Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.120
123.202.735
 
Hình bóng biển trời (Tiếp theo chương 12)
Phan Tấn Uẩn

 

**

 

 

            Không tìm thấy nhà hàng nào của người Việt Thường ở Paris, chúng tôi chọn La Taverne Chinoise và mời Ernest và vợ là Hadley đến vào một buổi chiều thứ bảy. Đây là nhà hàng chính thống Trung hoa đầu tiên ở Paris những năm 1920, tọa lạc tại khu phố Latin tập trung nhiều sinh viên và trí thức.La Taverne Chinoise có thể cung cấp một trải nghiệm ẩm thực thú vị và mới lạ cho vợ chồng Hemingway, đồng thời giới thiệu văn hóa ẩm thực Á Đông tại Pháp.

Mặt tiền nhà hàng nổi bật với cánh cửa gỗ màu đỏ tươi chạm khắc tinh xảo – màu đỏ tươi là một biểu tượng may mắn và thịnh vượng trong văn hóa Trung hoa. Đèn lồng đỏ treo hai bên tạo ánh sáng ấm áp thu hút sự chú ý của người qua đường.Bước vào bên trong, ta sẽ cảm nhận được không khí ấm cúng và thân thiện. Nội thất nhà hàng trang trí bằng những bức tranh thủy mặc, những bình phong tinh xảo, và đồ gốm sứ cổ điển. Đèn lồng đỏ, vàng treo trên trần nhà. Bàn gỗ màu tối mang lại cảm giác riêng tư cho thực khách. Những bức tranh phong cảnh, tượng Phật nhỏ, cây cảnh bonsai tạo nên không gian đậm chất Á Đông. Khách còn nghe tiếng  đàn tranh, sáo trúc, tỳ bà vang lên những giai điệu cổ điển , mang lại cảm giác thư thái và tĩnh lặng. Nhân viên phục vụ trong trang phục truyền thống Trung hoa - thường là áo dài nữ cheongsam và áo dài nam changshan (1) - luôn niềm nở và chu đáo. Họ sẵn sàng giới thiệu và giải thích về các món ăn theo ý muốn của  thực khách...

            Hadley ngước nhìn khắp phòng mỉm cười thích thú trong lúc Ernest chăm chú đọc tên những món ăn.Thực đơn phong phú với nhiều nguyên liệu đặc sản từ các vùng miền khác nhau của Trung hoa ,nhập khẩu trực tiếp hoặc mua trong các chợ Á châu . Ernest muốn tôi ghi tên những món ăn như há cảo,bánh bao xá xíu, vịt quay Bắc kinh, thịt heo chua ngọt... Bản tính yêu thích những gì mới lạ, Ernest để ý từng chi tiết nhỏ của bữa ăn. Vịt quay Bắc kinh có lẽ gây ấn tượng với Ernest nhiều nhất. Mùi thơm ngào ngạt của lớp da giòn kết hợp với nước sốt hoisin đậm đà của nó đưa đẫy câu chuyện giữa cha tôi và Ernest trở nên gần gũi hơn. Hemingway chia xẻ những kỷ niệm về cuộc sống và sự nghiệp ở Paris , nhưng không nói gì về chuyện viết lách…. Bữa ăn kết thúc với chè mè đen và bánh trôi nước.Có tiếng nhạc êm dịu  vang lên như  lời chào tạm biệt từ La Taverne Chinoise...

 

            Sau bữa ăn, chúng tôi chuyển địa điểm. Hadley về nhà một mình. Ernest muốn trở lại quán Le Dôme Café quen thuộc. Tại đây, Ernest và nhà nghiên cứu văn học trao đổi những câu chuyện riêng của họ … Tôi viết bản nội dung và phân tích chuyện Ernest ngồi với Pascin (2) trong quán Le Dôme .

