Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.112
123.229.503
 
Quê hương !
Lê Xuân Quang

Tăng bé Ngân Hiền.

           

Sau nhiều năm lang bạt kỳ hồ, hết học hành đến bươn chải kiêm sống, tôi thu xếp công việc đưa vợ con về thăm quê hương. Sinh ra, lớn lên trên đất nước người, con gái tôi tuy rất khó khăn trong việc vừa học nói tiếng nước sở tại, vừa học nói tiếng Việt, nhưng được cái sáng dạ lại chăm chỉ, chúng tôi kiên trì giúp con, Huyền tiếp thu ngôn ngữ của hai nước khá tốt. Ai cũng khen bé nói tiếng Việt sõi và phục chúng tôi dậy con nói tiếng mẹ đẻ - điều mà nhiều ngươi Việt sinh sống định cư ở nươc ngoài - làm rất khó khăn.

 

Bay liên tục 17 giờ, đến Hà Nội nghỉ ngơi mấy ngày, sức khoẻ cả nhà đã hồi phục, đúng lúc ông anh cả ở dứơi quê gọi điện thông báo tuần tới cưới vợ cho thằng chắu thứ 3, mời chúng tôi về dự. Chắu Huyền nghe tin vui lắm. Trong tâm trí non trẻ của đứa bé 10 tuổi - chưa một lần về thăm quê cha - háo hức, hỏi luôn miệng về ''quê minh'': Cái ao, thả Diều, con Trâu - nghĩa là những gì nhìn thấy trên truyền hình bang, đĩa - cháu lôi hết ra hỏi. Tôi giảng thật tỷ mỷ, giải đáp tất cả những thắc mắc của con.

 

Sáng sớm hai hôm sau, cả nhà thuê Taxi về quê.

Làng tôi là một trong những ngôi làng cổ nhất trong vùng.

 

Suốt mấy cuộc chiến tranh, may mắn làng vẫn còn hầu như nguyên vẹn. Điểm đặc trưng nhất mà người dân mỗi khi từ xa về, cách làng dăm cây sô đã nhận ra Làng mình bởi 2 cây Gạo trồng trước cổng chùa. Cây cao đến ba bốn mươi mét. Bên cạnh - ở hai góc chùa - có hai cây Đa cổ thụ. Rễ buông, chiếm diện tích rông hàng trăm mét vuông. Theo Làng Phả, những cây Gao, cây Đa này trồng khi Làng xây dựng chùa cách đây đã hơn trăm năm.. Trải qua nhiều phong ba bão tố, chúng vẫn đứng vững, ngạo nghễ vươn cao ngọn hướng lên trời xanh, đón nhận ánh mặt trời.

 

Khi đến trước cổng Chùa - cạnh bưc tường trên đắp nổi hình con ngựa - ghi hai chữ Hán: Hạ Mã, dịch ra là Xuống Ngựa . Đây là lệ làng, tất cả phải xuống đi bộ để tỏ lòng tôn kính Thần, Phật.

 

Nhân nói đến chữ Hạ Mã, tôi nhớ lúc tóc còn để chỏm, nằm bò trên chiếu  cói viền vải tây điều, học cùng các anh các chú. Khi ê a đọc sai, ông Nội nghiêm nghị răn: Chắu phải chăm. Học chểnh mảng sẽ ''chữ Tac  đánh chữ Tộ, chữ Ngộ đánh chữ Qua, nhìn chữ Hạ Mã đọc thành Bất Yên'' (1). 

- Thế thì sao cơ ạ? - Tôi hỏi lại ông với vẻ ''hỗn xược''.

Ông tôi vốn là nhà Nho biết Tây hoc - thây thằng cháu 8 tuổi chưa hiểu, cụ hiền từ giải thích - Thế thì gọi là dốt. Con Người mà dốt nát thì cũng như con Trâu, cả đời đi kéo cầy ngoài ruộng.

