Đội thiếu niên - nhi đồng (1954-1956)
Trước ngày giải phóng thủ đô, quân Pháp đóng ở các đồn quanh Đông Hội co cụm lại, chúng án binh bất động, nguỵ quân nguỵ quyền tan rã từng mảng, làng xóm không còn cảnh quân giặc lùng xục, bắt bớ.
Tháng 11/1954 Chi bộ phân công đ/c Ngô Duy Thọ trong ban chi ủy, đứng ra tổ chức đội thiếu niên nhi đồng Lại Đà. Khoảng 180 thiếu niên, thiếu nhi của thôn được tập trung và chia thành hai đội: Đội thiếu niên (khoảng 110 đội viên), Đội nhi đồng (khoảng 70 đội viên). Ban phụ phụ trách gồm: Tổng phụ trách Ngô Quý Diệm; phụ trách đội thiếu niên là các anh chị: Nguyễn Thị Quang, Vương Thị Hiền, Vương Thị Hợp, Vương thị Chung; phụ trách đội thiếu nhi gồm: Nguyễn Thị Khương, Ngô Quý Hưng, Đinh Thị Mão. Các đội chia thành các phân đội, mỗi phân đội thiếu niên gồm 12 đội viên, mỗi phân đội thiếu nhi gồm 10 đội viên. Hàng ngày các đội viên được tập trung để tập luyện, sinh hoạt, như tập nghi thức đội, tập đi đứng, tập văn nghệ...
Chuẩn bị cho ngày kỷ niêm 19/8 và Quốc khánh 2/9/1955 các đội viên được tập luyện để tổ chức cắm trại, như dựng lều, truyền tin, tìm dấu, tập văn nghệ. Tuy chiến tranh vừa mới chấm dứt, kinh tế còn rất nhiều khó khăn, nhưng chính quyền địa phương vẫn quan tâm, trang bị cho đội một bộ trống ếch, các gia đình thì lo cắt may cho con cái một bộ đồng phục - áo trắng quần xanh.
Nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ đã đem lại cho quê hương đất nước nền tư do độc lập, các đội viên được tổ chức tham gia phong trào "Toàn dân nhớ ơn liệt sỹ". Các đội viên còn tham gia các cuộc mít tinh phản đối đế quốc Mỹ can thiệp vào miền Nam, buộc chúng phải công nhận hoà bình, thống nhất đất nước theo hiệp định Giơ-ne-vơ.
Quanh các đồn bốt cũ, trên cánh đồng, vũ khí đạn dợc của giặc còn vung vãi rất nhiều, làm cản trở sản xuất. Khi có phong trào thu nhặt vũ khí, các đội viên đã hăng hái tham gia. Không chỉ thu nhặt ở quê, các đội viên còn sang tận Bắc Cầu, Gia Thượng, Đức Giang để thu nhặt. Chỉ trong mấy tháng phát động, các đội viên đã thu lượm được hàng nghìn viên đạn, nộp cho Bộ đội.
Phong trào văn nghệ được các đội viên hưởng ứng sôi nổi nhất. Các đội viên đợc tập những bài hát mới như: Nhớ ơn bác Hồ, Du kích ca, Hành quân xa, Hò kéo pháo, Bộ đội về làng, Nhanh bước nhanh nhi đồng, Chiến thắng Tây Bắc,...
Gần 50 năm đã qua, nay các đội viên thiếu niên nhi đồng ngày ấy đều đã ở cái tuổi ông bà, có người ở làng, có người thoát ly công tác, có ngời làm ruộng, có người là công nhân, có người là giáo viên, bác sỹ, có người đang giữ cương vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhưng dù ở vị trí nào, họ vẫn không quên được tuổi thơ trong Đội thiếu niên nhi đồng Lại Đà, hàng năm trong những buổi kỷ niệm gặp mặt, họ lại quần tụ, ôn lại chuyện sinh hoạt tập tành xa, chuyện đi thu nhắt súng đạn, những buổi cắm trại thuở nào.
