Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.093
123.230.858
 
Ẩn số cuộc đời -2 và hết
Lê Xuân Quang

Hai người chia tay nhau, Thu tiếp tục chìm đắm trong suy tư: ''Sinh Lão, Bệnh, Tử'' sao có thể cưỡng lại được quy luật tự nhiên. Cần phải chọn cho mình một phương sách hợp lý nhất trước khi ra đi. Băt đầu từ hai đứa trẻ sau đó mới là cơ ngơi mà cô đã cùng Chất tạo dựng. Các con hãy còn qúa bé. Nếu cô nằm xuống nhất định Chất sẽ phải đi lấy người khác. Thu không tin thời nay vẫn còn cảnh mẹ ghẻ con chồng. Nhưng ai biết đâu được tương lai. Khi cô không còn trên cõi đời thì mọi chuyện đều có thể sảy ra đới với các con. Vậy thì sẽ giải quyết vần đề này ra sao? Trừ phi... trừ phi... Cô cảm thấy nghẹt thở khi trong đầu lóe ra ý nghĩ...

''Nhưng nếu làm được việc này thì vân đề của các con sẽ tạm ổn''. Như được tiếp thêm ý chí, Thu rut chiếc máy Télé Funk, đi về cuôi hành lang, mở cửa, ra phòng tiền sảnh của bệnh viên (trong khu nhà bệnh người ta cấm không được dùng máy phát sóng cầm tay) - vào mã số rồi gọi thẳng về Việt Nam. Rất may Xuân - em gái - vừa đi làm về. Thu thông báo ‘’vừa phải’’ cho em về mình… hỏi em về công việc đang làm, chuyện yêu đương, mặc dù biết mang máng em gái chưa có người yêu...

 

Xuân tỏ vẻ hốt hoảng, xúc động, cô mếu máo như sắp òa khóc. Lát sau  dần trấn tĩnh, hỏi chị đang ở đâu, tình trạng sưc khoẻ thực ra sao? Thu cho em biết sơ bộ về bệnh tật của mình, nhấn mạnh rằng trong khoảng một vài tháng cô vẫn có thể tồn tại sau đó thì chưa biết, dặn em không được cho anh rể biết điều mà cô vừa thông báo. Xuân thắc mắc, Thu không giải thích, quyết đînh bầy tỏ lòng mình: Bâỳ giờ em chú ý nghe chị nói rồi suy nghĩ và cho chị biết ý kiến. Hiện nay chị đang chờ cuộc đại phẫn thuật.... Chỉ có vậy mới kéo dài cuộc sống. Mà khả năng này rất mong manh. Đề phòng chị có mệnh hệ nào thì còn chủ động khắc phục hậu qủa. Điều chị lo lắng nhất là 2 chắu. Chị mà ''đi'' nhất định anh ấy sẽ phải lấy người khác. Mà điều này... như vậy các chắu sẽ khổ. Chị đã suy nghĩ rất nhiều, rút ra: Chỉ em mới có thể cho các cháu tình cảm giống như chị. Xin em, nếu chưa yêu ai, hãy thay chị, làm vợ, làm mẹ các chắu...

- Chị nói sao? Em thay chị à - Xuân hoảng hốt ngắt lời Thu.

- Đúng vậy! Chỉ có em, chị mới đủ tin cậy yên lòng trao trách nhiệm này trước khi nhắm mắt. Bởi vì em là Dì các chắu, là mẹ hai. Chúng là máu mủ ruột rà của chị em mình...

- Nhưng anh Chất phải đồng ý chứ? Lại còn những chuyện khác!

Thu hiểu ''Những chuyện khác'' em gái đang lo ngại. Đó là chuyện ''gia đạo'', là tình cảm của em vơi người anh rể mà từ trước đến giờ chỉ thuần túy, đơn giản là anh rể em vợ. Lại còn cơ sở pháp lý của cuộc hôn nhân mới và thái độ của hai bên bố mẹ nữa. Chặng đường thuyết phục tuy còn dài nhưng cô vẫn tin ở khả năng dàn xếp của mình. Cô thở phào ''chỉ sợ nó không nghe lời đề nghị của mình thôi!''.