Nghe nói đến trâu kéo cầy, tôi hiểu ngay, xấu hổ, cúi xuống nắn nót chữ đang viết dở. Cháu Huyền đi bện cạnh thấy bố im lặng… vội kéo trở về thực tại bằng những thắc mắc: Đây là con gì hả bố, còn đây nữa... đây nữa... Tôi bừng tỉnh, cố giải thích thật dể hiểu về lai lịch Chó đá, Ngựa đá, Hổ phù... Huyền không thể nào tiếp thu được, đành khất con: Về ''Nhà'' bố sẽ giải thích rõ.

Qua cổng Chùa tới cổng Làng.

Nói tới cổng của Làng lòng lại rạo rực. Nơi đây tôi có rất nhiều kỷ niệm. Quãng cuối những năm 40 của thế kỷ trước, đọc cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư dùng làm sách gíao khoa cho các trường tiểu học, tôi thuộc lòng bài thơ Cổng Làng của thi sỹ Bàng Bá Lân:

 

Chiều hôm đón mát cổng làng

Gío hiu hiu thổi mây vàng êm trôi...

...

Tự dung 4 câu kết của bài thơ nổi tiếng bật ra thành lời:

 

Ngày nay dù ở nơi xa

Nhưng khi về đến cây đa đầu làng

Thì bao nhiêu cảnh mơ màng

Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre (2).

 

Cây Đa, chiếc Cổng vẫn còn đây nhưng rặng tre nôi từ trụ cổng, chạy dọc bờ hào nước vây xung quanh Làng - sâu ngập đầu người, rộng chừng 3 mét, tạo thành bức tường ngăn chặn bên ngoài đột nhập - đã bị chặt hết. Thời thế dần đổi thay, không còn cảnh thỉnh thoảng đêm hôm trộm cướp vào làng đốt nhà, cứơp của, cổng làng chuyển sang làm nhiệm vụ rào làng kháng chiến suốt 8 năm chống Pháp. Pháp đi, cổng Làng trở thành di tich của một thời xa xưa, đứng trơ trọi giữa con đường dẫn tới sân Đình.

 

Đầm Vạc (nằm cạnh trụ cổng phía trái, từ trong làng đi ra) - nơi tôi và lũ bạn cùng trang lứa, hàng ngày vùng vẫy bơi lội - bây giờ mặt nước chỉ còn chừng 1 phần 3 so với trước vì dân Làng đã chia nhau đổ đất, lấp hồ, xây nhà. Tôi không thể rời cổng ngay mà lùi ra xa ngắm nhìn: Hình dạng cổng không gây ấn tượng mạnh vì đó là kiểu Tam quan - đặc trưng của bất cứ chiếc cổng làng nào trên đất Bắc. Nhưng lại chú ý đến mấy chi tiết: Gạch xây do thời gian, đã chuyển từ mầu đỏ sang tím thẫm, góc cạnh trụ cổng đã xây sứt, nham nhở, 2 cánh cổng bằng gỗ Lim đã bị tháo rỡ. Mái cong trên đỉnh - nơi hồi nhỏ tôi và lũ bạn đã từng lén trèo lên ''cưỡi ngựa'' - bị Tuần Đinh(3) bắt đưa về giao ''cho bố dậy con''. Ông bố nghiêm khắc đã cho tôi trận roi mây ''Quắn đít'' vì dám ''cưỡi lên đầu cả làng.'' - giờ đã bị rêu phong bám dầy nhiều lớp.

 

Huyền sốt ruột dục, tôi đành quay người dắt con đi. Vừa lúc ông anh cùng lũ chắu ra đón. Mừng mừng tủi tủi, chúng tôi ôm chầm lấy nhau.  Lần gặp cuối cùng trứơc khi xa nhau, hai mái đầu còn xanh, bây giờ đã bạc phơ, râu ria mọc dài. Thấy chúng tôi mắt đỏ hoe, rơm rớm, Huyền hết sức ngạc nhiên. Trong khối óc non trẻ của bé dường nhu bật ra câu hỏi: ''Tại sao người gìa cũng khóc?''

