Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.696 tác phẩm
2.754 tác giả
1.042
121.959.515
 
Nghĩ gì sau khi xem bộ phim Đất Rừng Phương Nam
Hoàng Thị Bích Hà

 

 

Bộ phim được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Đất Rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng) vừa mới khởi chiếu từ ngày 16/10. Bộ phim gây sốt trên cộng đồng mạng vừa qua với những luồng ý kiến trái chiều. Chính vì vậy kích thích sự tò mò của tôi. Đi xem cho biết sao vì sao họ cãi nhau: Kể cả người chưa đi xem bộ phim cũng cãi nhau ỏm tỏi!

Họ chê nào là không bám sát nguyên tác, nào sai chi tiết lịch sử, yếu tố người Hoa,…

Mở đầu phim: Dòng chữ “Lấy cảm hứng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ðoàn Giỏi và bộ phim Ðất phương Nam”.

Đây là một bộ phim điện ảnh lấy cảm hứng từ tiểu thuyết (mà tiểu thuyết thì có nhiều chi tiết hư cấu tưởng tượng rồi). Từ tác phẩm văn học chuyển sang loại hình khác như điện ảnh thì có thể có ba dạng:

1.Chuyển thể (bám sát nguyên tác, chỉ khai thác thêm tâm lý nhân vật nếu cần)

2. Phóng tác, sáng tạo tự do hơn.

3. Lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học, được phép tự do sáng tạo, có thể thêm hoặc bớt nhân vật, bối cảnh, chỉ cần giữ được hồn cốt, tinh thần của nguyên tác”, có thể xem tiểu thuyết là một gợi ý để sáng tạo, tưởng tượng vượt ra ngoài nguyên tác.

Ngôn ngữ điện ảnh cũng khác với ngôn ngữ văn học. Theo các nhà chuyên môn: “Đạo diễn điện ảnh có quyền làm những gì thuộc về ngôn ngữ nghệ thuật của riêng họ để tăng tính hấp dẫn cho phim”.

Từ đó chúng ta sẽ có góc nhìn thích hợp hơn

Bối cảnh Vùng đất Nam bộ và những năm 1020-1930 ( chưa có Việt Minh, những tổ chức hoạt động kháng Pháp là tự phát.) Khác với bối cảnh của tiểu thuyết Ðất rừng phương Nam của nhà văn Ðoàn Giỏi (vào năm 1945). Nên các nhóm hội tên gì không quan trọng, nhưng sau khi nghe góp ý từ phía khán giả thì phía nhà sản xuất phim cũng đã tiếp thu, cầu thị có điều chỉnh cho phù hợp.

Tóm tắt nội dung: Cậu bé An sống ở Nam Kỳ Lục tỉnh cùng mẹ vào những năm 1920 - 1930. Ba của An là Hai Thành, đi theo cách mạng với mong muốn đánh đuổi Pháp. Khi danh tính Hai Thành bị lộ, mẹ của An rời khỏi đô thành duới sự chỉ dẫn của thầy giáo Bảy. Trên đường đi thì một cuộc biểu tình của quần chúng diễn ra khi Võ Tòng - một thành viên của tổ chức Chính Nghĩa hội bị bắt giữ. Tại đây, một vụ xô xát giữa lính Pháp và những người biểu tình, mẹ của An vô tình bị lính Pháp bắn chết. Út Lục Lâm - một tên trộm trong thời chiến đã vô tình thấy cảnh tượng này nên quyết định cứu An rời khỏi đó.

Sau khi chôn cất mẹ, An bị ngất vì đói được Út Lục Lâm cưu mang bằng tiền mà hắn trộm được. Để sinh tồn, An cũng đã phải học cách ăn trộm theo Út Lục Lâm. Trong một dịp Tết Đoan ngọ, chính quyền bảo hộ Pháp- trực tiếp là tướng Durie định xử tử Võ Tòng công khai, nhằm răn đe hành vi chống lại chính quyền bảo hộ. Trong lúc chứng kiến việc hành quyết, An đã bị say men cơm rượu và vô tình trở thành người khai màn cho việc cướp pháp trường và giải cứu Võ Tòng, với sự xuất hiện ngay sau đó của tổ chức Chính Nghĩa hội. Sau đó,An và Út Lục Lâm mất liên lạc với nhau. An ông Tiều (một thầy thuốc người Hoa, thành viên của Chính Nghĩa hội) cưu mang. Ông có đứa con tên là Xinh. An đã được ông Tiều huấn luyện và trở thành một thành viên của Chính Nghĩa hội An gặp gỡ với Cò, ông Ba "bắt rắn", bác Ba Phi, Tư Ù và Tư Mắm. Một gánh hát cải lương với sự góp mặt của thầy giáo Bảy đến khu vực nhằm lan tỏa nghệ thuật về lòng yêu nước cho nhân dân. Cả ba bạn An, Cò và Xinh cũng được mời tham gia diễn tuồng trong dịp Tết Trung Thu. Ông Tiều bị lính Pháp bắt. Trong tù, ông Tiều phát hiện ra Tư Mắm là nhân tình của tướng Durie. Út Lục Lâm lẻn vào dinh thự của tướng Durie để trộm thì phát hiện sự việc nên liền báo về cho An. Khi bị bắt giữ, Xinh vô tình kể cho Tư Mắm ba của An là Hai Thành và sẽ gặp nhau trong dịp Tết Trung thu ở gánh hát cải lương.