 

With Pascin At The Dome…

Một buổi tối mùa xuân dễ chịu. Sau một ngày làm việc, Ernest rời căn hộ và đến một nhà hàng. Chỉ đọc thực đơn cũng khiến ông thấy đói. Chủ nhà hàng hỏi thăm công việc của Ernest và nói có thấy ông ngồi làm việc ngoài hiên quán Lilas…

 

            “ Trông anh có vẻ như một người đàn ông đơn độc trong rừng,” ông ta nói.

“ Khi làm việc, tôi giống một con lợn mù.”

“ Nhưng anh cũng từng ở trong rừng mà ? ”

“ Trong bụi rậm thì có,” tôi nói.

(“You had the air of a man alone in the jungle,” he said.

“I am like a blind pig when I work.”

“But were you not in the jungle, Monsieur?”

“In the bush,” I said. )

 

            Ernest bước lên dốc phố, nhìn qua cửa sổ quán cà phê lớn, thấy nhiều người quen mặt thường lui tới đây, nơi không ai chú ý đến họ. Ông nhớ lại những ý tưởng mới lạ và  thấy mình làm việc chăm chỉ mặc dù rất muốn đến trường đua để có thể kiếm được ít tiền. Ernest nhận mình vẫn thuộc hạng nghèo đủ thứ đến mức phải nói dối vợ có người mời  ăn trưa nhưng thực sự là ,vào vườn Luxembourg lang thang bụng đói suốt hai giờ…

Khi Ernest và Hadley uống rượu Cahors tại Nègre de Toulouse, họ pha loãng rượu với nước theo tỉ lệ một trên ba. Ông kết luận rằng ở Paris có thể “sống tốt mà hầu như không có gì”. Chịu khó nhịn ăn vài bữa và không mua sắm quần áo, người ta vẫn đủ tiền cho vài ba thứ “xa xỉ”

Lánh mặt trước hàng chục người quen, khi thấy Pascin vẫy tay gọi, Hemingway vào  Le Café Dôme... Không chỉ là nơi thư giãn nghỉ ngơi, Dôme còn là phòng làm việc không chính thức của họa sĩ, nhà văn, người mẫu.. Pascin thường chiếm một góc riêng trong quán, dựng những giá vẽ nhỏ và bày biện các dụng cụ của mình như cọ, màu nước và phấn màu. Ông bị thu hút bởi vẻ đẹp của những người mẫu đến Le Dôme tìm việc .Người mẫu là một phần không thể thiếu trong thế giới nghệ thuật Paris. Khi hành nghề, họ có thể ngồi trên ghế dài, khoác áo choàng mỏng, thậm chí ngồi trần khi Pascin vẽ tranh khỏa thân. Hằng ngày, Pascin thường ngồi bên tách cà phê hoặc ly vang trắng, bắt đầu buổi sáng bằng phác thảo những nét chính trên các bức vẽ, sau đó có thể hoàn thiện tác phẩm ngay trong không gian cởi mở của Dôme nếu có cảm hứng. Ông nổi tiếng với những bức tranh thể hiện hình ảnh người mẫu... Pascin đã biến Le Dôme thành một phòng tranh ngẫu nhiên,..

 

Vào Le Dôme, Ernest thấy Pascin đang ngồi với hai cô người mẫu hấp dẫn…

 

 “Hai chị em, tốt có,xấu có,” Pascin nói. “Tôi có tiền. Cậu muốn uống gì?”

“ Một demi-blonde,” tôi nói với người phục vụ. ("une demi-blonde" là loại bia vàng 8 oz)

“ Uống whisky đi. Tôi có tiền.”

“ Tôi thích bia.”

…………………..

“ Cậu bao nhiêu tuổi rồi ?”

“ Hai mươi lăm.”

“ Muốn “phang” cô kia không ? ” Ông nhìn về phía cô em tóc đen và mỉm cười. “Cô ấy có nhu cầu đấy.”

“ Chắc hôm nay ông đã “phang” thỏa mãn cô ấy rồi ?”

Cặp môi cô gái hé mở và mỉm cười với tôi.

“ Ông nầy thật độc miệng,” cô ấy nói. “Nhưng tử tế.”

“ Cậu có thể đưa cô ta về studo.”

