Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.100
123.230.115
 
Mùa Xuân Về Thăm Quê Hương Nhà Thơ Nguyễn Khuyến
Nguyễn Mộng Giao

SCL.Tiến sỹ Nguyễn Mộng Giao là Cháu đời thứ ba của Cụ Nguyễn Khuyến là một Nhà khoa học ,  Bài viết anh gửi SCL có nhiều tư liệu và tình cảm của anh trong một lần về thăm quê.

 

Lâu lắm rồi, hôm nay tôi mới trở về quê mẹ thăm nhà thờ tổ - nhà thờ cụ Tam Nguyên yên đổ Nguyễn Khuyến.

Mùa xuân,  những cây gạo chưa kịp trổ hoa màu đỏ,  con đường mòn thủa trước từ quốc lộ vào làng Vị Hạ  nay đã được xửa sang. Xe dừng lại ngay cạnh đình làng. Tôi chầm chậm bước theo con đường nhỏ hai bên là ao chuôn để về nhà thờ tổ. Những hàng trúc hàng tre bên những mái nhà tranh vẫn xanh ngắt, kẽo kịt võng đưa.

 

Trông nom nhà thờ tổ bây giờ là một người cháu gọi tôi bằng chú tên là Nguyễn Thanh Tùng. Anh là cháu gọi cụ Đốc Hoan là cụ, tức là gọi cụ Nguyễn Khuyến là kỵ, Anh cũng bằng tuổi tôi và cũng chỉ biết tên tôi, nhưng nghe tin tôi về dù đang ăn cổ ở nhà bên  cũng chạy về cung kính khoanh tay chào chú. Rồi  anh dẫn tôi vào nhà thờ giới thiệu từng kỷ vật của cụ Tam Nguyên mới sưu tầm lại được.

 

Tôi vừa biết ơn anh – đã tốn không biết bao công sức để nhà thờ được khang trang đẹp đẽ như ngày hôm nay, vừa cảm thấy như người có lỗi. Ngần ấy năm không về và chẳng làm được việc gì cho họ hàng làng nước, ấy vậy mà về đến quê, người có công to như anh Tùng lại phải khoanh tay một điều “thưa chú” hai điều “con xin phép chú…”

 

Anh Tùng dẫn tôi ra mộ tổ ngay gần đầu làng, ngày xưa đây là chợ Đồng và cụ Nguyễn Khuyến đã có bài thơ nổi tiếng về địa danh này. Ở đầu nghĩa địa còn có miếu thờ. Đang lơ ngơ thắp hương thì một bà cỡ ngoài sáu mươi bước tới. Chẳng hiểu sao bà biết ngay chúng tôi là con cháu cụ Tam Nguyên về thăm mộ tổ.

 

Bà hỏi tôi : Anh thuộc chi nào trong các con của cụ Tam Nguyên ?

Tôi trả lời bà rằng tôi và người anh cùng đi với tôi hôm đó ( nhà thơ Nguyễn Tuấn Phương) đều là cháu gọi cụ Nguyễn Khắc bằng ông (Cụ Nguyễn Khắc là con trai thứ 5 của cụ Nguyễn Khuyến).

Bà nhanh nhảu trả lời :  Đúng rồi -  ở nhà quê, chúng tôi gọi ông anh là ông Năm. Thế anh có biết một câu truyện được lưu truyền rộng rãi ở quê về cụ Tam Nguyên có liên quan đến ông anh không  ?

 

Tôi thưa không biết . Và thế là bà say sưa kể cho chúng tôi nghe một giai thoại mà tôi chưa được đọc trong sách báo nào về cụ Tam Nguyên cả. Bà bảo : “Ngày xưa khi về ở ẩn rồi, mỗi lần cụ Tam Nguyên đi đâu, ông anh thường được theo hầu – vì ông của anh  lúc ấy còn trẻ và là người con được cụ Tam Nguyên rất yêu. Có một lần sang làng bên ăn cỗ, đường đi phải qua một chiếc cầu - bắc qua cái cống bị đổ từ lâu. chiếc cầu nhỏ đó được gọi là cầu Môi và bên kia cầu là điếm canh với cổng vào làng bên.

      

Biết cụ Tam Nguyên đi ăn cỗ, một số nho sỹ ôû làng bên muốn thử tài thông minh của cụ. họ chặn cụ lại bên cầu Môi và nói rằng :

-    Cụ vốn là một người nổi tiếng thông minh và uyên thâm.

Xin cụ đối cho một câu.

Vế đối ra như sau :

 

Thả  Mồi Câu  xuống Cầu Moâi

 

Câu đối thật là hiểm hóc vì hai chữ “Mồi câu  và “cầu Môi  là tiếng lái  cuûa nhau mà laïi mô tả ngay địa danh trước mặt.

 Cụ Tam Nguyên cười đẩy cậu Năm ra trước bảo với nho sỹ làng bên.

