Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.056
123.234.936
 
Người yêu và mùa thu
Trang Thế Hy

I.

Bên kia rào cây mận đang trổ bông. Một nhánh lớn, sum suê gie ngang bờ từơng che mát cái bàn vuông nhỏ đặt trên vĩa hè. Trên bàn một tách cà phê đen và một ly chanh muối có đá. Cô giái uống chanh muối tuổi chừng hăm hai đến hăm lăm,người đàn ông uống cà phê ngoài bốn mươi. Hai người ngồi cạnh nhau ở mép bàn phía chân tường  nhìn ra con đường  vắng , người và xe cộ thưa thớt. Quán cà phê vỉa hè bắt đầu hết khách . Chị chủ quán gom những  chiếc ghế con vuông chồng lên nhau dẹp vào trong. Hai ông già gọi chị đến lấy tiền, sửa soạn  ra về . Ông mặc áo bành tô có ria mép nói có vẻ để kết thúc một câu chuyện :

- Cho nên năm nào cũng vậy cứ đến mùa nấm mối thì tôi phải cực lòng với bà xã tôi  ít nhất là một tháng. Bã ũ dột suốt ngày,chứng mất ngủ nặng thêm. Ở miền Nam mình làm gì có mùa Thu, vậy mà cái thứ gió lạnh chợt thổi rồi chợt ngừng từng chập ngắn, dân miền Nam mình kêu là gió nấm ấy, bả gọi đó là gió heo may của mùa Thu gợi bả nhớ lại thời con gái của bả trên đất Bắc. Thật ra thì có phải như vậy  đâu. Bả nhớ thằng con và tôi hiểu vì sao bả không nói thật cội nguồn của nỗi buồn trong lòng bả. Bả giận tôi tới mức không còn muốn tôi chia sớt với bả nổi buồn đó. Chẳng  thà bả tiếp tục trách tôi vô lý như những năm đầu, có khi tôi ít đau hơn…

 Ông  già ngậm ống vố gục gặc đầu, vẻ thông cảm :

- Còn con nhỏ tôi, con dâu ngoan cố của anh đó, mỗi khi có mối nào nghắm nghé, tôi thấy được, tôi khích lệ thì nó cứ nói không đành bỏ tôi hiu quạnh. Đâu phải vậy. Có nhiều mối bằng lòng ở rễ hoặc cưới nó cứ về quê chồng rồi vợ chồng nó đem tôi về đùm bọc trong tuổi già, dễ quá. Thật ra thì tại nó chưa nguôi thương nhớ  thằng con anh. Mình thương con , thấy nó còn trẻ, nó thuỷ chung như vậy là vô lý. Nhưng đây đâu phải lý, đây là tình. Ước gì có một qui luật nào đó về khả năng nhớ và quên của trái tim : thời gian cần thiết để làm tan biến một nỗi đau là năm năm, mười năm gì chẳng hạn…Mà thôi,trong tuổi già,có một nuổi buồn đẹp để làm bạn cũng hay hay… 

Hai ông già đi rồi, chỉ còn lại có người đàn ông và cô gái.

- Chú Hân có nghe câu chuyện của hai ông già chứ ? Cô gái hỏi.

Người đàn ông lắc đầu :

- Không. Sao hôm nay Phương tò mò vậy ?

- Tại chú im lặng lâu quá làm Phương tự ái, không biết làm gì , nghe trộm chuyện của người khác chơi.

- Xin lỗi Phương nếu chú có làm cho Phương lo lắng. Chú đang có điều phãi suy nghĩ nhưng không phải xung quanh chuyện bệnh hoạn của chú đâu. Hai ông già nói gì ?

- Đó là hai ông suôi. Ông suôi trai tâm sự về cái bịnh  giận dai của bà vợ. Hồi còn chiến tranh. Ngừơi con trai duy nhất tập kết ra Bắc trở về Nam công tác nhờ người về vùng tạm chiếm móc gia đình. Lý do an ninh không cho phép hai ông bà đi thăm con một lúc.  Phải bắt thăm. Người cha may mắn được đi thăm con trước. Hơn một năm sau, gần tới phiên bà mẹ đi thăm con thì người con hi sinh. Thế là người mẹ giận người cha hồi đó đáng lý phải nhường cho bà đi thăm trước .Và bà giận hoài cho tới bây giờ… Nỗi buồn của ông suôi gái khác hơn. Cô con gái ở vậy từ hai mươi mấy tuổi đến bây giờ gần bốn mươi chưa chịu lấy chồng. Ngoài miệng nói là không đành bỏ cha hiu quạnh, trong lòng cô nỗi đau mất chồng chưa chịu nguôi ngoai. Người chồng có cái tên rất hay là Anh Ba Mùa Thu. Nè chú Hân à ! Theo câu chuyện thì vào thời đó những cán bộ gọi làcán mùa Thu được hưởng một thứ đặc ân rất ngộ nghỉnh là khi hỏi vợ được đàng gái giảm bớt số tuổi là năm mười năm gì đó. Có thật vậy không ? Và cán bộ mùa Thu là cán bộ gì ? 

Người đàn ông vui vẻ giải thích :

- Sau khi miền Nam đồng khởi những cán bộ tập kết ra Bắc hồi  1954 lần lượt trở về Nam hoạt động . Lúc bấy giờ địch nó la lối rùm beng rằng mình vi phạm hiệp định Giơ-neo, rằng miền Bắc xâm lược miền Nam, vv… No la mặc nó, công việc  của chính nghĩa cứ tiến hành, nhưng hạn chế bớt tai tiếng bằng ngôn từ cũng đỡ được chút nào hay chút đó. Không rõ do ai khởi xướng, mà mấy tiếng "cán bộ mùa Thu" được dùng rộng rãi để chỉ những cán bộ tập kết ra Bắc trở về. Ý nghĩa ở chỗ hầu hết  những cán bộ đó đếu tham gia cách mạng từ mùa Thu năm 1945. Rồi những đồ dùng của ông "cán bộ mùa Thu" cũng được gắn  cho cái hiệu "mùa thu" : "đôi dép râu mùa thu". Cái nón cối "mùa thu", cái ba lô "mùa thu". Chỉ trong mấy năm đầu
Trang Thế Hy
Số lần đọc: 2662
Ngày đăng: 05.05.2004
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại