Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.117
123.229.041
 
Hoạt động của Nguyễn An Ninh ở Trà Vinh
Châu Xuân Thiện

          Trong cuộc đời hoạt động yêu nước, chống thực dân Pháp sôi động và dầy gian khổ của mình, Nguyễn An Ninh đã có nhiều dịp đến Trà Vinh để gặp gỡ, bàn bạc các đồng chí đàn em địa phương như nhà điền chủ yêu nước TTừ Bá Đước, bác sĩ Mạch Dùng, bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, nhà trí thức Phan Thoại Xương, nhà sư Huệ Quang (Nguyễn Văn Ân)...; để cổ động cho đảng Thanh niên Cao vọng, cho báo La Lutte, báo L'Avant Garde. Chí sĩ họ Nguyễn đã bị nhà cầm quyền thực dân đưa về xét tại Tòa án Trà Vinh với bản án 5 năm tù và 5 năm biệt xứ. Bản án có hiệu lực ngay ngày xử: 23-10-1937.

           

            Lúc ấy, sau thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội năm 1936, cánh tả lên nắm chính quyền ở Pháp. Tranh thủ thời cơ đó, Đảng Cộng sản Đông dương chuyển hướng hoạt động công khai và chủ trương thành lập Mặt trận Thống Nhất, tập hợp các lực lượng yêu nước chống đế quốc. Trong phong trào Đông Dương Đại hội, Ủy ban hành động được thành lập hầu hết mọi nơi, mọi cấp tiến hành thu thập dân nguyện để đón phái viên Chính phủ Bình dân Pháp. Nguyển An Ninh và Nguyễn Văn Nguyễn được tín nhiệm cử vào Ủy ban Hành Động Nam Kỳ. Năm 1937 hai ông được cử xuống Trà Vinh chỉ đạo phối hợp Ủy ban Hành Động tỉnh thống nhất với phong trào chung cả nước. Vừa lúc đó, cánh Lê Quang Liêm, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Le Quang Nhường, Nguyễn Văn Quợt... tở chức cuộc nói chuyện vận động cử tri Trà Vinh trước cuộc bầu cử Hội Đồng Địa Hạt Nam Kỳ. Buổi nói chuyện diễn ra tại trường tiểu học Nguyễn Văn Chưởng, mà thành phần được mời là những nhân sĩ, trí thức tên tuổi ở địa phương. Nhân phần dịp này, sau khi hội ý cùng hai phái viên của Ủy Ban Hành Động Nam Bộ Bí thư tỉnh Ủy kiêm Chủ Tịch Ban hành động Trà Vinh Dương Quang Đông, qua các hội đòan quần chúng, tổ chức cuộc biểu tình quần chúng vây quanh trường ông Chưởng, hỗ trợ cho các nhân sĩ Từ Bá Đước, Mạch Tùng, sư Huệ Quang ( cùng là các Ủy Viên Ủy ban hành động tỉnh)...đấu tranh trực diện với cánh Bùi Quang Chiêu. Buổi ra mắt cử tri thất bại, cánh Bùi Quang Chiêu hậm hực kéo nhau về Tòa Bố, dưới sự hộ tống của mã tà.

           

            Sau đó, hai phái viên Nguyễn An Ninh và Nguyễn Văn Nguyễn rời Trà Vinh về Sài Gòn với danh nghĩa những chuyến đi quảng cáo dầu cù là tự chế.

           

            Vài ngày sau, ở Càng Long nổ ra một cuộc biểu tình rầm rộ của nông dân các xã An Trường, Tân An, Huyền Hội, Bình Phú...tẩy chay thực dân, địa chủ, tẩy chay cuộc bầu cử Hội Đồng Địa hạt... Về cuộc biểu tình này, Chánh Tham biện Trà Vinh đã phải báo cáo lên Thống đốc Nam Kỳ, tòan văn như sau:" Tôi trân trọng báo để ngài biết, ngày mùng 3 vừa qua, khỏang 21 giờ, tôi được quan Đại Lý An Trường báo cáo cho biết lá có một cuộc họp được tổ chức trong địa phận của khu vực.

           

            Tôi đã cho 10 hiến binh tăng cường đến tại chỗ, theo chỉ dẫn của quan Đại lý tren đường Làng số 2. Đòan hiến binh đã phải ngừng lại ở đầu cầu thứ nhất ngòai An Trường vì gặp phải một cây gỗ và giây thép cản đường. Trên tòan bộ mặt cầu đa75t sát đất có nhiều tấm ván lởm chởm đinh sắt.

           

            Sau khi diễu hành được vài trăm mét những người biểu tình đã vỗ tay ầm ĩ, khi khi một người trong bọn tuyên bố là " đã đến lúc biểu dương lực lượng" và họ giải tán trong đêm trước khi hiến binh đến".(Note Postale, No 76 confidentiel, Travinh le 7 Aõut 1937 Administrateur à Gouverneur Cochinchine, Saigon).

           

            Liên kềt hai sự kiện này, thực dân Pháp qui cho Nguyễn An Ninh là chủ Mưu tỗ chức. Chúng ra lệnh tập nã ông. Lính kín, mả tàn lùng sục nhà riêng, báo La Lutte, nhà những người thân quen của ông. Trong khi đó, Nguyễn An Ninh bỏ xuống ở nhà của Hội đồng Võ Công Tồn tại Gò Đen mà theo bà Phương Lan Phạm Thế Mỹ, là để bõ ghét, thực dân phải bỏ công tìm chơi vì ông vẫn liên tục viết báo, ký đúng tên Nguyễn An Ninh không hề có ý lẩn trốn.

