Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.152
123.225.432
 
Cái tát
Nguyễn Nguyên An

Tôi lội bộ dưới dòng rạch, mặc bò mắc bu đen và người bê bết bùn nghiêng người ra sức bung… “rào”, miệng chài quăng tròn phủ chụp xuống dòng nước ròng đặc puánh phù sa. Chợt :

- Hai ơi… Hai ồ !

Tôi nhận ta giọng nhoe nhoét mùi bùn đất đồng rừng của chú Sáu Sển truởng ấp. Lạ nhỉ, chú lội ba cấy số đường đê tìm tôi làm chi vậy cà ? Hay vẫn chuyện dạy học trước đây chú đã bàn ? Tôi hét lên bờ :

- Chờ chút chú Sáu, tui lên bây giờ.

Đúng như tôi đoán. Chú Sáu qua thông tin cho tôi có chiêu sinh sư phạm. Ngồi trên bờ vừa phì phà thuốc rê chú vừa năn nỉ tôi và vợ tôi đi học lớp cấp tốc để về dạy cho lũ nhỏ. Gần gũi với chú từ ngày về đậy, tôi rất mến tính thật thà, đôn hậu của chú và nhất là tình cảm đùm bọc của chú đối với những người xa quê, như gia đình tôi. Gần người tốt dễ làm nguời khác tốt theo. Tôi cũng vậy. Không tiện từ chối lòng nhiệt thành của chú Sáu, tôi cùng ỵơ đi học lớp sư phạm sáu tháng.

Trước đây đã có lớp. Nhưng vùng này chằng chịt sông rạch, đi lại khó khăn, giáo viên trên đưa về ai cũng ớn cảnh quạnh hiu sông nước mà họ lại người kẻ chợ, thị thành nên ở chưa tròn niên khoá đã trốn, hoặc bỏ nhiệm sở vì nhớ hơi hám phố chợ, phồn hoa ở đất liền.

 

Chú Sáu vận động bà con làm cho vợ chồng chúng tôi mộ ngôi nhà lá khang trang khi tháng cuối chuẩn bị ra trường. Quanh nhà hai công đất trồng dưa hấu. Đất trồng dưa là đất tiền, đất bạc. Mùa dưa là mua xôn xao của bà con sắm sửa cơm áo cho cả năm. Đi dạy, gia đình tôi đỡ vất vả hơn. Vợ tôi tranh thủ khi rảnh rang túc tắc tã lót cho đứa con đầu lòng. Có bữa tôi đi dạy ngang qua chỗ chú Tư nuôi vịt đàn, chú gọi lại cho tôi một cặp vịt. Tôi đòi trả tiền, chú không nhận. tôi không lấy. Tối chú Tư lọ mọ với cây đuốc dừa khô và trên tay, đến nhà tôi nói : “Qua nói một là một, chớ không phải hai đâu à nghen ! Thầy Hai không nhận là khinh qua đó à”. Tôi luống cuống xin lỗi chú Tư và nhận cặp vịt. Qủa thật, sống với người nông dân chất phác ít học, không tiếp nhận lòng tốt của họ là thiếu tế nhị, đôi khi mang tiếng coi thường họ. Trước tấm lòng ưu ái của bà con, vợ chồng tôi nguyện đem hết kiến thức của mình truyền thụ cho các em, để xứng đáng lòng yếu thương, quý trọng của họ.

 

Vợ tôi dạy hai buổi, hai lớp 1 và 2. Tôi lội bộ qua ấp 5, cũng dạy hai buổi, ba lớp 3,4,5.

Học trò lớp 5, con gái có em đã trổ mã, ngực chớm nở, bụng thắt eo ong; con trai lấm tấm mụn cám và vỡ giọng. Tôi rất quan tâm đến trò Thảo vì em hiếu học, lại con liệt sĩ nghèo, nhưng học kém.

 

Thảo chắc nụi, mạnh bạo đứng đi, nhiều khi lóng ngóng cả trong những động tác trước mặt người khác. Có lẽ từ ấu thơ Thảo sớm cực khổ, khốn đốn, lớn lên tí chút lại phải kiếm ăn bằng chính sức vóc bản thân nên phát triển quá sớm về thể lực mà hạn chế phần trí não?

Một bữa, trong giờ tập làm văn, tôi ra đề: “Em hãy tả người bạn thân trong lớp em và nói tình cảm của em với người bạn ấy”. Tôi gợi ý :

- Đối tượng miêu tả là bạn thân, các em tả hình dáng, tính tình bạn ấy nói tình cảm em đối với bạn - Sực nhớ, tôi nói thêm - Nếu có kỷ miệm đáng nhớ với bạn ấy các em lưu ý.

Các em cặm cụi làm. Thảo thẩn thờ một hồi rồi lao vào chắm chúi, hì hục viết, thỉnh thoảng lấy tay gãi đầu, quệt mồ hôi làm như em khó nhọc trong lao động tay chân. Khi chấm bài tôi suýt bật cười vì bài luận của Thảo. Bài có đoan :

“…Em thương bạn Lan nhất. Ngồi trong lớp em thường lén ngửi mùi tóc của Lan. Tóc Lan thơm thiệt, không giống mùi khét nắng của thằng Báu. Em có chèo đò cho bạn Lan quăng chài : chài vướng gộc bần, Lan nhảy xuống lặn gỡ, khi lên em thấy hai cái vú của bạn lồ lộ sau lớp vải, em về ngủ không đặng, nhắm mắt thì nằm mơ thấy bạn Lan…”.

