Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.210.535
 
Đồi TỨC DỤP ( Thất Sơn ) : Điểm hẹn về nguồn và cảm hứng văn học nghệ thuật.
Trần Bắt Gặp

         Đồi Tức Dụp,như một hòn non bộ khổng lồ ,đươc thiên nhiên tạo dựng toàn bằng đá gộp,hang động liên hoàn…cao 216 mét,chu vi hình cánh cung dài hơn 3 km- như một cái đuôi của Núi Cô Tô về phía Tây,thuộc xã An Tức,giáp Ô Lâm  huyện Tri Tôn,nằm trong quần thể Thất Sơn và đặc biệt nhất trong hơn 40 đồi,núi lớn nhỏ vùng " Thất Sơn huyền bí " ở An Giang,

 

         Tên Tức Dụp - tam sao, thất truyền từ Tức Chụp,Tức Chóp…tiếng dân tộc Khmer,nghĩa là" nước đêm",vì Đồi nhiều hang,khe suối chảy ngày đêm không dứt, xưa-người dân hay vào lấy nươc ban đêm nên đặ đặt làTức Chụp… Đồi tạo dựng bởi vô số khối đá lớn nhỏ,chất chồng lên nhau…nên có nhiều khe ,hang đá gộp lớn nhỏ và nối liên hoàn trong lòng đá sâu. Tạo nên một quần thể hang động rất thuận lợi về địa hình,địa vật cho việc ăn ở,cư ngụ nhiều người ,nhất là trú ẩn đóng quân để chiến đấu,phòng thủ,dưỡng binh… trong thời kỳ chiến tranh. Do đó,suốt từ những năm kháng Pháp,rồi đánh Mỹ, huyện Tri Tôn và Tỉnh An Giang chọn nơi đây làm căn cứ cho Tỉnh Uy,Huyện Uy,Huyện Đội,các cơ quan dân chính Đảng và cũng là nơi dừng chân của các đơn vị Miền,Trung ương trên đường di chuyển từ CamPhuChia về miền  Nam và ngược lại. Điển hình ngày nay còn lại các địa danh được tôn tạo lại,nằm sâu trong lòng hang đông như Hội trường C.6,Hang Phụ nữ,hang Tuyên huấn,hang  Quân y,hang Chau Kem,cơ quan Thông tin,Mặt trận,văn phòng Huyện ủy,huyện đội.v.v… Những năm chiến tranh ác liệt,toàn bộ các lực lượng Huyện Tri Tôn,nhất là huyện đội tập kết vào căn cứ này,nhằm bám trụ ,để ban đêm tung lực lượng ra tấn công địch ở các vùng tạm chiếm,căn cứ huyện lỵ của chúng…hay móc ráp cơ sở,vận động nhân dân biểu tình,chống đối Mỹ ,Ngụy…Khi địch tấn công,ta dùng lợi thế lò ảng,hang sâu ẩn núp. chờ thời cơ lên tấn công,tập kích ,vừa chiến đấu,liên lạc cơ sở làm hậu phương,cung cấp lương thực,thuốc men vưà củng cố lực lượng…Địch đã dùng hàng ngàn tấn bom dội vào Tức Dụp suốt hơn mười năm từ 1960 đến ngày giải phóng 1975,bằng mọi giá để chiếm Tức Dụp,chúng sử dụng tất cả chiến tranh hiện đại như máy bay các loại,kể cả B 52,xe tăng,thiết giáp,pháo hạng nặng…lực lượng Mỹ,Ngụy và chư hầu…gấp trăm lần lực lượng ta. Đặc biệt nhất là cao điểm 128 ngày đêm chúng tập trung tấn công ta với quyết tâm chiếm lĩnh trận địa từ 18/11/1968 - 25/03/1969,với lực lượng trên 18.000 quân các loại cùng tất cả phương tiện,vũ khí mới tối tân nhất…Nhưng với lòng dũng cảm,mưu trí,được nhân dân che chở đùm bọc,ta đã đánh bại mưu đồ của chúng. Sau thất bại đó Tướng 2 sao,cố vấn Mỹ đã thú nhận tổng chi phí chiến tranh tại đồi Tức Dụp lên đến 2 triệu đôla ! Quân dân Huyện Tri Tôn cũng được chính phủ trao tặng 8 chữ vàng " Kiên cường,bất khuất,giữ vững Núi Tô ". Và ,ngày 01/04/1985 Bộ VVTT quyết định công nhận Tức Dụp là khu di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc Gia.

 

