Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.191
123.212.890
 
Câu thơ-yên ngựa
Lê Xuân Quang

Ở nơi xứ lạ quê người, dân ta thường mượn những kỉ niệm cá nhân tổ chức gặp mặt, uống rượu, chuyện vãn. Buổi tụ tập hôm nay là mừng sinh nhật chủ nhà. Rượu ngon, bạn hiền, thức nhắm tốt nên 3 giờ trôi nhanh. Có một ông nào đó nhấp nhổm xem đòng hồ để căn giờ ra về, bà chủ nhà vội lên tiếng: Mới có 22 giờ,  ngày mai thư 7, vẫn còn nghỉ, xin các bác cứ tiếp tục.

 

Sau lời nói, rượu, bia, thuốc và thức nhắm được bưng ra. Khi đã thấm hơi men các đệ tử Lưu Linh ồn ào chuyển hương từ chuyện buôn bán, làm ăn sang lĩnh vực văn hóa. Một ông khơi mào: Các vị có nhớ hai câu thơ này là của ai không:

 

Từ thuở mang gươm đi dựng nước.

Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long!

 

Chưa ai kịp lên tiếng, diễn giả định nói tiếp, một người ngắt lời: Đó là câu thơ của tướng quân Huỳnh Văn Nghệ...

- Hình như ông anh nhớ sai - Người khác nhìn diễn giả nhắc nhở.

- Sai thế nào được. Tôi bê nguyên xi trong sách, báo ra đọc - diễn gìa phủ nhận.

- Đó là trước kia. Gần đây người ta đã trực tiếp cải chính sự sai lệch này bằng cách cho con trai cố tướng quân lên Tivi kể lại chuyện xuất xứ của câu thơ sau đó đọc nguyên văn cả bài...

- Tôi không tin. Ông Tự - tên của diễn gỉa - cãi lại. Câu thơ tuyệt vời, bây giờ cụ Huỳnh đã mât, lại không có bản thảo... lấy gì làm bằng để chứng tỏ tư liệu của con trai cụ Huỳnh (lúc cụ sáng tác bài thơ này, có thể anh ấy chưa ra đời hoặc còn rất bé) - đúng mà sách báo sai ?

Mọi người nghẫm nghĩ, nhận ra lý lẽ của người sùng bái sách vở.

Vẫn tỏ ra không chịu, ông Tự nhìn thẳng vào mắt bạn nói như thách thức - ông hãy đưa ra chứng cứ của việc này để chứng tỏ sự cải chính kia là đúng đi !

 

Ông Sự - tên người phản bác - nâng ly rượu tợp ngụm, không nhìn người đối thoại, thong thả, tiếp: Chuyện này không khó. Nếu muốn biết tường tận ông nên viết thư cho con trai tướng Huỳnh Văn Nghệ hiện đang cư ngụ tại thành phô HCM mà hỏi. Trước khi cùng ông thảo luận về chuyện đúng sai của câu thơ, tôi xin đọc nguyên văn cả bài thơ của cụ Huỳnh:

 

Ai về Bắc ta về với

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng

Từ độ mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

 

Ông Tự và mọi người ở hai mâm rượu im lặng chưa ai lên tiếng. Ông Sự lại tợp, xong khoan thai đặt ly xuống, khà... tiêp: Cụ Huỳnh viết bài thơ này vào năm 1945 luc sở Hoả xa Sài gòn tặng chiếc vé xe lửa chuyến xuyên Việt đầu tiên sau khi đường sắt Bắc - Nam khánh thành. Cụ vui vẻ chuẩn bị lên đường. Chợt thấy một bạn chung sở người Bắc nét mặt buồn rầu, cụ hỏi, ông kia cho biết đã xa cha mẹ lân ngày, lưu lạc vào Nam từ bấy đến nay chưa được về thăm nhà. Thông cảm với người xa xứ, cụ Huỳnh quyết định đem tấm vé tặng bạn. Trở về nhà, tứ thơ vụt loé ra...Và bài thơ đã ra đời trong hoàn cảnh đó!

