Mùa xuân, một mùa xuân nữa, bà cô của tôi lại càng lẩn thẩn hơn còn nhớ, hôm tuyên dương Bà mẹ VN anh hùng, bác Bảy bí thư hỏi thăm:
- Bây giờ má đang sống với ai ?
Bà tỉnh bơ:
- thì hàng xóm chứ ai. Hồi trước tôi cũng nuôi con hàng xóm này mà!
Quan khách ngơ ngác, mẹ tôi phải giãi thích rằng, mẹ tôi mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhờ bà cô chăm sóc dạy dỗ, bà không ai thân thuộc ngoài mẹ tôi, Các bác, các cô hiểu ra nửa thương, nửa tội. Mẹ ngậm ngùi bảo cả nhà " thế mà hay, bà cô chúng ta không còn thấy tủi nữa". Má đúng thật, dạo này, bà cô lại hay cười, một nụ cười hạnh phúc, tôi chằng hiểu tại sao?
Mùa xuân trước, bà cô đến nhà tôi như một sự kiện. Lần đầu tiên cả nhà sống chung với một người già. Bọn trẻ chúng tôi thích lắm, thích nụ cười hóm hỉnh, ngây ngây, những nếp nhăn nối đuôi nhau xếp hàng trên khuôn mặt phúc hạu. Chị em chúng tôi đặc biệt quan tâm đến bộ tóc phơ phơ, đôi mày cũng bạc phếch của bà. Thằng Út ngây ngô.
- Cứ như là nứ hiệp trong phim "Tẩu hoả nhập ma" vậy.
Chúng tôi bật cười, mẹ tôi dặn
- Từ nay các con không được mở ti vi to quá. Hãy để bà cô nghĩ ngơi.
Bọn trẻ chúng tôi, nhiều khi cũng bị cụt hứng. Nhưng ngày lại ngày qua, đêm đến đêm khác, bệnh lãng tai của bà càng nặng, các "anh hùng đại hiệp" của bọn tôi đánh nhau chí choé mà vẫn không làm phiền bà. Thế là từ đó, mỗi lần chúng tôi nói chuyện với bà phải hét toáng lên như là đang cãi nhau vậy. Hàng xóm lúc đầu giật mình:
- Chằng biết gia đình vợ chồng nhà nó có chuyện gì?
Sau hiểu ra phì cười, quen dằn thôi. Những khi chị em tôi đùa với nhau, bà chằng nghe được gì, nhưng khi thấy chúng tôi vui vẻ, bà cũng cười theo, nụ cười san sẻ, nồng ấm.
Bà trở lên hoạt bát nhứt là khi bà kể về những đứa con của bà - cậu dì của chúng tôi. Bà có ba ngưòi con, cả ba đều hy sinh. Từng khúc ruột một bị cắt lìa, đau biết mấy, thế mà thỉnh thoảng bà vẫn cười.
- Tổ cha, phải còn đứa nào tao cũng cho đi Cách mạng luôn. Bà thương yêu nói vậy.
Mẹ tôi lườm trách yêu:
- Đúng là khẩu khí của mẹ VN anh hùng.
Tôi còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau kia to lớn biết chừng nào. Nhưng tôi biết, có cái gì đó lạ lùng trong bà, khi bà kể về những đứa con thân yêu, khuôn mặt của bà bỗng khác đi rạng rỡ. Những ngôi sao trong mứơt vén làn mây đục, nhấp nháy. Bốn lần bà ra bến sông đưa tiễn, chỉ một lần đón mẹ tôi quay về. Họ ra đi chưa kịp dựng vợ gả chồng, chưa kịp cho bà một đứa cháu để vui.
Cô con dâu mới chỉ làm lễ hỏi ngay ngày viếng thăm, chăm sóc. Bà cô thương lắm, bèn đứng ra bàn với nhà giá gả chồng cho cô ấy.
- Nó khóc dữ lắm, ngày cuối nó nói dừa trên cây khô nhiều, nó bẻ một lần này thôi, sau không còn dịp nữa. Con nhỏ...- Bà nhắc lại nỗi đau.
Rồi một chuyến sang sông, cô ấy chẳng trở về, chẳng phải theo chồng trong cuộc đưa dâu. Cô ấy ngã gục trong một đêm, đạn pháo nổ ngay dốc dừa dưới bến. Cây dừa cụt đọt năm nào, bây giờ mối mọt bám đầy. Cây mới trồng lớn lên cao vút. Nơi ấy giờ đây, nước cuốn xoáy mòn. Người ở xóm truyền nhau răng, thỉnh thoảng có những cụm mây đậu trên ngọn dừa, giống hệt như cô ấy. Mẹ tôi nói thế nào bà cũng không chịu ra chợ. Một lần mẹ tôi quỳ trước mặt bà, mẹ khóc, bà cũng khóc:
- Cô không nỡ bỏ các con của cô. Cứ ở đây cho con nhớ chỗ mà về!
Rồi bà cũng khõc. Những giọt nước mắt trong như pha lê. Nó không chảy thẳng xuống, gặp phải những nếp nhăn hằn sâu. Không biết tự bao giờ nhữngg giọt nước mắt kia đã không còn vị mặn ở môi bà. Nhìn khuôn mặt ràn rụa của bà, tôi thương bà quá!
Bà bịnh nặng, các em tôi không hiểu được mức độ nghiêm trọng của căn bịnh. Bên cạnh bà, mẹ tôi cứ lau nước mắt. Ba thì lầm lì, ít nói, giục chúng tôi che thêm mái là phía sau, bửa thêm mớ củi...tôi nhìn họ, đủ biết rằng điều gì sẽ xảy ra....
Đêm ấy, những chiếc lá me li ti, se sẽ rơi ngoài bệnh viện. Chúng tôi gặp bà lần cuối. Lạ sao, bà vẫn cười, nụ cười nhẹ tênh tênh.
9- 1996