Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.931 tác phẩm
2.763 tác giả
497
123.864.244
 
Nhà văn đi chợ
Từ Sâm

 

Cảm nhận khi đọc “Đời chợ”, tác giả Lương Minh - Các Ngọc

(Vài điều về các tác giả: nhà báo, nhà văn Lương Minh, quê ở Vĩnh Long, là chủ biên trang văn học tư nhân “Tống Phước Hiệp-Vĩnh Long”, người bạn văn của Từ Sâm, mấy lần cùng anh du hí miền tây nam bộ. Chị Các Ngọc là nhà báo và vợ của anh Lương Minh, cùng đi cùng viết, cùng ra sách, hiện đang ở Tp.HCM).  

 

Có điều khác, rất đặc biệt là khi đứa con (sách) ra đời, tác giả thường tặng sách như tặng bánh lúc nóng hổi, như món ăn vừa xuống bếp để mời bạn bè thưởng thức sự mới mẻ, vị ngon của nó. Ngược lại, nhà văn Lương Minh (theo yêu cầu của tôi) tặng cuốn sách xuất bản năm 2000, tức sách ra đời cách đây gần 25 năm, cuốn “Đời chợ”.

Ở Sài Gòn nhiều nơi tôi đã đến như chợ Bến Thành, chợ Cũ, chợ Huỳnh Thúc Kháng, chợ An Đông, chợ Bình Tây vv... Đến bây giờ, tôi vẫn thường đi chợ, nhưng đi để mua, để ngắm, để buồn vui, để giết thời gian, để biết cái sự lạ nơi đến. Nếu chợ (truyền thống) ở nước ngoài thì mua đồ chênh lệch giá, để chụp ảnh, để khoe là chính...

 

Với nhà văn Lương Minh, anh đi để hiểu, để sát, để sâu, để biết thăng trầm của chợ. Chợ cũng lớn lên, chìm xuống, cũng phiêu bạt, trải qua hàng chục, hàng trăm năm khi con người đến mở mang vùng đất. Hiểu chợ như hiểu cuộc đời người con gái cùng ta kết bạn trăm năm.

Với tôi, được nhà văn Sơn Nam chỉ rảy vài giọt mực vào trang sách cũng đáng tự hào, đằng nay “ông già Nam bộ” viết lời tựa cho “Đời chợ” thì hãnh diện, quý hóa biết bao.

Đọc qua, thấy hay quá, nên đọc kỹ, ví dụ, chợ Bến Thành là biểu thượng văn hóa của thành phố, là điểm đến của du khách. Chợ Bình Tây sung mãn tuổi cổ lai hy. Chợ Soái Kình Lâm, đầu nguồn tơ lụa. Chợ Tân Bình, vải vóc như nước, áo quần như nêm. Chợ An Đông, ai đặt tên khéo. Chợ Thủ Đức, dáng quê nội thành. Chợ Thiếc, nhiều hàng âm phủ. Chợ Tân Định, dẫu rằng xuống cấp cũng hàng thượng lưu. Thương xá Eden, bao nỗi gian truân...

Lương Minh, anh là nhà văn không chỉ đi chợ, anh còn dạo phố, để tìm bắt sự hình thành nếp thương hồ phố thị như phố Cẩm thạch đường Hàm Tử. Phố kéo Triệu Quang Phục. Phố tre Tạ Uyên...

Đọc anh, tôi nhớ về thuở nhỏ, lẽo đẽo theo mẹ đi chợ Côộc, hoặc khi nắng đậu bên thềm, ra ngõ hóng mẹ chợ về có vài đốt mía. Chợ xưa chỉ còn kỉ niệm, siêu thị như cô gái nhuộm tóc đi qua, san sát mọc lên như nấm.

Lo một ngày nào đó, chợ truyền thống mất đi, may mắn nó vẫn còn trong trang sách “Đời chợ”. Buồn vui lẫn lộn không cùng, nhà văn Lương Minh ạ, cảm ơn anh nhiều lắm.

 

 

 

Từ Sâm
Số lần đọc: 78
Ngày đăng: 12.12.2024
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
130. Lê Hy Tông [1676-1704] (1) - Hồ Bạch Thảo
129. Vua Lê Gia Tông [1672-1675]. - Hồ Bạch Thảo
Người quán văn - Lương Minh
Đọc Hạt Bụi lênh đênh của (Elena Truong & 7 truyện mới) - Dạ Ngân
127. Vua Lê Thần Tông lên ngôi lần thứ hai [1649-1662]. - Hồ Bạch Thảo
126. Lê Thần Tông, Lê Chân Tông [1635-1649]. - Hồ Bạch Thảo
Sư Ông Chùa núi - Nguyễn Minh Nữu
Rau Tần, rau Táo có phải là đồ cúng tế ngày xưa ở Trung Hoa không ? - La Thụy
125. Lê Thần Tông [1619-1635]. - Hồ Bạch Thảo
Về một cây Bút Nữ Đặc Biệt - Nguyễn Văn Sâm
Cùng một tác giả
Luyến (thơ)
Làng (thơ)
Khuyết (thơ)
Ảo (thơ)
Nợ em (thơ)
Tôi (thơ)
Sắn (thơ)
Ghép (thơ)
Chị (thơ)
(thơ)
Thằng Tít-rằn (truyện ngắn)
Gánh (thơ)
Nụ hôn trầm tích (truyện ngắn)
Cổ phần đêm 30 (truyện ngắn)
Gửi trái tim (tiểu luận)
Văn nghệ khai Xuân (điểm sách)
Mùi của bếp (tạp văn)
Mùi của bếp (phê bình)
Nhà văn đi chợ (tiểu luận)
Gạo vẫn chày tư (tiểu luận)