-Câu này chưa cần tôi đối mà chỉ cần con tôi đối cũng đủ.

 Ông Nguyễn Khắc (lúc đó gọi là cậu Năm) còn ngơ ngác chưa biết đối sao, thì cụ Tam Nguyên chỉ vào chiếc cổng của điểm canh và nhắc khẽ: cầu Môi này bắc qua cái cổng đổ, còn bên kia là   cổng làng với cái đố cổng. Đó là vế đối lại đó. Thế là cậu Năm hiểu ngay và lên tiếng :

 

“Rút đố cổng chèn cống đổ”

 

Vế đối lại thật là chỉnh vì ở đây “đ cổng” và “cống đổ” cũng là tiếng nói lái của nhau và cũng là địa danh ngay trước mặt.

Như vậy là

vế đối ra  :  Thả  mồi câu   xuống  cầu môi.

Về đối lại :  Rút  đố cổng  chèn    cống đổ

 

Nho sỹ làng bên khâm phục vui,sướng nổi trống rước hai cha con cụ Tam Nguyên vào ăn cỗ.

Tôi chẳng biết giai thoại trên là chính xác đến đâu nhưng thật là vui, vì câu chuyện về cụ Tam Nguyên đã đi vào lòng người đến nỗi một bà già không biết chữ cũng còn nhớ và kể vanh vách như chuyện vừa xảy ra hôm qua hôm xưa.

 

Tôi trở lại đường làng để lên xe thăm mộ. Mộ cụ được chôn trên núi Phượng Hoàng cách nhà thờ trên 20Km.

 

Còn loay hoay đứng ở đình làng thì một ông già từ trong đình bước ra. Khi biết chúng tôi là con cháu của cụ Tam Nguyên, ông ta bảo: “Các anh đang đứng ở đình làng này và là con cháu của cụ thì tôi sẽ kể cho các anh nghe một câu chuyện về cụ Tam Nguyên có liên quan đến cái đình này. Và ông già hỏi tôi:

- Anh có biết cụ phó bảng Nguyễn Hoan – con trai đầu của cụ Tam Nguyên không?

Tôi trả lời:

- Thưa đó là anh ruột của ông tôi;

Ông già ung dung tiếp tục:

- Đúng, ông Nguyễn Hoan ở quê gọi là cụ Đốc Hoan – là anh của ông Năm. Khi cụ Tam Nguyên về ở ẩn, sống ở làng quê thì ông Nguyễn Hoan ra làm tổng đốc. Có một thời ông Hoan làm tổng đốc Hà Nam; và một ngày nọ ông về thị sát làng quê bên vợ. Cậu ruột vợ của ông Đốc Hoan lúc đó là chánh tổng làng này. Ông Hoan về làng thấy chöùc dịch cả tổng tề tựu đón ông nhưng thiếu mất chánh tổng. Ông hỏi:

-  Chánh tổng đâu?

-   Thưa chánh tổng ở nhà – Chöùc dch trả lời

-   Vì sao chánh tổng không ra đón quan đốc?

 

-   Chánh tổng có biết hôm nay quan đốc về thị sát không?

-   Thưa, chánh tổng có biết quan đốc về làng. Có lẽ do nghĩ rằng quan đốc là cháu rể nên ở nhà không ra đón – Chức dịch thưa.

 

Ông Đốc Hoan mặt lạnh như tiền cho gọi chánh tổng đến và hỏi.

-   Vì sao ông chánh tổng không ra đón tôi?

Chánh tổng không trả lời được. Thế là ông đốc Hoan ra lệnh đánh  chánh tổng 3 hèo ngay giữa đình làng.

Xong việc, ông đốc Hoan cởi áo mũ về nhà cậu vợ, quỳ xuống và nói rằng: Cậu cho cháu xin lỗi, việc quan không làm khác. Lúc làm việc công, không thể vị tình riêng.

Được tin trên, cụ Tam Nguyên rất bất bình. Khi  biết ông Đốc Hoan về thăm, cụ Tam Nguyên mặc áo mũ vua ban khi đỗ Tam nguyên ra đình làng này – chỗ bây giờ các anh đang đứng kia, quỳ xuống và lạy ông Đốc Hoan con mình.

 

Ông Hoan trông thấy, sợ quá quỳ xuống đỡ cụ tam nguyên dậy và hỏi:

-  Con về thăm thầy, vì sao thầy lại làm thế?

Cụ tam nguyên trả lời:

-   Tôi giờ là dân,ông là quan, nghe tin ông về làng tôi phải ra đầu Đình đón lạy. Không ông lại đè xuống cho mấy hèo như đã làm với cậu vợ ông thì tôi thân già da cóc chịu sao nổi?!!

 

Ông Đốc Hoan vừa sợ vừa rất xấu hổ vì cách xử trí sai lầm của mình trước đây. Từ đó ông làm quan mà không bao giờ dám hách dịch với dân và kẻ dưới như trước đây nữa.Ông già kết luận: cụ Tam Nguyên chẳng những tài cao mà còn rất hóm hỉnh ngay cả trong cách dạy con dạy học trò.