 

Giây phút xúc động qua đi nhanh, anh tôi cúi xuống nhìn chắu, hỏi: Đây là Huyền của Bác phải không?

- Cháu chào Bác ạ. Em chào các anh các chị - Huyền đáp đoạn lia nhìn các anh chị - đang hết sức ngạc nhiên trước bé gái cận thi, xinh đẹp, cao lơn hơn hẳn những đứa ở quê nhà cùng trang lứa. Tuy vậy ở chắu vẫn toát ra vẻ ''ngồ ngộ''. Các anh chị xúm vào hỏi han trò truyện với đứa em lần đầu tiên gặp mặt. Trên đường rẽ về nhà - nơi tôi ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ - Tôi cố nhớ vị tri của Bụi Râm bụt, hàng Tường vi, dậu Găng thạch (4) nhưng chỉ còn là những bức tường xây bằng gạch, hoặc Bê tông đúc sẵn.

 

Trẻ con trong xóm biết tin, tò mò đến ''xem'' đứa con gái ''đẻ ở nước ngoài'' . Thấy vậy tôi  bảo chú rể: Chắu mang kẹo phân phát cho bọn trẻ. Giang cầm tuí kẹo đi ra, lát sau quay lại hể hả: Rất may, Chú tính toán sao khéo thế. Kể cả có mặt lẫn ở nhà, mỗi đứa chỉ có 2 cái mà túi kẹo 3 kí lô gần hết.

 

Đám cưới tổ chức ngay tại sân nhà.

Chiếc sân gạch tuy đã to, rộng, nhưng sợ người đến dự đông, không đủ chỗ, anh tôi cho dọn sạch, san phẳng cả khoảnh vườn tiếp giap để dựng rạp kê bàn ghế. Việc này, trước đây nặng nhọc, phiền toái nhất. Bây giờ gia chủ chỉ cần thuê tổ dịch vụ, họ đến mang theo thiết bị dụng cụ, chỉ trong vài ba giờ là hoàn thành phòng cưới có mái che, rộng thoáng, chưa vài ba trăm người với mọi trang thiết bị cần thiết cho một đám cưới tân tiến nhưng vẫn giữ phong cách cổ điển. Điểm đặc biệt nổi bật: Không đám nào thiếu, đó là sàn nhẩy cho lớp trẻ.

 

Đám cưới ở Nông thôn từ hơn 50 năm nay hình thức vẫn thế: Trưởng ban tổ chức nói dăm câu ba điều dạo đầu, thân nhân của cô Dâu chú Rể phát biểu cám ơn rồi bầy cỗ.

 

Huyền mê mệt với đám chó con của mẹ chó Vàng vừa sinh được 10 ngày. Quen như cách nuôi chó ở nhà mình, Huyền xán đến vầy vò lũ chó con mới mở mắt. Quả thật trông chúng thật ngộ nghĩnh. Con Vàng  nhìn Huyền chăm chắm, mồm gừ gừ... Nó tưởng người lạ bắt con. Rất may cháu Dung - con út của anh tôi cũng tuổi sàn sàn như Huyền - vỗ đầu chó mẹ, bảo: Mày không được hỗn! Đây là em tao. Nó qúy con mày còn hơn tao cơ. Để cho nó chơi với lũ con mày, đừng sợ.