           

            Sau khi bắt được, thực dân Pháp liền giải Nguyễn An Ninh về xử tại Trà Vinh ( cùng lúc đó, Bí thư tỉnh Ủy kiêm chủ tịch Ủy ban hành động Trà Vinh là Dương Quang Đông cũng bị bắt tại Cầu Ngang). Chúng tôi xin trích nguyên văn một đoạn trong tập sách " nhà cách mạng Nguyễn AN Ninh, 1899 - 1943" của Phương Lan Phạm Thế Mỹ diễn tả lại phiên tòa này:

           

            "Giam được ít lâu, tòa Trà Vinh đem vụ Ninh ra xử. Nhiều phóng viên báo chí từ Sài Gòn xuống dự cuộc để lấy tin tức đăng báo.

           

            Có nhiều nhân chứng được đòiđến, như Phan Thoại Xương, Từ Bá Đước...Vì theo lời khai của Nguyễn An Ninh và Nguyễn Văn Nguyễn là sự có mặt tại Trà Vinh là đi thăm những người bạn quen từ lúc ở Pháp về, như Từ Bá Đước một vị điền chủ giàu có và có nhiều cảm tình với Ninh. Thăm để mượn tiền mua mộ cái náy in, để thành lập một nhà in, là mộ sự cần dùng cho nghề in sách của Ninh. nhưng Từ Bá Đước không giúp được, vì ông đã bị phá sản vì cuộc khủng hỏang đã qua, nên không thể cho mượn được, vì tiền không có. Và Nguyễn An Ninh luôn tiện mượn vốn, thành lập nhà in, với đi thu tiền báo La lutte và báo L'Avant Garde với cổ động them độc giả mới. Ngoài ra họ cũng có đi thăm các anh em bạn tù ở Côn Nôn lúc trứơc. Chớ không có xúi giục, tổ chức biễu tình gì cả...

           

            Lời khai của Ninh rõ ràng, những nhân chứng củng khai đúng như lời Ninh nói, them vị trạng sư Pháp Jean Loye hùng biện, hết lòng bênh vực Ninh, nhưng Ninh vẫn bị kêu án ở tù như thường. Do một vị quan tòa người Việt là Tạ Trung Nhan ngồi chánh án xử Ninh - Nguyễn (23-10-1937) NĂM NĂM TÙ và NĂM NĂM BIỆT XỨ. Ninh chống án. Ông Võ Công Tồn và cô con gái của ông là Võ Thị Lang cũng bị tù vì tội đồng lõa chứa chấp Ninh rất lâu trong nhà" (SĐD, Tr 236, 237).

           

            Về sự kiện này, trong hồi ký " Cùng anh đi suốt cuộc đời" của bà Trương Thị Sáu, người bạn đời của Nguyễn An Ninh ghi lại: " Anh Ninh thường đi các no8i để vận động quần chúng. Lần đi Trà Vinh, anh Ninh có nói chuyện nhiều về vai trò của phụ nữ trong đấu tranh cách mạng. Sau đó, có cuộc biểu tình lớn của nông dân huyện Càng Long, phần lớn là phụ nữ tham gia. Bọn Pháp buộc tôi anh Ninh tổ chức cuộc biểu tình. Anh Ninh lại bị bắt và vào tù lần thứ tư. Anh bị tòa án tỉnh Trà Vinh kêu án 5 năm tù và 10 năm biệt xứ (Có lẽ bà Ninh nhớ không chính xác, án khố Trà Vinh ghi "NĂM NĂM BIỆT XỨ - CXT). Tôi liền viết ngay một bức thư gời tòan quyền Đông Dương và Thống đốc Nam kỳ khẳng định "Ninh - Nguyễn vô tội", vạch rõ sự phi lý của năm điều má tòa án Trà Vinh đã buộc tội anh Ninh. Đồng thời, anh Ninh cũng gởi đơn chống án sang Pháp. Cuối cùng, Tòan án Sài Gòn phải xử lại, giãm mức án còn 2 năm tù và 5 năm biệt xứ".

           

            Những năm thuộc thập niên 1920, chí sĩ Nguyễn An Ninh trở thành ngọn cờ tập hợp thanh niên Nam bộ đấu tranh chống thực dân Pháp. Nhiều người trong số họ, sau này, chiến đấu kiên cường và trở thành những gương mặt tiêu biểu củ trí thức Nam bộ dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản. Ở Trà Vinh cũng vậy, nhiều thanh niên trí thức dấn thân theo con đường đấu tranh của Nguyễn An Ninh dần dần trở thành những nhân vật lãnh đạo quần chúng trong cụộc khởi nghĩa tháng tám và cuộc kháng chiến trường kỳ củ a dân tộc như Tiến sị luật Phạm Văn Bạch, điền chủ yêu nước Từ Bá Đước, nhà sư Nguyễn Văn Ân ( sư Huệ Quang)...

           

            Lần trang sử cũ, tìm hiểu những họat động của vị chí sĩ họ Nguyễn tại đất Trà Vinh, chúng ta thêm tôn kính bậc tiền bối hết lòng vì dân, vì nước này. Và, cáng thêm lời khẳng định của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng:Nguyễn An Ninh có tầm vóc một nhà lạnh đạo của một cuộc cách mạng, cho nên chúng ta phải ghi nhớ những cống hiến quan trọng của một nhân vật có tầm vóc lịch sử"(Lời bạt quyển " Cùng anh đi suốt cuộc đời").

Châu Xuân Thiện
Số lần đọc: 3971
Ngày đăng: 05.05.2004
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cùng một tác giả