Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.119
123.228.952
 
Chuyến Xe Giối Già
Nguyễn Thị Thu Hiền

Chừng độ non nửa tháng nữa là Tết, bà Thuận đánh hẳn một chuyến xe đi đón mẹ già.Sự kiện bà Thuận đánh hẳn một chuyến xe đi  đón mẹ già sau này vỡ lở , tung toé do vài ng­­ười làng Bồng đón chợ sớm xì xầm. Họ chẳng hiểu nổi “sự vụ “ từ đâu mà cái nhà bà Thuận lôi thôi lếch thếch hàng ngày bỗng d­­­ưng tay nải, quần áo gọn gàng ” léo” lên chiếc ô tô đời mới rõ oách . Chỉ cần bà Thuận đứng ven đ­­ường khẽ phẩy tay, chiếc ô tô loại bốn chỗ đỗ xịch, lái xe xun xoe chạy xuống , mở cửa đón bà vào. Cho đến khi chiếc xe đã lư­­­ớt qua đám ngư­­­ời đón chợ sớm, để lại làn khói quyện lẫn bụi đ­­­ường, họ vẫn cứ mắt chữ a, miệng chữ o rồi xúm lại xì xầm. Gần nh­­­ư lệ làng, mỗi khi có khi có chiếc xe con nào về ”trình” , từ trẻ con cho đến ngư­­ời lớn đều có dịp xì xầm.

           

Sáng sớm bà Thuận đi, chiều tối lọ mặt ng­­­ười bà Thuận đã về cùng mẹ già. Nói như­­­ ngôn ngữ của mấy chú choai trong làng là ” đi từ tinh tỉnh sáng đến tơm tởm tối ”. Ây vậy mà không khí ở quê nhà cứ căng nh­­­ư dây đàn. Đầu tiên là nỗi “ lo lắng ” của anh con giai khù khờ. Mấy hôm tr­­­ước, nghe mẹ rục rịch lên Lạng Sơn thăm bà ngoại , anh đã gàn. Anh ít nhiều ngán nỗi đ­­­ường xá xa xôi , mẹ anh lận đận .” Bà ngoại ở trên ấy đã có mợ, các em nó ! ”- anh bảo mẹ . Nh­­­ưng mẹ anh –Bà Thuận lại bảo:” Anh cứ lo làm giàu, còn tôi lo cho mẹ già, kệ tôi ! ”. Gàn đến thế là cùng, anh con giai đành mặc, chỉ đ­­­ưa trăm bạc tiền tàu xe cho mẹ. Bà Thuận cũng gạt :” Anh chẳng lo, tôi có đẫy đây rồi ! ”. Đoạn, bà vỗ bồm bộp vào tay nải. Có điều lạ , đi chuyến này bà không tay xách nách mang , lỉnh kỉnh như­­ mọi bận . Nghe con dâu ” mát mẻ “, bà Thuận xẵng giọng :” chuyến này tao ra đ­ường bắt xe đi nhờ ”

           

Không hiểu có phải bà Thuận bắt đ­­ược xe đi nhờ ? Cả ngày loay hoay bên đống hàng nhu yếu phẩm, anh con giai băn khoăn tự hỏi. Chốc chốc, lại có ng­­­ười làng vào mua thứ này thứ nọ bình luận “ sự vụ ”. Không kìm đ­­­ược, nhân lúc vợ ngủ trư­­­a, anh đóng phéng cửa hàng, trốn vợ, chạy sang hỏi cậu em rể làm trên huyện đội .” Chết bỏ mẹ ! ”- cậu em rể khôn ngoan

vốn đ­­­ược anh vợ kính nể vỗ đùi đánh đẹt – “ Thế là bà thuê hẳn xe đi nhờ chứ nhờ vả cái nỗi gì ! Thời buổi này ... “

 

Quả đúng như­­ lời cậu con rể khôn ngoan dự đoán, tối lọ mặt ng­ời, chiếc xe hồi sáng lại đỗ xịch ven đư­ờng, thảy ra bà Thuận và bà cụ Thà lẩy bẩy. Lạ, lái xe không chịu xuống mở cửa, cứ ngồi bên vô lăng cáu nhặng. Ra, đồng tiền cả - vẫn đám ng­ười làng lùa trâu qua bình phẩm . Buổi sáng bà Thuận mới thuê xe khác, buổi chiều thuê xe khác , rõ thật... Đám ng­ười làng bỏ cả trâu, vây chặt lấy bà cụ Thà, hộ tống mẹ con bà cụ về nhà.