 

Tuy vậy, lo lắng của Thu đã giảm đi. Sau lúc lâu cả hai chị em im lặng, cô dấn tới - Chỉ cần em đồng ý, mọi chuyện để chi lo. Em hãy thương hai con thơ dại mà chị sắp không thể chăm lo cho chúng đến ngày lớn khôn. Chị biết rằng đề xuất chuyện này với em thật qúa đột ngột. Đây là cả cuôc đời, là tương lai của em. Cuộc tình mà em miễn cưỡng sẽ không hạnh phúc. Bởi vậy nếu em không thât thoải mái thì chị đành tìm giải pháp khác. Có điều này chị cần nói: Tình yêu như rượu nồng. Rượu sẽ dịu, đi đến ngọt ngào chính là được ủ theo thời gian...

Xuân nghe nhưng vẫn im lặng.

 

Thấy đã nói tạm đủ, Thu chuyển hướng - Em suy nghĩ rồi cho chị biết ý kiến. Nếu chưa quyết đînh chưa nên cho bố mẹ biết tinh trạng thực của chị. Hàng ngày vào giờ này chị sẽ chủ động gọi điện về, em túc trực để nghe. Chị nhắc lại: Nhất thiết không để cho hai bên bố mẹ, anh Chất biết rõ chuyện này!

 

Xuân không lên tiếng,

Thu chủ động cúp máy.

Sau cú điện thoại Thu thấy mệt rã rời. Trong lòng ngổn ngang trăm mối. Cô chưa thể yên lòng nhưng vẫn tin rằng em gái sẽ chấp nhận lời đề nghị của mình. Cô còn phải thuyết phục Chât, có thể còn khó hơn em gái mình. Nhưng cũng có thể sẽ dễ dàng hơn. Chất sẽ phản ứng ở khía cạnh luân lý gia đình. Thu tin rằng nếu khơi gợi, xoắy sâu khía cạnh "thương con" anh sẽ đồng ý. Chất thường ngày vẫn qúy Xuân bởi cái tính chín chắn, thông minh, trẻ trung và nhất là lại xinh đẹp. Vả lại trong hoàn cảnh trớ trêu này, tình yêu vợ, thương con, chắc sẽ giúp anh vượt qua ngưỡng cửa luân thường đạo ly của gia đạo.

 

Thu thở dài bật ra thành lời: Mọi chuyện vẫn còn đang ở phía trước!

Theo đúng hẹn, hôm sau Thu lại gọi điện về. Xuân đã chờ sẵn ở đầu bên kia. Xuân nói ngay: Em đã suy nghĩ cả đêm qua và hôm nay đã thay chị nói với bố mẹ... Cả nhà ủng hộ chị. Riêng em, vì thương chị, thương các con, em sẽ làm mọi điều mà chị muốn, để nguyện vọng của chị trước lúc ‘‘nếu thực phải ra đi‘‘ - trở thành hiện thực. Em thấy trách nhiệm của mình trước chị, gia đình chị và hai con. Em sẽ theo thời gian để giành lấy hạnh phúc thực sự từ môi tình mà chị đặt vào tay em rồi công phu vun đắp!

- Ôi em! Chị cám ơn em. Từ bé đến giờ chưa khi nào chị vui bằng lúc này, khi mà trao chồng chị và hai con cho em. Thu bật khóc. Đầu kia Xuân oà khóc theo. Ở hai nơi xa nhau gần hai vạn dặm,  hai người đàn bà đã hi sinh cho nhau trong niềm thương yêu vô bờ.

Cuộc ''thuyết phục'' chồng diễn ra suôn sẻ chứ không như Thu nghĩ. Thực ra Chất đã biết tình trạng bệnh tật của vợ. Chất chỉ còn biết nghe lời Thu như lời trối trăn của người sắp từ gĩa cõi đời. Ngay đến lời nói anh cũng cô găng tạo ra vẻ nhẹ nhàng, tự nhìên. Vốn tinh tế, nhậy cảm, Thu đâm cảnh gíac dè dặt: - Anh có thật thương yêu Xuân không, hay chỉ để làm vừa lòng em?

Chất nhìn thẳng vào mắt vợ trả lời thành thật - Sao em lại nghi ngờ anh? Chả lẽ em muốn anh bộc lộ vui mừng ra ngoài vì vợ mình trao đứa em gái cưng cho mình ư?

 

Nghe chồng nói, mắt Thu rực sáng. Cô nhận ra Chất nói thực lòng. Hai người tiếp tục bàn để thực hiện ''hồi thứ hai của vở kịch cuộc đời''.

