Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.178
123.222.760
 
Người vợ trẻ và Con chó già !
Lê Xuân Quang

Diễm Lệ là người đàn bà đẹp.

Ngay từ lúc mới bước vào tuổi con gái, cô đã yêu, yêu cuồng nhiệt rồi chuẩn bị làm mẹ. Vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước, người con gái đẹp chưa lấy chồng đã mang thai thường bị xung quanh chê cười, ghét bỏ, ruồng rẫy. Sau nhiều lần dại dột nghe đám bạn thì thào mách bảo... Mỹ Lệ thực hiện mọi cách mà đùa bạn bè vẫn không chịu ''Xổ'' ra. Biết thân biết phận, cô bé 15 tuổi đành mang bụng chửa con so đang đêm bỏ nhà ra đi. Một anh đạp xich lô chờ khách khuya ở cửa ga Hàng Cỏ bắt gặp, thương tình ''nhặt'' về, sống cùng.

 

Sau khi sinh con, người mẹ trẻ càng đẹp hơn, đúng như câu ''Gái một con trông mòn con mắt'' - khiến một tay ''có mău mặt'', đứng đầu băng Cửu vạn ở bến xe Kim Liên (cũ) - sáp vô tán tỉnh, mua chuộc. Thương, sợ chàng ''xế lô'' bi liên lụy, Mỹ Lệ kiên quyết bồng đứa con gái 10 tháng đi theo ''Ðại ca cửu vạn''. Những tưởng thế là xuôi chèo mát mái để yên phận làm người vợ được nuông chiều. Ai ngờ trong một một vụ xô sát giành khách, đại ca bị đối thủ đánh tàn phế. Mỹ Lệ không còn được hưởng những ưu đãi như trước, lại bị cuộc sống thúc ép, cô bỏ người hùng thất thế, tay dắt, tay bồng  2 đứa trẻ đến nhờ bà cô ruột ở ngoại ô Hà Nội nuôi hộ rồi theo chân ''ông lái buôn chuyến'' mang  hàng lên mạn ngược bán, đổi lấy sản phẩm của rừng về kiếm lời.  Ðang làm ăn suôn sẻ ''ông lái'' dính vào một vụ buôn thuốc phiện bị  bắt, vào tù. Mỹ Lệ lại đành đến chung sống vơi anh công nhân xây dựng. Nhưng chỉ được ít lâu thì ''tan đàn xẻ nghé'' vì cơn lốc vỡ Hụi do chính cô khởi xướng, làm chủ.

 

Vì số tiền nợ quá lớn không thể trả được cho các khổ chủ, trong cơn tuyệt vọng cô quyết định kết liễu đời minh. Khi nhổm người trèo lên thành cầu Long Biên định nhẩy xuống, chợt có một bàn tay phía sau túm lấy cổ áo kéo lại. Người đàn ông kia cố sức khuyên giải, Mỹ Lệ nguôi ngoai, nhưng vẫn không yên vì các chủ nợ ngày đêm săn đuổi. Người bạn kia có thân nhân bên Matxcơva (Mát) đang ăn nên làm ra, bèn rủ Mỹ Lệ cùng mình đi sang Nga vừa trốn chạy, vừa tạo dựng cuộc đời mới - ''Công nợ trả dần, cháo húp vòng quanh'', vài năm có tiền về trả họ, lo gì - bạn khuyên ! Chẳng còn đường nào khác, cô đành cùng ân nhân bí mật lên đường. Cuối năm 1991 đến Mát.

 

Tình hình chính trị của Liên Bang Xô Viết lúc đó không ổn định, kinh tế khó khăn. Chỉ sau khi chứng kiến cuộc biểu tình của dân Mat  trên Quảng trường Đỏ chiều hôm 24 tháng 12, cờ búa liềm hạ xuống, cờ Liên bang Nga cất lên... cộng vớI cảnh hàng ngày nhìn đoàn ngườI Nga rồng rắn xếp hàng mua bánh mì đen - Mỹ Lệ quyết định rời Mát . Người bạn trai không thể đi cùng, gàn :'' Ðây chỉ là khó khăn tạm thời. Nhất định không có mảnh đất nào mầu mở như Nga...'' . Mỹ Lệ không tin, ngay trong đêm giao thứa năm 1992, cùng 4 người nữa - ra đi. 6 ngày sau vượt biên giới Tiệp vào Ðức rồi quyết định dừng chân trên con đường phiêu bạt. 