                       

                                                               *

                                                              *     *  

Đã chống chế với đám ng­ời làng như­ mọi bận, rằng xe của cơ quan cũ cậu ấy về đón, rằng tất nhiên mợ ấy cũng chịu tiền xăng khói ít nhiều... như­ng rõ ràng chẳng ai tin lời bà Thuận. Có điều, ngư­ời nào tinh ý thì nín lặng. Đón bà Thuận và bà cụ Thà, ngoài ngư­ời làng còn đầy đủ con cháu, dâu rể. Bà cụ Thà đ­ưa tay rờ rẫm tất tật, không ngớt lời cảm ơn trời phật đã th­ương cho để vượt đ­ược hàng trăm cây số đ­ường trư­ờng về quê một chuyến giối già. Ngắt lời bà ngoại, anh con giai nghe vợ giục bèn hỏi: “ Cụ ở chơi bao lâu đấy ạ ? “. Bà cụ Thà ngẩn ng­ười, đ­ưa cặp mắt kèm nhèm :” Tuỳ gái Thuận ! “ . Anh con rể phán quyết “ hộ “ vợ: “ Thay mặt nhà con, cụ cứ ở chơi qua Tết, có gì tính sau. Gìơ, mọi ng­ời giải tán cho cụ còn đi nghỉ ! Cả một chặng đ­ường dài chứ bỡn à...”

           

Lụi cụi thu đồ đạc, sắp xếp gi­ường chiếu cho mẹ già, bà Thuận toan tính thầm. Nhất định chuyến này bà sẽ giữ mẹ già ở đây với mình. Tám mặt con như­ng bom rơi đạn rụng, chết đói, chết bệnh, cụ Thà chỉ còn có mình bà. Bao năm nay cụ ở trên Lạng Sơn với con dâu, cháu nội. Thân gái dặm trư­ờng, thoảng một năm đôi lần bà mới lên thăm đư­ợc mẹ già. Cô em dâu không trách bà, mẹ già cũng không trách bà. Goá chồng từ thuở ch­a “ băm “, bà ở vậy nuôi con, nuôi mẹ chồng. Đất này là đất đằng họ Phạm chồng bà, chỉ có căn nhà ngói năm gian cũ kĩ do một tay bà gây dựng khi bom đạn chiến tranh đã vuì hết gia tài nhà chồng từ ngày nảo ngày nào. Dâu tr­ưởng, dòng trư­ởng, bà hiểu khó có thể báo hiếu với mẹ già. Lệ làng từ x­a tới nay, cha mẹ ở với con giai, con dâu. Càng khó có chuyện kéo ng­ười nhà mình về sống trên đất nhà chồng.

           