 

Vừa nói cô chị hích em, đưa mắt ra hiệu. Do đã được dặn trước, Huyền lôi từ trong làn mây bát cơm đầy, đã trộn sẵn thịt kho tầu đặt xuống trước mõm con vật. Con Vàng dịu ngay mắt, cúi xuống ăn. Các cụ ta thường nói ''Chửa Chó'' - nghĩa là người mang thai gầy rộc. Giống chó khi chửa đúng là gầy trơ xương. Ăn được bao nhiêu nó tiêu hóa rồi đưa vào nuôi bào thai hết. Khi đẻ xong lũ chó con hung hục giành nhau bú sửa, chó mẹ càng gầy hơn. Bây giờ không còn nạn đói, thịt chó lại đang là món ''đặc sản'', dân sành ăn ưa chuộng. Chó mẹ được chăm bẵm, sau vài ba tuần tẩm bổ, nó lại sưc nhanh.

 

Chỉ đến khi tiệc rượu được dọn ra, hai chị em Huyền mới rời đám chó con, rủ nhau ra cầu ao rửa tay, vào bàn ngồi cùng đám trẻ với các Bác các Thìm. Lệ ở quê như vậy. Trong các bữa cỗ bao giờ phụ nữ và trẻ em cũng được sắp riêng mâm. Thưc ăn như nhau nhưng mâm cuả các ông thường phải có thêm bia, rượu, kéo dài vì truyện trò. Huyền cũng dành một chỗ rồi hăng hái cầm đủa gắp ăn thuần thục như mọi đứa khác. Bà chị tôi làm vai ''tiếp tân'' đứng nhìn chắu trong tâm trạng vui mừng. Vốn là bác sĩ bệnh viện Huyện đã từng du học ở Bulgaria - Bác nhanh chóng nhận ra chắu gái mình có cái gì ''hơi khác'' bọn trẻ ở làng. Bà nghĩ: ''Nó đẻ ở nước ngoài, bú sữa, học hành... hít thở không khi của xứ người - khác là cái chắc''. Bác tiến đến ngồi cạnh, gắp cho chắu thức ăn - mà theo bác ngon nhất. Chẳng ngờ Huyền ngăn tay bác lại, chỉ vào đĩa rau Muống xào: Cháu chỉ thích món này !

 

Chị dâu tôi cùng mọi người nhìn nhau cười.

Chả là trên đường về, Huyền ghé tai tôi giao hẹn: Con muốn bữa nào cũng được ăn rau Muống xào tỏi. Tôi đã nói chuyện này với chị. Chiều chắu, bà bảo con dâu hôm nào cũng ra bè rau muống dưới ao trước nhà hái rau tươi, xào một bát to có nêm mắm tôm và mì chính, khi bắc ra đập nhánh tỏi. Thấy món ăn qúa bình thường, đơn điệu bà sai đi mua hôm thịt bò, hôm thịt trâu - xào lẫn, đổi bữa. Rau muống xào với thịt Trâu, đập tỏi mới thật đúng vị. Ngay cả hôm nay cỗ cưới, bác cũng cứ bắt nhà bếp xào đĩa rau muống để phục vụ riêng chắu mình.

 

Do lâu ngày mới có dịp về thăm nhà, tôi được đón như thượng khách. ông anh xếp ngồi cùng mâm với những người bạn thời trẻ con, giờ đã râu tóc bạc phơ. Có thể do tôn trọng người đi xa về, cũng có thể những người cả đời chưa đi hết vùng đất của quê hương - tò mò - nên đề nghị tôi kể cho nghe về đât nước mà tôi đã đi qua, đang sống. Tôi vui vẻ làm thỏa mãn thính gỉa. Mọi người nghe một cách say mê... bỗng một ông bạn hồi bé thường cùng tôi bẫy chim, bắt cá - hỏi: Vậy thì nơi nào đã đi qua, ông cho là đẹp nhất ?

 

Nhớ lại bài văn viết in trong tập Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã đọc  hồi hơn 50 năm trước. Nhân vật trong bài văn kia đúng như hoàn cảnh của tôi hôm nay. Không muốn bị mang tiếng là người sao chép, ''đạo văn'', nhưng qủa thật không thể trả lời khác, đành nói thật lòng mình: Tôi đã đi qua, đã sống ở nhiều nước, chiêm ngưỡng nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng  không nơi nào đẹp bằng làng ta !

