Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.219.687
 
Kẻ phá thối
Lê Xuân Quang

Nghe một đồng nghiệp cho biết Tứ - bạn hồi học đại học - hiện đang là chủ một doanh nghiệp có cơ sở tại siêu thị Đông Nam Á – Berlin. Tôi định bụng sẽ tới tìm bạn. Đã hơn 20 năm chúng tôi không gặp lại, kể từ sau buổi lớp liên hoan chia tay đi nhận công tác. Gặp dịp muốn đặt quan hệ nhập hàng may mặc thẳng từ quê nhà sang, tôi tìm gặp Tứ vừa thăm, vừa bàn công việc buôn bán...

 

Khi còn cùng tổ, chung lớp, không ai trong chúng tôi nghĩ chàng sinh viên Tứ, học vào loại trung bình, tang người mảnh khảnh, phong cách ''têu tễu'' - lại trở thành nhà kinh doanh có hạng ở nước Đức giầu có vào bậc nhất ở châu Âu - hôm nay..

 

Dạo đó, khi trường vừa từ nơi sơ tán chuyển về Hà Nội, chờ xây dựng mới, Sinh viên sống chen chúc trong những dẫy nhà tạm cấp 4 - dùng làm ký túc xá. Dân gian thường nói Nhất Qủy, nhì Ma thứ 3 Học trò. Mà đây lại là sinh viên năm thứ hai nên bày ra đủ mọi trò quái qủy.  Riêng Tứ không tham gia những ''sáng kiến'' đó. Sau giờ lên lớp, ôn bài, cậu ta thường ngồi như đức phật trên tòa sen (sau này chúng tôi mới biết là ngồi Thiền) - mặc mọi người cười đùa, Tứ cứ như không nghe, không biết, lim dim cặp mắt. Chỉ khi có người xô tới chọc phá, cậu ta mới mở mắt, trừng trừng nhìn như muốn nuốt sống kẻ gây sự. Nhưng giây phút đó qua đi nhanh, Tứ dịu lại. Một cậu hỏi: Ngồi như vậy có ich gì trong cuộc sống thường ngày?

- Có nhiều. Sẽ làm cho tinh thần thăng bằng, tự tin, cuộc sống bình lặng trước mọi biến cố...

- Liệu có thoát được điểm xấu trong thi cử không -  một tay hỏi vẻ chọc ngoáy.

Mọi người cười ồ, chẳng ngờ Tứ gật đầu - Thoát chứ. Khi tâm thanh thì trí sáng, sẽ tiếp thu được bài giảng... thuộc bài và như vậy làm sao cậu bị điểm xấu được.

Có lúc thấy Tứ ngồi... hít thở. Vài cậu tò mò... Tư giải thích đang tự tập Yoga. Chẳng ai hiểu gì, lại một câu khác hỏi: Kết qủa có thể ứng dụng gì trong cuộc sống?

 

Tứ ngẫm nghĩ một lúc, nói - Có! Rất nhiều. Vi dụ có thể nin thở được lâu hơn khả năng của người bình thường (kèm theo Tứ kể câu chuyện về người tập Yoga đã bị chôn duới đất mấy ngày mà vẫn sống hoặc nằm cho cả chiếc xe tải bò qua người...).

- Tôi không tin. Lấy đâu ra oxy, thở?  Thân thể họ bằng xương thịt chứ có phải bằng sắt thép đâu?

 

Tứ nhìn bạn không nói gì.

Câu chuyện tào lao đó qua đi. Ít lâu sau bọn nam sinh viên trong lớp ồn lên chuyện Tứ có thể nằm ngửa đặt trên bụng viên gạch cho một bạn cầm búa giáng vỡ gạch mà cậu ta không việc gì. Chuỳện khác mới đáng chú y : Tứ điều khiển ''Trung tiện'' liên tục hàng mấy phút... rồi danh xưng ''vua đánh rắm'' được ghán cho cậu ta. Tệ nhất, vài tay ngổ ngáo gọi Tứ - theo cách miền Nam - ’’Vua… Địt’’! Cánh nữ sinh khi nhìn thấy ''Vua'' cứ tủm tỉm cười. ''Khả năng'' của Tứ lan truyền trong cả khóa học. Sau đó xẩy ra chuyện ''động trời'' khiến mọi người cười hết cỡ, còn Tứ bị một phen ''sờn gai ốc''...

 

Lớp chúng tôi có 25 sinh viên. Vào mùa hè, thời tiết nóng như thiêu, oi nồng. Tiết học đầu giờ chiều. Giữa lúc thầy Cơ học kết cấu đang cặm cụi vẽ phác thảo biểu đồ ngoại lực của một dạng tải trọng phục vụ cho bài giảng Kết cấu dầm, thì...một tiếng ''Phẹt'... to -  không, phải noi là rất to - vang lên. Có thể Thầy đã từng trải trong nghề ''gõ đầu...lớn'', hoặc giữ ý nên tảng lờ như không nghe thấy, tiếp tục vẽ . Nhưng ở dưới, các phản ứng có tính giây chuyền diễn ra:

 

Ở trong góc tường, 2  dẫy bàn trên cùng 6 nữ sinh đỏ bừng mặt, miệng bụm, cố nén cười.

 

Gần họ là những nam sinh viên, người nào cũng đưa tay lên bịt miệng. Cố nén tràng cười sắp bật ra mà tựa như không thể nén được.

 

Tiếp theo là nhóm ở gần nơi phát ra ''tiếng động lạ giữa trưa hè'' - thì nhiều người cúi xuống cười, số ít khác đưa tay lên day day mũi hòng làm tan đi những vẩn hơi đang đọng trong lỗ mũi, dưới khóm lông để chúng khỏi xóc lên óc...

 

Còn mấy tay khác ở sát tâm ''luồng khí độc'' thì một người vẻ nổì xung, tay bịt mũi. Tay kia chỉ vào mặt hai ''nghi phạm'' ngồi gần sát mình, mặt đỏ gay đằng đằng sát khí. Nghi phạm không lên tiếng chỉ làm động tác, lắc đàu quầy quậy...

 

Rất may chuông báo nghỉ tiết vang lên.

Thầy quay lại, đưa mắt lia nhìn khắp lượt rồi dừng lại chỗ mấy tay đang có hành động mất trật tự - không nói gì, cầm giáo án lẳng lặng đi ra mặc cả lớp đứng chào từ biệt - trái với mọi lần, hết tiết dậy, ra về bao giờ thầy cũng nhấn mạnh điểm quan trọng nhất của bài giảng để sinh viên chú ý.

Bóng thầy vừa khuất sau khung cửa. Cả phòng ồn ào. Tay đang bịt mũi nói gay gắt: Mày phải không ? Đồ khốn... bậy bạ...

- Không phải tớ. Xin thề -  tay kia cố chối.

- Thế thì đúng thằng Tứ. Nhất định là do ''vua'', rồi.

Tứ cúi mặt ấp úng vì bị bắt ''qủa tớm''. Mọi người nhìn cậu ta với vẻ bất bình. Nếu chuyện này thầy đem phản ánh với phòng Gíao vụ thì cả lớp mất mặt còn Tư có cơ phải làm kiểm điểm về hành vi vô lể với thầy. Bây giờ trước tình hình  này Tứ chỉ còn biết cúi mặt thiểu não. Tay  kia chưa tha : Sao đổ đốn thế. Sang nay ăn khoai lang hả?. Đồ qủy!

- Tao thật không cố ý. Hôm qua nhà có giỗ. Hôm nay, trước lúc đi học tao ăn những thưc ăn còn lại. Trước khi vào lớp lại làm hai côc cà phê đá. Những thứ đó vào bụng ''đánh nhau'' và hậu qủa đã sẩỳ ra.

Rất may thầy không ''truy cứu''. Tứ bị một phen hú via. Cạch hẳn, đến khi ra trường.

...

Thế mà bây giờ sau hơn 20 năm - tại nơi xa quê nhà gần 20 nghìn cây số - tôi gặp lại ngườ bạn học đã gây ra cú Xì Căng Đan lớn của thời sinh viên. Cậu ta đã thay đổi đến không còn dấu vết: Một người đàn ông trung niên, mập, cao to. Điểm đặc biệt đập vào mắt người đối diện là bộ ria mép được xén tỉa công phu. Hai bên đầu chót ria được xoắn lại, vê vểnh lên, phía dưới cụm râu rậm bao xung quanh cằm làm đế. Nếu trên đầu có chiếc khăn, Tứ đúng như người đàn ông vùng trung Á. Phải đến mấy phút trôi qua tôi mới nhận ra nhờ một đặc điểm mà chỉ sống với nhau lâu ngày mới biết: Mỗi khi chú ý , suy nghĩ, nhìn cái gì chăm chú, mắt cậu ta lại như bị ... Hiếng!