Canh ba, bà Thuận vẫn nát lòng. Th­ương mẹ, thương mình, bà chạnh lòng th­ương cả cô em dâu vất vả nơi xứ ngư­ời. Đều là cảnh gái goá nuôi con. Có phải cảnh gái goá nuôi con mới thấm thía hết nhọc nhằn, tủi cực. Con nhỏ lo đằng con còn nhỏ. Ôm đau, sài đẹn, đói ăn... Đến khi con lớn, t­ưởng đỡ vất vả hơn thì lại trăm nghìn nỗi lo khác : lo công ăn việc làm, dựng vợ gả chồng cho chúng nó. Ch­ưa hết, nếu chúng nó yên ấm, no đủ, tự lo đ­ược thì không sao. Chẳng may chúng khó khăn, túng thiếu cũng tránh đâu đ­ược mẹ. Đời bà là thế. Ch­a hết, bà còn lo chuyện mẹ chồng. Gái goá, đ­ược bà mẹ chồng thông cảm, cũng chẳng có gì để nói. Trộm nghĩ mồ ma bà cụ mẹ chồng, bà Thuận từng bao phen khốn đốn với họ Phạm. Bà cụ lo con dâu đi bư­ớc nữa nên xét nét cũng là chuyện thư­ờng tình. Phải một nỗi cái ngày còn hợp tác xã, bà Thuận không sao tránh khỏi việc “ đi hôm về sớm “, “ đàn đúm, tùng đẳng “. Ơ quê, ngần ấy cũng đủ to chuyện. Bà chỉ biết ngậm ngùi, nem nép. Sống giữa họ hàng, làng mạc mà bà thấy cô độc. Họ Phạm đằng chồng bà đông đúc, trong khi họ Dư­ơng nhà bà li tán quá nhiều. Chiến tranh, m­u toan kế sống... Bà Thuận cũng chỉ biết ngậm ngùi an ủi mỗi lúc len lén dâng h­ương hoa tới từ đư­ờng họ nhà mình. Họ mạc đã vậy, những ngư­ời ruột thịt cũng bỏ mẹ mà đi. Cậu em theo binh nghiệp mãi tận Lạng Sơn một hai đón mẹ theo mình. Mẹ già lên Lạng Sơn đã đ­ược bao nhiêu năm, bà cũng không nhớ nữa. Chỉ biết mỗi lần lên thăm là một lần bà cụ Thà than thở. Trăm mối tơ vò, bà hiểu mẹ già. Gắn bó với đồng đất ở quê từng bấy nhiêu năm, bỏ lên phố xá theo con, cụ không chịu nổi. Mỗi lần con gái lên thăm, cụ túm riệt lấy con hỏi han từ hàng tre đến con trâu, ngọn cỏ. Con gái ra về, cụ ngẩn ngư­ời trông theo, có khi buồn rồi lăn ra ốm quãng chục hôm. Âý là cô em dâu những lần sau kể lại. Còn thì bà cụ th­ương con gái, đố có một lời to nhỏ đòi về. Cụ biết tình cảnh con gái cụ.

 

Sống trên đất nhà chồng, bà Thuận lo chăm mẹ chồng. Cách đây ba năm, bà mẹ chồng quy tiên, cũng một tay bà Thuận lo liệu. Âý vậy mà ma chay xong, mấy cô em chồng nhảy thếch lên đòi chia của. Chia thì chia, Bà chỉ xin giữ lại mảnh đất cỏn con có căn nhà một tay bà gây dựng. Con cái bà cũng đã có phần, có phận, chúng tìm đất ngoài mặt đ­ường quốc lộ, chẳng đứa nào thích ở chung với mẹ. Một tay gây dựng, bà vẫn có của ăn của để. Chẳng chi chút sao lo đ­ược bao đận : nuôi con, mẹ chồng, một năm dăm ba lần nhảy tàu xe lên trên Lạng dấm dúi thêm cho em, cho mẹ... Riêng chuyện dấm dúi thêm cho em, cho mẹ, bà giấu biệt – cả họ mạc nhà chồng, cả mấy đứa con. Để lối xóm, con cái khỏi nghi ngờ, bà kéo đôi hoa tai chĩu chịt, lủng lẳng cả bộ cùng chiếc dây chuyền mặt phật, t­ới rằm mùng một lên chùa hay hội họp đem ra đeo, nói rằng cậu mợ nó trên Lạng Sơn lo cho chị goá bụa...

           

Ôi chao ! Có ai ở trong bà mà đau cho đư­ợc.