“ Đừng có bỉ ổi như lợn thế” cô tóc vàng nói.

“Ai nói chuyện với cô ? ” Pascin hỏi cô ta.

“ Không ai cả. Nhưng tôi nói đấy .”

 (“The good and the bad sisters,” Pascin said. “I have money. What will you drink?”

“Une demi-blonde,” I said to the waiter.

“Have a whisky. I have money.”

“I like beer.”

……………….

 “How old are you?”

“Twenty-five.”

“Do you want to bang her?” He looked toward the dark sister and smiled. “She needs it.”

“You probably banged her enough today.”

She smiled at me with her lips open. “He’s wicked,” she said. “But he’s nice.”

“You can take her over to the studio.”

“Don’t make piggishness,” the blonde sister said.

“Who spoke to you?” Pascin asked her.

“Nobody. But I said it.”

 

Pascin gọi Ernest là “nhà văn trẻ nghiêm túc”, tự xưng là “họa sĩ già khôn ngoan thân thiện,” và các người mẫu là “hai cô gái trẻ đẹp”. Họ uống rượu, trao đổi những lời nói tục tĩu…

 

“ Em muốn tôi vẽ em, trả tiền cho em rồi ngủ với em để đầu óc được tỉnh táo, và cũng để yêu em nữa,” Pascin nói. “ Em đúng là con búp bê tội nghiệp.”

“ Ông thích em, phải không, Monsieur ? ” cô hỏi tôi.

“ Rất thích.”

“ Nhưng ông bự con quá ,” cô buồn bã nói.

“ Trên giường thì kích thước ai cũng giống nhau thôi.”

            “ Điều đó không đúng,” cô chị nói. “ Thôi, tôi chán ngấy kiểu nói này rồi.”

(“You want me to paint you and pay you and bang you to keep my head clear, and be in love with you too,” Pascin said. “You poor little doll.”

“You like me, don’t you, Monsieur?” she asked me.

“Very much.”

“But you’re too big,” she said sadly.

“Everyone is the same size in bed.”

“It’s not true,” her sister said. “And I’m tired of this talk.”)

 

Ernest đứng dậy rời quán. Pascin hứa đưa các cô gái đi ăn ở bất cứ đâu họ muốn.

“ Đến Chez Viking đi. ” (3) cô gái da ngăm lên tiếng.

“ Em cũng thích đến đó ,” Cô em giục.

“ Được rồi,” Pascin đồng ý. “Tạm biệt , jeune homme (bạn trẻ). Ngủ ngon nhé.”

“ Cũng chúc ông vậy.”

“ Các em khiến tôi thức mãi ,” ông nói. “ Không thể nào ngủ được.”

“ Đêm nay ngủ đi .”

“ Ăn xong ở  Chez Les Vikings ? ” Pascin cười toe toét với chiếc mũ đội úp sau đầu. Ông trông giống nhân vật sân khấu Broadway của thập niên 90 hơn là một họa sĩ đáng yêu, và sau nầy, khi ông treo cổ tự tử, tôi cứ nhớ ông vào cái đêm ấy ở Dôme. Người ta nói ,những gì chúng ta sẽ làm đều có từ những hạt mầm nằm sẳn trong ta,  nhưng với tôi, những người hay đùa cợt cuộc sống, dường như những hạt giống ấy được cấy bằng loại đất tốt hơn và thứ phân bón chất lượng cao hơn.

( “Chez Viking,” the dark girl said.

“Me too,” her sister urged.

“All right,” Pascin agreed. “Good night, jeune homme. Sleep well.”

“You too.”

“They keep me awake,” he said. “I never sleep.”

“Sleep tonight.”

“After Chez Les Vikings ?” He grinned with his hat on the back of his head. He looked more like a Broadway character of the Nineties than the lovely painter that he was, and afterwards, when he had hanged himself, I liked to remember him as he was that night at the Dôme. They say the seeds of what we will do are in all of us, but it always seemed to me that in those who make jokes in life the seeds are covered with better soil and with a higher grade of manure.)