 

Cả hai tay bắt mặt mừng...

Tứ cho biết tối nay phải xuống cơ sở 2 ở Leipzig kiểm tra để trưa mai khai trương cửa hàng ở một phố lớn trong trung tâm thành phố. Cánh thương gia chúng tôi thường bận tối mặt suốt ngày suốt tháng. Gặp nhau, nghỉ để tiếp bạn không được, nhưng không nghỉ tiếp nhau thì bất tiện, đành chọn giải pháp: Vào thăm Tư ở nhà riêng, 23 giờ ra tầu về với công việc của mình, hẹn gặp lại nhau sau 2 tuần nhân tiện đên thực hiện hợp đồng buôn bán vừa thoả thuận.

 

Trọn buổi tối, hai thằng ''đi'' gần hết chai Napoléon, cũng bàn xong việc làm ăn, sau đó chuyển sang ôn lại kỷ niệm thời sinh viên... cả hai không quên chuyên Cái Rắm.. sinh viên  - do bọn ''Vua chọc ngóay'' đặt, nhại lại chuyện tiếu lâm Cái Rắm bà Huyện... 23 giờ 15, cùng ra ga Trung tâm, lên chuyến tốc hành IC về Moenchen. Cũng may chuyến này có ghé qua Leipzig nên cả hai vẫn đ ược tiếp nối chuyện. Lên tầu, chúng tôi đi dọc hành lang các toa với hy vọng tìm một chỗ vắng khách - để thoải mái trò truyện bằng tiếng Việt - (chả là dân ta khi hăng lên hay có tật cừơi nói to) - phiền những người đồng hành. Cuối cùng thì chỉ tìm được một Cupol của toa cuốI, nơi bố trí phòng WC.

 

Qua vách ngăn bằng kính nhìn thấy bên trong chỉ có một hành khách. Nhưng người kia lại nắm dài chiếm hẳn một hàng ghế, phủ mặt bằng chiếc mũ lông gỉa - hành động mà không người Đức nào làm khi đi tầu hoặc ở những nơi công cộng. Khó chịu hơn: Vị khách kia ngáy gỗ tựa như kéo bễ lò rèn và tụt giầy để dưới, đưa cả 2 chân đặt lên đệm ghế. Trong không gian  nhỏ hẹp bị lò sưởi hâm hấp nên nồng nặc mùi  mồ hôi do lâu ngày không tắm cộng với mùi chân thối... Tôi ngại, định đi ngược lại tìm chô khác, Tứ giữ lại, bảo: Không còn chỗ nào hơn chỗ này đâu. Nhất định thằng này là dân mới tới Đức. Để tớ tìm cách ''dựng nó dậy''.

Thấy Tư có vẻ tự tin, tôi đành tò mò miễn cưỡng nghe theo.

 

Việc đầu tiên khi bước vào, bạn tôi tiền đến mở cửa sổ. Khi chiêc cánh lật ngiêng, tiếng ồn do bánh tầu lăn trên ray và gió va đập vào con tấu đang chạy tốc độ cao - lùa, vang lên đến chói óc. Đồng thời luồng không khí lạnh âm 5 độ C - ập vào. Vị khách đang ngon giấc choàng dậy (tôi nhận ra anh ta người da mầu) - nhìn chúng tôi vẻ hốt hoảng. Thây chỉ có 2 người lại không phải dân Đức, anh ta từ bàng hoàng vụt thay dổi thái độ: Trong ánh măt toát lên vẻ khinh thường, thậm chí còn nhìn trừng trừng như dọa nạt người đối diện.