            Năm 1994 đến nay,khu di tích được Tỉnh ủy,UBND tỉnh đầu tư trùng tu, tôn tạo,phục chế hầu hết các điạ danh trong đồi,có cầu thang lên từng hang gộp đá,len sâu vào hội trường C.6 ngày xưa được tái hiện không cảnh làm việc của lãnh đạo,vạch phương án tác chiến với địch bằng các mẫu hình nhân thật sinh động… dựng nên Tượng đài chiến thắng,Đền tưởng niệm,nhà truyền thống,triễn lãm…và xây dựng thành khu du lịch Lịch sử - văn hóa gắn với truyền thống về nguồn rộng trên 10 hécta,với nhiều nhà trọ, gian hàng lưu niệm,phục vụ ăn uống đặc sản,trường bắn,sân khấu văn nghệ,hồ bơi .v.v….Phục vụ nhu cầu tham quan, về nguồn,sinh hoạt tập thể hay nghỉ mát,du lịch qua đêm của khách trong ngoài tỉnh và người nước ngoài. Du khách đến đây,ngoài việc tham quan,tìm hiểu khu di tích núi,tận tay rờ được từng phiến đá loang lỗ vết thương chiến tranh,thám hiểm sâu tận các hang động tối nhờ nhờ,nơi các chiến sĩ giải phóng quân ăn ở,sinh hoạt… còn được tận hưởng không khí núi trong lành,hay trèo cao lên từng mõm đá,nhìn cảnh quang xung quanh đồng tươi bát ngát,dây leo bám đá chằng chịt. Đã có hàng trăm  văn nghệ sĩ đến Tức Dụp và sản sinh ra nhiều tác phẩm có giá trị như Tranh, ảnh,ca cổ,văn thơ,tiểu thuyết huyền thoại- nhà văn nữ Nguyễn Lập Em với tiểu thuyết "Ở lại đồi Tức Dụp", nhà văn Lê Văn Thảo với truyện ngắn'Bên Đồi Tức Dụp"hay Ký "Ngọn đồi hai triệu Đôla" của Phạm Nguyên Thạch… hàng chục tác phẩm ảnh nghệ thuật của Quãng Ngọc Minh,Trần Kim Luận, Ngọc Bích ,Kim Thành…hay tranh vỏ tràm của Quốc Mỹ, hàng chục bài ca vọng cổ ca ngợi cảnh đẹp,anh hùng…ở Tức Dụp của Như Nguyễn,Thành Trung,Phong Quang,Trần Dương,Hà Nam Quang,Trần Thế Vinh…với các bài sâu đậm lòng người như "Bên Đồi nước triền miên","Hoa đá Cô Tô", "Tức Dụp quê em"… Thơ có lẽ nhiều nhất-Một  Chim Trắng với chùm thơ :Hoa ở trên cao,Gặp gỡ,Chia tay… nhà thơ cảm xúc:..Không thấy loài hoa nào trên đồi Tức Dụp/Hái về tặng em/Đá ở đây trộn lẫn mảnh bom/Từng mảng lớn còn ấm bàn chân du kích…và:…Lên cao nữa!lên cao/Nếu như gặp gỡ bất ngờ/Lẻ loi một loài hoa nào trên đồi Tức Dụp/Đỏ chói chang hay xanh một niềm mơ ước/Anh cũng không có quyền đâu nhé/Em yêu… Với nhà thơ nữ Nguyễn Thị Trà Giang thì:…Núi của anh,một thời trẻ của anh/Em đến lắng nghe giữa hang sâu bao tiếng vọng/Tiếng đạn/Tiếng bom/Tiéng máy bay,đi qua rà lại/Tiếng anh cười đêm văn nghệ liên hoan…- Và Trần Thế Vinh thì:…Ngủ đêm trên đồi Tức Dụp/Đá thở nhịp thở vào ra/Trái tim khắc hình mõm đá/Qua đêm-thức mọi giấc lòng… Riêng Trần Mạnh Hảo,nhà thơ đã đầu tư cả một trường ca:" Ba cặp núi và một hòn núi lẻ" thật bi tráng,xin trích 4 câu của anh:…Em để lại tuổi thơ trên dấu cỏ/chỉ mang vào Tức Dụp trái tim thôi/trái tim đập ngực mình như muốn vở/đá rung lên bao khát vọng con người…", Rất nhiều,rất nhiều tác phẩm nữa,chưa có dịp sưu tầm nêu hết ở đây của nhiều nhà văn,nhà thơ trong khu vực và cả nước như Mai Văn Tạo,Trịnh Bửu Hoài,Ngô Khắc Tài,Hồ Thanh Điền,Lê Chí,Vũ Hồng,Thanh Vũ.v.v…

 

                 Đồi Tức Dụp, cách hai trung tâm Tp.Long Xuyên,hay Thị xã Châu Đốc 55-60 km,và nằm về phía Tây nam huyện lỵ Tri Tôn đoạn 9 km, theo con  đường tỉnh lộ tráng nhựa thẳng tấp, đi qua cụm dân cư của người dân tộc Khmer Nam bộ với nhiều cảnh nhà ,chùa chiền rất cổ,mang dấu ấn đặc thù,đậm nét " Thất sơn huyền bí ".Tức Dụp,có một không hai khu du lịch đồi núi hấp dẫn để về nguồn và tìm cảm hứng sáng tác văn-nghệ cả vùng sông nước Tây nam bộ ngày nay./-

 

Tháng 3/2006 
Trần Bắt Gặp
Số lần đọc: 6653
Ngày đăng: 31.03.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
PHI VÂN – Nhà văn đồng quê rặt ròng Nam bộ. - Trần Hữu Dũng
Xuất bản VŨ BẰNG tòan tập - Ngô Thanh Hương
Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo - Phạm Thành Hưng
NGUYỄN BẮC SƠN – Nhà thơ đông phương - Trần Hữu Dũng
Đọc " HÔM QUA, HÔM NAY & HÔM SAU " của nhà thơ VŨ TRỌNG QUANG - Linh Phương
So sánh văn hóa Đông Á và Đông Nam Á, trường hợp Việt Nam - Nhật Bản - Vũ Minh Giang
Làm thơ đến tận cùng đâu phải chuyện chơi - Đoàn Vị Thượng
Sự nghiệt ngã của nghề nghiệp - Hà văn Thùy
Những chữ trôi trên cỏi tâm linh - Triệu Từ Truyền
Vũ Văn Kính : Ngưòi đã xuất bản nhiều đầu sách về Nôm nhất tại Việt nam - Nguyễn Văn Hoa