 

Dạo đó, ở miền đông Ðức đang chuyển tiếp từ chính quyền cũ sang chính quyền mới nên người nước ngoài xin cư trú không quá khó khăn. Một người đồng hương Hà Nội sống ở đây đã lâu chỉ cho ''cách'' - tìm cho Mỹ Lệ người bạn đời. Ông này trước là Sếp của cơ quan cảnh sát Huyện, hơn 60 tuổi, đã về hưu, ''có cảm tình với Việt Nam'', rất thích lấy vợ người Việt trong khi Mỹ Lệ lại trẻ hơn gần 20 tuổi và...đẹp.

 

Mỹ Lệ, tuy cũng ngỡ ngàng đôi chút vì chưa bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ chung sống với ông gìa cỡ tuổi bô mình lại ngôn ngữ bất đồng. Thế nhưng - '' Ðó là cách tôt nhất để an cư lạc nghiệp'' . Nghe người bạn dịch lại, hiểu, đồng ý... rồi đám cưới của hai người - ''ông Nội, bà Ngoại'' - diễn ra sau khi ''tìm hiểu'' 2 tuần. Tuy đám cười không mầu mè như những cặp vợ chồng trẻ nhưng vẫn làm Mỹ Lệ vui, hãnh diện. Ðiều duy nhất gợn lên : Khi tiệc cưới tổ chức tại khách sạn, hai người đi chào quan khách. Lúc qua cửa hông của phòng cưới cô chợt nhìn thấy con Berger khổng lồ đứng bên ngoài đang xăng xái đòi vào, mồm kêu hực hực, hích hich. Chú rể  rời tay khoác cô dâu, quay sang chu mồm, đoạn dơ tay lên. Con chó ngồi xuống vẻ cam chịu, cặp mắt long lanh...

 

Vốn tháo vát,có kinh nghiệm trong thương trường nhưng chưa có tiền , Mỹ Lệ lại phải nhờ người bạn Phiên dịch nói rõ ý mình với chồng . Ông cựu cảnh sát trưởng yêu vợ lại có tiền gửi tiết kiệm, nghe ra... tán đồng ngay . Một tháng sau, giữa thị trấn Huyện, quán ăn Châu Á Mỹ Lệ - khai trương. Dân Ðức có các món ăn truyền thống, nhưng các món Việt Nam lạ miệng, rất ngon nên hàng ngày khách trong vùng đua nhau tới thưởng thức. Thu nhập của cửa hàng ngày một tăng. Bà chủ Mỹ Lệ giầu lên nhanh chóng.

 

Từ ngày chung sống với cô vợ Châu Á, ông cựu Cảnh sát trưởng thực sự vui. Ông hạnh phúc không chỉ trong sinh hoạt gối chăn mà còn cảm thấy trên tất cả mọi mặt cuộc sống. Số tiền làm việc cả đời tiết kiệm - giao cho vợ quản lý - chỉ it lâu sau đã tăng gấp 3 so với gửi tiết kiệm trong nhà Băng. Hàng ngày ông ra cửa hàng, chọn một chỗ ngồi tốt, cô bồi bàn săn đón, phục dịch. Thú vị, hãnh diện nhất : Khi thấy ông tới, cô gái Việt - cũng trẻ đẹp như bà chủ trong trang phục áo dài truyền thống Việt - kính cẩn đưa bản thực đơn, ông lần lượt gọi vài món trong số 150 món - ăn thử - Ðiều mà người khác chỉ thỉnh thoảng mới dám làm vào những dịp đặc biệt

 

