Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.090
123.232.567
 
Người hoài cổ
Trọng Huân

            Những loại vải truyền thống: the, sa, lương, đoạn, trù, quế,... cùng y phục hoàng triều Nguyễn được một kiều phục chế tại VN. Tại TP Huế Anh  dó giới thiệu công trình của mình tại Huế, TP HCM, Hà nội và nhiều nước trên thế giới.

 

Nhìn cảnh người đàn ông dáng rất trí thức, kính dày cộp, say sưa giới thiệu những tấm vải, nào là đoạn, trù, quế, nhiễu, sa... và những long chấn, mãng bào,... lúc đầu tôi thấy ngồ ngộ. Nhưng rồi chính tôi đã bị lôi cuốn. Anh là ai, nhà tạo mốt chăng? Không, đó là Trịnh Bách, Việt kiều sinh sống ở Washington, đang nghiên cứu, phục chế lại chất liệu và y phục hoàng triều Nguyễn.

 

            Thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc, đến nay nước Việt trải qua gần nghìn năm tự chủ với hàng chục triều đại phong kiến. Thiên niên kỷ đó các thế hệ người Việt tạo ra một kho tàng văn hoá vô cùng phong phú (văn hoá vật chất và phi vật chất). Nhưng xót xa thay, với nhiều lý do khác nhau, kho tàng vô giá ấy bị mất mát quá lớn, có thứ vĩnh viễn không tìm lại được. Chỉ riêng về trang phục các thời kỳ, tri thức và hiện vật lưu giữ được không còn đáng bao nhiêu. Ngay như triều Nguyễn mới kết thúc cách đây hơn 50 năm, thì trang phục hoàng gia còn lại cũng rất ít ỏi. Số hiện vật tại tất cả các bảo tàng của VN chỉ ở mức có thể đếm trên đầu ngón tay- y phục hoàng triều Nguyễn ở Bảo tàng TP.HCM còn bốn mãng bào, một long chấn, Bảo tàng Cung đình Huế còn áo mệnh phụ của hoàng thái hậu, áo sa kép của vua và thái tử. Nhưng những bảo vật đó đang trong tình trạng báo động (quá mủn mục, có cái tới mức để bảo vệ người ta không dám mang ra trưng bày). Vì vốn kiến thức và hiện vật trang phục như trên, nên khi tái hiện trên phim ảnh, sân khấu, đã xuất hiện “trang phục” kiểu phường tuồng, “ngẫu hứng” hoặc “râu” ông nọ cắm cằm bà kia.

 

            Trở lại với Trịnh Bách, trước hết xin giới thiệu một chút về anh. Trịnh Bách theo học âm nhạc, từng tu nghiệp nhiều năm ở Tây Ban Nha, dưới sự hướng dẫn của bậc thầy ghi ta thế giới: Andres Ségovia. Bách là một trong những tài năng âm nhạc hàng đầu trong cộng đồng người Việt. Xa quê từ nhỏ, đến cuối năm 1993 Bách mới có dịp về thăm quê hương. Quê mẹ có  sức rung động kỳ lạ với anh. Vốn sinh sống, học tập trong môi trường văn hoá phương Tây, nhưng khi tiếp xúc với văn hoá đất Việt, trong đó có trang phục truyền thống VN, Trịnh Bách nhanh chóng bị thu hút. Mới đầu Bách có ý định phục chế trang phục hoàng triều Lê, song chính thời gian này, Bách  phát hiện ra một điều: Triều Nguyễn mới kết thúc hơn 50 năm, nên còn không ít người từng chứng kiến, có vốn kiến thức, kỹ năng và số lượng hiện vật tương đối phong phú. Nhưng theo thời gian, vốn quý báu đó bị đe doạ, nếu không kịp thời nghiên cứu, thu thập, tái dựng thì lại rơi vào tình trạng như các triều Lý, Trần, Lê (Thí dụ có những cụ già trước đây dệt hay biết kỹ thuật dệt truyền thống, nay ở tuổi bảy, tám mươi. Họ  mất đi, sẽ mang theo kỹ thuật đó). Trịnh Bách có thuận lợi hơn các nhà nghiên cứu trong nước: anh có điều kiện tiếp xúc với kho tư liệu nước ngoài rất phong phú (phim, ảnh, sách tại thư viện, bào tàng và di vật của một số Việt kiều; tại Mỹ, Bách từng trực tiếp nghiên cứu áo gấm của vua Thiệu Trị lúc ông còn là thái tử).

 

