1-Đặt vấn đề: đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian ở Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam; Nhưng có nhiều lý giải rất khác nhau. Chúng tôi xin tiếp cận những “ bí mật “ này dưới góc nhìn của văn nghệ dân gian .
2-Tín ngưỡng dân gian ở Miếu Bà Chúa Xứ như thế nào ?
2.1 Tại sao có tên Bà Chúa Xứ ?
Truyền thuyết quanh Miếu Bà Chúa Xứ đều dẫn giải lời giải thích như sau : Có cô gái đồng trinh ( chứ không phải bà già ?) nhập đồng xưng là Chúa Xứ Thánh Mẫu và từ đó thành tên Miếu Bà Chúa Xứ. Còn Nhà văn Sơn Nam thì cho rằng : Những Miếu Trời Sanh làm ở cây to, ruột rỗng , khỏi tốn vật xây cất Miếu ;Thờ Bà Chúa Xứ là dạng tín ngưỡng tự phát , nhưng có nguồn gốc từ xa xưa rất phổ biến ở Miền Trung đưa vào ( Trang 137 cuốn Đồng Băng Sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa , NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh năm 1997 . Nếu theo Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của do nhà xuất bản Trẻ in theo ấn bản 1895-1896 thì chữ “ Xứ “ đựoc giải thích : Xứ là chốn , sở; như Xứ sở là đất nước, quê vực, bốn xứ là xứ sở mình , đi khắp xứ là đi khắp nơi; đáo xứ là mới tới trong đất nước người , còn đột ngột ; đáo xứ hữu anh hùng là đâu đâu cũng có anh hùng ( theo trang 1205).
Như vậy theo chúng tôi tên có đầy đủ ý nghĩa phải goi là : Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam , nhưng bởi vì Miếu này quá nổi tiếng nên bà con cô bác miền Tây nam Bộ chỉ cần nói tắt bằg chúa Xứ thì ai ai nhiều đời nay vẫn hiểu.
2.2 Miếu này xây từ bao giờ ?
Có nhiều truyền thuyết cùng song song tốn tại, có người kể là do vợ Thoại Ngọc Hầu là Châu Thị Tế lập , có người thì cho rằng do Thoại Ngọc hầu lập .
Tác gải Châu Bích Thuỷ cho là đầu thế kỷ 19 ; Tác gi Hạnh Nguyên cho rằng cha rằng Miếu lập năm 1824 ; Còn tác gải Lê Ngọc Bích thì nhận định Miếu lập vào năm 1824 và chỉ rầm rộ lớn lao vào thế kỷ 20.
Có thể dễ nhận thấy các tác giả đều thống nhất là chỉ sau khi hoàn thành kênh ( kinh ) Vĩnh Tế thì mới lập Miếu Bà Chúa Xứ.
Tuy khó thẩm định , nhưng Miếu này có gắn với con kênh vĩ đại Thoại Hà và Vĩnh Tế, còn nên có thể kết luận Miếu ra đời sau khi Thoại Ngọc Hầu về nhận trấn ở đây và Kênh Vĩnh Tế đã hoàn tất mang lại lợi ích rõ rệt cho dân bản địa .
2.3 Kênh Vĩnh Tế hoàn thành năm nào ?
Theo Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế trong cuốn Những nhân vật lịch sử Việt nam NXB khoa học xã hội , Hà Nội 1992 , 1400 cuốn, tại trang 709 cho rằng : Năm 1820 vua Minh mạng cho đào con kênh Châu Đốc – Hà Tiên . Năm 1836 Minh Mạng cho đúc cửu đỉnh , trong đó có hình Kênh Vĩnh Tế.
Còn nhà văn Sn nam thì viết : Kênh Vĩnh Tế lúc đầu giao cho Thoại Ngọc Hầu đốc suất ( 1818; sau tiếp đến Lê Văn Duyệt 1823, tiếp theo là Trưng tấn Bửu đốc suất , đến 1924 thì hoàn thành . Như vậy qua ba Ông mới xong Kênh Vĩnh Tế.
Châu Bích Thuỷ cho năm đào kênh là 1818 đào Kênh Thoại Hà nối Thoại Sơn – Rạch giá dàI 30 km rộng 50 mét; và Kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc – Hà Tiên dài 97 km rộng 50 mét ; nhưng không nói năm nào hoàn thành con kênh này.
