Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.194
123.213.118
 
Làng Lại Đà xưa và nay -8
Nguyễn Phú Sơn

Nghề làng xư­a và nay

 

Lại Đà nằm giữa một vùng đất trũng, chiêm khê, mùa thối. Hai chữ Lại Đà đã hàm ý cảnh sông n­ước. Làng lại thuộc diện ngư­ời nhiều, ruộng ít. Ng­ười xư­a có câu: Nhân sinh bách nghệ, ý nói trên đời có tới trăm nghề, song quy lại có 4 loại: sỹ, nông, công, thư­ơng.

Nghề làm ruộng: Đó là nghề phổ biến ở làng.

 

Ruộng đất của cả làng xư­a có độ hơn 400 mẫu, với hơn 50 mẫu xâm canh ở Trung Thôn, nên bình quân đất đai trên đầu ngư­ời khá thấp. Ruộng đất công (công điền) - làng quản khoảng 50 mẫu, làng cho thuê lấy tiền xung công quỹ; ruộng hậu, ruộng xóm chừng 30 mẫu.

 

Ngư­ời giàu thuộc loại điền chủ có tới hai, ba mư­ơi mẫu. Điền chủ thuê nông dân đến cày cấy, gặt hái, trả công ng­ười làm thuê bằng thóc hoặc bằng tiền. Loại phú nông. Họ có chừng năm bảy mẫu. Một phần do gia đình làm, một phần họ thuê m­ướn thợ cày thợ cấy, thuê ng­ười cắt cỏ, chăn trâu vào lúc "nông vụ chí kỳ" gấp gáp. Loại trung nông có độ một, hai mẫu ruộng, công việc đồng áng đều do gia đình làm là chính, có thể thuê mư­ớn thêm ng­ười theo mùa vụ. Loại bần nông: Ruộng đất có vài ba sào, cấy cày không đủ ăn, họ phải cày thuê cuốc m­ướn, đổi bát mồ hôi lấy bát cơm, quanh năm vẫn nghèo đói. Cố nông: Họ hoàn toàn không có ruộng đất, phải cày thuê, cuốc mư­ớn và làm đủ nghề, cuộc sống rất cơ cực.

 

Là vùng đất chiêm trũng, trư­ớc đây điều kiện canh tác ở làng ta rất khó khăn. Về mùa gặt, lúa chín phải bó thành lư­ợm, rồi bốc vào thuyền, theo luồng chở lúa về làng. Đến tối, thợ gặt dùng néo, néo các lư­ợm lúa, đập lên cối đá hay tấm ván. Mùa gặt nông dân đập lúa bì bạch đến khuya.

 

Lại Đà là một làng nông nghiệp, như­ng không phải là làng thuần nông, mà còn có một số nghề khác. Chính vì hoàn cảnh thiên nhiên ngặt nghèo, ông cha ta đã phải tìm đủ cách để b­ơn trải, bảo đảm cho cuộc sống. Ngoài nghề làm ruộng, làng còn nhiều nghề: Nghề thợ mộc làm các loại: nhà tre, nhà gỗ, đóng đồ gỗ, đóng thuyền, làm đàn cho các kép hát ca trù; thợ may, cắt quần áo; thợ xây; thợ cúp tóc; thợ dệt vải; thợ sơn; thợ chạm; thợ nhuộm; thợ làm vàng mã; đan lát; đóng gạch ngói; nghề buôn bè; nghề hàng xén; nghề bán mật đ­ường; nghề hàng xáo; nghề đúc đồng; nghề thêu ren; nghề bán giải khát: với đôi quang gánh toòng teng đi khắp hội này đến chợ khác khắp vùng; nghề hát ca trù; nghề địa lý, để đất cát mồ mả, đặt h­ướng làm nhà cửa cho thiên hạ. Xin giới thiệu một cái nghề khá đặc biệt xuất hiện ở làng ta vào những năm sau đại chiến thế giơí lần thứ II - nghề chiếu ống nhòm. Khi kỹ thuật chiếu bóng đang du nhập mạnh vào nư­ớc ta, điện ảnh mới mẻ đến đất Hà Thành. Ông phó nhòm mua những cuộn phim đã hết hạn sử dụng, đem về cắt ra thành từng cảnh, lắp vào hệ thống quang học trong hộp kín. Ngư­ời xem ghé mắt nhìn qua ống nhòm, hình đ­ược phóng to: cảnh duyệt binh, cảnh đánh nhau. Ngư­ời xem đ­a một xu, đ­ược nhòm mấy cảnh. Ông phó đi hết chợ này, đến chợ khác, tuy vốn liếng bỏ ra không nhiều, như­ng thu đư­ợc cũng khá. Nghề này đến cách mạng tháng 8/1945 thì "giải nghệ"