 

Tứ đâu có kém: Cũng to cao - mà còn to hơn kẻ kia - Mắt, lông mi cũng to và đặc biệt hàng râu rậm quanh mồm, cằm - đã gợi cho ông bạn nước ngoài kia điều liên tưởng gìì đó... Cũng có thể đang muốn ngủ, người kia lừ lừ tiến đến đóng cửa đoạn lại nằm xuông, xem như không hề có chuyện gì xẩy ra.

 

Vừa lúc một ông già đội mũ Kêpi mở cửa đi vào.. Từ ra hiệu. Người soát vé hiểu y gật đầu tiến đến, nhẹ nhàng lịch sự nói - Yêu cầu anh cho kiểm tra vé. Sức mạnh của luật pháp Đức thật có hiệu lực. Đang phớt đời, gã vụt bật dậy, lòng ngóng xỏ dầy, đứng thẳng người, móc từ túi quần bò chiếc vé hơi nhầu, kính cẩn đưa. Sau khi xem, bấm xong, ông gìa nghiêm nghị nhắc : Anh  không được tụt giầy, nằm chiếm chỗ của người khác.

 

Có thể không hiểu tiếng Đức.

Cũng có thể cố tình, gã kia ngắc ngứ... sau khi người soát vé đi khỏi lại tiếp tục tư thế cũ.

Nhìn Tứ, tôi thấy cậu ta đã bắt đầu nóng mắt.

Sau vài phút im lặng, khuôn mặt Tứ  như biến đổi... rồi vài phút sau vang lên tiếng phít... phít... tiếng động kia to dần khiến người nghe nhận ra đó là từ trong... bụng người phụt ra. Tứ cố tình ngồi đối diện với đầu gã kia. Bởi vậy gã trước còn nằm im, rồi đột ngột vùng dậy. Tứ cũng đứng phắt lên. Hai người đối diện, gườm gườm nhìn nhau giống như hai chú gà chọi mới lớn, lần đầu tiên muốn mài cựa….

Bây giờ thì thực sự cả hai đang sắp vung chân vung tay.

 

Không gian chiếc Cupol chỉ chừng 4 mét vuông. Bãi ''chiến trường'' có vẻ qúa hẹp nên nhìn hai người, mặt mũi chỉ cách nhau dăm bẩy chục phân. Sợ ''không phải đầu cũng phải tai'', Tứ đưa mắt, tôi lủi nhanh ra hành lang. Không khí sặc mùi tất thối, mùi xú khí trong bụng người phụt ra bị lò sưởi hâm ở nhiệt độ 22 oC kích thich mũi khiên cả hai chỉ muôn đập phá, xả cản…

 

Tinh thần của Tứ vẫn căng, dường như ý chí phải cho ''thằng chó'' bài học khiến thái độ khiêu khích bộc lộ rõ rệt, biểu hiện tập trung ở tia nhìn. Ngược lại gã kia - sau ít phút gườm gườm, sự kích động giảm dần. Có thể gã nhớ lại hình ảnh trên truyền hình đưa về những vụ băng nhóm người Việt thanh toán nhau... có thể gã mới đên Đức.. cũng có thể hình hài đôi thủ gợi cho gã nhớ liên tưởng… hay vì một lý do nào đó liên quan tới quyền cư trú, tia mắt hừng hực của gả dịu dần... dịu hẳn... cuối cùng gã quay người, rướn lên gía đỡ trên đầu chộp lấy chiếc túi xắc, lụt cụt đi ra. Sắp khuất khoỉ cửa, gã mới ngoái nhìn Tư chăm chắm, đầu gật gật tuồng như bảo - ''Được rồi, tao nhớ mặt mày... sẽ còn gặp lại !''.

 

Việc làm trước tiên của Tứ là mở cửa kính lật, cửa vào để thay không khi trong Cupol. Dăm phút sau đóng lại, ngồi xuông. Tôi tiến sang vị trí của gã ''Gà chọi'' vừa đi, hỏi - Cậu thực muốn đánh nhau với thằng cha đó hả ?

- Tớ chẳng thích đánh nhau mặc dù chuyện này những năm trước đây cũng thỉnh thoảng xẩy ra. Trong môi trường ’’Cá lớn nuốt cá bé’’ những con cá Mại cờ không đề phòng, không cẩn thận sẽ bị chúng ‘’táp’’ - nuốt chửng… Còn bây giờ, nếu cần cũng phải... choảng mới xong! Nhưng lúc này chỉ dọa gã thôi. Tớ biêt thằng này không dám.