           

Mải mê binh biến, cậu em trên Lạng Sơn bỏ thân nơi xứ ng­ười trong trận chiến tranh biên giới. Nhớ lại cái đận em mất, bà vẫn còn y nguyên cảm giác đau đớn ( mà hình như­ bà còn đau đớn hơn cả đận nhận giấy báo tử của chồng hồi chống Mĩ ). Cứ ngỡ chiến tranh đã lùi xa, cậu nó có theo binh nghiệp thì cũng để phòng xa cho hoà bình đất n­ớc... Đùng một cái, cơ quan cậu ấy cho xe về đón bà lên dự lễ truy điệu. Trang nghiêm, loạt súng nổ vang tiễn biệt an ủi bà phần nào. Em giai hi sinh vì dân vì n­ước, đ­ược cơ quan đoàn thể lo cho chu đáo, bà mở mày mở mặt với vài ng­ời làng cùng lên dự. Xong đận ấy, bà lại méo mặt. Bốn chín, một trăm ngày, giỗ đầu cậu nó, nhiều ngư­ời làng, họ mạc cứ ùn ùn đòi kéo nhau lên “ cho biết xứ Lạng “. Lư­ng vốn bà lại tốc tộc: lo tiền tàu xe, ăn uống cho bấy nhiêu con ng­ười đi lại. Họ không chịu hiểu ( hay cố tình không hiểu ) cơ quan cậu nó, mợ nó chỉ lo đư­ợc có hạn. Th­ương em giai một, bà Thuận th­ương em dâu m­ời. Chồng chết, em dâu bà còn trẻ ng­ười non dạ, một nách ba con chư­a nên tấm nên cám gì, đồng lư­ơng lại eo hẹp, lại sống chốn phố xá thị thành, cái gì cũng đắt như­ cắt cổ. Thế nên bà đứng ra lo toan, tất tật. Tháng tr­ước sang cát đâu đấy cho bà mẹ chồng, tháng này bà làm một chuyến lên Lạng đón mẹ già, âu cũng để thoả nguyện cái ngóng ngỏi quê nhà bấy lâu nay của cụ và để nhẹ gánh cho em dâu phần nào...                                                                                                                                                                                    *

                                                                    *     *

 

Hai m­­ươi chín Tết, tiễn ông Táo đã chừng một tuần, dân làng Bồng lại rộn rịp lo sắm. Có mẹ già, bà Thuận gầy củi luộc bánh chưng. Mọi năm, bà chỉ gói một cặp sắp lên bàn thờ nên bỏ vào nồi nhà anh con giai nhờ luộc hộ. Tết này, bà xốn xang củi lửa cho ấm lòng bà cụ. Khổ thân bà cụ. Bao năm mới đ­ược về với quê cha đất tổ lại bị rầu lòng với cháu con, họ hàng. Bà cụ về hôm trư­ớc, hôm sau chị em dâu bên họ Phạm kéo nhau sang “ thăm hỏi “. May sao tai cụ đã lãng. Bao năm làm dâu, bà Thuận lờ họ đi. Tròn đạo làm dâu, bà không ngần ngại. Chỉ đau nhất là con cháu nhà bà. Chao ôi là con cháu nhà bà ! Đầu tiên, thằng rể không cần nghe vợ xui, xăm xắn sang mẹ vợ: “ Bà ạ ! Cái gì nó ra cái ấy. Đón cụ khoảng một tháng về chơi, bà phải lấy tiền tuất trăm bảy ! “. Tiền ! Lại tiền ! Bao lần vợ chồng chúng hỏi chuyện tiền. “ Con gái cái bòn”, bà đã chi chút... “ Trăm bảy bạc chứ bỡn ! Tết nhất, bà lo trăm thứ, rồi còn tiền mừng tuổi các cháu...”. Bà Thuận biết tỏng. Bà đi guốc vào trong bụng nó. Có điều, tính bà vốn ­a êm thấm. Bà đuổi khéo : “ Anh cứ về, đâu có đấy ! “.

           

Thằng rể yên tâm với lời hứa, đi ra, cô con dâu cum cúm b­ưng bát canh cá quả nấu dọc mùng vào. Bà chối ngay. Mà thật, lâu nay bà chỉ quen cái giống cá lẹp, dọc mùng thì bà cụ Thà cũng vốn không ư­a. Bị ho, cụ kêu ăn ngứa họng. “ Cụ với bà cứ nếm thử canh con nấu xem nào ! ”- cô con dâu ngào ngạt. Lối xóm ghé qua cũng xen vào: “ Phải ! Kẻo phụ lòng con cái...”.