An vào vai một vị vua, ba của An khom xuống làm ngai vàng cho An ngồi. Cậu phát hiện ra, cảm động quỳ xuống và cảm tạ. Lúc này, Tư Mắm ngồi ở ghế khán đài ra hiệu cho tướng Durie đổ quân vào gánh hát. Vở kịch vẫn tiếp tục diễn và rồi che màn lại để cho ba của An vào trong cánh gà. Tướng Durie yêu cầu ngừng diễn và bắt phải giao nộp Hai Thành, nhưng thầy giáo Bảy từ chối. Tướng Durie bắn Thầy giáo Bảy chết , bác Ba Phi cũng kêu gọi quần chúng chống lại, cũng bị Tư Mắm bắn chết. lo sợ nhiều dân thường hy sinh nên Hai Thành quyết định lộ diện, nhưng được các nghĩa quân giải vây. Biết An là con Hai Thành, nên Tư Mắm đuổi theo An đang cùng ông Tiều, Cò và Xinh chạy. Út Lục Lâm bất ngờ xuất hiện và đỡ đạn khi Tư Mắm định giết An, may là thoát chết. Ông Tiều phi đao giết chết Tư Mắm.

Trốn thoát, An và những người thân cận đi dạo trên sông, gặp Út Trong, với câu hò của vùng đất Nam Bộ. Có cảnh cá sấu xuất hiện tấn công và đoàn người được Võ Tòng giải cứu. Ba của An đã trốn thoát trong cuộc bao vây của lính Pháp. Hành trình của An và những người thân cận khác vẫn sẽ còn phía trước. Kết thúc Phim: “Hành trình vẫn còn phía trước” thành “Hết Phần 1.

Như vậy có thể sẽ có phần 2 trong tương lai.

Bộ phim được đầu tư các cảnh quay, rất ấn tượng, dàn diễn viên, đặc biệt là diễn viên chính như bé An, Út Lục Lâm, mẹ An, Tiều,…đóng rất đạt.

Lời thoại đầy hơi thở của cuộc sống thường nhật.

Phim đã đem lại nhiều xúc cảm cho người xem ở nhưng chi tiết đầy tình người. Ngay cả tên ăn trộm (Út lục Lâm), trộm do hoàn cảnh. Trong con người tưởng như xấu nhưng vẫn ẩn chứa tình người ngay cả những con người do hoàn cảnh côi cút, đời xô đẩy đến cùng vẫn đủ đầy tình yêu thương cưu mang cho An, người đang cần giúp đỡ. Tiều (người Việt gốc Hoa ) thì cũng là phản ánh xã hội nước ta có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có lượng người Hoa là có thật. Họ đã di cư đến cũng như người Việt chúng ta di cư khắp nơi trên thế giới trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Người gốc Hoa cũng đã nhiều đời làm ăn sinh sống và cũng có những đóng góp nơi họ chọn làm quê hương thứ hai.

Bộ phim cho chúng ta thấy lại hoàn cảnh Xã hội thời kháng Pháp. Lòng yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm, vật lộn từng tấc đất trong cảnh điêu linh của chiến tranh, cảnh chém giết đầu rơi máu chảy khi bị xâm lược từ đó trân trọng hòa bình hơn!

Sau những khen chê thì tôi vẫn thấy đây là bộ phim giải trí ấn tượng, Trong phim có sử dụng kỷ xảo điện ảnh để tăng tính hấp dẫn là cần thiết.

Phim có bóng dáng một thời kỳ lịch sử và hoàn cảnh sống của vùng đất Phương Nam khi chúng ta chưa có mặt trên đời. Thêm yêu đất rừng Phương Nam phì nhiêu trù phú của một thời và những khó khăn, thách thức, hi sinh vất vả của người đi mở cõi và đấu tranh sống còn để lại vùng đất Phương Nam cho con cháu hôm nay và mai sau.

Điều đọng lại của bộ phim là Tình Người!

Tóm lại Bộ phim vẫn để lại nhiều cảm xúc tích cực, nên xem!

Tuy nhiên bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng đều nhận được lời khen, kẻ chê dù ít dù nhiều là điều tất nhiên. Những người làm nghệ thuật nói chung như sáng tác, viết văn làm thơ, điện ảnh gì cũng cùng chung số phận. Làm dâu trăm họ- chin người mười ý là chuyện bình thường ở thế gian này. Người sáng tạo nói chung và nhà làm phim nói riêng đều phải rèn cho mình sức chịu đựng trước làn sóng chê khen của xã hội. Có tinh thần cầu thị, tiếp thu nếu phù hợp. Mâu thuẫn là động lực để phát triển.

 

Sài Gòn ngày 19/10/2023

 

 

 

 

Hoàng Thị Bích Hà
Số lần đọc: 146
Ngày đăng: 11.08.2024
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
“Đau đến lơ ngơ” cùng Nguyễn Đức Hạnh - Đặng Xuân Xuyến
Hoàng Đăng Khoa – Cô đơn nở hết mình quỳnh nở - Bùi Thị Diệu
Đắng ngọt đàn bà - Từ Sâm
Mùi của bếp - Từ Sâm
Cúc xưa - Yến Nhi
Vũ Bằng “Nói có sách” - Phan Văn Thạnh
Nhà thơ nói về thơ - Yến Nhi
Nhìn lại “Vòng Tay Học Trò” - Phan Văn Thạnh
Mùng một tết – xem phim “Mai” - Hoàng Thị Bích Hà
Những quan điểm về sáng tạo thơ ca từ một tập sách - Yến Nhi
Cùng một tác giả
Chị Xíu của tôi! (truyện ngắn)
Anh tôi! (truyện ngắn)
Chủ nghĩa cưới vợ (truyện ngắn)
Nước tràn ly (truyện ngắn)
Giận kẻ bạc tình (truyện ngắn)
Đời là thoáng chốc (truyện ngắn)
Chú Nghĩa cưới vợ (truyện ngắn)
Bông cúc xanh (truyện ngắn)