Quan hệ của Mỹ Lệ với chồng cũng tốt đẹp không kém. Một phần vì ông làm cho người đàn bà đa tình thoả mãn. Phần khác đã chín chắn sau những mất mát qúa lớn trong cuộc sống gia đình, chồng vợ. Phần khác nữa : Phải tập trung làm kinh tế, gửi trả hết những món nợ bên quê nhà, lần lượt giúp bà cô và những người đàn ông đang thay cô chăm sóc những đứa con do cô sinh ra nhưng không thể chăm nuôi.  Chỉ riêng có một điều làm Mỹ Lệ ngày một không thoải mái đến mức khó chịu : Mỗi lần gần gũi chồng lại thấy từ người ông toát ra mùi rất... khó ngửi. Không phải mùi hôi miệng, hôi nách. mùi ''kém tắm''. Cũng không phải những tiếng gáy như kéo bễ lò rèn bên tai trong đêm khuya. Lại càng chẳng phải mùi nước hoa rẻ tiền khác lạ mà những người đàn bà nghèo thường dùng . Mỹ Lệ không biết là mùi gì, từ đâu ra, cố căng đầu liên tưởng mà vẫn không thể xác định được. Hỏi, truy... ông chồng chỉ ậm ờ né tránh... đành tìm hỏi chàng Phiên dịch - bạn Liên doanh, đối tác. Từ trước tớI giờ anh ta giữ kín, nhưng lúc này thấy cô bạn gặng, đành phải kể rõ nguồn gôc của cái mùi ''không thể xác định'' kia : Ðó là mùi... chó Berger !

- Thế sao tôi không biết. Có thấy con chó đâu ? - Mỹ Lệ xửng sốt .

- Sợ cô không chịu, trước hôm cưới 2 ngàỳ, ông ấy đưa gửi ngườI bạn nuôi hộ. nhưng thường vẫn đến chăm bẵm con vật.

- Ra thế ! Thảo nào... hừ... hừ...

Sau cuộc nói chuyện, mấy hôm liền vợ không gặp chồng. Bị công việc làm ăn lôi cuốn, bà chủ tạm quên, nhưng trong lòng đã gợn lên những toan tính... Một hôm, có ngườI khách hàng  đòi lại  tài liệu về nhập khẩu hàng châu Á. Mỹ Lệ vội lục tìm, không thấy, nhớ ra mấy hôm trước đã mang về nhà tranh thủ đọc rồi để quên trong ngăn tủ trên đầu giường. Mỹ Lệ dặn dò cô nhân viên mấy việc đang làm dở rồi tự lái xe về lấy. Khi bà chủ đi được một lúc, cô bồi bàn chợt nhớ ra… vội gặp cô bạn hỏi bà chủ, cô kia cho biết lý do, cô bồi bàn hốt hoảng, cuống cuồng gọi điện...

 

Ðến cửa nhà, Mỹ lệ thấy có gì khang khác : Cái mùi mà những lần trước ngửI thấy ở ngườI chồng, giờ nồng nặc, bao trùm cả căn hộ. Mỹ Lệ lao vội vào phòng khách, một cảnh tượng làm người chứng kiến bàng hoàng : Chồng đang cùng con Berger đối ẩm. Con chó ngồi đầu ngang vai người. Mỗi lần tợp xong hớp rượu, nhắm một miếng lại đút cho con chó một miếng. Vừa ăn uống vừa nói chuyện với con chó như nói với ông bạn rượu. Không còn chịu được nữa, Mỹ Lệ gào lên : Trời ! Anh đang làm gì thế ?... vừa lúc chuông điện thoại reo vang - Mỹ Lệ ngừng nói, nhấc máy. Chưa kịp lên tiếng đã nghe giọng cô bồi bàn hốt hoảng: Anh ơi ! Chị về đấy... chạy nhanh lên !

- Hả, thì ra cô làm ''tay trong'' cho hắn, dấu tôi chuyện này - rồi không để cho ngườI kia lên tiếng chị dập máy, quay sang nhìn chăm chăm vào ông chồng già đang run bần bật. Con chó như biết lỗi nằm xoài ra, gục đầu kê lên hai chân trước.

 

Lát sau ông chồng mới lên tiếng giọng hổn hển, đứt quãng : Em ! Ðừng... đừng làm nó sợ. Bọn anh biết lỗi rồi. Anh coi nó như đứa con... nó khôn lắm, lại hiền... Mark đứng dậy chào ''mẹ'' đi !

Con Berger từ từ ngồi lên, hướng vào ''mẹ'', dơ hai chân lên kẹp vào nách vẫy vẫy, từ trong mõm phát ra những tiếng hực hực ... ử... ử ... 

