Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
29.196 tác phẩm
2.769 tác giả
319
127.300.544
 
Tuyển tập âm nhạc Phật giáp “ Hải triều âm”: một đóng góp ý nghĩa hướng đến Đại lễ Vesak 2025
Trần Trung Sáng

 

       Ban Văn hoá Phật giáo TP Đà Nẵng – Chùa Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn vừa cho ra mắt Tuyển tập âm nhạc Phật giáo Hải Triều Âm, do  Nhà xuất bản Tôn Giáo ấn hành, Hoà thượng Thích Huệ Vinh chủ biên. Sách dày 170 trang, khổ 20x20cm, với gần 100 ca khúc của những nhạc sĩ tên tuổi phổ từ thơ các thiền sư và nhiều nhà thơ khác, nhằm góp phần làm phong phú cho nền âm nhạc Phật giáo Việt Nam, đem đạo vào đời, làm sáng đạo trong đời.

Tuyển tập âm nhạc Hải Triều Âm gồm 3 chủ đề lớn: Hải triều âm, Lời hát yêu thươngThăm lại chùa xưa. Mỗi chủ đề lớn là tập hợp của những chủ đề nhỏ nhằm tán tụng công đức vô lượng của chư Phật và chư Bồ Tát; ngợi ca đạo hạnh của các Hòa thượng; cảm xúc trước quê hương hữu tình hay vẻ đẹp tôn nghiêm của những ngôi chùa xứ sở.

 

   Điều đáng chú ý, để có được khối lượng ca khúc như vậy, đã khẳng định rõ ràng, chính từ nơi đây, Chùa Quan Thế Âm, Non Nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là mãnh đất linh thiêng, hội tụ nên những cảm xúc tự nhiên, tạo nên cơ hội, cho các nhà thơ, các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ Phật tử sáng tác nên những tác phẩm truyền cảm như vậy. Theo một số văn nghệ sĩ, Phật tử gắn bó lâu năm với các hoạt động văn hoá văn nghệ lâu năm tại Chùa Quan Thế Âm, từ trước những năm 90, có một nhóm anh em sáng tác thơ văn mang tên “Nội Cỏ” thường xuyên đến với chùa, rồi dần dần được Thầy trụ trì tạo điều kiện, hình thành nên đặc san Diệu Âm hàng năm, kế đến là những ca khúc đầu tiên của các tác giả Vũ Hoàng Lộc, Văn Nho, Thành Chung, Hồ Dũng Tuyền… ra đời, như Hoà Thượng Thích Huệ Vinh bày tỏ : “Hải Triều Âm – tiếng vọng từ nguồn tâm dâng tràn, dạt dào, là hạt nước tự nhành dương, bay đi khắp mười phương, hoá thành hơi sương, mát diệu hiền”….

    Trong số những ca khúc ở tuyển tập này, với riêng tôi, nhiều sáng tác của Thiền sư Trường Khánh tạo nên cảm khá bất ngờ. Nhạc của thầy đa phần giai điệu và lời ca thường đơn giản, dễ nhớ , dễ  thuộc, nên thường được phổ biến rộng rãi trong các buổi sinh hoạt tập thể. Chẳng hạn như các bài: Dâng hương, Mừng đón Vesak, Ngày hội đản sanh, Ngạt ngào đoá hoa vi …. Hỏi ra, còn biết thêm, thầy Trường Khánh còn là tác giả bài ca Thăm lại chùa xưa, mà đa số chúng ta từng rất yêu chuộng từ hơn 50 năm trước qua giọng hát Hà Thanh. Thầy Trường Khánh cho biết, thầy tự học âm nhạc và viết ca khúc đầu tay từ thời sinh viên, đến nay thầy đã ngoài 80 tuổi, và vẫn còn sáng tác rất đều tay.

  Tôi cũng hết sức chú ý đến những sáng tác của nhạc sĩ Hồ Dũng Tuyền (1962 -1992), qua các ca khúc: Quên em Non Nước Ngũ Hành ( phổ thơ Thái Huyền), Non Nước tự tình, Lời hát yêu thương, Nhớ  Thầy … . Hồ Dũng Tuyền tên thật Hồ Phan Dũng là một nhạc sỹ tài hoa của vùng đất Ngũ Hành Sơn. Anh đã ra đi khi tuổi đời chưa tròn 30. Song, với chừng ấy thời gian tồn tại trên cõi thế, anhh đã để lại đến nay, qua sưu tầm của gia đình, gồm trên 20 nhạc phẩm (còn một số nhạc phẩm thất lạc, chưa tìm lại đươc), đặc biệt là những nhạc phẩm Phật giáo. Theo nhà thơ Phạm Thư Cưu: “ Trong số 20 nhạc phẩm hiện có, nhiều bài tuyệt hay, đạt đến chuẩn mực nghệ thuật, chừng có thể sánh gần gũi với cõi nhạc Văn Cao. Và, trên hết, dòng nhạc ấy, đi theo một phong cách riêng, rất riêng, phiêu bồng bát ngát. Tiếc là, những nhạc phẩm của anh chỉ lưu hành nội bộ trong Đoàn ca nhạc Hải Triều Âm do anh là nhạc sĩ chính và một số anh em văn nghệ sỹ Đà Nẵng. Nhưng trong số 20 bài nhạc ấy, chỉ mới được đem ra trình diễn một số bài mà thôi. Do đó, dòng nhạc của người nhạc sỹ tài hoa này, chưa được nhiều người biết đến. Mỗi lần nghe xong, cảm thấy tâm hồn lâng lâng bay bỗng, giải thoát khỏi mọi lo âu phiền muộn, về sống với một trời thơ mộng bao la!”.  Thầy Thích Huệ Vinh đã rất xúc động khi nhắc về anh : “Là người gần gũi thân thiết với cố nhạc sĩ Dũng Tuyền, tôi nhận thấy anh có âm hưởng “hóa thân” vào những giai điệu vi diệu theo nguồn âm thanh yêu thương của hạnh nguyện Mẹ hiền Quán Thế Âm, chúng ta tưởng nhớ một Phật tử chân chính, anh sẽ sống mãi cùng những ngày hội trên đất Ngũ Hành Sơn”. Cần nhắc thêm, ca khúc Dâng Mẹ của Hồ Dũng Tuyền, được hát lên từ những năm 1990, và được thu âm lại mới đây, hiện vẫn được chọn làm Lễ hội ca chính thức cho Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn hàng năm.