 

Thông tin của ông Sự tuy chưa hẳn thuyết phục được hầu hết cử tọa nhưng đã gây xúc cảm mạnh. Mọi người quay sang phân tích từng chữ từng câu. Một người trông trẻ nhất trong bàn rượu dõng dạc khẳng định: Đây mới đúng câu thơ của tác giả.''Trời Nam thương nhớ'' chứ không phải ''Nghìn năm thương nhớ''. ''Đi mở cõi'', chứ không thể ''Đi dựng nước''. Đọc câu thơ sai chẳng những không tôn trọng lịch sử mà còn cướp công của người sáng tạo ra nó. Người viết câu thơ đang sống cách xa đất Thăng Long hơn nghìn cây số và lại chính là hậu duệ của người đầu tiên đi mỡ cõi - chính gốc cội nguồn từ cái nôi Thăng Long ra đi. Lâu ngày không được về thăm thì thương nhơ mới đúng, hợp cảnh, hợp tình.

 

Cứ thế câu chuyện tiếp tục phát triển. Khi  giòng tranh luận tạm ngừng, một ông tóc bạc cỡ trên 60 tuổi - to cao, gìa nhất trong cuộc tụ tập - lúc này mới lên tiếng: Các bạn đã tranh luận câu thơ của tướng Huỳnh Văn Nghệ  nhưng có biết người đầu tiên ''đi mở cõi''' - là ai không?

 

Mọi người im lặng.

Ngồi ở hai mâm rượu, tuổi thấp nhất xấp xỉ 50. Lúc còn bé, đi học ai cũng được nghe kể rằng: Đi vào trấn thủ biên thùy phía Nam là quan đại thần họ Nguyễn, rằng giòng sông Gianh là nơi hai chúa Trịnh -  Nguyễn phân tranh, gây ra cuộc huynh đệ tương tàn - nỗi hận muôn đời của dân Việt.  Lớn lên, khi đâu điểm phong sương rồi biết ’’Tri thiên mệnh’’, bây giờ đầu đã bạc, nhưng hỏi ai là người đầu tiên ’’mang gươm đi mở cõi’’ thì đa số lơ mơ. Ngược lại, lời Thầy, Cô ở nhà trường luôn nhấn mạnh, nhắc đi nhắc lại ''Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà'' - thì đọng sâu trong tiềm thức. Vài phút trôi đi không ai lên tiếng, ông gìa đành kể: Nhà hậu Lê suy đồi, triều cang rối loạn, trăm họ lầm than. Quan đại thần họ Trịnh có ý muốn thoán đoạt ngôi vua. Quan đại thần họ Nguyễn - là bạn, là thông gia - kiên quyết chống lại. Cuộc đãu trí đãu lực diễn ra gay go. Sự thắng thế ngiêng về phía họ Trịnh. Cụ Nguyễn Kim - người đứng đầu họ Nguyễn - trước luc lâm chung triệu 2 con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng đến dặn phải tìm mọi cách bảo vệ Vua. ''Muốn bảo vệ được Vua trước hết phải bảo vệ giòng họ mình'' - Nguyễn Hoàng nghĩ, tìm đến cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, mang tâm nguyện của cha nói lại, xin ngài một lời khuyên - (luc đó cụ Trạng Trình đã cáo quan về hưu). Cụ Trạng không trả lời chỉ lẳng lặng viết cho 8 chữ: ’’Hoành sơn nhât đái, vạn đại dung thân’’ - (Một giải Hoành sơn có thể yên thân muôn đời). Nguyễn Hoàng hiểu ý, về xin với anh rể đi trấn thủ phương Nam.

 

Vua Chiêm Thành cừ thấy khi nước Việt có biến lại mang quân xâm chiếm. Đây không phải là lần đầu. Thời Trần, nhà vua đã phải mang công chúa Huyền Trân tiến cống để đổi lấy sự an bình cho vùng bờ cõi phía nam. Giờ đây lịch sử tái diễn. Lợi dụng hoàn cảnh này, Nguyễn Hoàng phải bầy mưu... rồi nhờ chị ruột nói giúp để anh rể tán đồng cho đi....