Chất làm các giấy tờ cần thiết để ly hôn vợ vắng mặt, chuẩn bị các giấy tờ để sau khi kết hôn với Xuân, bảo lãnh vơ sang - Đó là yêu cầu quan trọng nhất mà Thu quan tâm. Thông thường từ khi có đề nghị đến khi Đại sứ quán Đưc ở Việt Nam câp Visa vào Đức để đoàn tụ gia đình thường rất lâu, ấy là chưa kể họ nghi ngờ ''Kết hôn giả'' nên gây khó dễ. Nhưng thật may: sau khi đọc hồ sơ của anh, sở ngoại kiều cùng lãnh sự sứ quán Đưc hẹn 1 tuần sau đến lấy Visa. Đây có thể là trường hợp ngoại lệ, đặc biệt nên Xuân lên đường sang Đức theo diện đoàn tụ sau khi cuộc ly hôn vợ vắng mặt của Chất diễn ra chỉ mấy tuần...

Và đến giờ khi ngồi kể cho ông Yên nghe chuyện này, thời gian đã được gần 2 tháng.

- Cuộc sống của họ bây giờ ra sao - ông Yên hỏi?

- Mây lần Xuân vào thăm, xem ý nó kín đáo không bộc lộ tình cảm bằng lời nói, nét mặt. Nhưng chắc rằng Xuân thỏa mãn với cuộc tình bất ngờ. Các chắu cũng vui vẻ chấp nhận mẹ kế. Thực ra môi quan hệ này vẩn trên cơ sở cũ vì mỗi năm em cho chúng về thăm ông bà nội ngoại, cô dì.

 

Họ đã quen nhau, bọn trẻ không hiểu hết tâm tư của người lớn... lại được chăm sóc chu đáo như khi em chưa vào viên nên chẳng có phản ứng gì...

Mà này -Thu đột ngột chuyển hướng câu chuyện - em chỉ kể chuyện của em, còn Bác thì em chưa biết gì - Thu ngẩng lên, vui vẻ trở  lại, hỏi ông Yên.

- Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cành. Chuyện của tôi cũng không kém chuyện của cô nhiều lăm. Tuy vậy để lúc khac tôi kể. Bây giờ chỉ tóm tắt để cô hiểu về người hàng xóm: Tôi hiện sống độc thân. Hai con đã trưởng thành đi xa, ở riêng. Tôi cũng bị bệnh 5 năm. Nhưng chỉ cần tiêm thuốc và ăn kiêng là ổn chứ không như cô. Anh em mình có duyên gặp nhau tại đây... biết hoàn cảnh của cô... nếu cô cần điều gì tôi sẽ giup. Đừng e ngại.

- Rất cám ơn Bác. Có lẽ... có lẽ... điều em cần nhất là hàng ngày bác ngồi đây cùng em, kể cho em nghe mọi chuyện bên ngoài... Thú thật em rất nhớ qúa khứ và lo sợ tương lai.

Ông Yên nhin cô vẻ xúc động. Người đàn bà đang lăn xả vào cuộc sống với hào quang chói sáng trong hoạt động kinh doanh, giờ ngồi đây đếm từng ngày sự tồn tại của mình. Cảm thông với cô song chỉ còn biết cất lời an ủi khách sáo hy vọng xoa dịu được nỗi đau của con người đang đi tới mép bờ vực thẳm.

 

Hàng ngày cứ sau ba bữa ăn sáng, trưa, chiều - ông thường ngồi nán lại truyện trò lan man với Thu, gợi cho cô nghĩ về quê hương... thuở ấu thơ... rồi sau tìm một câu chuyện nào đó gắn vào để đưa đẩy mà phần nhiều phải bịa ra. Cũng may những chuyện bịa đều có cốt ngoài đời khiến người nghe tin. Những lúc nghe một chuyện hài hước, kệch cỡm... Thu thường vui hẳn lên, thậm chí cười sảng khoái - điều mà đã lâu lắm không có ở cô. Thấy không khi chan hòa, ông Yên hỏi: - Em có thích đọc sách, xem phim không?