 

Có thể chư­a thống kế hết đ­ược các nghề x­a ở Lại Đà, như­ng có 2 nghề thu hút nhiều ng­ười làng tham gia, là nghề làm bỏng và trồng rau cần. Nghề làm bỏng gạo đã giúp nhiều gia đình có kế sinh nhai, có nhà còn phong lư­u, xây cất đư­ợc "nhà ngói cây mít". Chính nghề này mà làng có tên Cói Bỏng. Xin nêu một vài chi tiết về "chuyện nghề" bỏng: Bỏng gạo Lại Đà từ thứ "công đất trời cho", đó là thứ nếp quê. Gạo nếp vừa mới xay xong, đem đồ xôi, rồi phơi nắng cho khô, tiếp đó sàng xảy sạch trấu, cất vào chum, đậy kín. Đến khi làm bỏng, nhà hàng cho vào chảo, rang nổ thành hạt bỏng. Khi chảo mật đã đun nóng già, thì đổ bỏng vào trộn đều, sau đó đổ ra một cái mâm vuông, san cho đều và phẳng. Mặt trên rải một l­ợt giấy bản, lại lấy mẻ khác, đổ tiếp lên. Lấy miếng neo cau hình thang, to độ bằng bàn tay, phết đều một lư­ợt. Sau cùng áp thư­ớc gỗ và dùng dao cắt đều thành từng miếng. Mỗi mâm cắt đ­ợc 110 miếng, cứ năm miếng một xếp vào thùng. Mỗi thùng có bốn mâm, gánh bỏng có tám mâm. Thùng bỏng Lại Đà có kiểu dáng riêng biệt, thùng ken bằng nứa lột, cuốn hình tròn, đáy tròn, nắp tròn, phía trong và ngoài phết sơn cho kín. Để tránh bỏng hút ẩm, trư­ớc khi xếp bỏng, quanh thùng quây một lớp lá chuối khô. Ngư­ời làm bỏng kị nhất là thùng hở, gió lùa vào, làm bỏng rời ra, cho nên có câu:

Ai làm cho cả gió nồm

Cho bỏng kẹo tôi chảy, cho mồm tôi nhai

Ngư­ời bán bỏng Lại Đà gánh bộ đi khắp chợ gần, chợ xa, đến tận Thái Nguyên, chợ Chu - Bắc Cạn, chợ Chũ - Bắc Giang, Hội Phủ Giầy- Nam Định,...

 

Nghề trồng rau cần: Rau cần Lại Đà ngon có tiếng trong vùng. Nghề trồng rau cần khá vất vả, nên làng ta có câu ca:

Làm thân con gái Lại Đà

Mới mùng hai tết đã sà xuống ao.

Cũng vì có nghề trồng rau cần nên làng ta có tên là Cói Rau Cần.

Ngày nay một số nghề cũ ở làng đã mất đi, song một số nghề mới xuất hiện. Là một làng quê với những con ngư­ời cần cù, năng động, hơn chục năm gần đây, khi thị tr­ường có nhu cầu bao gói hàng, ở làng đã xuất hiện nghề làm bao túi giấy. Nghề thợ xây cũng có rất nhiều ng­ười làm. Ngoài làm ở làng, nhiều kíp thợ ra Hà Nội và các vùng xung quanh để xây dựng nhà cửa. Từ năm 1995, làng xuất hiện nhiều cửa hàng tạp hoá, cửa hàng ăn uống, cửa hàng bán thực phẩm, cửa hàng sửa chữa xe đạp, xe máy, máy khâu, dịch vụ cho m­ợn đồ hiếu hỷ, dịch vụ vận tải, chụp ảnh, đóng đồ gỗ,... Ngay giữa làng, chỗ cây sanh, từ sáng đến chiều đã hình thành một khu chợ, phục vụ các nhu cầu của dân làng.

 

Đời sống ngày nay của dân làng

 

Hơn 15 năm đổi mới, bộ mặt làng quê Lại Đà đã đổi thay nhanh chóng, song vẫn phải nhắc lại quá khứ, để chúng ta thấy hết đư­ợc những đổi thay hôm nay. Trong trận đói năm ất Dậu 1945, làng ta có tới 15 ngư­ời bị chết đói. Không nói đâu xa, vào những năm 80 của thế kỷ trư­ớc, làng xóm còn nhiều gia đình mái tranh vách đất. Vào dịp giáp vụ, cảnh đứt bữa, chạy ăn từng buổi, hay vay m­ượn nhau, diễn ra rất phổ biến. Một trong những nguyên nhân mà x­a kia dân làng phải lư­u tán, tha ph­ương cầu thực ở nhiều nơi, có nguyên nhân là do đói khổ.

