Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.194
123.209.831
 
Nhà thơ DƯ THỊ HOÀN trả lời bài phỏng vấn chuyên đề: văn-nghệ sĩ với bóng đá !
Lý Đợi

Kính chào Nhà thơ DƯ THỊ HOÀN!

Trân trọng mời chị trả lời bài phỏng vấn chuyên đề: văn-nghệ sĩ với bóng đá !

 

1_ Nghe nói chị sắp in một tập thơ về bóng đá, đúng không? [Hay là tập nào khác, nó như thế nào?]

 

TL :  Không hiểu sao mọi người cứ đồn đại Hoàn sắp in tập thơ ? Đành phải cậy nhờ tờ báo này nói lần cuối: Dư Thị Hoàn không còn hào hứng in tập thơ nữa , mặc dù đã có giấy phép xuất bản từ năm 2003. Còn tại sao thì mời đọc báo Người Lao động ( chủ nhật) số 13/ 8/ 2005 đã thông tin đầy đủ rồi đấy.

Hoàn càng chưa bao giờ nghĩ đến một tập thơ chuyên đề bóng đá, nhưng gợi ý này rất hấp dẫn, có lẽ là bản thiết kế đầu tiên về một cây cầu bắc giữa hai miền cực lạc : BÓNG ĐÁ VÀ THƠ

 

2_ Vậy thì trong thơ của chị, có bài nào viết về một cầu thủ hay một trận bóng hay không?

 

TL : Có chứ, một bài thơ viết về một loài vô tri vô giác mà cầu thủ nào cũng muốn lang chạ. Bài thơ kiệm lời thôi, nhưng đó là “ TÂM SỰ QUẢ BÓNG ĐÁ  :

                     Em lăn lóc kiệt sức dưới bàn chân hiếu thắng

                     Họ đá bật em từ phía này sang phía nọ để lưu danh

                     *

                     Chỉ có mình anh thương em thôi

                     Sao không làm thủ thành

                     Cho họ biết tay

                     *

                     Đợi cú sút làm bàn

                     Em sẽ bay đến            

                     Ngọt lịm trong vòng tay anh.

                     (Trong tập “Lỗi nhỏ” –1988)

           

Khi đó bài thơ được viêt bởi một cây bút đàn bà mù luật bóng đá hoàn toàn.

 

3_Với chị, bóng đá là gì ? Nó có ý nghĩa như thế nào ?

 

TL : Là cuộc công khai tỉ thí mức điêu luyện của sự ăn ý cộng ngón lừa miếng của những tài năng cơ bắp trên sân cỏ. Có sức lôi cuốn và được công kênh tuyệt đối!

 

4_ Chị có thích bóng đá không ? Nếu không, thì tại sao ?

 

TL : Thích, những đường banh mang giai điệu xuất thần, có tiết tấu biến ảo và bất ngờ.

 

5_ Dường như chị mê thủ môn hơn cả, sao thế ?

 

TL : Chẳng phải vậy đâu. Nhưng không hiểu sao tôi cứ có cảm giác an toàn, mỗi khi quả bóng được nằm gọn vào vòng tay thủ môn.  Cảm tưởng đó là những giây phút thở phào hiếm hoi của trái bóng sau khi bị quăng quật liên hồi.

 

6_ Ông xã và các con chị, họ có mê bóng đá hay không ? Theo chị, với họ bóng đá là như thế nào ?

 

TL : Ông xã tôi cứ bật ti vi là lựa kênh truyền hình bóng đá, còn kênh thời sự ông ít dùng . Các con tôi không có thời gian tập trung vào sở thích này, nhưng chúng chưa bao giờ bỏ qua những trận đấu mang tính kết cục.

 

7_ Khi dịch tác phẩm Người Trung Quốc xấu xa của Bách Dương từ nguyên bản tiếng Hoa, một tác phẩm gây nhiều tranh cải tại Trung Quốc và chấn động các nước khác, trong ấy tác giả có đề cập gỡ tới bóng đá hay không ?

 

TL : Tôi đã dịch xong cuốn Người Trung Quốc xấu xa vào năm 2001, lấy bút danh Nữ Lang Trung, lai cảo bị các nhà xuất bản bỏ xó đã  gần 5 năm nay. Cuốn sách đó tập hợp các bài diễn thuyết, và một mảng tạp văn của nhà văn Bách Dương ( Đài Loan ). Chủ đề xoáy sâu vào miêu tả, phân tích thói hư tật xấu của người Trung Quốc qua trầm tích văn hoá. Trong đó có chi tiết nào liên quan tới bóng đá hay không, tôi không còn nhớ nữa.

 

8_ Hay nói cách khác, với tích cách như vậy có ảnh hưởng gì đến chuyện chơi thể thao không?