- Em thich lắm. Hồi nhỏ, học phổ thông rồi vào Đại học, sách là người bạn thân thiết của em. Từ khi có phim Hồng Kông em thích đến độ say mê, ngày cuối tuần xem thâu đêm suốt sáng…. Nhưng khi bắt tay vào quản lí kinh doanh, thực sự em không còn thời gian rỗi. Ngay đến mang bệnh mà cũng chẳng nghĩ đến chữa trị nữa là…

- Được! anh sẽ cùng em kể cho nhau nghe những cuốn sách chúng ta đã đọc. Em đồng ý chứ?

- Tất nhiên rồi.

Hai người vui cười. Lúc đó dường như Thu quên hẳn hòan cảnh của mình. Cô chỉ còn thấy hiện tại tươI đẹp, sau những ngày hai người trao đổi, mạn đàm về câu chuyện… về nhân vật do tác gỉa sáng tạo… khi họ không đồng ý tác gỉa cho nhân vật có tinh cách như thế... dẫn đến to tiếng, gay gắt... Hai người khăng khăng bảo vệ quan điểm, cuối cùng chỉ  khi ông Yên phải ’’chịu thua’’, không khí  tranh luận mới trở  lại bình thường…

 

Một buổi trưa, ông Yên đang đọc Đông Chu Liệt Quốc - Thu gọi, mời ra ''Phòng khách''. Ông thấy có cô gái xinh đẹp ngồi cạnh bàn - đang lôi từ trong túi ra những gói giấy bạc. Thu chỉ cô gái giới thiệu: Đây là Xuân, em gái em!

 

Cô gái ngừng tay ngẩng lên chào.

Xuân đẹp hơn ông tưởng tượng. Cô thanh minh chuyện ít vào thăm chị vì bận việc nhà, chăm sóc các cháu, học tiếng Đức và giúp anh Chất quản lý kinh doanh. Cô ngần ngừ, dè dặt -  Em được anh Chất nói lại, có bác là đồng hương cùng nằm viện với chị em! Chúng em vô cùng ơn trên... (làm như ông là cứu tính do Chúa sai tới giup gia đình cô vậy). Cô cố tình không đả động đến chuyện ''vợ chồng''... Ông Yên ngầm hiểu, hỏi dăm câu khách xáo rồi ''cáo lỗi'' về phòng. Khoảng nửa tiếng sau Thu lại gọi ông ra (khi đã Xuân về) -  vồn vã hỏi: Thế nào, cảm tưởng của bác về Xuân ra sao?

- Cô ấy, tươi trẻ, thông minh... tóm lại: Đẹp người đẹp nết! 

Thu tươi tắn rạng rỡ hẳn lên, tuồng như nghe người ta khen ''con gái mình'' không bằng. Chỉ ít phút sau trạng thái ưu tư lại trở về, ông Yên không muốn niềm vui của cô tắt nhanh nên phải kéo dài cuộc tiếp xúc bằng một câu chuyện ''bịa'' - khác...

 

Những ngày sau và nối tiếp những ngày sau nữa... ông sắp không thể bịa thêm được, đành lôi từ trong ký ức những tác phẩm mà ngay từ tuổi cắp sách đến trường phổ thông đã đọc, rồi lớn lên, trưởng thành say mê đọc các cuốn khác... Cư sau mỗi ngày ông lại lần lượt lôi ra một chuyện, dàn cảnh, vào đề cho hợp lý để không đến nỗi rời rạc, lộ liễu - kể cho Thu nghe. Ông cảm thấy vui mỗi khi cô cười sảng khoái. Nhưng khi cô trầm tư  suy nghĩ về đạo lý về thế thái nhân tình trươc thân phận các nhân vật - ông lại chột dạ...

 

Một hôm, khi thấy Thu có vẻ buồn bã hơn mọi ngày. Ông cho rằng cô đang suy nghĩ về căn bệnh của mình... Trong đầu vụt loé ra ý nghĩ, ông hỏi: Cô đã đọc Nếu còn có ngày mai - chưa? Thu ngẩng nhìn ông đầy vẻ ngạc nhiên nhưng chưa lên tiếng. Ông tiếp ngay - cuốn tiểu thuyết nói về sự kiên cường của người con gái trước thử thách nghiệt ngã của số mệnh, nhưng không cam chịu... rồi vươn lên để chiến thắng!

 

Mắt Thu sáng lên...

Bằng thái độ trân trọng, nhiệt tình, ông kể cho cô nghe nội dung cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Mỹ - Cuốn sách ông thích nhất và hầu như thuộc lòng nội dung từng chương hồi...