Thời kỳ Chống Mỹ
Chi viện cho tiền tuyến: Trong không khí hào hùng của đất nước, với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, với phong trào "Ba sẵn sàng", thanh niên Lại Đà đều hăng hái ra mặt trận. Gần 100 lá đơn tình nguyên của nam nữ thanh niên đợc gửi lên trên, trong đó nhiều lá đơn được viết bằng máu. Nhiều thanh niên chưa đủ tuổi, sức khoẻ yếu, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều người đang học phổ thông, vẫn gác bút nghiên, lên đường nhập ngũ. Có gia đình chỉ có người con duy nhất, cũng động viên con em lên đường, như mẹ Vương Thị Tồ; mẹ Ngô Thị Y; hay gia đình ông Lương Văn Định cả bốn người con đều nhập ngũ; cụ Vương Tự, trong hai cuộc kháng chiến, 3 con trai đều ra mặt trận;.v.v...
Anh Nguyễn Phú Thành, cha mẹ đã già, lại là con trai độc nhất, vẫn hăng hái tòng quân. Anh nhập ngũ ngày 12/4/1963. Ngày 30/7/1964, anh vượt Trường Sơn trên tuyến đờng 559. Nguyễn Phú Thành là người Lại Đà đầu tiên vào Nam chiến đấu. Nguyễn Đình Nham, hoàn cảnh gia đình thật đặc biệt, là con trai duy nhất của ông Nguyễn Đình Thi. Thời chín năm kháng chiến, khi Pháp lập tề, chi bộ cử ông Thi, ông Hợi, ông Chất, ông Ngô Bá Nhạ tham gia ban Hội tề "hai mang". Việc bị bại lộ, giặc tra tấn các ông hết sức dã man, nhưng mọi người nhất định không khai báo. Tiếp nối truyền thống gia đình, tháng 2/1961, Nguyễn Đình Nham tình nguyện nhập ngũ. Ngày 5/8/1964 anh vượt Trường Sơn vào Nam. Anh là người Lại Đà thứ hai vào Nam chiến đấu. Câu chuyện của anh cũng rất đặc biệt: Trong một lần máy bay B52 rải thảm, anh bị bom vùi lấp, đơn vị không tìm thấy. Đến khi tỉnh lại, thì đơn vị đã đi xa, anh phải nhập vào đơn vị mới. Tưởng anh đã hy sinh, đơn vị gửi giấy báo tử về gia đình. Dù nhận được giấy báo tử, vợ anh vẫn hy vọng và chờ đợi. Mãi sau này, chị mới có ý định tái giá. Đúng dịp ấy, vào tháng 2/1979 anh đã trở về. Một cuộc gặp mặt đầy hạnh phúc và có hậu. Với những chiến công, thành tích đạt được, Nguyễn Đình Nham được tặng thưởng 8 huân chương các loại.
Còn rất nhiều tấm gương khác: Anh Ngô Bá Toàn, lúc đó đang làm y tá xã, hoàn cảnh gia đình: mẹ già, vợ yếu, 3 con nhỏ, nhưng với tinh thần một đảng viên, anh đã tình nguyện lên đờng nhập ngũ, anh hy sinh ngày 27/7/1966.