Qúa trình nghiên cứu, tìm tòi, tái dựng một y phục hoàng gia là cả một núi công việc. Chỉ xin đưa ra mấy thông tin sau: Để phục hồi mẫu the, Bách phải thuyết phục ông Triệu Văn Mão (người đang điều hành cở sở dệt HTX Vạn Phúc) dựng khung cửi dệt tay và Bách hỗ trợ một phần tài chính. Hiện nay làng Vạn Phúc hoàn toàn dệt máy). Chưa hết, để biết kỹ thuật dệt thủ công những chất liệu cũ từ tơ tằm, Bách mời một cụ già hướng dẫn cách dệt. Còn phục hồi một loại y phục, như long bào, mãng bào,... trước hết phải nghiên cứu chất liệu, rồi kích cỡ, hoa văn, màu sắc, cách nhuộm,... Chỉ riêng dệt lại một chất liệu, từ lúc triển khai đến khi ra sản phẩm đạt yêu cầu, thường mất từ 6 tháng đến hơn một năm. Ví dụ như đoạn bát ty, Bách phải tiến hành hết 15 tháng. Về hoa văn thêu, riêng một long chấn của hoàng tử, kíp thợ miệt mài thêu trong 6 tháng mới xong (kíp thợ phải qua đợt hướng dẫn, tập luyện công phu mới thực hiện được)... Nên biết rằng các sản phẩm chỉ đặt đơn chiếc, mỗi loại chất liệu chỉ dệt vừa đủ may một y phục. Hay vải sa lương dùng may long cổn, bắt đầu tiến hành từ 9/1999, sau 8 lần dệt thử, sản phẩm vẫn chưa hoàn toàn ưng ý. Cuối tháng 2/2000, để tạo hoa văn chữ thọ, kích cỡ 180 mm, Bách phải mua từ TP.HCM một máy dệt 1.200 kim, tại Vạn Phúc chỉ có máy dệt thông thường, loại 600 kim, dệt hoa văn cỡ 70mm. Cho tới nay Trịnh Bách đã tái hiện từ tơ tằm được một số chất liệu cũ như: đoạn bát ty, vân, lương, sa, quế, the.... và tại TP Huế, trong cuộc triển lãm Văn hoá Thuỵ Sĩ – Huế, tiếp đó vào 8/4 là Fertival Huế 2000, Bách sẽ đưa ra  8 mẫu, gồm mãng bào, mệnh phụ,... Trong hai cuộc triển lãm tại TP.HCM và Hà Nội, tiếp đó Trịnh Bách đưa ra giới thiệu gần đủ các loại y phục Hoàng gia Nguyễn (khoảng 20 bộ).

 

Bách thường phải đi lại giữa Hà Nội và Vạn Phúc như con thoi, tôi có hỏi: Bách về nước bao lần, kể từ cuối năm 1993 đến nay? Anh trả lời, rất nhiều lần! Anh nói “Tôi có ước nguyện và quyết tâm, phục chế lại trang phục triều Lê và một số triều khác, như Lý, Trần. Trong thời gian qua tôi hết sức cảm ơn về sự giúp đỡ rất nhiệt tình của cán bộ Bảo Tàng TP.HCM, Bảo Tàng Cung Đình Huế và Bảo Tàng Lịch Sử VN, cũng như thái độ trân trọng của nhiều người với công việc tôi đang làm.” Nghe lời cảm ơn của anh, tôi chợt suy nghĩ, chính tôi và rất nhiều người phải cảm ơn anh chứ, một người xa quê mà có tấm lòng nhiệt huyết với đất nước, với văn hoá cội nguồn! Song tôi cũng băn khoăn, không biết Bách sẽ tìm đâu ra nguồn lực trước khối công việc mà anh đặt ra. Giá mà có thêm các nhà hảo tấm, sự phối hợp của những cơ quan có trách nhiệm, thì một mảng trong văn hoá trang phục truyền thống Việt Nam sẽ được tái hiện. /.

Trọng Huân
Số lần đọc: 3452
Ngày đăng: 18.04.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chung quanh bài thơ "GIANG HỒ" của PHẠM HỮU QUANG - Trần Hữu Dũng
Đọc Dấu Hạ Của Nguyễn Đức Sơn - Nguyễn Nguyên An
Sáng tạo là một cuộc vong thân - Nguyễn Thanh Tuấn
Tản mạn về thuyết ngã tâm và thói vọng ngoại - Trương Thái Du
Tư duy thể nghiệm trong Tập thơ Hôm qua,hôm nay và hôm sau của Vũ Trọng Quang - Hoài Anh
Bước đầu tưởng như Giác Ngộ về chùa Miền Tây Nam Bộ - Nguyễn Văn Hoa
Nghệ Sĩ VÕ NGỌC LAN muôn thuở còn tương tư - Võ Quê
Một cuốn tiểu thuyết có quá nhiều lỗi ! - Ngô Thanh Hương
Vấn đề đã xác minh ( Ai là tác giả bài thơ “ Kỷ vật cho em “ ). - Nguyễn Hòa vcv
Phạm Văn Ký - một số phận văn chương “mất nơi ở” - Thu Hà
Cùng một tác giả
Kỷ niệm thơ (truyện ngắn)
Lỗi em (truyện ngắn)
Bức hoạ (truyện ngắn)
Thật Mặt (truyện ngắn)
Nhân cách đói (truyện ngắn)
Mất ngựa (truyện ngắn)
Kẻ trông chùa (truyện ngắn)
Ao làng (truyện ngắn)
Khóc nghề (truyện ngắn)
Khi người ta đói (truyện ngắn)
Kỷ vật (truyện ngắn)
Ngõ xóm (tạp văn)
Con nhà sẩm (truyện ngắn)
Hoài niệm... (tạp văn)
Hàng xóm (truyện ngắn)
Cuốn sổ tay (truyện ngắn)
Chuyển nhà (truyện ngắn)
Số kiếp…! (truyện ngắn)
Tôi cưới vợ (truyện ngắn)
Chết… vì nhục (truyện ngắn)
Làng ma (truyện ngắn)
Đêm tân hôn! (truyện ngắn)
Thằng đói (truyện ngắn)
Viếng ma (!) (truyện ngắn)
Vĩ nhân (truyện ngắn)
Cúc ơi! (truyện ngắn)
Hoa cúc quỳ (truyện ngắn)
Sống gửi... (truyện ngắn)
Ông sư… (truyện ngắn)