 

Đường từ quê đến mộ cụ Tam nguyên thật gồ ghề, khó đi. Chỉ có hơn 20Km mà xe chúng tôi đi mất 45 phút. Leo lên đến núi Phượng Hoàng(còn gọi là núi Phượng Nhi) nhìn ra xung quanh thấy đồng ruộng xanh rờn, phong cảnh thật là thơ mộng. Tôi nh lại thuở sinh thời, ông tôi thường kể: -Khi sắp mất, cụ Tam Nguyên dặn lại các con như sau : Khi cụ chết thì tống táng qua loa tại đồng làng. Khi cải mộ, thì đặt mộ trên núi Phượng Hoàng , phải đào đến khi thấy đất trắng tinh như phấn mới được đặt hài cốt cụ xuống. Cụ vẽ cả địa đồ và giao cho ông tôi để làm việc ấy. Truyện kể rằng: Khi đào huyệt, phải đến 3 tầng thang mới thấy đất trắng như phấn, và lúc đó mới hạ huyệt được. Cụ Tam Nguyên bảo với Ông tôi rằng : Cụ muốn con cháu sau này hun đúc tài năng và sống thanh bạch biết giúp nước yêu người nên phải đặt mộ Cụ vào mạch đất trắng đó.

 

Tôi không hiểu được bằng cách nào mà ngay từ thời đó, cụ đã biết được rằng : dưới núi Phượng hòang ở độ sâu mươi mét là một tầng đất xét trắng, mà ngày nay phải bằng cách khoan trực tiếp các nhà địa chất mới thấy được .

 

Cụ còn chỉ cho Ông tôi hai dòng nước suối chảy vào hai cái giếng ngay trên sườn núi và bảo rằng đó là hai cái mắt của con Phượng hoàng. Mộ được đặt ngay trên đầu con Phượng hoàng  đó. Đến tận ngày nay dòng nước còn chảy , và từ xa ta vẫn một ngọn núi giống như  đầu con Phượng Hòang,

 

Trước đây  bác tôi - ông Hàm Đàm – một nhà báo  đã xây mộ cụ theo hình quyển sách. Mấy lần trước tôi về, bên cạnh tấm bia  là ngôi mộ đơn sơ, với mấy cây thông cao vút và bãi cỏ  hoang sơ cùng sim mua bên sườn núi. Lần này về, mộ của Cụ Tam Nguyên đã được chính quyền huyện và Tỉnh xây lại cao lớn hơn ngôi mộ mà ông bác tôi xây ngày xưa rất nhiều. Anh Tùng cháu tôi rất vui và quay lại hỏi :

- Chú thấy sao? Khi chính quyền xây mộ cháu ngày nào cũng đến để cùng họ xem nom

 

Tôi  gật đầu nhưng không biết nói sao. Cụ Tam Nguyên là một con người mà những bà già nghèo nhất ở quê cũng thuộc thơ của cụ, thuộc câu đối của cụ. Những ông già vất vả nhất còn nhớ những giai thoại về cụ, rất tự hào là đồng hương với cụ ,đó đã là cái lăng mộ đẹp nhất cho một con người rồi.

 

Còn ngay sinh thời, cụ vẫn yêu cái gì bình dị, gần gũi với xóm quê. Vì vậy nấm mồ xưa ông bác tôi xây có lẽ gần gũi với cụ hơn, gần gũi với: “Năm gian nhà cỏ thấp le te…” với “ lưng dậu phất phơ mằu khói phủ…” hơn là cái lăng  cao vút vừa mới xây hôm nay.

 

Nhưng dù sao, với tư cách là người chắt của Cụ, tôi cũng rất cám ơn chính quyền  Tỉnh và Huyện, cám ơn người kiến trúc sư về Lăng Cụ mà tôi chưa biết mặt . Họ đã làm việc này với tất cả tấm lòng trân trọng một nhà thơ, một danh nho đã có một thời tiêu biểu cho chí khí của sỹ lâm nước nhà.

 

 Mùa Xuân 1997
Nguyễn Mộng Giao
Số lần đọc: 3015
Ngày đăng: 03.08.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bà chúa vỉa hè - Võ Ðắc Danh
Cleopatra- Nữ Hoàng bác học - Hoàng Xuân Phương
Via Appia- Con đường làm nên đế chế - Hoàng Xuân Phương
Những dòng sông xa xôi - Hào Vũ
Chuyện bờ bao - Ngọc Hiệp
Buổi sớm miền Tây - Bích Ngân
Tam Đảo sương mù - Nguyễn Thanh Mừng
Nơi ấy bây giờ-phần 1 - Võ Ðắc Danh
Nới ấy bây giờ-phần 2 - Võ Ðắc Danh
Nới ấy bây giờ-phần 3 hết - Võ Ðắc Danh