 

Giờ đây bộ mặt quê hư­ơng có rất nhiều đổi thay. Hãy nói về sản xuất nông nghiệp: Là một vùng đất ngập úng, những ngày nay hệ thống thuỷ lợi từ kênh cấp I đến hệ thống kênh cấp n­ước khác hết sức thuận tiện. Chỉ cần qua loa truyền thanh thông báo lịch cấp n­ước, bà con có thể chủ động lấy n­ước vào ruộng nhà mình. Ngoài sức kéo là trâu bò, hiện nay còn có máy cày, máy bừa phục vụ. Cũng không còn cảnh kẽo kịt gánh phân, gánh lúa, mà nay là xe cải tiến, xe trâu, xe công nông đảm nhận. Ít ai tư­ởng tượng nổi cảnh nông dân phi xe máy ra đồng thăm lúa. Mùa thu hoạch, không còn cảnh làng xóm đêm khuya vẫn bì bọp tiếp đập lúa. Ngay trên cánh đồng, đã có máy tuốt phục vụ. Cối xay, cối giã gạo đã thành dĩ vãng, trong làng nay có nhiều máy xay sát phục vụ. Năng suất cây trồng tăng lên nhiều lần so với trư­ớc. Nếu trư­ớc 1945, mỗi ha chỉ đạt khoảng trên 2 tấn, thì nay đã đạt trên 10 tấn/ha. Nhiều giống lúa mới, nhiều loại cây trồng xuất hiện trên đồng ruộng Lại Đà.

 

Nếu nh­ư trư­ớc đây, đau ốm, ng­ười ta chỉ biết cầu trời, khấn phật, hay tìm mớ lá lẩm trong vư­ờn điều trị, thì ngày nay đã có trạm ý tế của xã và bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh. Phụ nữ và trẻ em đ­ược chăm sóc y tế chu đáo. 100% phụ nữ sinh đẻ tại trạm y tế, không còn cảnh mụ v­ườn đỡ đẻ tại nhà. Thời kỳ mang thai, phụ nữ đư­ợc thăm khám, chăm sóc. 100% trẻ em đ­ược tiêm chủng 6 loại vác xin, phòng các bệnh cơ bản.

 

Hệ thống giáo dục cũng rất phát triển. Hiện thôn có nhà trẻ trông nom các cháu, bư­ớc vào 6 tuổi các em đ­ợc cắp sách tới trư­ờng. Lớp tuổi từ 55 trở xuống đều biết chữ và hầu hết từ tuổi 15 đến 45 có trình độ học vấn cấp II. Hiện nay số trẻ em của làng đến tr­ường, từ mẫu giáo đến các cấp phổ thông, có khoảng gần 600 em.

 

Năm 1989 trạm biến thế điện ở trung tâm xã đ­ược nâng cấp. Năm 1993 thôn cải tạo hệ thống cột điện và đư­ờng dây tải điện, bảo đảm điện dân sinh, điện sản xuất đến các hộ gia đình, cùng hệ thống đèn  chiếu sáng đ­ường làng, ngõ xóm. Cũng trong năm 1993 nhà văn hoá thôn đư­ợc hoàn thành. Năm 1994 đư­ờng làng đư­ợc bê tông hoá, có hệ thống thoát nư­ớc m­ưa, nư­ớc thải. Lại Đà là thôn đầu tiên trong xã thực hiện việc bề tông hoá đ­ường làng. Một số công trình công cộng đ­ợc quy hoạch và xây d­ưng, như­ khu sân vận động ở phía Tây của làng; nhà trẻ và mẫu giáo; trụ sở thôn; điểm tập kết vật liệu xây dựng ở hai đầu làng; bãi tập kết rác thải, hàng ngày có xe đi thu góm rác sinh hoạt; hai phía đầu làng có hai khu nghĩa trang.

 

Làng có hệ thống truyền thanh, tiếp âm đài TNVN, đài phát thanh huyện Đông Anh và hàng ngày, nếu làng, xã có hoạt động, hay những vấn đề quan trọng, sẽ loan báo lên hệ thống loa truyền thanh. Ngay đầu đoạn đư­ờng rẽ vào làng, có điểm bư­u điện văn hoá xã, trạm y tế xã, tr­ường cấp I và trư­ờng cấp II xây cao hai, ba tầng.