 

Mỹ Lệ thoáng vẻ ngạc nhiên. Nhưng cái mùi - do chó ăn thịt, ăn bơ sữa, phomat chuyển hóa thành, quyện với mùi lông, mùi.. chó - xông lên... Như bị kích thích, bật ra thành lời: Anh đừng hiểu lầm rằng tôi ghét bỏ nó. Không, không ! Chỉ đơn giản là ở bên nước tôi, không có lệ chăm sóc chó một cách thái quá như... anh. Tôi không chịu được mùi... chó. Ngừng lại một chút như ngẫm nghĩ, lát sau Mỹ Lệ nói giọng dứt khoát :  Có hai con đường dành cho anh chọn:

Thứ nhất - Hãy đưa nó vào trại bảo vệ động vật để ở đấy người ta chăm sóc cho tới lúc nó chết. Con này đã già rồi, ngày ra đi của nó không còn bao xa.

Thứ hai - Nếu không nỡ, không thể xa rời nhau thì tôi thuê cho một căn hộ, anh và nó - một ngưòi một chó sống chung rồi đừng bao giờ xuất hiện trước mặt, bên cạnh tôi.

- Xin em. Sao em lại nỡ làm vậy ? Nó đã sống với anh từ lúc mới mở mắt 3 ngày, anh đã nuôi dậy, nó cùng anh vui buồn, tựa vào nhau trong hơn 10 năm qua...

- Hãy chọn đi - Mỹ Lệ cộc cằn ngắt lời chồng - đoạn lao vào phòng lây tập tài liệu rồi quay ra, không nhìn, đi thẳng .

Ông già ôm lấy con chó.  Trước thì áp đầu nó vào ngực mình. Lát sau ghé mồm vào tai con vật thì thầm... cuối cùng thổn thức khóc. Con chó như hiểu tất cả, miệng rên ư ử... mắt nó nhoèn nước.

...

Về đến văn phòng, Mỹ Lệ hầm hầm đẩy cửa, vất chìếc túi xăc lên mặt bàn - phần kim loại của ổ khóa chạm gỗ phát ra tiếng kêu xoặch. Cô bồi bàn nhờ bạn làm thêm cả phần việc của mình, vào theo. Mỹ Lệ không thèm nhìn. Cô gái biết lỗi im lặng chịu đựng. 5 phút sau, bà chủ ngẩng lên phóng cặp mắt long sòng sọc, gằn giọng : Lão ta trả cho cô mỗi tháng bao nhiêu để đi làm việc này.

Sức chịu đựng của con người có hạn, cô gái trở nên bình tĩnh, giọng nhẹ nhàng âm nhu : Chị đừng đánh giá em như vậy. Em làm việc này hoàn toàn không phải như chị tưởng. Thấy anh thương con vật mà chị lại không thích, anh không muốn cho chị biết sợ chị buồn - nên khẩn khoản nhờ, chứ  em không hề nhận một xu để làm ''tay trong''.

- Thôi được, coi như tôi chưa hiểu cô. Nhưng điều này thì tôi đúng: Không bao giờ mướn người mà tôi không tin cậy, hai lòng. Cô hãy thu dọn đồ đạc, nhận tiền lương rồi chúng ta chia tay nhau. 

Cô gái không lên tiếng van nài, lẳng lặng đi ra, lúc sắp khuất khỏi khung cửa, đột nhiên quay phắt lại, hướng nhìn thẳng vào mắt bà chủ cất giọng rắn rỏi: Tôi cũng không thể làm thuê cho ngườI đàn bà có mẽ bề ngoài đẹp đẽ nhưng lòng dạ độc ác, đi ghen cả với một con chó !

Mỹ Lệ dập mạnh tay xuống bàn. Ðiện thoại, giấy tờ rung lên...

 

Giá như ở bên nhà chị đã chồm lên cho ''con ranh'' một trận. Nhưng lúc này, ở đây... chỉ rên rỉ,  gầm gào. Ðáng ghét nhất, ''con ranh'' nói xong vẫn chưa đi, cứ đứng phóng cặp mắt trân trân nhìn. Chủ, thợ gườm gườm như muốn nuốt chửng nhau.

...