Nguyễn Phú Vũ có bố là cán bộ đội TNXP, là anh lớn của một gia đình 7 anh em, Vũ giữ vai trò lao động chính giúp mẹ, nhưng anh vẫn gạt nước mắt, từ biệt mẹ gìa, tạm biệt người yêu, tình nguyện vào Nam chiến đấu. Có những gia đình, anh em sát cánh chiến đấu bên nhau cùng một mặt trận, như anh em Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Phú Long, cùng chiến đấu ở Quảng Nam. Nguyễn Phú Trọng đã hy sinh năm 1969... Nhiều chàng trai chưa đủ tuổi tòng quân vẫn hăng hái lên đường, như Vương Hữu Hùng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Phú Quyền. Nguyễn Phú Duy, sợ thiếu cân, lúc khám sức khoẻ phải nhờ người khác cân hộ. Bài thơ viết trước lúc lên đường vào mùa xuân năm 1966 của liệt sỹ Nguyễn Khắc Sửu, đã thể hiện tinh thần hăng hái ra trận của lớp thanh niên ngày ấy:
Xuân Bính Ngọ lên đường làm nghĩa vụ
Lòng tôi đây nh vó ngựa tung bay
Xa quê hương nay đó mai đây
Tiêu diệt giặc xâm lăng, thù đất nớc
Đêm ngày một lòng mơ ước
Ước những người tuổi tre măng tơ
Lúc ra đi bao lu luyến hẹn hò
Ngày thống nhất trở về xum họp
Cùng với những người mặt đối mặt với quân thù, còn rất nhiều thanh niên Lại Đà dũng cảm phục vụ chiến trường. Họ cũng phải chịu đựng mưa bom bão đạn, luôn có mặt trên nhiều cung đường, phục vụ tiền tuyến, phục vụ chiến đấu. Đó là các anh, chị: Lương Văn Chỉnh, Nguyễn Phú Dần, Ngô Thị Tỵ, Ngô Thị Bảo Vi,...
Kỷ niệm về họ, gia đình, bạn bè và dân làng mãi mãi không quên. Xin ghi lại dòng tâm sự của một trong số 37 liệt sỹ thời chống Mỹ - lá thư cuối cùng từ chiến trường Tây Nguyên của liệt sỹ Nguyễn Phú Vũ gửi về gia đình:
Mẹ kính mến!
Các em yêu quý!
Thưa mẹ! Con đã tới vị trí, con tranh thủ biên thư để mẹ biết tin.
Lời đầu tiên, con gửi lời thăm sức khoẻ các bà cùng các bác, cô, dì và anh chị, cùng tất cả các bác, anh, chị ở xóm 3 vẫn khoẻ mạnh và bình an, con mừng lắm!
Thưa mẹ! Khi con tới đơn vị, cũng là lúc đơn vị con vừa chiến thắng và lập một chiến công lừng lẫy trong loạt trận Pơ-lây-me, Đức Cơ,... càng tạo nên niềm tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo nên sức mạnh vô biên của tầng tầng lớp lớp người con dân tộc, xông lên, xốc tới chiến trường huy hoàng nhất.
Tha mẹ! Hôm nay là hôm thứ 15 con đã ở đơn vị. Các đ/c của con cũng vừa chiến thắng bên kia sông trở về. Ở đây tuy là hậu cứ, nhng không khí sôi nổi, vui tươi, chuẩn bị cho trận chiến đấu tới. Không những chuẩn bị về tư tưởng, mà chuẩn bị cả những thứ nhỏ nhất là vòng nguỵ trang, dây giầy, dây dép,... thật chu đáo và cẩn thận. Song điều kiện chiến trờng cũng có nhiều khó khăn, gian khổ, thiếu thốn về tinh thần, vật chất, tình cảm, thiếu thốn cả không khí lành mạnh của miền Bắc XHCN thân yêu. Mà ở đây, hình như tiếng bom rơi, đạn nổ choán hết cả tiếng động của vạn vật. Mắt thấy, tai nghe những đổ máu, hy sinh, những cái đáng kính, đáng quý nhất. Những người chiến sỹ cách mạng, những người con đã được truyền dòng máu hào hùng của một dân tộc anh hùng, họ đã không sợ hy sinh đổ máu, xông lên, xốc tới, xả thân mình vào chỗ khó khăn, gian khổ nhất.
Những khó khăn, những gian khổ, những thiếu thốn với họ, chỉ là những vật chết. Mẹ ơi! Trong cuộc sống quyện trong máu lửa, con phải làm gì đây? Hình ảnh mẹ hiền, hình ảnh em thơ, hình ảnh quê hương, làng xóm thân yêu, càng thấm sâu vào lòng con từng giây phút. Mẹ ơi! Con khao khát, dù chỉ một tin của gia đình, cũng làm con khoẻ hẳn lên. Mẹ ơi! Những chiều thầm gọi mẹ, lòng con xao xuyến, nghẹn ngào!
