đuổi những ý tưởng mới và hiện đại . Điều này không có nghĩa là tôi không đánh giá cao những đóng góp của ông ấy, mà chỉ là chúng tôi có cách tiếp cận khác nhau.”

“ Xin cảm ơn. Ông có điều gì muốn nói thêm về Ford không?

“ Không. Tôi chỉ quan tâm đến những đóng góp cho văn học và nghệ thuật. Đó mới là điều quan trọng nhất…”

*

            Là nhân vật phụ trong sáng tác của Ernest, nhưng Crowley gây chú ý với tôi nhiều nhất. Đọc tiểu sử Aleister Crowley (***) ta tưởng như lý lịch của một nhân vật hư cấu hấp dẩn. Ông là nhà huyền bí học, triết gia, pháp sư nghi lễ, nhà thơ, họa sĩ, tiểu thuyết gia và nhà leo núi người Anh. Ông thành lập tôn giáo Thelema, hành đạo bằng ma thuật huyền bí…

Tìm gặp Crowley đã khó, mà tiếp cận ông để được trò chuyện cởi mở còn khó hơn. Tôi không nhớ phải mất bao lâu, nhưng khi được Crowley đồng ý tiếp chuyện , bao nhiêu phiền toái, bực dọc tưởng như không thể vượt qua, bỗng nhiên biến mất. Xin không kể các bước phải thực hiện để có kết quả trò chuyện với con người đặc biệt nầy, vì tôi phải tuân thủ nguyên tắc bảo mật do chủ nhân yêu cầu…Được tiếp chuyện với ông hơn hai giờ, tôi phải kiên nhẩn ngồi nghe ông rao giảng về đạo Thelema. Đến thời điểm thuận tiện tôi mới đề cập đến những gì mình muốn biết. Ở đây tôi chỉ ghi lại phần liên quan đến tiêu đề “ The Devil's Disciple" (môn đồ của quỷ).

 

“ Thưa ngài Crowley, trong chương "Ford Madox Ford and the Devil's Disciple" của hồi ký "A Moveable Feast", Ernest Hemingway có đề cập đến tên ngài . Ngài có biết nội dung của chương này không ?”

“ Tôi biết, nhưng không đầy đủ. Đại khái Hemingway viết về cuộc gặp gỡ của ông ấy với Ford Madox Ford tại quán cà phê Lilas. Khi thấy tôi đi ngang qua , Ford nhầm lẩn tôi là Belloc và lên tiếng khinh bỉ Belloc cho Ernest nghe. Vậy là hai ông nầy tranh cãi gây cấn về chuyện ai là quý ông, ai là vô lại. Sau khi Ford rời quán, tôi quay trở lại trên đường về , khi ngang Lilas , Ernest nhìn thấy tôi và cũng nhầm tôi với Belloc, nhưng người bạn đã cải chính và chỉ đích danh tôi là một tên ác ôn…”

“ Vậy ngài có nghĩ rằng khi Hemingway viết cụm từ "The Devil's Disciple", ông ấy muốn ám chỉ đến ngài không ?”

“  (Cười) Một câu hỏi thú vị. Hemingway có trí tưởng tượng phong phú và thích thêm thắt chi tiết cho câu chuyện thêm phần kịch tính. Chỉ cần nêu tên tôi , Ernest cũng đủ tạo nên không khí bí ẩn và kỳ lạ trong sáng tác .”

“ Vậy ngài không cảm thấy bị xúc phạm hay hiểu nhầm khi được gọi là "The Devil's Disciple ? ”

“ Không hề. Tôi đã quen với việc bị người khác gán cho những biệt danh và miêu tả khác thường. Hemingway muốn biến nó thành chất liệu sáng tác hấp dẫn cũng không sao..”

“ Nhiều người nói ngài là "kẻ xấu xa nhất trên đời ". Ngài nghĩ gì về danh hiệu này? ”

“ Đó là do hiểu lầm và phản ánh sự sợ hãi của con người đối với những gì họ không hiểu. Cuộc sống và công việc của tôi thách thức các giá trị truyền thống và tôn giáo, điều này khiến nhiều người cảm thấy bị đe dọa. Báo chí và xã hội đã thổi phồng hình ảnh của tôi như một kẻ tà giáo và quái dị để làm giảm uy tín của tôi và công việc của tôi. Tôi không phủ nhận tôi đã sống một cuộc đời không chính thống và gây tranh cãi, nhưng điều đó không có nghĩa tôi là kẻ xấu xa. Tôi không phải là "ác quỷ" hay "đệ tử của quỷ" như  Ernest đã viết sai về tôi .”

“ Cảm ơn  sự hiểu biết và quan điểm của ngài.”