Cơn xúc động dần qua đi, trấn tĩnh lại. Sau khi suy tính thiệt hơn ông cựu CS trưởng, đành đi đến quyết định chọn con đường thứ nhất mà cô vợ vừa vạch. Như sợ con vật không hiểu và không thông cảm cho mình, hai tay ấp hai bên mang tai, nâng đàu con chó lên, Mark hướng mắt chăm chắm nhìn chủ. Ông thì thầm : Mark ạ ! ''Mẹ'' mày không muốn chúng ta sống bên nhau. Tại sao bà ấy lại không yêu thích con vật ngoan như mày ? Thôi đành vậy. Tao không thể bỏ lại tất cả. Nói đến đây ông già lại nghẹn ngào rồi bật ra tiếng khóc to hơn. Mark nhổm dậy ghé mồm liếm vào tay chủ. Hai thân phận ôm lấy nhau. Chó rên ư ử...  hoà trộn cùng tiếng ngườI khóc. Một lúc sau ông đưng dậy, nhìn đồng hồ, gọi điện cho người bạn làm Giám đốc trại huấn luyện Cảnh Khuyển. Người bạn này, khi ông Cảnh sát trưởng đương chức vẫn làm huấn luyện chó hình cảnh. Mark chính là con của một con chó Berger  nổI tiếng trong làng chó hình cảnh do chính ông huấn luyện viên kia tự tay chọn cho bạn sau khi được lãnh đạo  trại đặc cách tặng. Và bây giờ sau khi biết ý đồ của bạn, ông giám đốc vui vẻ nhận lời - vì trong trại vẫn có khu dành cho những con chó già, chó bệnh .

 

Quãng đường từ nhà đến trại không xa. Sợ tối vợ về gặp Mark lại cằn nhằn, ông quyết định đưa nó đi ngay. Khi ngang qua quán ăn - nơi ông đã cùng Mỹ Lệ tổ chức cướI, con chó đã được chứng kiến hai ngườI trong bộ quần áo cô dâu chú rể dạo trước đám đông quan khách - Mark dừng lại, ngồi xuống, hướng vào. Ông hiểu ra, bảo con vật : Ðồng ý, chúng mình vào đây làm một bữa liên hoan chia tay. Mắt Mark sáng lên đầu đung đưa, gật gật. Chủ quán là một ông gìa vui tính, quen thân vớI ông cựu cảnh sát trưởng nên tiếp đón niềm nở, dẫn  bạn vào căn buồng đặc biệt, nằm ở sâu phía trong sân  - nơi mà hơn 10 năm nay khách vẫn thường ngồi mỗi khi đến.

 

Bây giờ thì chẳng có ai ngăn cản. Thức nhắm và rượu quen thuộc được bưng ra, ông và Mark thoải mái tận hưởng. Loáng cái chai vang Pháp và hai đĩa nhắm hết. Ông gọi thêm chai Remi Martin và hai đìa thĩt thăn nướng còn cả sườn. Khi ông chủ qúan đích thân bưng ra, mũi Mark khịt khịt, đôi mắt long lanh nhìn chằm chằm vào đĩa thức ăn. Chủ biết tính, gắp một miếng bỏ sang chiếc đìa bằng giấy mắng yêu - Ðồ tham ăn. Cứ làm như chưa bao giờ được ăn ấy.

Mark khẽ kêu hích hích...cúi xuống cắn, gặm.

 

Thời gian trôi đi nhanh quá, đã 17 giờ. Người chủ quán tiến đến nhắc nhở... Ông đứng dậy đút nửa chai rượu uống dở vào túi, cùng Mark hối hả ra bến Buýt . Trước khi ra khỏi cửa ông kịp nhờ điện thoại gọi cho bạn hẹn 1 giờ nữa sẽ tới, Ông giám đốc đáp, sẽ chờ.

 

Thật không may, ra đến bến thì chiếc Buýt đã chuyển bánh. Trời mùa đông tối nhanh. Tuyết lại bắt đàu rơi. Những hạt tuyết táp vào mặt làm ông tỉnh rượu. Ðến Trại vẫn còn xe nhưng 2 giờ nữa mới có chuyến vét. Nếu đi bộ tắt xuyên qua rừng chỉ mất một giờ, tuy nhiên rét. Ông quyết định đi bộ. Mark sau khi được ăn ngon, no nê, nó rửng mỡ, xăng xái chạy xung quanh chỗ ông đứng mồm thỉnh thoảng lại hực... hực. Ông cúi xuống bảo : Chúng ta đi bộ cho nhanh Mark ạ. Con vật nghe như hiểu, hý lên đồng tình. Ông cười bảo : Cậu tưởng được đi săn như hồi trước à ? - ông lên giọng - Không đâu, ''vào cũi'' đó, đồ nỡm a.

