Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.702 tác phẩm
2.754 tác giả
1.143
122.006.972
 
Viết bên dòng Potomac (Phần 02: Người Việt sống bên bờ sông Potomac)
Nguyễn Minh Nữu

 

 

Tuần báo Văn Nghệ phát hành số báo đầu tiên vào dịp Quốc Khánh Hoa Kỳ, ngày 04 tháng 7 năm 1997, nghĩa là  chưa tới hai năm sau khi tôi định cự trên đất Mỹ. Tờ báo được phổ biến rộng rãi ở ba tiểu bang là Virginia, Maryland và Washing ton DC , phát hành hàng tuần liên tục suốt hơn 9 năm cho tới số báo cuối cùng  vào tháng  6 năm 2006 thì đình bản.  Phát hành suốt ba Tiểu bang là do  thói quen của di dân của các dân tộc là thường sinh sống tụ tập các khu vực gần nhau và đặc biệt hơn  địa hình của vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, gắn liền với dòng chảy của sông Potomac uốn quanh .

 

Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn được hình thành từ hơn 200 năm trước chọn Washington DC làm thủ đô của Hoa Kỳ được đưa ra bởi Quốc hội (United States Congress). Đây là kết quả của Đạo luật Quốc đô được thông qua vào năm 1790, mà  nơi tọa lạc bên sông Potomac giữa các tiểu bang Virginia và Maryland.  Mới đầu, mảnh đất vuông vức 100 dặm này năm cả hai bờ sông, nhưng sau đó, những  biến động về chính trị  nên thủ đô chỉ còn phần phía bắc con sông, phía nam con sông là ba khu đô thị của Virginia là Arlington, Alexandria và Falls Church.

Năm 1964, Xa lộ vành đai 495 như một dây thắt lưng bao vòng quanh  xuyên qua  Virginia, Maryland  nối liên tiếp các khu đô thị sầm uất lân cận của hai tiểu bang mà  không cần băng ngang qua Washing ton DC nữa.

Năm 1975 sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt  thì Khu vực này là một trong ba trạm định cư lớn của người Việt , đó là California,  Texas  và Philadelphia.

Từ Philadelphia, người Việt tản mác ra các tiểu bang chung quanh như New York, New Jersey, Virginia , Maryland cà Washington DC.  Ngay thời gian đầu này đã hình thành một khu vực buôn bán tập trung của người Việt ở thành phố Arlington sát với thủ đô, khu vực có một chợ Việt và mươi cửa hàng dịch vụ, nhà hàng, tạp hóa.. dần dần khoảng mười năm sau, năm 1984 Khu Thương Mại Eden hình thành  cách khu cũ khoảng 5 mile, gần về phia Xa lộ 495, nằm  ở thành phố Falls Church.  Với gần hai trăm  nhà hàng và dịch vụ , Eden trở thành khu trung tâm lớn nhất vùng Hoa Thịnh Đốn.

Năm gần xa lộ vành đai 495, nối kết các thành phố  phía đông nam  tiểu bang Virginia như Annandale, Spring Field, Tyson Corner…  và  các thành phố phía bắc của Maryland như  Rockville,  Silver Spring , Gaithersburg, Potomac … cùng lúc nối kết với Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn khoảng cách 7 mile trên đường Arlington Blvd đi thẳng tới Ngọn Bút Chì giữa trung tâm .

Năm 1995, hai mươi năm  sau khi bắt đầu có người Việt đến sinh sống, khu vực này  phát triển  và hình thành một cộng đồng  người Việt rộng lớn mà một thống kê dân số ước tính lên tới 80.000 người.

Khu thương mại Eden  của thành phố Falls Church  là tâm điểm nối kết về đời sống,  sinh hoạt , hò hẹn của hầu hết cư dân trong vùng tam giác Washington DC, Virginia và Maryland.

 Các Nhà thờ, Chùa , Thánh Thất ,  Giáo đường ..được xây dưng tại các thành phố lân cận cành ngày càng nhiều,  Các Chợ Việt Nam, Nhà Hàng Việt Nam cũng dần phát triển không chỉ trong  khu Eden nữa, mà lan rộng ra  các thành phố khác lân cận , rộng khắp .

Sông Potomac là một con sông ở miền đông Hoa Kỳ chảy vào vịnh Chesapeake rồi thông với Đại Tây Dương. Sông dài khoảng 665 km,Hơn 5 triệu người sống trong lưu vực sông. Sông Potomac bắt nguồn từ vùng đông bắc tiểu bang West Virginia và hợp nhất ở quảng dưới thị trấn Cumberland, Maryland. Tàu bè lớn có thể đi lại trên sông Potomactừ cửa biển lên đến thủ đô Washington, D.C.

