Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.170
123.223.218
 
Tản mạn cùng Văn nghệ Sĩ miền nam của Nguyễn Tý,nxb Hội Nhà Văn.Lời giới thiệu của Nhà thơ Hoài Anh.
Hoài Anh

Khác với nhiều cây bút trẻ thông thường vào nghề văn bằng việc làm thơ, viết truyện. Nguyễn Tý lại bắt đầu thử sức bằng những bài bình luận chân dung văn học, cái đó là do một phần hoàn cảnh xuất thân của anh. Là một đứa con mất cha từ  năm 12 tuổi, anh sớm phải sống tự lập nên khi vào đời đã chọn nghề báo. Cũng may anh lại công tác ở Tuần báo Văn Nghệ (nay công tác tại Báo Công an TPHCM), môi trường đó tạo điều kiện thuận lợi tiếp xúc với các nhà văn, các văn nghệ sĩ, để lấy tư liệu viết những bài hỏi chuyện, trao đổi, từ đó bước đầu đưa ra những nhận xét về sự đóng góp cũng như đặc điểm phong cách tác phẩm của mỗi nhà văn, văn nghệ sĩ.

Đối tượng anh viết phần lớn là những nhà văn xuất hiện trong cách mạng và kháng chiến ở miền Nam. Trong hoàn cảnh kháng chiến, do đất nước bị chia cắt thành từng khu vực một, tác phẩm và tác giả nổi lên ở từng khu vực có khi chỉ chiến sĩ, đồng bào ở khu vực đó biết, mà chưa được phổ biến rộng rãi trong toàn quốc. Tác phẩm lại ra đời trong những tình huống chiến tranh đặc biệt, phải nắm vững được tình huống đó mới đánh giá hết được tác dụng phục vụ nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn, hiệu quả của nó trong việc giáo dục, động viên, cổ vũ quần chúng hăng hái tham gia kháng chiến, ra sức đánh giặc lập công. Nhiều tác phẩm ra đời trong kháng chiến đến nay đã bị thất lạc hoặc tam sao thất bản, nhiều nhân danh, địa danh, sự kiện, từ ngữ địa phương… bị hiểu sai lạc. Nếu không trực tiếp gặp tác giả hỏi chuyện, trao đổi, thì khó lòng làm sáng tỏ được những vấn đề còn khúc mắc. Ngoài ra, việc tìm hiểu tâm tình, ý nghĩ, động cơ, mục đích, dự định sáng tác của mỗi nhà văn, văn nghệ sĩ cũng là điều cần thiết. Có như vậy mới đánh giá đúng đắn và đầy đủ sự đóng góp của từng nhà văn, văn nghệ sĩ đối với phong trào văn học nghệ thuật của cả nước nói chung, cũng như nhận định chính xác và sâu sắc đặc điểm phong cách tác phẩm của mỗi người.

Những bài trò chuyện của Nguyễn Tý, chứng tỏ anh có năng lực bén nhạy trong “nghệ thuật đặt câu hỏi”, từ đó đã khai thác được những chi tiết độc đáo, bất ngờ ít người biết trong cuộc đời sáng tác của từng nhà văn, cũng như có những nhận xét tinh tế, khơi gợi đối với tác phẩm của từng người. Cuộc dạo chơi trong vườn văn ấy mang lại nhiều thích thú vì cảnh sắc luôn luôn thay đổi, có thể phát hiện ra những giá trị mới, những màu sắc, âm điệu mới chưa được biết đến. Việc hỏi chuyện và ghi chép này là rất có công, nó là nhịp cầu nối giữa những nhà văn, văn nghệ sĩ với độc giả, khiến độc giả hiểu để từ đó càng yêu thêm tác phẩm, cũng là nguồn tư liệu sống rất quý cho những nhà phê bình, những người viết văn học sử sau này. Bản thân tôi cũng có ý định làm việc đó nhưng chưa có điều kiện làm được, nay thấy Nguyễn Tý sốt sắng làm công việc hữu ích và đầy ý nghĩa với những người đi trước này, tôi rất mừng, cảm thấy mình nhẹ bớt gánh nặng và niềm trăn trở áy náy.

Nhưng qua việc hỏi chuyện, trao đổi với các nhà văn, văn nghệ sĩ lâu năm trong nghề, Nguyễn Tý cũng có thể học hỏi được nhiều vốn sống, kinh nghiệm sáng tác, để không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của mình, tin chắc rằng những trang viết của Nguyễn Tý sẽ ngày càng khởi sắc. Những bài trò chuyện với nhà văn của anh đăng trên tuần báo Văn Nghệ đã được bạn đọc nồng nhiệt hưởng ứng, nhiều bài bình thơ và trao đổi về tình hình văn nghệ và văn hóa của anh đăng trên nhiều tờ báo được chú ý và hoan nghênh, đó là phần thưởng đầu tiên sau những ngày “tầm sư học đạo” của anh, tạo đà cho những bước tiến mới của anh trong lĩnh vực phê bình tiểu luận, cũng như tạo cơ sở vững chắc cho sáng tác của anh sau này. Với đức tính khiêm tốn học tập, thật sự cầu thị, không ngừng phấn đấu, tin chắc rằng Nguyễn Tý sẽ có những thành quả to lớn hơn nữa, mà tập sách này mới là một bông hoa hé nở.

Cuộc chạy đua tiếp sức trong lĩnh vực văn nghệ là cả một chặng đường dài, việc xuất hiện những vận động viên mới sung sức và đầy triển vọng là niềm vui mừng và khích lệ chung cho tất cả chúng ta.

Hoài Anh
Số lần đọc: 2827
Ngày đăng: 19.07.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thi sỹ Đông Hồ [ Hà Tiên] đã có công “ phục sinh” tác phẩm lục bát thế kỷ 18 ( Truyện Song Tinh của Nguyễn Hũu Hào ). - Nguyễn Văn Hoa
Trong tác phẩm nghệ thuật, sự kế thừa tinh hoa của quá khứ, còn ý nghĩa nữa hay không ? - Dư Thị Hoàn
Vài cảm nhận về văn phê bình của Xuân Diệu qua “ Các Nhà thơ cổ điển Việt Nam”. - Trần Thị Huyền Trang
Rừng Nauy, thực tại ngọt ngào, bí ẩn… - Khánh Phương
Lưu vong, một nỗi niềm từ quá khứ đến tương lai - Trương Thái Du
Đã tỏa sáng Huyền tích Kinh xưa - Trần Đương
Văn hóa truyền thống dân tộc Khmer trong dịp Lễ hội . - Trần Bắt Gặp
Dấu ấn văn hoá Việt trong kinh Thi - Hà văn Thùy
Nhân ngày Nhà báo VN 21-6 : Tính trung thực,nỗi cô đơn Đặng thuỳ Trâm và thế hệ trẻ hôm nay. - Triệu Xuân
Cám ơn Luật sư Cung Đình Thanh. - Hà văn Thùy