Âm thanh hơi cao, khuôn mặt lại có vẻ nghiêm nghị, con chó tưởng làm điều gì sai vội cụp đuôi, xệ bụng xuống đất lết tới chân chủ. Ông thấy vậy dịu mặt, bật cười vuốt đầu Mark, nựng : Không đâu. Tao đùa đấy mà. Mark ngoan lắm, ai nỡ mắng . Ðừng sợ.

 

Mark vẫy đuôi, vùng dậy chạy xung quanh chủ. Vừa chạy vừa sủa ngày một to hơn - hành động mà bấy lâu nay nó không được phép vì sợ làm ồn. 

Hai ''cha con'' khoan khoái trở lại rồi bắt đầu leo lên dốc. Sườn đồi thoai thoải. Thỉnh thoảng ông trượt chân ngã khi dẩm lên mô đá bị tuyết phủ. Mỗi lần như thế, Mark  tiến đến dùng mõm thúc vào lưng chủ làm ông gượng dậy rất nhanh. 30 phút trôi qua, ông đã đi qua đoạn khó nhất. Ðang hào hứng nghĩ đến căn buồng ấm cúng vớI nửa chai Remi Maetin cùng ngườI bạn lâu năm không gặp... rồi kỷ niệm êm đềm của những ngày qua tự dưng phục hiện... hai mắt ông cay sè… Chợt thấy vành mi cưng cứng, nguyên nhân vì nước mắt chẩy ra gặp lạnh, đóng băng. Khó chịu, ông đưa tay gở lớp băng... chợt cảm thấy khó thở. Vẩn còn kịp đưa mắt dò tìm. Bên trái có cây Tùng lớn, trên cành tuyết bám trĩu nặng. Không thể chịu đựng được hơn, ông lao tớI bám được thân cây từ từ ngối xuống.Trong trái tim nhoi nhói như có ai đang cầm cây kim đâm vào.

 

Theo thói quen, khi đi với chủ bao giờ Mark cũng ở phía trước dò đường. Ðược một đoạn, không thấy tiếng nói hay hơi thở của chủ, nó sinh nghi quay lại, thấy chủ đang ôm ngực rũ người bên gôc cây. Mark lao tới liếm vào má, lấy mũi day day vào cổ như lay gọi. Không thấy chủ phản ứng, nó ghé mõm vào tai chủ sủa... sủa rống lên. Vẫn không thấy người nhúc nhích, Mark nhẩy tới dang hai chân sau ôm lấy ngang hông, hai chân trước quàng qua cổ, áp thân mình vào ngực ông cựu Cảnh Sát Trưởng đoạn ngẩng lên cố sức sủa... hay nói chính xác là tru... gào...

 

Chỗ này còn cách xa trại huấn luyên. Ông giám đốc trại đang bầy bàn chuẩn bị đón bạn. Chợt nghe tiếng chó sủa vọng lại - tiếng kêu báo hiệu cầu cứu của chó. Ông khẳng định đó không phải là tiếng của những con chó trong trại. Mà bạn ông thì chắc đang cùng con Mark ngồi trên xe Buýt...

Tiếng sủa nhỏ, thưa dần... rồi im.

Ông giám đốc gạt ngay tiếng chó sủa trong đàu, tợp hớp rượu... hớp nữa... cảm thấy ấm bụng, rồi thiếp đi...

...