Hạnh Nguyên viết bắt đầu đào kênh này vào năm 1819 , huy động 8 vạn nhân công đến 1823 thì hoàn thành ;
Lê Ngọc Bích thì cho khoảng thời gian từ 1819 đến 1924 .
Số liệu có chệnh lệch từ 5-6-7 năm.
Như vậy Kênh Vĩnh Tế đào sau kênh Thoại Hà và nó hoàn tất năm 1824.
Điều đó có thể nhận định Miếu bà Chúa Xứ có sau năm 1824.
2.4 Về ảnh hưởng của Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại đối với Lễ Vía Bà ở Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam?
đã thành lệ hàng năm đến Lễ Vía Bà thì bà con cô bác vùng Vĩnh Tế đúng vào ngày 25 tháng 4 âm lich thì thỉnh Sắc Thần ở Sơn Lăng Thoại Ngọc Hầu đến Miếu này dự lễ Vía Bà; Rồi y hẹn đến 16 giờ ngày 27-4 âm lịch lại tổ chức lễ hồi sắc Thần về Sơn lăng Thoại Ngọc Hầu . Sau đó thì Lễ Vía bà Chúa Xứ kết thúc.
Được biết nghi lễ nghiêm trang này đã thực hiện qua nhiều thế hệ . Chúng ta có thể tiếp cận “ bí ẩn “ này qua đoạn văn bia ở Lăng Thoại Ngọc Hầu bên Núi Sam : Ông có chí muốn làm cho vùng đầy cỏ rậm rạp này, biến thành làng xóm trù mật, nên đã vẽ địa đồ dâng lên làm quy hoạch đào kênh rửa mặn… Sau đó cho xây dựng hệ thống thuỷ lợi , khi đào kênh rạch ở đây… được nhà vua ban cho tên Vĩnh Tế”.
Qua đó chúng ta biết ảnh hưởng của Thoại Ngọc Hầu thật sự thấm sâu vào tâm thức và tín ngưỡng dân gian lớn lao đến nhưòng nào !
2.5 Về pho tượng “ bí ẩn “trong Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ?
Hiện nay vẫn tồn tại nhiều cách lý giải trái ngược nhau của các tác giả trên , nhưng theo tôI độc gia vannghesongcuulong.org có thể đọc thêm cuốn : Lịch sử Việt nam từ khởi thuỷ đến thế kỷ 10 , Nhà xuất bản khoa học xã hội , Hà Nội năm 2001 đã cho rằng Văn hoá Oc eo thuộc Tây Nam Bộ , trong đó có An Giang . Qua khảo cổ học đã xác nhận; Tượng bằng đá đã thu nhập được 8 tiêu bản , có niên đại 6-7 công nguyên; Tượng Vínu có 8 tượng bằng đá Sa Thạch có niên đại thế kỷ 7-8 công nguyên. Cũng đã phát hiện 22 tiêu bản Linga( Siva) đều bằng đá. Trang 437 viết : Nghề chế tác đá phát triển . Tượng thần bằng đá đều tạo hình hoàn thiện. Qua khai quật khảo cổ Oc Eo kết luận : Văn hoá ấn Độ chỉ hoà nhập và giúp văn hoá bản địa phát triển cao. Qua khảo cổ còn phát hiện ra Bệ thờ Linga- Yoni bằng vàng ; đây là một loại minh khí chưa từng gặp trong làng văn hoá ấn Độ . Các cư dân đồng bằng sông Cửu Long trước khi tiếp xúc với văn hoá ấn Độ đã biết chế tác đá có biểu tượng tôn giáo.
Như vậy có thể tự tin tự tôn mạnh dạn kết luận : Tác giả chế tác bức tượng ở Miếu bà Chúa Xứ chính là cư dân của Văn hoá óc Eo.
Chúng ta cũng không cần trông cậy vào kết luận của cuốn Kho cổ Châu thổ Cửu Long của Mallẻet L 1960 LAncheologie du delta du MeKong , như một số tác giả trên có dẫn chứng về nguồn gốc bực tượng này.
3- Kết Luận ; Hàng chục năm nay tôi luôn mang trong ngưòi Lá Bùa xin được ở Miếu Bà Chúa Xứ , không chỉ là sự mê tín và bởi lòng tự hào về mảnh đất “ địa linh nhân kiệt này “./.