Đấy, những hình ảnh ấy, phải chăng đã tạo nên một bản anh hùng ca. Mẹ ơi! Con chắc giờ phút này đây mẹ đang mong chờ tin con tận phương Nam xa xôi và cách trở. Mẹ ạ, nhưng rồi đây con lại về với miền Bắc thân yêu!
Thưa mẹ! Còn trong giờ phút này đây, với nhiệm vụ nặng nề của Đảng, nhớ mẹ bao nhiêu, con càng phải thể hiện là một người chiến sỹ cách mạng bấy nhiêu. Nhất là một đảng viên, con càng phải làm thế nào thể hiện vai trò của mình trước quần chúng, sẵn sàng là một viên đạn xả xuống đầu thù, góp phần vào thắng lợi lớn là giải phóng dân tộc.
Mẹ! Còn về sức khoẻ hiện nay, con vẫn khoẻ. Còn anh Ước và Bổn, phân tán mỗi người một nơi. Đến nay con không biết. Chắc Ước và Bổn cũng khoẻ. Vào khoảng đầu tháng 4/1967 con gặp anh Ngọc nhà ông giáo Cầm làm giao liên ở đất Lào (Xa va na khét). Hai anh em nói chuyện với nhau cả ngày, cả đêm về tình hình nhà.
Mẹ ơi! Nếu mẹ có nhận đợc lá thư này, mẹ cho con biết tin nhà ngay nhé. Những lá thư con viết ở dọc đường, mẹ đã nhận được chưa? Hồi Tết con về, có chụp mấy pô ảnh, nhờ anh Các ở Đông Trù lấy hộ, mẹ có nhận được không? Gửi cho con mấy chiếc, cả ảnh mẹ và các em nữa, gói cẩn thận, gửi vào cho con. Nếu gửi vào, thì một lá thư gồm 2 phong bì, phong bì ở trong là gửi cho con, đề hòm thư là 44318 BK, còn phong bì ngoài đề là: Kính gửi hòm thư 43:910 KP là tới.
Thôi, thời gian không cho phép, con còn chuẩn bị đi làm nhiệm vụ. Cuối cùng, con chúc mẹ luôn khoẻ! Vì điều kiện, con không thể viết nhiều, mong mẹ thông cảm!
Chiều Tây Nguyên - Kon Tum 25/6/1967
Mấy chục năm chiến tranh vệ quốc, biết bao hy sinh, máu lửa, bao người con xả thân vì nước, bao bà mẹ phải xa con, vợ phải xa chồng, rất nhiều người không bao giờ còn được gặp lại ngời thân của mình nữa và còn biết bao sự hy sinh thầm lặng, dai dẳng khác. Trong 10 năm (1966-1975) nhân dân Lại Đà đã gần 30 lần tổ chức tiễn đưa cho 116 thanh niên lên đường ra mặt trận, các anh chiến đấu tại các chiến trường: miền Nam, Lào, Căm Pu Chia và liệt sỹ đầu tiên thời kỹ chống Mỹ là Nguyễn Văn Cửu, hy sinh ngày 27/10/1965. Trong các cuộc kháng chiến, thì thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, làng ta có 149 người tham gia quân đội, trong đó 33 bộ đội chống Pháp, 116 bộ đội chống Mỹ, có 6 thương binh thời kỳ chống Pháp và 16 thương binh thời kỳ chống Mỹ; trong tổng số 60 liệt sỹ, thì thời chống Pháp là 15 liệt sỹ, chống Mỹ là 37 liệt sỹ và 8 liệt sỹ trong chiến tranh Biên giới. Trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp cá ba vị tham gia quân ngũ, ở hàm Trung tá là ông Nguyễn Xuân Tĩnh (nhập ngũ 1947), Nguyễn Huy Kha (nhập ngũ 1949) và Vương Khắc Tăng (nhập ngũ 1963) và Thượng tá là ông Vương Hữu Nguyên (nhập ngũ 1971).