*

 

“ With Pascin At The Dome” cho thấy Ernest đang sống với hai tâm trạng vừa tự mãn vừa nghi ngờ bản thân. Tự tin với cuộc sống dễ chịu, nhưng việc uống rượu mà phài pha thêm nước lã đã nói lên cái nghèo không thể che giấu, chưa kể việc một anh chồng không làm tròn bổn phận chu cấp cho cô vợ trẻ Hadley có thể coi là một tội lỗi dưới mắt người khác. Giới văn nghệ sĩ ,ai cũng tin vào tương lai thành tựu của Ernest, nhưng bản thân Ernest lại lo lắng về một kết quả không chắc chắn.

Nhưng nội dung chính của “ Với Pascin trong quán Dôme” là cách Ernest tương tác với những người khác, thể hiện mối quan hệ thú vị giữa nghệ sĩ và người mẫu. Hemingway mô tả cách Pascin đối xử với hai cô gái một cách tự nhiên và thân thiện, không có ranh giới rõ ràng giữa nghệ sĩ và người mẫu mà chỉ là một cộng tác nghệ thuật. Chỉ có điều, ông dùng lời lẻ thô lỗ, hạ thấp giá trị và chỉ miêu tả vẻ ngoài hấp dẫn của họ, trái ngược hẳn với sự thận trọng khi thảo luận về tình dục với Gertrude Stein. Thô lỗ đến tục tĩu khi Ernest tin chắc Pascin đã “phang” cô gái trước khi hỏi ông muốn “phang” cô ta không ? Nhưng đây là cách viết có chủ ý của tác giả vì giọng điệu Ernest thay đổi ngay khi đề cập đến vụ tự tử của Pascin với nỗi ngậm ngùi và tôn vinh đặc biệt. Ông vẽ lên chân dung sinh động về Pascin, cho thấy Pascin không chỉ là một họa sĩ tài năng mà còn là một con người phức tạp với nhiều khía cạnh đối lập. Pascin là người hài hước nhưng cũng mang đầy nỗi buồn, thể hiện sự mâu thuẫn thường thấy ở các nghệ sĩ, những người có khả năng nhìn thấy vẻ đẹp và bi kịch của cuộc sống trong cùng một lúc…

 Sự có mặt của Hemingway và Pascin trong quán Le Dôme còn phản ánh cách các nghệ sĩ và nhà văn lấy cảm hứng từ những cuộc gặp gỡ và sinh hoạt đời thường. Kết hợp nghệ thuật với cuộc sống là một phần trong cách tạo thành tác phẩm của Hemingway.

Nói về Le Dôme Café, nó không khác một trung tâm văn hóa nghệ thuật, nơi các nghệ sĩ và nhà văn có thể tụ họp, trao đổi ý tưởng, và tìm cảm hứng. Ernest nhấn mạnh sự quan trọng của cộng đồng và môi trường sáng tạo trong việc hình thành sự nghiệp và phong cách của mỗi cá nhân…

 

Viết xong , tôi đưa bản tóm tắt và phân tích cho Nghi ông đọc và không quên hỏi chuyện trao đổi văn học của ông với Ernest. Thật bất ngờ, Nghi ông nói rằng, ông và Ernest không nói gì về các tác phẩm văn học của Hemingway, mà chỉ xoay quanh chuyện văn học Việt Thường và khi có dịp ông sẽ kể tôi biết sau…

Nghe vậy, tôi lên tiếng :

“ Một dịp nào đó Trác Bạt cũng sẽ nhắc lại lý do viết về Hemingway mãi hoài không chán…? ”                                 

Nghi ông cho rằng, chuyện đó không cần nhắc lại người khác cũng hiểu. Và chăm chú đọc bài viết của tôi…

Lời  kết của ông không có gì mới :

“  Có thể xem With Pascin At The Dome là một ví dụ điển hình về cách Hemingway khắc họa cuộc sống qua những gặp gỡ và tương tác với các nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng nghệ thuật. Ảnh hưởng của môi trường Paris rất quan trọng đối với nghệ thuật và cuộc sống cũng như định hình phong cách của Hemingway…Cụ thể là cái môi trường Le Dôme Café nầy. ”