Phạm Cao Hoàng có bài thơ Khi dừng lại bên dòng Potomac rất hay:

khi dừng lại bên dòng Potomac

em bên tôi vẫn rất dịu dàng

gió lồng lộng cả một trời đông bắc

tóc em bay trong nắng thu vàng

và như thế mình đi và đã đến

mình đã tìm và gặp được dòng sông

tôi ngồi xuống để nghe sông hát

và đứng lên ôm lấy mặt trời hồng…

Ở cạnh dòng sông này, hai tiểu bang Maryland phía bắc và Virginia phía nam cuộn tròn thủ đô Hoa Thịnh Đốn ở giữa, tạo ra một quần thể dân cư đặc biệt của người Việt. Các thành phố sát cạnh nhau nên thường gọi là Người Việt Vùng Virginia, Maryland và Washington DC thành một tổ chức Cộng Đồng chung lấy tên là Cộng Đồng Người Việt Việt vùng Wasginhton DC- Virginia và Maryland.

Truyền thuyết lập quốc của Hoa Kỳ kể về sự lựa chọn khu đất vuông vức được bao bọc từ hai nhánh sông Potomac trên đường ra biển là vùng đất của quận Columbia làm thủ đô, Phía bắc là tiểu bang mang tên vùng đất Đức Mẹ Maria tên là Maryland, và vùng đất bọc phía nam là Tình yêu Đồng Trinh tên là Virginia.

Tôi đến đây và cư ngụ tại đây suốt 30  năm rồi. Quen với cái nắng cháy da vào tháng 7, quen với cái lạnh buốt sương của tháng 2, quen với chạy xe giữa rừng cây gió thổi mù mịt lá vàng bay, hay ngây ngất giữa ngàn trùng hoa đủ loại nở muôn mầu trên các lối đi, trên đồi dưới lũng mỗi tháng 4 của mùa xuân về. Và hơn thế nữa, quen biết và kết thân tình với rất nhiều những con người mà tài năng và tư cách luôn làm tôi kính phục, ngưỡng mộ và ước muốn học theo.

Khi bắt đầu làm tờ tuần báo Văn Nghệ tại đây, việc tìm hiểu người trong vùng, tổng hợp các tin tức kinh doanh và hoạt động dịch vụ đưa tôi vào cái sinh hoạt đều đặn mỗi ngày đều có mặt tại khu thương mại Eden, ở đó, không cần hẹn hò gì, cũng có thể gặp gỡ thật nhiều những người muốn gặp và biết rất nhiều những điều muốn biết hoặc có khi không muốn biết cũng phải nghe.

Trung tâm gặp gỡ nhau của người Việt xa xứ đầu tiên là nằm ở đầu đường Wilson Blvd, thuộc quận Arlington, Nơi đó có cái chợ Pacific,ngôi chợ dựng lên năm 1976, nơi đầu tiên có bán thực phẩm á đông,thực phẩm á đông chứ chưa là thực phẩm Việt nam, nhưng như thế đã là quá tuyệt vời khi tìm thấy gạo, nước mắm, vài thứ rau thơm trồng từ vườn nhà. Pacific là lựa chọn duy nhất của lớp dân cư Việt còn thưa thớt thời đó, cuối tuần là kéo nhau đi chợ, mua thì ít và để thấy mầu da vàng, ngôn ngữ Việt khuây khỏa nỗi nhớ nhà.

Qua đầu thập niên 80, khu vực đó trở thành quá hẹp, một Luật sư người Việt là Nguyễn van Gioan làm cố vấn cho một tư sản Do Thái, phát triển một thương xá lúc đó gần như hoang phế vì ế ẩm nằm cách chợ Pacific khoảng 5 mile để lập thành cả một khu thương xá với vài chục cửa tiệm ăn uống, dịch vụ lấy tên là Khu Thương Mại Eden.

Eden phát triển vượt bậc, từ vài chục rồi lên đến cả trăm và vài trăm các cưả  tiệm. Nhiều nhất là nhà hàng, tiệm vàng, hớt tóc uốn tóc, quán cà phê, Bida, chợ thực  phẩm việt, lúc đó còn có hai nhà sách tiếng việt là Thế Hệ và Văn Hoa nữa. Sự phát triển kéo theo là tiền thuê nhà tăng cao chóng mặt, các doanh nhân ai cũng than , nhưng chưa bao giờ có một cửa tiệm nào bỏ trống, cứ tiệm này vừa đóng thì ngay tháng sau có người mới vào mở. Nằm ở thành phố Falls Church, gần với xa lộ vòng đai 495, nối các tiểu bang Virginia, Maryland và Washington Dc, người Việt nghiễm nhiên coi khu thương mại Eden như một trung tâm tụ hội gặp gỡ suốt tuần. Nơi đó, chẳng những là nơi mọi người hẹn gặp nhau uống ly cà phê , ăn bát phở nóng chuyện trò tán gẫu mà còn là nơi dễ hẹn của các bạn hữu từ phương xa ghé thăm Hoa Thịnh Đốn (có khi là việc gia đình, đưa con đi học các trường Đại Học danh tiếng,  kết hợp thăm bạn cũ, có khi để tham dự các cuộc hội thảo diễn ra tại đây, có khi đến xem hội Hoa Anh Đào, hoặc các bảo tàng viện quốc gia và vô vàn thắng cảnh tuyệt đẹp mà đôi khi , chính người địa phương cũng không biết tới) Các bạn phương xa đó, khi xong những việc riêng tư, chỉ cần một cú điện thoại nhắn nhau, là thay vì phải đi thăm từng người, thì chỉ ra Eden là gặp gỡ rất nhiều người.