- Tại sao ?

- Chắc cu cậu mới tới Đức vừa nhập trại. Bỏ ra hàng đông tiền... đánh nhau gây mất trật tự, cảnh sát Đức bắt giam, sẽ trục xuất ngay.

- Sao cậu biết nó mới tới Đức ?

- Nhìn cách ăn mặc... nhưng rõ nhất là cái thói xấu: Rút chân khỏi giầy, nằm dài trên ghế, ngủ ngáy... Cậu có thấy ai trong chúng ta - dù chỉ ở Đức mấy tháng - hành xử như vậy không ?

- Còn chuyện cậu ''phụt ra'' để đuổi thằng cha ấy đi - vẫn thực hiện như thế mỗi khi cần à ? - tôi hỏi rồi cười phá lên.

 

Tứ như nhớ ra, cũng cười thoải mái, đoạn thanh minh - Đâu có. ''tai họa'' xẩy ra buổi trưa hôm ấy (Tuy không noi rõ nhưng cả hai đều nhớ lại chuyện cũ...) - thằng Canh cùng nhà chửi tớ một chập, tớ xấu hổ mãi về cái danh hiệu ''Vua'' kia. Lúc đó mới tỉnh táo và suy ngẩm: Đi phấn đãu để giành lấy cái hư danh''Vua'' là việc làm tệ hại. Vua về mặt nào không phần đấu lại muốn người ta chụp cho danh hiệu ''Vua'' trong một việc làm vớ vấn bẩn thỉu, thấp hèn.... Từ bấy đến nay  không bao giờ tớ lặp lại sai lầm cũ tuy muốn làm được điều đó phải mất rất nhiều công phu... phải tập luyện...

- Thế sao bây giờ cậu lại...

- Thì... bí... tự dung trong đầu bật ra... với ý chí bằng mọi cách phải đuổi được thằng vô lại đi... tớ vụt nghĩ tới chuyện cũ... và sau ít phút vận dụng - vì lâu ngày không tập luyện nên... Thôi, xin lỗi… hứ… hứ…! 

Không thể nói tiếp, Tứ xốc quần, lao vụt đi ngay về phía cuối toa, lúc này đèn xanh của WC đã bật…

 

Trên tầu tốc hành đi Moenchen. Tháng 3 năm 2004

(Rút trong tập Canh Bạc Cuộc Đời- NXB Hội Nhà Văn 2005)

Lê Xuân Quang
Số lần đọc: 4017
Ngày đăng: 10.08.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tạm biệt quán Con nai vàng - Nguyễn Hồ
Người vợ trẻ và Con chó già ! - Lê Xuân Quang
Người hàng xóm - Lưu Thành Tựu
Chí Tây ! - Lê Xuân Quang
Học trò - Nguyễn Quang Nhàn
Duyên Tu-1 - Trần Kiêm Ðoàn
Duyên Tu-2 - Trần Kiêm Ðoàn
Ẩn số cuộc đời-1 - Lê Xuân Quang
Ẩn số cuộc đời -2 và hết - Lê Xuân Quang
Ngày đùa - Nguyễn Ngọc Tư
Cùng một tác giả
Đại ca Tẩn (truyện ngắn)
Ma Cà Rồng (1) (truyện ngắn)
Ẩn số cuộc đời-1 (truyện ngắn)
Chí Tây ! (truyện ngắn)
Kẻ phá thối (truyện ngắn)
Lái gà (truyện ngắn)
Cá độ (truyện ngắn)
Cò.. Cưa... Cứa ! (truyện ngắn)
Quê hương ! (truyện ngắn)
Gánh xiếc chó (truyện ngắn)
Voi nổi giận ! -1 (điện ảnh)
Voi nổi giận ! -2 (điện ảnh)
Lái lợn (truyện ngắn)
Mối tình ma-1 (điện ảnh)
Mối tình ma-2 (điện ảnh)
Cha và...Con (truyện ngắn)
Báo hiếu cha (truyện ngắn)
Ngộ sát (truyện ngắn)
Tài năng trẻ (truyện ngắn)
Oan oan tương báo ! (điện ảnh)