Tôi đã cho bài văn ấy đểm một vì chữ cẩu thả, sai chính tả và lạc đề.

 

Thảo đã hầm hầm cầm bài văn ấy lên bàn tôi xé toạc, vì bị 1 điểm. Tính tôi xưa nay rất ghét trẻ em hỗn láo, thiếu văn hoá, mà nhất là xúc phạm tôi trước đám đông, đây lại là học trò của tôi, càng làm cho tôi không kiềm chế được. Tôi xấn tới và giáng một tát tai vào mặt Thảo. Thảo hực lên chồm tới, nhưng rồi xụ mặt xuồng và thình lình chạy về. Thảo bỏ học.

 

Thảo không đến lớp, tôi tiếc tôi đã hoài công ngầm cố tình trang bị, truyền thụ kiến thức cho Thảo. Hơn nữa tôi nghiệm tôi cũng có chút sai trái trong giảng dạy. Tôi năm lần bảy lượt tìm tới chòi vịt chú Tư là ông nội Thảo, nhưng Thảo cố tình tránh tôi. Thảo càng tránh, tôi càng tìm, gặp Thảo, tôi chặn lại và thầy trò kéo nhau vào lùm dừa nói chuyện. Tôi nói:

- Em ạ, có chữ là có tất cả, đồng tiền cũng từ chữ nghĩa mà ra, uy tín, hạnh phúc cũng dành phần lớn cho những người thông thái.

Thảo ngồi vắt vẻo trên nhánh bần, hục hặc nói :

- Em ra chợ huyện, thấy mấy cha trước ở đây không có chữ mà giàu đó thầy.

- Cũng có người giàu ít học – Tôi nói – Nhưng không ai không học mà trở thành người tốt cả. Trong chuyện tình yêu người tri thức cũng có ưu thế - Tôi nghĩ hơi lạc đề. Thảo chú tâm nghe, tôi lại nói… Và chiều ấy tôi đã phân tích cho Thảo nhiều điều hay, lẽ phải. Thảo chịu đếu lớp lại !

Mười mấy năm sau, tôi có dịp trở về nơi cũ, nơi đầu đời tôi và vợ tôi tập tành làm nghề gõ đầu trẻ, đã âm vang vọng về bao kỷ niệm buồn vui. Thật bất ngờ và mừng vui khi biết vợ chồng Thảo là thầy cô giáo, dạy ở trường cũ nay đã là một dãy nhà xây kiên cố, sân chơi là những công dừa, nay râm bóng mát và ríu rít tiếng trẻ đùa vui. Thảo và Lan đều tốt nghiệp hoàn chỉnh Trung học Sư phạm hệ 9 cộng 3.

 

Thầy trò tôi mừng mừng tủi tủi khi gặp nhau. Tôi và Thảo uống rượu hàn huyên, tâm sự suốt một đêm trắng. Cô giáo Lan vợ Thảo không dám phàn nàn như nhưng khi Thảo ăn nhậu cùng đồng nghiệp mà còn đứng xân vân một bên chồng chờ chồng nhờ lấy thêm rựơu, làm thêm mồi.

 

Tiễn tôi lên tàu nước, tàu nước nổ máy, Thảo rưng rưng nói :

- Không có cái tát của thầy năm ấy, chắc gì em được thành người như hôm nay. Và… em được hạnh phúc bên Lan.

Tàu chạy ra xa, bòng Thảo còn chơ vơ trên bến vắng. Giữa mênh mông sông nước lòng tôi bồi hồi như vừa tạm biệt một người bạn rất thân… 
Nguyễn Nguyên An
Số lần đọc: 3959
Ngày đăng: 19.04.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Gịot nước cho chút lá xanh - Nguyễn Đức Thiện
Bạn gái - Đinh Lê Vũ
Đất làng - Đoàn Hữu Hậu
Thêm ba truyện rất ngắn của Nguyễn Thị Thu Hiền - Nguyễn Thị Thu Hiền
Ảo ảnh - Ngô Hồng Nga
Chiếc áo màu mận chín - Trần Lệ Thường
Người cũ - Đinh Lê Vũ
Hoa Quỳnh - Nguyễn Hồ
Hai Bà Mẹ - Nguyễn Nguyên An
Người sống và người chết - Ngô Hồng Nga
Cùng một tác giả
Hai Bà Mẹ (truyện ngắn)
Cái tát (truyện ngắn)
Ăn chay (truyện ngắn)
Kim (truyện ngắn)
Cổ Tích Thời Nay (truyện ngắn)
Con Trai Miền Gió Cát (truyện ngắn)
Đất sau mưa (truyện ngắn)
Bầu bí nương nhau (truyện ngắn)
Ánh mắt trẻ thơ (nhiếp ảnh)
Nỗi Buồn rực rỡ (truyện ngắn)
Ngôi mả đá (truyện ngắn)
Huyền Anh Quán (tạp văn)
Mẹ (thơ)
Ngọn Đèn Tỏ Mãi (truyện ngắn)
Thăm chồng (truyện ngắn)
Bức Tường (truyện ngắn)
Nhân Cách Thơ (truyện ngắn)
Trâu ở chùa (truyện ngắn)
Tình Cỏ Lau (truyện ngắn)
Nhỏ ơi (truyện ngắn)
Chị em sinh đôi (truyện ngắn)
Tráo ông địa (truyện ngắn)
Hai lần khóc... (truyện ngắn)
Thầy cũ (truyện ngắn)
Tin Buồn (văn hóa)
Bao Dung (truyện ngắn)
Người Thầy Thuốc (truyện ngắn)
Biếc tình (tạp văn)