 “ Le Dôme là nơi xuất phát thuật ngữ Dômiers. ” tôi nói “ Les Dômiers dùng để chỉ nhóm nghệ sĩ, nhà văn, và trí thức thường xuyên tụ tập tại Le Dôme Café ở Montparnasse  vào những năm 1920. Đây là thời kỳ Paris trở thành trung tâm văn hóa và nghệ thuật toàn cầu. Nhóm Dômiers thường được xem là biểu tượng của phong cách sống bohemian, nơi các nghệ sĩ sống tự do, sáng tạo và không theo khuôn mẫu truyền thống. Họ dành nhiều thời gian tại quán cà phê, tham gia vào các cuộc trò chuyện trong bầu khí sôi nổi về nghệ thuật, văn học, triết học và chính trị. Nhóm bao gồm 40 văn nghệ sĩ nỗi tiếng như Samuel Beckett, Aleister Crowley , Ernest Hemingway , Vladimir Lenin , Henry Miller , Jules Pascin , Pablo Picasso, Ezra Pound …”

“ Có cả Vladimir Lenin ! Đúng là văn học không biên giới … ”

“ Cái tên Le Dôme Café đã xuất hiện trong các tác phẩm của  Henry Miller (Tropic of Cancer), Elliot Paul (The Mysterious Mickey Finn hoặc Murder at the Cafe Du Dome), Ernest Hemingway (The Sun Also Rises  hoặc With Pascin at the Dôme), Simone de Beauvoir (She Came to Stay) , Jean-Paul Sartre ( Intimacy và The Age of Reason ), W. Somerset Maugham, (The Razor's Edge ) vân vân..

 

Gainesville tháng 7/2024

----------------------

 Chú thích :

 (1) Áo dài cheongsam (nữ)

 

 

 

Áo dài changshan (nam)

 

 

 

(2) Jule Pascin (1885-1930) là họa sĩ người Bulgaria thuộc trường phái Paris,có biệt danh là "Hoàng tử Montparnasse",nổi tiếng với các bức tranh vẽ từ những người mẫu trong tư thế bình thường, khỏa thân hoặc mặc một phần quần áo. Chứng trầm cảm và nghiện rượu đã  buộc ông tự tử ở tuổi 45.

 

(3) Chez Les Vikings (Paris 1926) là quán cà phê Thụy Điển tại 31 rue Vavin ở khu vực Montparnasse (quận 6) Paris, ngay gần Boulevard Raspail. Được người Anh, Mỹ , Scandinavia xa xứ và khách du lịch ưa chuộng. Làm ăn phát đạt, chủ quán đã mở thêm Khách sạn Viking và một nhà hàng ngay bên cạnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phan Tấn Uẩn
Số lần đọc: 109
Ngày đăng: 02.09.2024
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Về miền trú ẩn (Phần 13) - Đỗ Nguyễn
Về miền trú ẩn (Phần 12) - Đỗ Nguyễn
Về miền trú ẩn (phần 11) - Đỗ Nguyễn
Hình bóng biển trời (Tiếp theo chương 11) - Phan Tấn Uẩn
Về miền trú ẩn (phần 10) - Đỗ Nguyễn
Về miền trú ẩn (phần 9) - Đỗ Nguyễn
Hình bóng biển trời (Tiếp theo chương 10)) - Phan Tấn Uẩn
Về miền trú ẩn (phần 8) - Đỗ Nguyễn
Về miền trú ẩn (phần 7) - Đỗ Nguyễn
Hình bóng biển trời (Kỳ 9) - Phan Tấn Uẩn
Cùng một tác giả
Đêm Mù Mộ Địa (truyện ngắn)
Chuyến về quê (truyện ngắn)
Giấc mơ chiếu manh (truyện ngắn)
Trên sợi tóc buồn (truyện ngắn)
Quán về khuya (truyện ngắn)
Phố đỏ (truyện ngắn)