Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.144
123.226.964
 
Nhân hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ II: Đào tạo lực lượng trẻ về lý luận phê bình: cần thiết và cấp bách
Nguyễn Tý

 

  • Nhà phê bình - ông là ai?

Nhà phê bình là người trung gian giữa tác giả - tác phẩm và công chúng (độc giả). Do vậy văn chương là một hoạt động nghệ thuật bậc nhất của ngôn từ và để giải mã ngôn từ rất cần những nhà phê bình nghiêm túc, công bằng và công minh. Việc các nhà phê bình như Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh hay gần đây là Hoài Anh, Vương Trí Nhàn, Vũ Quần Phương... và một lớp phê bình không chuyên - nghĩa là họ từ lĩnh vực thơ ca vì thấy vắng bóng các nhà phê bình nên đã nhảy sang địa hạt này như Trần Mạnh Hảo, Trần Đăng Khoa ngay lập tức tạo được tiếng vang nhất định tuy khen không ít mà chê cũng nhiều. Còn các nhà phê bình chuyên nghiệp có học hàm, học vị hẳn hoi họ chỉ nổi lên trong một giai đoạn rồi thì chuyên chú vào công việc giảng dạy như GS Nguyễn Đăng Mạnh, GS - TS Trần Đình Sử, GS Hà Minh Đức, GS Trần Thanh Đạm v.v.... Rõ nhất là ở các bài viết trao đổi học thuật trên các trang báo nhất là báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam. Và những cuốn sách viết về chân dung văn học ở thể loại tiểu luận - phê bình những năm trở lại đây đều luôn được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cũng chỉ vì mảnh đất này trống vắng các tác phẩm mới, vẫn quanh đi quẩn lại những gương mặt quen thuộc ấy!

  • Phê bình hiện nay chỉ dừng lại ở... điểm sách

Thật vậy, nhiều tác phẩm ra đời được dư luận chú ý chỉ dừng lại ở các bài viết điểm sách trên các báo, hiếm khi có một hội thảo xoay quanh tác phẩm ấy và dường như chưa bắt nhịp cầu để độc giả "thẩm định". Các nhà báo chuyên môn ở các tòa soạn giữ vườn văn hóa nghệ thuật trở thành nhà phê bình bất đắc dĩ là thế.

Có những tác phẩm văn học của lớp trẻ viết rất đặc sắc của Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần, Phan Đức Nam... lại không có lấy một lời phê bình nhận định của các bậc tiền bối. Phải chăng họ chưa quan tâm và bỏ lơ (?!).

Mới đây có một bức thư chúng tôi nhận được đã “Báo động tình trạng loạn tư cách” khá bức xúc của những người quan tâm văn học vì kiểu lăng xê với nhau để trục lợi và làm tiền của những cây bút đã quen thuộc như T.H.L, T.N.T, L.X.Đ, T.N.H, T.N.T.T... đã lên đến mức... báo động.

  • Tìm đâu những cây bút phê bình trẻ kế thừa

Năm 2002, việc xuất hiện tác phẩm "Phê bình văn học của tôi" của tác giả trẻ Nguyễn Thanh Sơn ra đời lập tức bị đánh tơi bời từ các bậc tiền bối mà nổi trội là nhà phê bình Nguyễn Hoàng Sơn. Trước đó, năm 2001 Đông La cũng trình làng cuốn sách phê bình văn học "Biên độ của trí tưởng tượng" được Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo vì dường như Hội không có bất cứ một tác phẩm nào về lý luận phê bình. Nhưng tác phẩm này ngay lập tức cũng bị các bậc đàn anh vạch lá tìm sâu rất khắc khe, cũng bởi còn nhiều lỗi về lý luận trong phương pháp phê bình của tác giả.

Còn thực tế hiện nay trong lực lượng trẻ lại không tìm đâu ra một chân dung viết phê bình đích thực. Bởi khi xuất hiện họ khó trụ lại được vì... múa rìu qua mắt thợ.

  • Vài lời kết

Để cho nền văn học phát triển không gì bằng đào tạo một lực lượng kế thừa (điều này có lẽ đã có ở Trường viết văn Nguyễn Du nhưng rất hiếm lực lượng trẻ theo ngành này vì... sợ mang tai tiếng), đòi hỏi Hội Nhà văn cần bồi dưỡng và phát hiện những cây bút trẻ viết phê bình để đào tạo.

Việc Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ nhất về Lý luận - Phê bình tại Tam Đảo (14-15.8.2003). Rồi đến sự ra đời Hội đồng Lý luận - Phê bình VHNT Trung uơng (4.2.2004) tại Hà Nội nhằm củng cố lại lực lượng này cũng là dấu hiệu khả quan trong tình hình khủng hoảng lực lượng lý luận phê bình kế thừa có thật như hiện nay.

 Baì đã đăng trên Văn Nghệ Trẻ số 41 ra ngày 08.10.2006

Nguyễn Tý
Số lần đọc: 3352
Ngày đăng: 14.10.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc thơ Trần Thị Nương - Nguyễn Trọng Tạo
Người tài danh- Bỏ em vào câu hát : Nhân đọc tập thơ Gió đang xoan của Trần Nhương - Đinh Nam Khuong
Vài lời cùng tập thơ “Rơi ngược” của Ngô Thị Hạnh - Lý Đợi
Ấn tượng Hoàng Cầm - Nguyễn Trọng Tạo
Thím Hai Vui- nỗi buồn đọng lại - Nguyễn Anh Nông
Quyết tâm … chụp mũ - Thanh Thảo
Nguyễn Huy Thiệp không thành công khi viết tiểu thuyết ! - Nguyên Trường
Phân tích – phê bình chuyên nghiệp : Thiếu vắng một cánh bay - Lê Chí
Cảm nhận nhỏ qua một bản trường ca - Trần Đương
Lương An: Không chỉ có "Cô lái đò” - Nguyễn Khắc Phê