Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.660 tác phẩm
2.750 tác giả
354
121.761.983
 
Mùi của bếp
Từ Sâm

 

Tôi thích câu nói của người xưa “tôi về làm bạn nhau” hơn là bây giờ “kỷ niệm ngày cưới” ngày tràn ngập huê hồng, socola, bánh kem, lửa nến. Trước đây, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” tức xây dựng hạnh phúc (dựng vợ gả chồng) khi chưa có tình yêu, và tình yêu lớn dần lên như cây ra hoa kết trái, họ sống với nhau hạnh phúc đến suốt đời. Bây giờ thì có phần ngược lại...

Tác giả tặng tôi tập truyện ngắn “Viết tặng anh từ căn bếp này”. Nhiều truyện như “Mong manh ký ức”, “Đường xa vạn dặm”,”Ngóng nhau cuối đời”...rất thú vị.

 

Trước đây tôi cũng đã đọc hai cuốn của cô “Bến đợi nhọc nhằn” và “Ở giữa những người đàn ông”, hai cuốn đều được giải “Lưu Trọng Lư”  và giải của “Hội Liên hiệp VHNT Việt Nam”.

 “Câu chuyện cuối tuần” kỳ này tôi muốn nói về truyện ngắn “Viết tặng anh từ căn bếp này”, truyện cùng tên với tập sách.

Tôi có tính lười đọc, sách trên giá như tủ thuốc lúc cần. Trúng gió mới lấy rượu gừng xoa, đau bụng mới dùng rượu tiêu, khi khỏe mạnh thì quên chúng. Cách đây không lâu, bạn bảo “mình ly dị vợ rồi”. Tôi biết bạn lấy cô bồ trẻ hơn, và cô ấy lấy bạn vì bạn “có tiền”. Chợt nhớ đến Duyên, tôi tìm “Viết tặng anh từ căn bếp này”, cuốn sách mỏng manh như tờ giấy, ở khuất sau giá, nó bị “đè” bởi những cuốn sách dày cộm. Bạn bảo “biết thế đọc sớm hơn”. Với Duyên, tôi lục tung và soạn lại quá khứ mới biết mình đã gặp cách hơn 20 năm, khi cô từ Đồng Hới (Quảng Bình) vào trại viết Nha Trang. Nàng quá trẻ, da trắng như cục đá, nhẫn nại, im lìm góc xa, đôi mắt long lanh, lắng nghe sóng biển gõ nhịp, bỏ qua sự “huyên thuyên” của các đấng mày râu làng văn nghệ.        

Truyện đầu cũng là tên cuốn sách. Với tôi, sự “cảm nhận” (chung nhất) của người chồng (cả đàn ông chưa vợ) là thích ăn ngon. Ở khách sạn, món nem chẳng hạn, người ta độn vào nào là thịt, tôm, cua, trứng... và gia vị vừa miệng, chiên dầu reo réo, ngào ngạt mùi hương, nụ cười tỏa sáng của chân dài mời goi chiếc ví mở ra. Người ta không biết (và không cần biết)  bệnh “gút” (của anh) kiêng tôm, mực, bệnh “huyết áp” kiêng mỡ dầu, bệnh “đường huyết” kiêng ngọt. Và anh cũng chẳng biết khi “vú cả lấp miệng em”.

Ở nhà, người vợ lại khác, họ muốn “ví” chồng khép lại và cân nhắc nấu món nào khi biết bệnh của anh. Sự lo lắng khi chồng con bỏ đũa. Và, đôi mắt trẻ thơ vui cười từ căn bếp nhỏ, hạnh phúc thật giản đơn.

Trong “Viết tặng anh từ căn bếp này”, Nguyễn Hương Duyên (tác giả) nói “xa” hơn, từ mùi khét của mỡ hành phi, món khởi đầu để chế biến các món ăn khác. Nếu mùi khét ấy do đoảng, do quên, do bần thần thì một lần rồi hết, lần sau không lặp lại. Nhưng cô không đoảng, không quên. Cái mùi khét ấy liên tục phát triển là hậu quả từ nguyên nhân khác. Sự nứt vỡ trong quan hệ vợ chống, nếu hàn gắn lúc đầu có thể, khi đã rời từng mảnh thì níu kéo thành sự cầu ơn.

Tôi đọc câu chuyện và thẩn thờ khi dừng lại ở dấu chấm cuối cùng. Đọc lần sau nữa tôi cũng không muốn dừng lại. Bóng chữ của Duyên như vệt nhìn đôi mắt, như bước thời gian dõi theo cuộc tình. Đó là nụ cười hồn nhiên con trẻ, là nước mắt khi cánh tay chúng quệt ngang. Hạnh phúc như quả táo tuột khỏi khi ta đang cầm nó, sự dằn vặt của nhân vật tự nó buông tay...

Đọc Duyên, lời văn nhẹ nhàng lạt mềm buộc chặt, con chữ dày vò đến dấu chấm cuối cùng. Cầm sách trên tay, tôi thích bìa màu tro của họa sĩ  Phong Lưu. Đó là màu của bếp có kiềng ba chân, màu của rơm rạ đọng lại sau khói đốt đồng. Khi đã hiến mình cho lửa, tro tàn nhưng tro ôm lửa trong lòng mình để lửa âm ỉ sống và bật dậy khi cơn gió nhẹ thổi về. Và màu ấy gợi cho tôi sự nẩy mầm ký ức.

 (“Viết tặng anh từ căn bếp này” của Nguyễn Hương Duyên, tác giả làm việc tại tạp chí Nhật Lệ).

 

 

 

 

Từ Sâm
Số lần đọc: 117
Ngày đăng: 17.07.2024
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cúc xưa - Yến Nhi
Vũ Bằng “Nói có sách” - Phan Văn Thạnh
Nhà thơ nói về thơ - Yến Nhi
Nhìn lại “Vòng Tay Học Trò” - Phan Văn Thạnh
Mùng một tết – xem phim “Mai” - Hoàng Thị Bích Hà
Những quan điểm về sáng tạo thơ ca từ một tập sách - Yến Nhi
Đời như một cuộc trốn tìm… - Yến Nhi
Đọc lại “Vòng tay học trò” sau sáu mươi năm tác phẩm ra đời - Hoàng Thị Bích Hà
Cùng đi tìm bản ngã của người thơ họ Đặng - Nguyễn Tiến Nên
Xuân tình trong tình Xuân - Đặng Ngọc Như
Cùng một tác giả
Luyến (thơ)
Làng (thơ)
Khuyết (thơ)
Ảo (thơ)
Nợ em (thơ)
Tôi (thơ)
Sắn (thơ)
Ghép (thơ)
Chị (thơ)
(thơ)
Thằng Tít-rằn (truyện ngắn)
Gánh (thơ)
Nụ hôn trầm tích (truyện ngắn)
Cổ phần đêm 30 (truyện ngắn)
Gửi trái tim (tiểu luận)
Văn nghệ khai Xuân (điểm sách)
Mùi của bếp (tạp văn)
Mùi của bếp (phê bình)