Và còn rất, rất nhiều người, nhiều sự kiện, mà cuốn sách này chưa nếu hết được. Sự hy sinh, mất mát của họ, Tổ quốc, Quê hương mãi mãi trân trọng.
Khấu đội súng máy cao xạ bốn nòng 14 ly 5
Bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ, lực lượng dân quân du kích Lại Đà được tăng cường và biên chế thành một đại đội, gồm một trung đội du kích và 2 trung đội dân quân, với biên chế tới 120 chiến sỹ, chia thành 3 bộ phận: bộ phận cứu thương, bộ phận cứu sập hầm và bộ phận trực chiến (tổ trực chiến đợc trang bị 1 tiểu liên, 20 súng K44)
Do tầm quan trọng của tuyến đường cùng 2 bến đò: Đông Trù và Đông Ngàn và để tăng cường hoả lực chiến đấu với máy bay Mỹ, Bộ tư lệnh quân khu Thủ Đô đã tăng cường cho xã Đông Hội một khẩu pháo 14 ly 5 bốn lòng và hai khẩu trung liên. Ngoài ra còn 6 đơn vị pháo phòng không đặt ở nhiều vị trí trên địa bàn của xã.
Xã đội cho xây dựng trận địa và lập khẩu đội pháo phòng không ngay trên dốc bến đò Đông Trù. Với hàng trăm dân quân ngày đêm đào đắp ụ pháo, hầm hào xung quanh trận địa, chỉ trong vòng vài ngày, khẩu pháo đã hiên ngang đứng giữa trận địa. Khẩu đội biên chế gồm 12 người, do đ/c Ngô Duy Tiên làm Chính trị viên, đ/c Lương Xuân Cổn - Xã đội phó, trực tiếp làm khẩu đội trưởng. Khẩu đội chia làm 3 ca, trực chiến 24/24 một ngày. Lại Đà chọn những người con quả cảm tham gia khẩu đội: Nguyễn Thị Diện, Vương Thị Hoà, Nguyễn Thị Thái, Ngô thị Hương, Nguyễn Thị Thảo,... Họ đã thực sự như những người lính, chỉ có điều khác là họ mang gạo nhà đến "thổi cơm chung"
Với tinh thần "hậu cần tại chỗ", họ đã san đất trồng rau, bắt cá tôm để cải thiện. Những lúc bình yên họ hò hát, chuyện trò trong lều dã chiến. Mỗi khi có báo động, khẩu 14 ly5 lại hiên ngang cùng hàng trăm tay súng phòng không, tạo thành lới lửa bủa vây máy bay giặc, bắt chúng phải vọt lên cao, tạo điệu kiện để tên lửa vít cổ chúng xuống.
Một số lần địch rải bom vào trận địa, như trận ném bom ngày 29/4/1966, nhưng các chiến sỹ vẫn hiên ngang bám trụ, không một phút giây rời bỏ trận địa. Một lần cả khẩu đội đang liên hoan, chợt có tiếng kẻng báo động, mọi người nhanh chóng lao vào vị trí chiến đấu. Lúc đó đ/c Ngô Thị Hương đang từ nhà ra trận địa. Mặc cho máy bay địch quẩn đảo, gầm rú trên đầu, chị vẫn băng mình ra trận địa.
Chiến công dũng cảm của khấu đội 14 ly 5 đã góp lửa cùng quân dân Đông Anh bắn rơi 6 máy bay Mỹ. Khấu đội được Huyện đội Đông Anh tặng bằng khen; trong số các đ/c đợc Bộ tư lệnh Quân khu Thủ Đô tặng bằng khen có Nguyễn Thị Diện.
Hội mẹ chiến sỹ
Trong không khí "cả nước lên đường", để gánh vác một phần công việc nặng nề của lớp trai trẻ ngoài mặt trận, Hội mẹ chiến sỹ Lại Đà đã ra đời.