 

Họ Trịnh suy nghĩ theo hướng có lợi cho mình: Mượn tay Chiêm Thành trừ vật đã lâu nay cản đường, nhổ bỏ cái gai trong mắt. Ông ta cho rằng với dăm ba nghìn người, chẳng bao lâu Nguyễn Hoàng sẽ bị Chiêm Thành tiêu diệt. Vừa trừ được mối họa, vừa được tiếng với đời là khoan dung, độ lượng. Trịnh công tử - giai tế của cụ Nguyễn Kim - vui vẻ cho em vợ - Nguyễn Hoàng đi.

 

...Sau khi đến được ''một giải Hoành sơn'', Nguyễn Hoàng chọn đất Thuận Hóa (Thừa Thiên - Huế ngày nay) làm căn cứ đîa, chiêu tập binh mã, lấy sông Gianh làm chiến lũy chống lại chúa Trịnh - đang dùng chiêu bài ''Dẹp phản loạn phương Nam'' đem quân tiêu diệt mình - nhằm giữ yên mặt Bắc. Đồng thời, thanh toán món nợ với những kẻ ở phía Nam: Đoạt lại phần đất đã bị xâm chiếm nhằm bảo vệ giải Hoành Sơn của ông. Theo thông lệ thời đó, những kẻ chiến bại đã phải trả gía cho hành động phiêu lưu bằng chính đất đai của tổ tiên, để đổi lấy sự bảo tồn cho nòi giống mình. Gần một thế kỷ sau hậu duệ của cụ Nguyễn Hoàng đã dẹp yên sự lộn xộn ở bờ cõi phía nam... và biên cương được dần ôn đinh trong hoàn cảnh như vậy.

 

Nguyễn Hoàng - Tổ phụ của triều Nguyễn sau này - chính là người đầu tiên '' đi mở cõi''.

- Thế sao Thủ đô hay trên toàn miền Bắc trước đây và ngay đến tận bây giờ  không hề có đình chùa miếu mạo hoặc một đài kỷ niệm, thậm chí ngay cả tên đường phố để ghi ơn người đã có công to lớn đối với dân tộc? Trong khi có quá nhiều đường phố mang tên các ''hậu bối'' mà công lao đem so với cụ Nguyễn Hoàng thì...

- Nhưng... hừm - ông gìa kể chuyện ngắt lời bạn mà vẫn ngập ngừng... không nói tiếp.

Một người khác lên tiếng giải thích: Điều này dễ hiểu. Ở phía Bắc là vùng chúa Trịnh hùng cứ. Mà Chúa Trịnh lại coi chúa Nguyễn là kẻ thù vì ngăn cản giấc mộng đế vương của họ, ai dám bày tỏ lòng ngưỡng mộ ngay cả bằng lời chứ đừng nói đến dựng đài kỷ niệm.

- Vì điều kiện lịch sử ta có thể cho qua. Thế nhưng đến nay đã mấy trăm năm, tưởng cũng phải trả lại cho lịch sử vị trí và công bằng với Lịch sử chứ? Tôi cảm thấy ở phía Bắc coi cụ Nguyễn Hoàng như... không phải ngưòi của giòng tộc Việt vậy...

 

Ông này nói dứt, hai mâm rượu trở nên ồn ào. Qủa thật chỉ riêng thành phố Sài Gòn trước đây có đường Nguyễn Hoàng, còn không đâu trên đất Bắc có một chút di tích nào tương xứng đối với công lao của cụ Nguyễn. Trong khi đó - ngườI kia lên gịong - cụ Quang Trung có công đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, bảo vệ Thăng Long thì được đề cao. Gần 30 năm rồi, non sông đã liền một giải, mọi phương tiện thông tin luôn nhắc đến Đất Phương Nam, đến sự giầu có, nước non, cánh đồng thẳng cánh... ''máy bay'' nhưng it lời nói đến người đầu tiên khai sinh ra mảnh đất này.

- Chà, chuyện thật khó nói lắm... Nhưng dù không nói thì người ta cũng vẫn nghĩ , ''khắc cốt ghi xương''. Cứ âm ỉ...âm ỉ rồi bột phát bùng lên khi có dịp...