Mãy ngày liền Thu như sống cùng tác phẩm. Cô mường tượng ra hình dáng cô gái - nhân vật chính, cảm thấy mình có nhiều nét giống cô ta... Câu chuyện đã kết thuc mà Thu vẫn cứ như đang sống cùng nhân vật. Thu trầm trồ: Tuyệt vời! Văn học Mỹ luôn song hành cùng thời đại. Không một nền văn học của nước nào có được hơi thở của cuộc sống dữ dội, gay gắt, của thời hiện đại như văn học Mỹ!

Ông Yên sáng mắt, mỉm cười, gật đầu đồng tình - trước nhận xét của Thu!

 

Buổi sáng vào đầu tuần thứ 3 (kể từ luc ông vào viện), không thấy Thu ăn sáng. Đang gợn lên thắc mắc thì một y tá đến yêu cầu ông lên gặp Chủ nhiệm khoa. Linh tinh có chuyện, bỏ dở xuất ăn vội vàng đi ngay. Ông Bác sĩ lịch sự giải thích: Bệnh nhân Maria Thu sẽ được làm cuộc đại phẫu thuật. Bà ấy muốn gặp ông.

Bác sĩ dẫn tới phòng chuẩn bị.

Thu đang nôn nóng chờ. Thấy ông vào, cô vui hẳn lên, gịong tình cảm - Anh ơi! Rất may cho em: Có một vận động viên người Pháp bị tai nạn ô tô chết đột tử. May hơn nữa người kia đã viết dy chúc từ trước, hiến toàn bộ cơ thể mình cho nhân loại. Trong số hàng chục nghìn người xếp hàng, chỉ em là được chọn. Cám ơn chúa đã cho em ân huệ này.

Lần đầu tiên từ khi gặp, quen nhau đến giờ, cô thay đổi cách xưng hô.

Ông Yên xúc động vui đến độ không nói lên lời, trong khi Thu vẫn ở trạng thái phấn chấn, tiếp - Em cần có chữ ký của thân nhân. nhưng không muốn phiền Chất, Xuân lại đang túi bụi với công việc, đành nhờ anh. Em đã nói với ông trưởng khoa rằng anh là anh họ và viết giấy ủy nhiệm rồi. Anh có thể giúp em được không? 

- Được chứ! Sao lại không! Anh hân hạnh được giúp em - ông cũng nối theo cách xưng hô của Thu.

- Cám ơn anh. Còn một đề nghị thứ hai - Đây là điều không muốn, nhưng ngộ nhỡ em có mệnh hệ nào, nhờ anh nói với Xuân rằng: Hãy tin tưởng ở mình. Hãy kiên cường vượt qua mọi thử thách và thực hiện mục đích... Chúc Chất thành đạt. Thơm hai chắu hộ em! Dùt lời Thu quay sang bảo nữ bác sĩ - chúng ta bắt đầu.

Ông Yên tiến đến nắm tay Thu, bốn mắt nhìn nhau...

Thu  ngạc nhiên... ông Yên  cúi xuống đặt lên trán cô cái hôn. Mặt Thu biến đổi... đột ngôt hơi rướn người vươn hai tay qùang lây cổ ông ghì... ghì rồi cũng đột ngột buông tay. Chiếc xe chuyển bánh đi về phía cuối hành lang. Ông Yên tần ngần đứng nhìn khi cánh cửa căn phòng mở rồi nhanh chóng đóng lại - như miệng của con quái vật nuốt chửng một thân phận. Ông tự hỏi: ở đằng sau cánh cửa ấy, người đàn bà trẻ đang phải chịu đựng tiếp những thử thách gì?...

...

Ca phẫu thuật kết qủa mỹ mãn.

Bệnh nhân được rời khỏi phòng giải phẫu chuyển đến khu vực tĩnh dưỡng có chế độ săn sóc, phục vụ cao. Bác sĩ đồng ý, ông gọi điện cho Chất, Xuân cùng hai con đến thăm Thu...

Hàng ngày 3 bận ông đến với Thu. Tuy chưa nói được bình thường vì vết mổ chưa liền, nhưng hễ ông xuất hiện, mặt Thu lại biểu lộ vui mừng khôn tả. Hai người vẫn dành cho nhau tình cảm mà cứ ngày một thắm thiết hơn. Với ông, đó là thứ tình cảm đã lâu lắm không cảm nhân được...