- Thật không? Đừng nói lấy lòng bọn tôi đấy nhé - một ông khác ngạc nhiên, nhắc nhở.

- Hoàn toàn thành thực. Hình ảnh những đêm hội làng, những cuộc bơi lội trên đầm Vạc, những trận thi thả diều, tiếng sáo diều ngân nga trong đêm... luôn hiện ra trong giấc mộng của tôi. Khi tỉnh, những hình ảnh đó đọng lại rồi in đậm trong tâm trí. Tôi khẳng định lần nữa: Quê hương mình là đẹp nhất !

 

Câu chuyện đang tới hồi sôi nổi...

Bỗng, ông anh tiến đến ghé sát tai nói nhỏ... Tôi đành xin  lỗi các bạn ra ngoài một lúc. Thì ra, cô con gái đang đưng dưới giàn Trầu không - cạnh hàng Cau cao vút - khóc. Chi Dung đang an ủi vỗ về em. Tôi tiến tới nhẹ nhàng kéo con vào lòng, chưa kịp lên tiếng, Huyền khóc oà lên. Khóc to hơn.

- Em Huyền thương con Vện què - chị Dung mách.

- Khóc vì con Vện quèn à? Con gái lớn thế, khóc nhè, lại còn đi khóc vì con chó, không sợ các em nó cười cho -  tôi khích.

- Tại sao lại đánh nó? Nó bị què, không có ''nhà'', đêm phải nằm ngoài sân. Mọi người ăn uống, nó không được ăn, phải đi nhặt xương gặm. Sao lại nỡ đánh đuổi nó - Huyền nước mắt đầm đìa nhìn xoáy vào tôi chất vấn, tuồng như tôi là người hành hạ con vật vậy.

- Con Vện què tranh ăn với con Mực, con Đốm. Chúng cắn nhau. Chú Dũng đuổi để chúng khỏi làm ồn, Vện ta ''ăn vạ'', kêu oăng oẳng. Em Huỳền đang ăn vất bát, òa khóc chạy ra đây - Dung tường thuật. 

 

Hiểu ra, tôi vội thay đổi ''chiến thuật'' dỗ cô con gái mau nước mắt bằng cách quay sang bảo Dung: Chị vào lấy chiếc bát nhựa của nó, xúc bát cơm mang ra đây để em Huyền cho Vên ăn.

Thấy con gái đã nguôi ngoai, tôi tiếp: Con không việc gì phải khóc. Cứ cho nó ăn là hết chuyện. Con Vện đâu? - Tôi nhìn quanh, hỏi.

- Nó đang núp sau đống gỗ kia. Theo tay chỉ của một bé trai, tôi thấy con Vện khập khiễng, to cỡ 7, 8 Ki lô. Nó đã ngừng kêu, nem nép nhìn mọi người. Biết đặc tính của giống chó: Nếu muốn làm quen, vỗ về - mà không sợ nó cắn - tốt nhất nên cho nó ăn. Chó rất khôn. Cho ăn vài lần là nó quen ngay. Tuy nhiên chưa yên lòng, tôi vẫn nhắc con: Chó ở đây dữ lắm. Nếu chưa thật quen, đến gần nó tưởng lầm... dễ bị nó cắn.

 

Dung trở ra, Huyền cùng chị tiến đến chỗ con Vện.