Hội mẹ chiến sỹ khá đông đảo, tới gần 100 hội viên. Hội được chia thành nhiều tổ, biến chế theo xóm, ngõ. Mỗi dịp trong làng có đợt tuyển quân, các mẹ phân công nhau đến từng gia đình tìm hiểu hoàn cảnh riêng tư của từng nhà, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, động viên anh em yên tâm, phấn khởi lên đường. Các mẹ còn sáng tác những bài thơ, những câu ca để động viên chiến sỹ; đảm nhận công việc nội trợ cho con cái sản xuất, chiến đấu; dạy bảo con cháu chăm chỉ học hành, xứng đáng với cha anh đang chiến đấu ngoài mặt trận. Các mẹ còn tổ chức thăm hỏi, tặng quà các đơn vị bộ đội đóng quân ở địa phương, tổ chức khâu vá quần áo cho các chiến sỹ. Với những gia đình neo đơn, con em đang chiến đấu ngoài mặt trận, các mẹ phân công nhau đến thăm hỏi, động viên, giúp đỡ một số công việc gia đình.
Thật khó mà tả hết tình cảm và cả sự hy sinh của những người mẹ. Xin giới thiệu những dòng nhật ký của cụ Vương Thị Thu, "tâm sự" với con trai là Nguyễn Phú Quyền, nhập ngũ ngày 16/7/1968:
Nhật ký viết ngày 5/9/1968: " Đã đến ngày con phải về đơn vị rồi. Con tôi đã lớn hơn ngày ở nhà. Trông thấy con mà phấn khởi, mừng vui, nhưng không khỏi băn khoăn. Con bước đi mỗi bước một xa nhà, để cho mẹ xót xa thương nhớ. Về phần con phải làm đầy đủ trách nhiệm của một thanh niên trong lúc nớc nhà có chiến tranh, phải dấn bước ra đi, xa nhà, xa quê hương, làng xóm. Biết đến bao giờ con mới trở lại? Căm thù đế quốc Mỹ!"
Nhật ký ngày 4/10/1968: "Còn thiếu bốn ngày nữa là sinh nhật lần thứ 17 của con. Không biết con có nhớ không?Hiện nay con đã đi chưa, mẹ cứ thắc mắc hoài. Bước vào năm học mới, trông thấy các bạn của con, mẹ lại nghĩ đến con. Nếu con ở nhà cũng sẽ cùng các bạn cắp sách đến trường.
Quên làm sao được những buổi con đi học về, mẹ chờ cơm. Các em đòi ăn, mẹ bắt phải chờ anh về đã. Những khi con đi học tối mới về, mùa đông tháng giá, mẹ chờ con ăn uống xong mới đi ngủ. Vì hoàn cảnh thiếu thôn, nên con đi học ăn mặc cũng sơ sài, mẹ chẳng may mặc được gì cho con đẹp đẽ. Nghĩ mẹ cứ ân hận. 17 tuổi mà mẹ vẫn coi con còn bé. Đánh đùng một cái, con đi bộ đội, thế là không bé nữa rồi."
Nhật ký viết chiều 30 tết năm 1968: " Chiếu nay sao nhớ con giai thế! Nhớ lại buổi chiều 30 tết năm ngoái, con hớn hở mừng tết, mà mẹ cha kịp may quần áo mới cho con. Con mặc bộ quần áo của bố dài rộng lụng thụng, mẹ nói đùa, vừa rồi, con tưởng thật, xúng xính mặc đi chơi. Thắng bộ quần áo mới suốt ngày mồng một, tối mới về. Ngây thơ tuổi 16, con còn đang độ tuổi vui chơi."
Tuổi cao không thể trực tiếp tham gia chiến đấu, nhưng các mẹ vẫn thường xuyên có mặt ở trận địa cao xạ 14 ly 5, kịp thời đồng viên các chiến sỹ. Một lần máy bay địch oanh tạc vào trận địa, giữa lúc khói bom còn mù mịt, đoàn đại biểu Hội mẹ chiến sỹ đã có mặt để động viên anh em trong khẩu đội. Đó là các mẹ: cụ Bảy- Hội trưởng, cụ Hiếu, cụ Uyển, cụ Vi, cụ Chử, cụ Phi, cụ Biểu, cụ Nội, cụ Giáo Ngạn, cụ Bỉnh, cụ Mục, cụ Trưởng Nhớn, cụ Mùi, cụ Đô, cụ Dụng Cả,... Món quà mà các mẹ mang ra cho anh em thật đơn giản, nhng chứa chan tình cảm, như ấm nước chè, nải chuối, nắm xôi,...