4 tuần chữa trị, bệnh tình của ông đã giảm, bác sĩ cho về nhà tiếp tục tiêm thuốc theo chỉ dẫn. Ông báo tin, Thu tỏ ra lo lắng, u buồn. Thấy vậy ông an ủi: Em yên tâm đi. Hàng ngày anh sẽ đến thăm như khi chúng mình là ‘‘hàng xóm‘‘. Ngừng lại một chut, ông tiếp - gía họ cho anh nằm thêm mấy tuần nữa thì tốt biết mấy!

- Anh chỉ nói dại. Ai lại muốn nằm thêm trong bệnh viện. Em buồn là tự nhiên chứ không mong anh ‘‘làm hàng xóm‘‘. Tuy vậy cô cũng hiểu câu nói kia ông chỉ nhằm diễn đạt tấm lòng của ông dành cho mình - cô thấy vui hơn.

Cứ mỗi lần đến thăm, lúc ra về ông Yên lại nắm tay Thu từ biệt trong cảm gíac bịn rịn. Còn Thu thì không muốn buông tay. Tình cảm bột phát nhưng trong sáng, tha thiết như của người cha đối với đứa con gái... của cặp người tình đang sung sức trai trẻ, của người vợ yêu chồng, có chồng đứng bên cạnh lúc vượt can, khi lâm nạn...Tình cảm đó lớn dần, đến độ khi xa nhau trong ngày mà vân nhớ nhung... lúc gặp nhau thì vui mừng... khi chia tay không muốn... 

Ba tuần sau khi giải phẫu Thu được xuất viện.

Trước hôm ra viện một ngày, Thu gọi điện cho ông lên gấp, ‘‘phải lên ngay‘‘ - sau giờ ăn sáng ''để em có việc nhờ'' - mà lẽ ra theo lịch là 6 giờ chiều. Ông Yên linh cảm thấy có chuyện gì đó quan trọng đối với ông và Thu. Song là chuyện gì thì không thể hình dung ra cụ thể. Đến nơi thấy Thu đang ngồi với vẻ nóng lòng. Khi ông vào cô nắm vội tay kéo ngồi xuống. Không để cho cô kịp lên tiếng, ông Yên đã hỏi: Có gì quan trọng mà em cần anh thế?

- Anh có thể giúp, tìm cho em một căn hộ 2 buồng ngay trong ngày hôm nay được không?

- Hơi khó. Sao lại gấp thế? Để làm gì?

- Y tưởng này vừa xuất hiện mấy tiếng trước đây. Không thể chần chừ... Đành vậy thôi.

- Nhưng tại sao mới được chứ?

- Em không muốn về nhà mặc dù Chất, Xuân nài nỉ. Em không thể khuấy động tổ ấm của họ! 

- Anh hiểu! Nhưng còn các con thì sao?

- Tạm thời chúng phải ở với vợ chồng Xuân. Vả lại Chất vẫn thuê người trông các cháu. Sau ít lâu, khoẻ hẳn em sẽ đón chúng về sống cùng.

- Hãy suy nghĩ cho kỹ. Làm vậy liệu có nên không? Có đáng không? Dù sao thì cả hai vẫn là người thân yêu nhất của em.

- Chính vì yêu thương họ, em mới đi đến quyết định này. Em muốn cho họ có trọn vẹn hạnh phúc. Chỉ có cách này mới chặt đứt sợi giây vô hình ràng buộc tình cảm của họ đối với em. Cuộc đời đấy biến động, nay thế nhưng mai có thể khác... Nhất là đàn bà chúng em trong mău vốn có sẵn ''Gien... Ghen''. Tốt nhất là tránh trước. Vả lại... vả lại... tình cảm của em đối với Chất thực sự đã không còn như trước, về liệu có ích gì? 

- Với em có thể không sao, nhưng còn họ - nhất là Xuân. Họ sẽ không đồng ý. Lại còn bố mẹ hai bên... Làm vậy  mọi người sẽ hiểu lầm Xuân...

- Đành chịu! Sau này Xuân sẽ cám ơn em và mọi người sẽ hiểu. Làm việc lớn mà không kiên nghị, dứt khoát thì sao làm được. Với em lúc này: Hạnh phúc của Xuân là tất cả! Em đã nợ em gái mình đến độ không gì có thể trả đủ!