Thấy Huyền bưng trên tay bát cơm con vật nhận ra không bỏ chạy mà ngẩng nhìn : hai mắt tròn xoe, long lanh, vẫy đuôi - dấu hiệu của sự mừng rỡ.  Bát cơm đặt xuống, con Vện cúi xộc... xốc. Có lẽ bị tật, các bữa ăn đã bị những con khác to khoẻ hơn tranh nhau ăn hết. Giờ chỉ có một mình, Vện ăn rất nhanh, loáng cái bát cơm đầy tú hụ đã hết nhẵn. Thấy mọi chuyện đã ổn, tôi bảo hai chị em Dung đi rửa tay rồi vào nhà tiếp tục bữa cỗ. Huyền trở lại bình thường, vui hẳn lên, dường như cảm thấy đã làm được một việc quan trọng lắm...

 

Khi trở lại mâm rượu, trước khi ngồi vào bàn tôi cứ lởn vởn với giòng suy nghĩ... bất giác bật hỏi ông anh: Con Vện sao què thế?

- Lúc bé tranh ăn, bị con lớn cắn. Nó là con của chó Khoang, đã 6 tháng tuổi. Các con khác cùng lứa, to gấp rưỡi, đã bán hết cho các ''lò'' chỉ còn lại Vện. Tôi để giành, định trước khi chú lên đường làm thịt đãi chú một bữa toái loái, còn một nửa chú cầm lên Hà nội mà lai rai. Gà lọt dậu, chó 6 bát. - thịt con này ngon lắm!

Nhớ tới câu ''tổng kết'' của những đệ tử Lưu Linh, sành món ''Mộc tồn'' - thống kê thịt các loại chó ngon có tiếng, phụ thuộc mầu lông khác nhau. Vện được xếp đầu bảng:

Nhất: Vện 

Nhì: Vàng 

Tam: Khoang 

Tứ: Mực!

 

Berlin - Cuối Xuân Giáp Thân.

 (Rút trong tập Đùa Với Lửa- NXB Thanh Niên 2005)

 

(1) - Những chữ Hán này rất giống nhau. Người học ’’dốt’’ thường lẫn lộn…

(2)- Theo bản in trong Thi Nhân Việt Nam  (1942) của Hoài Thanh. Môt sô bản in  gân đầy ơ Häi Ngoai  không có 4 câu kêt này.

(3) - Giống như Dân Quân thời nay

(4) - Có hai loại cây Găng. Rất giống nhau về hình thức, nhưng chỉ có 1 loại làm được Thạch pha nước đường uống rất mát. Loại kia rất độc, dã ra lấy nước thay xà phòng…. 

Lê Xuân Quang
Số lần đọc: 3809
Ngày đăng: 03.10.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thanh âm đại ngàn - Đổ Thanh Vân
Thăm chồng - Nguyễn Nguyên An
Đêm yên tĩnh - Lê Thu Hiền
Bến sông quê - Hoàng Minh Quang Khải
Pháp trường trắng - Lương Minh Vũ
Thời đại đồ đá - Nguyễn Thiện Cân
Điểm nhìn - Lãng Hiển Xuân
Trang sách cuộc đời - Trần hữu Lục
Những chiếc lá thu - Bích Ngân
Bài học vỡ lòng - Trần Lệ Thường
Cùng một tác giả
Đại ca Tẩn (truyện ngắn)
Ma Cà Rồng (1) (truyện ngắn)
Ẩn số cuộc đời-1 (truyện ngắn)
Chí Tây ! (truyện ngắn)
Kẻ phá thối (truyện ngắn)
Lái gà (truyện ngắn)
Cá độ (truyện ngắn)
Cò.. Cưa... Cứa ! (truyện ngắn)
Quê hương ! (truyện ngắn)
Gánh xiếc chó (truyện ngắn)
Voi nổi giận ! -1 (điện ảnh)
Voi nổi giận ! -2 (điện ảnh)
Lái lợn (truyện ngắn)
Mối tình ma-1 (điện ảnh)
Mối tình ma-2 (điện ảnh)
Cha và...Con (truyện ngắn)
Báo hiếu cha (truyện ngắn)
Ngộ sát (truyện ngắn)
Tài năng trẻ (truyện ngắn)
Oan oan tương báo ! (điện ảnh)