 

Nhưng lợi điểm đó, chỉ kéo dài khoảng mươi, mười lăm năm. Từ 1995, rất nhiều hàng quán, văn phòng bác sĩ luật sư, cơ sở dịch vụ đã mở rộng khắp các thành phố chung quanh. Ăn món ăn Việt không cứ chỉ ra Eden,mà gần như thành phố nào chung quanh như Annadale, Fairfax, FallsChurch. Arlington, Silve Spring, Rockbille. Washington DC… đều mọc lên các nhà hàng món ăn Việt nhưng tổ chức và trang trí sang trọng nhằm vào người Mỹ, Hàn,Phi, Hoa…Nhưng dẫu sao, Eden Center vẫn là nơi sầm uất nhất, đông đảo nhất và dĩ nhiên là quen tên nhất ở vùng Đông Bắc  Hoa Kỳ .

Khu vực Hoa Thịnh Đốn (Washington, D.C.), cùng với các vùng lân cận ở Maryland và Virginia, có một cộng đồng người Việt đáng kể. Dưới đây là một số thông tin về số lượng người Việt sống ở khu vực này:

Washington, D.C.: Số lượng người Việt sống trong thành phố Washington, D.C. ít hơn so với các khu vực lân cận ở Maryland và Virginia. Theo dữ liệu của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, con số này có thể vào khoảng vài nghìn người.

Maryland: Trong các khu vực lân cận của Washington, D.C., ở Maryland, quận Montgomery và quận Prince George có số lượng người Việt tương đối lớn. Tổng cộng, có thể có khoảng 30.000 đến 40.000 người Việt sống ở Maryland.

Virginia: Khu vực Bắc Virginia, đặc biệt là quận Fairfax, có một trong những cộng đồng người Việt lớn nhất ở Hoa Kỳ. Số lượng người Việt sống ở Virginia, trong khu vực lân cận Washington, D.C., ước tính vào khoảng 50.000 đến 60.000 người.

Sông Potomac bắt nguồn từ West Virginia chảy về phía nam , Khi chảy vào tiểu bang Maryland  thì hợp lưu với sông Anacostia  thành một ngã ba sông  rồi hợp lưu chảy về phía Đông Nam ra biển.  Đoạn sông chảy  qua Marylad  đã mọc lên hàng loat khu đô thị dân cư hai bên bờ, và là ranh giới của Maryland với Virginia.

Ngay đoạn hợp lưu sông này  thì phía Bắc là thủ đô Hoa Thịnh Đốn,  phía nam là các khu đô thị dân cư của Virginia.  Các khu đô thị hai bên bờ sông Potomac  ở cả hai tiểu bang và Hoa Thịnh Đốn đều là lựa chọn định cư của Người Việt  vùng Đông Bắc Hoa Kỳ . Tổng cộng, số lượng người Việt sống ở vùng Hoa Thịnh Đốn (bao gồm Washington, D.C., Maryland và Virginia) có thể vào khoảng 80.000 đến 100.000 người. Con số này có thể thay đổi theo các nguồn dữ liệu và năm thống kê khác nhau.

Sông Potomac vừa nối kết các thành phố sầm uất hai bên bờ sông, nơi rất đông người Việt xa xứ sinh sống, vừa là thắng cảnh rất đa dạng về văn hóa mà còn là một biểu tượng sống động, tự hào về lịch sử cho những cư dân trong lưu vực dòng sông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Minh Nữu
Số lần đọc: 81
Ngày đăng: 05.09.2024
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Viết bên dòng Potomac. (Phần 1: Làm báo ở Washington DC) - Nguyễn Minh Nữu
Hà Nội - Nhìn thoáng qua Hồi Ký Vũ Ngọc Phan - Phan Văn Thạnh
Buồn vui trước ngưỡng cửa tòa soạn - Trần Trung Sáng
Trò chuyện với một đạo diễn trẻ chuẩn bị làm phim về Hành giả Minh Tuệ - Nguyễn Anh Tuấn
Chuyện hồi nhỏ học sinh ngữ pháp rồi mê sách hình tiếng Pháp - Phạm Nga
Về “ Một cõi tâm” bên dòng Linh Giang - Nguyễn Tiến Nên
Cuộc khát sống của con tê giác Việt Nam cuối cùng - Nguyễn Hàng Tình
Cách sống khôn khéo của con người giữa thần và ma - Phạm Nga
Chuyện ngôi mộ của niềm hóa giải - Nguyễn Hoàn
Du xuân Yên Tử ký - Phan Anh