 

9_ Người ta nói tại cách đá bóng kiểu Trung Quốc, mà người Trung Quốc chưa thể chơi bóng đá [trò chơi tập thể] hay được ! Thế theo chị, tính cách TQ là như thế nào ?

 

TL : Một trong những thói tật của tính cách người Trung Hoa là vị kỷ, thiếu tinh thần hợp lực, mà nhà văn Bách Dương đã đề cập trong bài tạp văn “một chậu cát tơi”. Đó là một hiệu ứng tiêu cực , là vật cản tối kỵ cho một trò chơi gắn kết bằng tinh thần đồng đội -  bóng đá.

 

10_ Chị có dịch bài thơ nào về bóng đá không ? Nếu có, xin cung cấp cho bạn đọc thể thao một hai bài in cùng bài phỏng vấn ?

 

TL : Bài thơ hay về đề tài bóng đá quả là hiếm hoi. Hay tôi chưa được diễm phúc kỳ ngộ những bài thơ hay về đề tài này ?

 

11_ Đội tuyển cảng Hải Phòng một thời để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng người hâm mộ. Là dân Hải Phòng, chị có cổ vũ cho đội nhà không ?

 

TL : Tôi không có khái niệm đội tuyển, cũng không quan tâm đến thắng thua. Cảm xúc của tôi với bóng đá bị lèo lái bởi các đường banh hồi hộp, thót tim, thế thôi.

 

12_ Bằng cách nào, đến sân vận động Lạch Tray, hay ở nhà xem tivi, đọc báo ?

 

TL : Chưa một lần đến sân vận động, không bao giờ đọc tin bóng đá.

 

13_ Chị nghĩ sao về đội tuyển Hải Phòng ngày ấy và bây giờ ?

 

TL : Tôi không bận tâm.

 

14_ Chị nghĩ một trận bóng có giống với một bài thơ ở một số điểm không ?

 

TL : Hình như tôi đã đả động vấn đề này ở phần trả lời những câu hỏi trên rồi thì phải. Tôi cho rằng kết cấu , thi pháp của một bài thơ hoàn toàn không ăn nhập với cách thức bày binh bố trận và chiến thuật trong một trận đấu bóng. Nếu xếp một bài thơ hay ở bình diện giai phẩm, thì một trận bóng hay có thể coi là tập đại thành. Theo tôi hai thứ đó giống nhau ở chỗ : đều hấp dẫn người xem ( đọc) bằng giai điệu và tiết tấu xuất thần ngoạn mục.

 

15_ Khi chị viết, quan niệm của chị là gì ?

 

TL : Bóng đá chẳng qua là cái cớ để tôi múa bút, vậy đấy. Nếu độc giả chịu khó tách bóc từng phần ẩn dụ trong bài thơ, thì quan niệm của tác giả sẽ được hiển lộ trên mặt chữ.

 

16_ Câu cuối cùng, nếu cố tâm xây dựng một thần tượng bóng đá, chị nghĩ thần tượng đó phải như thế nào? Trong những cầu thủ mà chị biết, có ai giống như vậy không ?

 

TL : Tôi xây thần tượng trên bệ hình nhi thượng chứ không phải bóng đá.

 

BÁO THỂ THAO t/p  HCM

Lý Đợi
Số lần đọc: 3842
Ngày đăng: 11.06.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ngày Việt Nam vào WTO : Thử Nhìn Lại Vốn Xã Hội Việt Nam - Trần Kiêm Ðoàn
Hà Nội đã lưu trữ Hà Tiên Thập Vịnh do Mạc Thiên Tích và thi hữu xướng hoạ - Nguyễn Văn Hoa
Bước đầu của văn học Miền Nam - Nguyễn Văn Hầu
Thơ Tiền Giang 1975-2005, ba mươi năm - một chặng đường - Trương Trọng Nghĩa
Bản lĩnh của nhà thơ trước hết là biết chấp nhận - sự im lặng tạm thời từ phía người đọc - Nguyễn Thanh Tuấn
Đọc Cổ Ngư qua Đêm Nghi Ngại, Tập truyện, nxb Hội Nhà Văn, VN, 2005 : Ngoài Quê Hương - Mai Ninh
Sơn Nam – Mấy độ qua đường phố,nghiêng mình nhớ đất quê. - Trần Hữu Dũng
Lại thêm một người viết "về Huế" - Lê Văn Lân
Cần giữ gìn sự trong sáng vốn có của ngôn ngữ nam bộ ! - Nguyễn Hữu Hiệp
“Muốn ăn bánh ít lá gai …” - Mai Thìn
Cùng một tác giả
Trợ giúp ! (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)