Tỉnh lại, ông Cảnh Sát Trưởng thấy trên ngực mình có cái gì nằng nặng. Dơ tay sờ, quờ quạng phát hiện ra con Mark đang nằm đè bên trên, người nó lạnh băng, hơi thở rất yếu. Ông vùng dậy, ôm Mark trong lòng hốt hoảng gọi giọng đứt quãng : - Mark... Mark ơi. Tỉnh dậy mau. Vừa gọi vừa lắc. Chợt nhận ra nhịp tim đập của nó rất yêu, ông đặt Mark xuông nên tuyết chỗ bằng phẳng, tiến hành làm hô hấp nhân tạo. Làm một lúc không thấy con vật hồi tỉnh, ông cởi phăng chiếc áo lông đang mặc trên mình bọc lấy Mark rồi vác lên vai. Vừa chạy vừa nói giọng yếu, khàn : Cố lên, Mark ! Ta sẽ cứu con !

Giá mấy năm trước việc này đối với ông chẳng thấm tháp gì. Băy giờ... con Mark lại nặng tới hơn 30 kí lô. Nhưng hăng lên, ông vác con vật chạy băng băng. Chỉ được một đoạn thì chậm lại, dáng đi xiêu vẹo.. Mặc ông cứ lao...

Bỗng... thấy chân mình hẫng hụt... mặt mũi tối xầm... rồi mê đi... 

 

Như linh tính... choàng tỉnh, nhìn đồng hồ đã qua giờ hẹn 2 tiếng. Ông giám đốc vội gọi hai nhân viên rồi cùng mình  lên xe lao đi dưới trời bão tuyết. Khi tời quán rượu, chủ cho biết bạn ông rời khỏi quán đã lâu. Nghe xong thót người... Vốn quen thuộc đîa hình, ông bảo lính cho xe đến đầu con đường tắt lối về trại, dừng xe, cùng nhau leo lên dốc. Họ dò dẫm trong đêm trên con đường rừng tuyết ngập. Ðến gốc cây Tùng, thấy nơi đây it tuyết hơn, lại thấy có dấu chân... ba người lần theo đến bờ gồ đất, dừng lại dơ chân quờ quạng, nhận ra đây là chiếc hố được tuyết phủ đày. Họ thận trọng tụt xuống ra sức gạt tuyết, rẽ cây... khoảng hai chục phút sau, cả ba đồng thanh thét lên - Trời ơi !

Trước mắt họ - Người và Chó đã trở thành... băng.

Cơ quan cấp cứu đành phải đưa cả khối băng về nhà xác của bệnh viện.

Các nhà chuyên môn phải khó khăn lắm mới tách được ông cựu Cảnh Sát Trưởng và con Mark rời ra mà không làm gì ảnh hưởng đến thi thể của ông và con chó...

 

Tháng 6 năm 1996 - Tháng 6 năm 2003

Rút trong tập ĐÙA VỚI LỬA, NXB Thanh Niên – 6/2005

Lê Xuân Quang
Số lần đọc: 4257
Ngày đăng: 08.08.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Người hàng xóm - Lưu Thành Tựu
Chí Tây ! - Lê Xuân Quang
Học trò - Nguyễn Quang Nhàn
Duyên Tu-1 - Trần Kiêm Ðoàn
Duyên Tu-2 - Trần Kiêm Ðoàn
Ẩn số cuộc đời-1 - Lê Xuân Quang
Ẩn số cuộc đời -2 và hết - Lê Xuân Quang
Ngày đùa - Nguyễn Ngọc Tư
Khúc sonate đêm trăng - Nguyễn Thành Nhân
Đá cũng cần có nhau - Đinh Lê Vũ
Cùng một tác giả
Đại ca Tẩn (truyện ngắn)
Ma Cà Rồng (1) (truyện ngắn)
Ẩn số cuộc đời-1 (truyện ngắn)
Chí Tây ! (truyện ngắn)
Kẻ phá thối (truyện ngắn)
Lái gà (truyện ngắn)
Cá độ (truyện ngắn)
Cò.. Cưa... Cứa ! (truyện ngắn)
Quê hương ! (truyện ngắn)
Gánh xiếc chó (truyện ngắn)
Voi nổi giận ! -1 (điện ảnh)
Voi nổi giận ! -2 (điện ảnh)
Lái lợn (truyện ngắn)
Mối tình ma-1 (điện ảnh)
Mối tình ma-2 (điện ảnh)
Cha và...Con (truyện ngắn)
Báo hiếu cha (truyện ngắn)
Ngộ sát (truyện ngắn)
Tài năng trẻ (truyện ngắn)
Oan oan tương báo ! (điện ảnh)