Tiêu biểu cho phong trào ngày ấy, không thể quên đợc là mẹ Bảy, mẹ Vi. Mẹ Bảy có người con trai duy nhất, vẫn sẵn sàng cống hiến cho tổ quốc. Còn nhớ hình ảnh người mẹ già như con thoi, từ xóm này sang xóm kia, tổ chức, vận động quyên góp, rồi ra trận địa pháo động viên anh em chiến đấu. Mẹ Phi, mẹ Thơi, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đã từng nuôi giấu cán bộ, du kích, từng chịu đựng bao trận tra tấn dã man, nay vẫn không quản nặng nhọc, vất vả, tham gia công việc. Có thể nói, trong chiến công chung, có một phần đóng góp không nhỏ của các mẹ trong Hội mẹ chiến sỹ.
Hội phụ lão bạch đầu quân cùng Hội mẹ chiến sỹ nhiều lần được huyện Đông Anh tặng giấy khen, lên huyện báo cáo điển hình về thành tích sản xuất, chiến đấu, động viên con cháu làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
Kinh tế sau năm 1954
Vui mừng sau giải phóng 1954, nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với biết bao khó khăn mà quân thù để lại: trâu bò bị bắn giết, nông cụ bị phá hoại, nên thiếu sức kéo, thiếu phơng tiện sản xuất; dồng ruộng bị hoang hoá, như cánh đồng Vang của làng; xung quanh các đồn bốt trong vùng, còn dầy đặc bom mìn, hàng trăm nhà cửa bị đốt phá, bà con tản cư từ vùng tự do về làng không có chỗ ở, nhiều người không có công ăn việc làm. Thêm vào đó là trận hạn hán mùa hè năm 1954, làm cho hàng trăm gia đình lâm vào cảnh thất bát, nạn đói rình rập dân làng.
Năm 1955 vụ mùa bội thu đầu tiên, đánh dấu sự thắng lợi của chủ trơng khai hoang phục hoá. Nhân dân Lại Đà hăng hái đóng thuế nông nghiệp. Phong trào giao lương diễn ra sôi nổi. Từng đoàn người nườm nượp gồng gánh thóc lúa vào Từ Sơn, hay qua đò sang Gia Lâm nộp thóc vào kho.
Giữa năm 1955 tổ đổi công được hình thành ở Lại Đà. Tháng 12/1958 xã Đông Hội một mặt tiếp tục củng cố và phát triển tổ đổi công, vần công, mặt khác chuẩn bị cho việc xây dựng thí điểm một hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN). Đ/c Nguyễn Khắc Hảo, chi uỷ viên được cử đi dự lớp tập huấn 12 ngày về hợp tác hoá nông nghiệp, do huyện Từ Sơn tổ chức. Đầu năm 1959, đại diện chi bộ xã Đông Hội, là các đ/c Ngô Bá Chinh và Nguyễn Khắc Hảo kết hợp với tổ đảng thôn Lại Đà tiến hành đợt vận động để thành lập HTXNN tại Lại Đà. Đây là HTX.NN đầu tiên của xã. HTX lúc đầu mới thành lập có 34 hộ, do ông Nguyễn Khắc Hảo làm chủ nhiệm. Ngay khi ra đời, ban quản trị HTX đã triển khai vụ lúa mùa 1959. Trên cơ sở bài học từ HTX Lại Đà, xã Đông Hội tiếp tục vận động các thôn còn lại thành lập HTX và đến đầu năm 1960 toàn xã có 8 HTX, trong đó riêng Lại Đà có 2 hợp tác xã (HTXNN Lại Đà có khoảng 40 hộ và HTXNN Lam Sơn do ông Ngô Duy Lộc làm chủ nhiệm). Cuối năm 1962 Nghị quyết 8 của Trung ương đảng về "Cải tiến quản lý HTX, cải tiến kỹ thuật", xã thực hiện làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ 1963 đến giữa năm 1964, kiện toàn lại quy mô và hệ thống quản lý HTX, hai HTX của Lại Đà sáp nhập lại thành một HTX; giai đoạn 2 từ tháng 7/1964 đến cuối năm 1965, từ HTX thôn bậc thấp chuyển lên HTX bậc cao. Trong giai đoạn này, việc thuỷ lợi hoá được đẩy mạnh. Nhiều lợt xã viên được huy động dùng cuốc, xẻng, quang gánh triển khai cải tạo cánh đồng, phá bờ nhỏ đi, đắp đường trục chính và trục phụ. Kết quả là đồng ruộng được quy hoạch thành các bờ vùng, bờ thửa theo lối ô vuông bàn cờ. Cũng trong dịp này, hệ thống kênh mơng được khơi đào để lấy nước từ sông đào Hà Bắc, đó là mương nước chạy qua cánh đồng phía Tây Nam Lại Đà.