     

     Nhìn chung, trong bối cảnh sinh hoạt âm nhạc ở nước ta trong gần đây, mặc dù những người có trách nhiệm đã cố gắng xây dựng hướng đến những giá trị nghệ thuật đỉnh cao, nhưng vẫn còn rất phức tạp, với không ít những ca khúc dễ dãi và hời hợt, đầy dẫy những giai điệu cóp ngóp một dòng nhạc lành mạnh, khoẻ khoắn, mang tính giáo dục như Tuyển tập âm nhạc Phật giáo Hải triều âm là một nỗ lực rất đáng ghi nhận.

     Được biết, hiện nay Cuộc vận động sáng tác âm nhạc Sáng đạo trong đời do Ban Văn hóa Trung ương - Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát động từ tháng 7/2024, nhằm chào mừng Đại lễ Phật giáo Liên hợp quốc Vesak 2025 tại TP Hồ Chí Minh đang thu hút sự quan tâm và tham gia đông đảo của các Tăng Ni, Phật tử trên khắp mọi miền Tổ quốc.  Do vậy, hy vọng sự ra mắt Tuyển tập Hải triều âm lúc này, như là minh chứng cho sự lan tỏa mạnh mẽ của Phật pháp trong đời sống văn hóa và nghệ thuật, đồng thời mong sao điều này là một đóng góp có ý nghĩa vào  sự kiện nói trên./.

                                                                                    

 

 

   

                                   

 

 

Trần Trung Sáng
Số lần đọc: 59
Ngày đăng: 10.04.2025
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Siddhartha Tất-Đạt-Đa - Võ Công Liêm
Ba kiểu thơ đương đại - Yến Nhi
A voyage to Cochinchina, in the years 1792 and 1793 [Chuyến đi đến nước Việt Đàng Trong vào các năm 1792 và 1793] - Hồ Bạch Thảo
A voyage to Cochinchina, in the years 1792 and 1793 [Chuyến đi đến nước Việt Đàng Trong vào các năm 1792 và 1793] - Hồ Bạch Thảo
“Phật giáo vào thế kỉ 7: các tục lệ ‘ngược ngạo’ (điều 33) theo ghi chép của pháp sư Nghĩa Tịnh” - Nguyễn Cung Thông
A voyage to Cochinchina, in the years 1792 and 1793 [Chuyến đi đến nước Việt Đàng Trong vào các năm 1792 và 1793] - Hồ Bạch Thảo
Lê Ký Thương, Khép lại những hẹn hò... - Trần Thị Nguyệt Mai
A voyage to Cochinchina, in the years 1792 and 1793 [Chuyến đi đến nước Việt Đàng Trong vào các năm 1792 và 1793] - Hồ Bạch Thảo
Cảm hứng thơ trong “Cảm ơn mùa Xuân” - Hoàng Thị Thu Thủy
Áo Dài Việt Nam & Tà áo lụa bay trên đất Ý - Elena Pucillo Truong
Cùng một tác giả
Những que diêm (truyện ngắn)
Trái tim con rồng đá (truyện ngắn)
Mát - xa (truyện ngắn)
Người vác chõng tre (truyện ngắn)
Đêm giáng sinh (truyện ngắn)
Đêm trắng phập phù (truyện ngắn)
Bầy ngựa bơ vơ (truyện ngắn)
Họp lớp (truyện ngắn)
Thơ xích lô (tạp văn)
Con gái (truyện ngắn)
Dì ghẻ (truyện ngắn)
Chú hề làng (truyện ngắn)
Ngày Cậu Cóc Ra Đi (truyện ngắn)
Chùa xưa (truyện ngắn)
Bản tin giờ thứ 25 (truyện ngắn)
Giã từ "mưa Huế" (nghệ thuật)
Chiếc nhẫn cưới (truyện ngắn)
Chuyện ngọ xưa (truyện ngắn)