 

Gainesville, tháng 5/2024

----------------------

(*) Ford Madox Ford (1873 –1939) là tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà phê bình người Anh, chủ biên của The English Review và The Transatlantic Review là hai tạp chí quan trọng làm tiền đề cho các phát kiến văn học Anh ,Mỹ đầu thế kỷ 20. Ford nổi tiếng với tiểu thuyết The Good Soldier (Quân nhân chính trực ,1915), The Parade's End tetralogy (bộ tiểu thuyết 4 tập Parade's End ,1924–1928), và The Fifth Queen trilogy (bộ tiểu thuyết 3 tập Nữ Hoàng Thứ Năm, 1906–1908). “Quân nhân chính trực” thường xuyên được đưa vào danh sách các tác phẩm văn học vĩ đại của thế kỷ 20, bao gồm 100 tiểu thuyết hay nhất của Thư viện hiện đại, "100 tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại" của The Observer và "1000 tiểu thuyết mọi người phải đọc" của The Guardian.

(**)Hilaire Belloc (1870 – 1953)là người Pháp gốc Anh, là người hoạt động trong nhiều lãnh vực : nhà văn , nhà thơ, sử gia , nhà hùng biện, nhà châm biếm, người lính, chính trị gia. Đức tin Công giáo của ông có ảnh hưởng mạnh vào sáng tác.Tác phẩm Belloc bao gồm thơ tôn giáo và truyện tranh dành cho trẻ em. Ông còn viết một loạt tiểu sử dài gây tranh cãi về các nhân vật lịch sử, bao gồm Oliver Cromwell, James II, Napoléon và  nhiều tác phẩm lịch sử quân sự.

 (***) Aleister Crowley (1875 –1947) là nhà huyền bí học, triết gia, pháp sư nghi lễ, nhà thơ, họa sĩ, tiểu thuyết gia và nhà leo núi người Anh. Ông thành lập tôn giáo Thelema, tự nhận mình là nhà tiên tri được giao nhiệm vụ hướng dẫn nhân loại tiến vào kỷ nguyên  Æon of Horus vào đầu thế kỷ 20. Là một nhà văn sung mãn, ông đã xuất bản hằng trăm tác phẩm trong suốt đời mình.

Sinh ra trong một gia đình giàu có ở Royal Leamington Spa, Warwickshire, Crowley từ chối đức tin Christian Plymouth Brethren theo trào lưu chính thống của cha mẹ mình để theo đuổi mối quan tâm đến chủ nghĩa bí truyền phương Tây. Ông được đào tạo tại Cao đẳng Trinity thuộc Đại học Cambridge, nơi ông tập trung chú ý vào sở thích leo núi và thơ ca, và đã ra mắt một số ấn phẩm. Một số nhà viết tiểu sử cho rằng ông đã được tuyển dụng vào cơ quan tình báo Anh, điều nầy cho thấy suốt đời có thể ông là một điệp viên. Năm 1898, ông gia nhập Hội kín bí truyền Bình minh vàng (Hermetic Order of the Golden Dawn) nơi ông được huấn luyện về phép thuật nghi lễ bởi Samuel Liddell MacGregor Mathers và Allan Bennett. Ông từng đi leo núi ở Mexico cùng với Oscar Eckenstein, trước khi nghiên cứu cách hành đạo của Hindu và Phật giáo ở Ấn Độ. Năm 1904, ông kết hôn với Rose Edith Kelly và hưởng tuần trăng mật ở Cairo, Ai Cập. Tại đây Crowley viết tác phẩm “ Sách Luật”(The Book of the Law) một văn bản thiêng liêng làm nền tảng cho Thelema, mà ông tin rằng có một thực thể siêu nhiên Aiwass trao truyền cho ông…

 Crowley gây ảnh hưởng lớn đối với chủ nghĩa bí truyền phương Tây và phản văn hóa của những năm 1960 và tiếp tục được coi là nhà tiên tri của Thelema. Ông là chủ đề của nhiều tiểu sử và nghiên cứu học thuật khác nhau. (Wikipedia)

 

Aleister Crowley (năm 1925)

 

 

 

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 134
Ngày đăng: 29.06.2024
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Về miền trú ẩn (phần 8) - Đỗ Nguyễn
Về miền trú ẩn (phần 7) - Đỗ Nguyễn
Hình bóng biển trời (Kỳ 9) - Phan Tấn Uẩn
Về miền trú ẩn (Phần 6) - Đỗ Nguyễn
Về miền trú ẩn (Phần 5) - Đỗ Nguyễn
Về miền trú ẩn (phần 4) - Đỗ Nguyễn
Hình bóng biển trời (Kỳ 8) - Phan Tấn Uẩn
Về miền trú ẩn (Phần 3) - Đỗ Nguyễn
Về miền trú ẩn (phần 2) - Đỗ Nguyễn
Hình bóng Hemingway ở Paris qua Hồi ký A Moveable Feast (Kỳ 7) - Phan Tấn Uẩn
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)