Ngày 22/4/1976 đại hội đại biểu xã viên 6 thôn ra quyết nghị sáp nhập 6 HTX quy mô thôn làm một, để chính thức thành lập HTX cao cấp quy mô toàn xã và mang tên là HTXNN Đông Hội. HTX gồm 1153 hộ, 2.000 lao động và 5.487 nhân khẩu, do ông Ngô Duy Tiên, người Lại Đà làm chủ nhiệm.
Đầu năm 1981 chỉ thị 100 của Ban bí thư trung ương Đảng về thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Theo cơ chế khoán này, HTX đảm nhận 5 khâu, là làm đất, giống, thuỷ lợi, phân bón và bảo vệ; xã viên đảm nhận 3 khâu, là gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. 10/1988 Bộ Chính trị trung ương Đảng ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, còn gọi là Khoán 10. Quá trình thực hiện Khoán 10 và đổi mới cơ chế sản xuất nông nghiệp ở Đông Hội thực sự bắt đầu từ quý I/1989. Trước hết HTX tiến hành tinh giản biên chế và ngành nghề, các ngành nghề phụ, như lò gạch, cơ khí, dệt thảm, làm đậu, mua bán, tín dụng lần lượt được giải thể. HTX chỉ duy trì hai nghề là trồng trọt và nuôi cá. Từ 13 đội trồng lúa trước đây, giảm xuống con 6 đội, trong đó Lại Đà là một đội. Bộ máy gián tiếp được tinh giản từ 38 người trước Khoán 10, thì vào năm 1989 xuống còn 25 người và còn 19 người năm 1992 và cuối năm 1999 chuyển đổi thành HTX Dịch vụ nông nghiệp.
Từ sau giải phóng 1954 tới nay, nhiều người Lại Đà đã tham gia những cương vị chính quyền và Đảng bộ xã Đông Hội, từng là Bí thư xã có các ông: Ngô Bá Chinh (1962), Ngô Thiệu Nhã (1974), Ngô Duy Tiên (1982); chủ tịch xã có các ông: Ngô Duy Thọ (1963), Ngô Thiệu Nhã (1970), Ngô Duy Tiên (1974).
Bước vào thời kỳ đổi mới, chi bộ, chính quyền và các đoàn thể của thôn được củng cố, tăng cường. Vai trò và sự đóng góp của các tổ chức này trong những năm vừa qua đã thể hiện rất rõ nét. Về tổ chức ở thôn có Chi bộ gồm 55 đảng viên, do Bí thư chi bộ và cấp uỷ lãnh đạo; giúp việc cho chính quyền xã có Trưởng thôn và Phó trưởng thôn; bên cạnh đó còn có 5 chi hội đoàn thể là: Ban công tác mặt trận, Chi hội Người cao tuổi, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Nông dân, Chi đoàn Thanh niên.