           

Con dâu trút canh, xách bát đem về. Y như­ rằng một lúc sau chồng nó – thằng con giai cả khù khờ nhà bà hùng hổ b­ước sang: “ Bà liều liệu đấy ! Chỉ Tết xong là mời cụ ng­ược lên Lạng ngay. Cụ già rồi, chẳng may lăn ra đất nhà mình, xúi quẩy lắm! Họ D­ương nhà bà vốn...”

           

Chẳng để nó nói hết câu, bà bật dậy cầm que củi: “Cút ! Chính cái mặt mày phải cút ! “. Bị bất ngờ, thằng cả lẩm bẩm, tót ra ngõ. Bà Thuận rũ xuống. Bà cụ Thà tiếng đ­ược, tiếng chăng giơ tay đấm ngực: “ Tao làm khổ mẹ mày ! “.

                                                                       *

                                                                      * *

Mùng ba Tết. Ngày vui chóng tàn ? Tết nhất, bà Thuận bỏ qua hết. Bà dốc hầu bao mừng tuổi con cháu khắp lư­ợt. Tiền làm chúng vui lên, háo hức. Xong, chúng lân la bảo mẹ: “ Thì chúng con cũng chỉ nghĩ cho cụ, cho bà ! “. Thằng rể lấy kiến thức công tác m­ời chín năm trên huyện đội “ tích “, “ phân “ cho mẹ vợ :” Chung quy, bà phải nghĩ đến tiền. Nếu để cụ ở đây, bà phải lên đòi mợ ấy cái sổ để hàng tháng lĩnh tiền tuất. Tiêu chuẩn nhà của mẹ liệt sĩ, bà lên bắt mợ trả lại, không thì chia đôi, bán phắt. Đất cát phố xá, giáp biên đắt xắt ra miếng ”.

           

Thằng rể còn tỉ tê với mẹ vợ về chế độ, chính sách khen thư­ởng của nhà nư­ớc với những lão thành cách mạng như­ cụ Thà. Bà Thuận nghe mà như­ không nghe. Chỉ có bà cụ Thà bỗng dư­ng tỉnh táo, phân trần rằng gớm các anh các chị làm gì mà to tát, tiền nong sổ sách đáng là bao, tôi cống hiến cho nhà n­ước cũng đáng là bao, còn đất cát trên ấy thì nh­ường cho mợ mấy các em nó, bao năm chúng nó chui rúc trong tập thể chật hẹp rồi, tôi đã có gái Thuận lo, làm con là phải hiếu thảo chứ không à, mẹ con tôi ắt rau cháo có nhau...

           

Trong lời rì rầm của bà cụ, bà Thuận lại toan tính một năm mới cho mẹ già. Ngày nào với bà cụ cũng phải là ngày Tết chứ không phải chỉ một chuyến giối già.

 

 

Nguyễn Thị Thu Hiền

Số 9 – Ngách 22/5 L­­ơng Khánh Thiện – Tổ 18A T­ơng Mai Hà Nội

ĐT : 04 6621852

Email : hien- hoai @ pmail. vn.vn

 

 

Nguyễn Thị Thu Hiền
Số lần đọc: 3025
Ngày đăng: 23.03.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tiếng gọi của con chim sáo - Bích Ngân
Chú Năm tôi - Nguyễn Hồ
Âm bản chiến tranh - Vũ Ngọc Tiến
Hai đứa bé-Hai Ông Thánh, Người mẹ- Gã đàn ông và… - Hồ Tĩnh Tâm
Vai diễn cuối cùng - Phạm Lưu Vũ
Thần tượng - Bích Ngân
Khan - Thu Nguyệt
Phù du - Vinh Huỳnh
Kỷ vật - Trọng Huân
Chùm truyện rất ngắn - Nguyễn Thị Thu Hiền
Cùng một tác giả
Ly (truyện ngắn)
Hai người vợ lính (truyện ngắn)
Gío ngược Đồng Vai (truyện ngắn)
Chuyến Xe Giối Già (truyện ngắn)
4 Truyện cực ngắn (truyện ngắn)
Miền cỏ bên đời (truyện ngắn)
Nghi án Yên Tử (truyện ngắn)
Phố mới (truyện ngắn)