Sau câu nói, Thu chăm chắm nhìn vào mắt ông.

Tia mắt dường như rực sáng, long lanh. Ông Yên cảm nhận được cái nhìn, chậm chạp nắm lây tay Thu, khẽ khàng, gịong lạc hẳn đi: Anh thực sự cảm phục em. Được! Anh ủng hộ. Nhưng - ông dừng lại, ngập ngừng - hiện nay em mới ra viện, sức khoẻ chưa hồi phục, cần có người săn sóc...

 

Mặt khác, tìm được căn hộ theo ý muốn trong một ngày không dễ. Hay là... thế này – ông ngập ngừng như cố lựa chọn... sau rốt khó khăn lắm mới thốt lên - Nhà anh còn hai buồng trống, các chắu chuyển đi, anh vẫn chưa cho ai thuê, em đên ở tạm, khi sức khoẻ hồi phục hãy tìm nhà mới cho đỡ cập rập.

- Thật ư? Anh chịu cho em ở nhờ ư? Thế thì tốt qúa! Thu vui hẳn lên vồ lấy tay ông Yên  lắc lắc. Từ khi gặp nhau - nhất là sau cuộc giải phẫu - đây là lần đầu tiên cô bộc lộ tình cảm qúa nồng nhiệt...

Ông Yên không nói nên lời. Một cảm giác đặc biệt như thây kiến cắn nhoi nhói đang toả  lan trong người... rồi ào vào trái tim.

Giọng Thu vẫn nhẹ như người nói mê:  Còn một điều nữa, anh cố gắng giúp em.

- Nói đi! Điều gì?

- Khi đưa em ra xe về nhà, trước mặt Chất và Xuân anh phải ''đóng kịch''... phải thật tình cảm... Làm giống như  ''chồng đón vợ'' ra viện - càng tốt!

Cả hai bật cười. Ông Yên lại nắm tay Thu gật gật đầu...

 

Ngày hôm sau sự việc diễn ra đúng như hai ngưòi dự liệu: Chất ngơ ngác như không tin vào mắt vào tai mình... Còn Xuân tự hỏi - Không hiểu đó là màn kịch chị mình đang diễn để từ chối trở về căn biệt thự đầy tiện nghi sống cùng với vợ chồng cô... Hay - đây chính là cuộc đời họ?

 

Một phút của Một trăm năm: 20 giờ 04 - Ngày 20 tháng 04 - Năm 2004

(Rút trong tập CANH BẠC CUỘC ĐỜI.

NXB Hội Nhà Văn Việt Nam, tháng 4/2005)

Lê Xuân Quang
Số lần đọc: 3734
Ngày đăng: 02.08.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Khúc sonate đêm trăng - Nguyễn Thành Nhân
Đá cũng cần có nhau - Đinh Lê Vũ
Chị em ruột thịt - Bích Ngân
Con đường - Nguyễn Quang Nhàn
Cảm giác khi rời biển - Tiến Đạt
Dưỡng chất trần gian - Thu Trân
Đêm của thiên thần nhạc Jazz - Vũ Ngọc Tiến
Ma Cà Rồng (1) - Lê Xuân Quang
Ma Cà Rồng (2 và hết ) - Lê Xuân Quang
Điểm tựa - Trần Huyền Trang
Cùng một tác giả
Đại ca Tẩn (truyện ngắn)
Ma Cà Rồng (1) (truyện ngắn)
Ẩn số cuộc đời-1 (truyện ngắn)
Chí Tây ! (truyện ngắn)
Kẻ phá thối (truyện ngắn)
Lái gà (truyện ngắn)
Cá độ (truyện ngắn)
Cò.. Cưa... Cứa ! (truyện ngắn)
Quê hương ! (truyện ngắn)
Gánh xiếc chó (truyện ngắn)
Voi nổi giận ! -1 (điện ảnh)
Voi nổi giận ! -2 (điện ảnh)
Lái lợn (truyện ngắn)
Mối tình ma-1 (điện ảnh)
Mối tình ma-2 (điện ảnh)
Cha và...Con (truyện ngắn)
Báo hiếu cha (truyện ngắn)
Ngộ sát (truyện ngắn)
Tài năng trẻ (truyện ngắn)
Oan oan tương báo ! (điện ảnh)