- Đất nươc, dân tộc nào cũng có vần đề cần bàn xung quanh chuyện biên giới. Nước Trung Hoa xưa của người Hán rất nhỏ so với bây giờ. Do hoàn cảnh lịch sử, biên giới Đại Hán mở rộng. Ngay gần đây nhất, cả một quốc gia Mãn Thanh hùng mạnh ở phương Bắc, mang quân xâm chiếm Trung Quôc, kết qủa là phải trả gía cho hành động này bằng cả đất nước mình: Vương quốc Mãn Thanh bị xóa sổ... Rất nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng có hoàn cảnh tồn đọng xung quanh vấn đề ''biên giới Cũ - Mới''....

- Tôi đồng ý với ông - một người khác vẻ ốm yếu lên tiếng ngắt lời bạn - Qúa khứ của mấy trăm năm trước thường vẫn có hiện tượng tranh châp, cắt đât, cống nạp, thanh toán nhau. Đó là trào lưu của lịch sử... Cứ né tránh thì tránh đến bao giờ? Biên giới là vấn đề gay cấn, nóng bỏng. Bảo vệ tổ quốc bằng mọi cách là tiền đề, đầu tiên của mỗi dân tộc...

- Nhưng, trường hợp của Cụ Nguyễn Hoàng thì phải đưa ngay Cụ về đúng vị trí trong lòng dân tộc. Trước hết phải dành cho Cụ một đài kỷ niệm tương xứng. Đồng thời cần tiến hành duy tu, tôn tạo phần lăng mộ của giòng họ Nguyễn. Nhỏ nhất là đặt tên Cụ cho một con đường - giống như thành phố Sài Gòn trước đây và bây giờ là thanh phô Hồ Chí Minh - đã làm. Cần phải công bằng về mặt tâm linh!

- Nhưng... hừm...hừm...

- Không thể cư... Nhưng... Hừm... Hừm - mãi thế được!...

- Đúng! Phải trả lại cho lịch sử vị trí của người làm nên lịch sử!

 

Noel năm 2003 .( Trong tập Canh Bạc Cuộc Đời- NXB Hội Nhà Văn 2005)

Lê Xuân Quang
Số lần đọc: 4103
Ngày đăng: 19.09.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Món nợ không thể đòi - Nguyễn Ngọc Tư
Thành phố tuổi thơ tôi... - Lê Vĩnh Tài
Văn hóa không phải bột nêm . - Trần Nhương
Sách “Đông Chu Liệt Quốc ” - NXB Văn Học 2005 – Một sản phẩm của... con buôn . - Phạm Lưu Vũ
Hỡi tờ xanh - ghê gớm – của ta ơi ! - Lê Xuân Quang
Mênh mang thương nhớ… - Lê Vĩnh Tài
Về Quê Bùi Giáng - Nguyễn Nguyên An
Dậy đi em, hãy chui khỏi giấc mơ dài ! - Bích Ngân
Tôi học viết văn - Hồ Tĩnh Tâm
TNT - Gối đầu trên mây. - Vũ Trọng Quang
Cùng một tác giả
Đại ca Tẩn (truyện ngắn)
Ma Cà Rồng (1) (truyện ngắn)
Ẩn số cuộc đời-1 (truyện ngắn)
Chí Tây ! (truyện ngắn)
Kẻ phá thối (truyện ngắn)
Lái gà (truyện ngắn)
Cá độ (truyện ngắn)
Cò.. Cưa... Cứa ! (truyện ngắn)
Quê hương ! (truyện ngắn)
Gánh xiếc chó (truyện ngắn)
Voi nổi giận ! -1 (điện ảnh)
Voi nổi giận ! -2 (điện ảnh)
Lái lợn (truyện ngắn)
Mối tình ma-1 (điện ảnh)
Mối tình ma-2 (điện ảnh)
Cha và...Con (truyện ngắn)
Báo hiếu cha (truyện ngắn)
Ngộ sát (truyện ngắn)
Tài năng trẻ (truyện ngắn)
Oan oan tương báo ! (điện ảnh)