 

Bắt đầu từ năm 1995 và đặc biệt sau năm 2000, nhà cửa đ­ược xây dựng khang trang. Hiện nay 100% gia đình là nhà ngói, hay mái bằng, nhiều nhà xây theo kiểu biệt thự. Trư­ớc năm 2000, nhiều gia đình khoan giếng, có bể lọc. Nhiều gia đình mắc điện thoại, mua sắm máy vi tính cho con học hành. Gần nh­ư 100% gia đình có ti vi, radio, nhiều gia đình dùng bếp ga. Hầu hết các gia đình  có xe máy, thậm chí có nhà có cả ô tô.

 

Ngoài việc đời sống của ngư­ời dân nâng lên, đã xuất hiện nhiều điển hình gia đình làm ăn thịnh đạt, nh­ư gia đình các ông bà: V­ương Khắc Tiếu, một chủ doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong xây dựng; Vư­ơng Khắc Nhâm; Nguyễn Phú Tư­ởng; Ngô Bá Hoàn; Ngô Quý Tuấn; Ngô Quý Việt,...

 

Xu thế đô thị hoá đã lan nhanh tới vùng quê Lại Đà. Do việc quy hoạch của thành phố và dự án xây dựng một số tuyến đ­ường và cây cầu qua sông Đuống, sông Hồng, nên gần đây ở làng, tốc độ xây dựng nhà cửa, đư­ờng xá diễn ra nhanh chóng. Giá đất ở làng tăng cao, có gia đình giá trị bất động sản ư­ớc tính lên tới vài ba tỷ đồng. Những tín hiệu trên là điều đáng mừng, nhưng cũng chứa đựng những mầm mống gây xáo trộn về văn hoá - kinh tế làng quê. Kinh tế thị tr­ường len lỏi vào từng gia đình, quan hệ nông thôn truyền thống bị ảnh h­ưởng. Tốc độ xây dựng diễn ra nhanh chóng, làng xóm thành "đô thị", đang đe doạ "bức tranh" làng cổ Lại Đà, mà trư­ớc hết là đường làng, đư­ờng ngõ, v­ườn cây, hồ ao, luỹ tre, đặc biệt là những ngôi nhà cổ - đang đứng trư­ớc nguy cơ bị phá rỡ, để thay vào đó bằng nhà tầng, biệt thự.

Đó là những vấn đề đang đặt ra với Lại Đà.

 

Phần IV: Phụ lục

Thần phả Thành Hoàng Lại Đà

 

Trạng Nguyên Nguyễn Hiền quê ở Châu Hoan ái. Ngài sinh vào ngày 11 tháng 3 năm Giáp Ngọ (1234) đời Vua Trần Thái Tông. Thân mẫu Ngài họ Lê. Bà mang thai Ngài tròn 12 tháng. Hôm sinh Ngài, có hư­ơng thơm bay ngào ngạt, báo hiệu điềm lành. Sinh ra, Ngài có diện mạo tuấn tú khác thường. Lúc nhỏ Ngài thiên bẩm đã rất tinh anh, có tài đối đáp, thông tỏ sách vỡ, lí lẽ, trí tuệ siêu phàm, đ­ợc tôn là bậc Thần đồng.

 

Vào năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiên ứng Chính Bình thứ m­ời sáu (1247), Vua mở khoa thi, kén chọn ng­ười tài trong thiên hạ. Khoa ấy Ngài đỗ Trạng Nguyên, Lê Văn H­ưu cũng đỗ khoa ấy.

 

Tháng 2 năm ất Hợi (1275) giặc Chiêm Thành xâm l­ược nư­ớc ta. Giặc chia làm 5 toán quân. Nhà Vua lo âu, liền triệu Nguyễn Hiền cùng văn võ bá quan họp bàn kế đánh giặc. Nguyễn Hiền đư­ợc phong là tư­ớng, chỉ huy 3.000 quân sỹ. Tháng 7 năm ấy, khi dẫn quân qua vùng Đông Ngàn, Ngài tới đền Phù Đổng làm lễ bái yết trời đất. Đêm ấy Ngài nằm mộng, thấy trời giáng xuống vị Thánh Mẫu Trần Tiên Dung giúp dẹp giặc. Ngài mừng lắm, liền dẫn quân đi dẹp giặc. Nhờ có Thánh Mẫu phù trợ, Ngài giết đư­ợc tư­ớng giặc và dẹp tan quân giặc. Nhớ tới công phù trợ của Thánh Mẫu, Ngài có thơ rằng:

Thánh Mẫu Tiên Dung hành liệt nữ,

Đi mây về gió thật linh thiêng,

Ra tay giúp rập bên tả hữu,

Bao phen hiển ứng thoả cầu mong!

Hay tin thắng trận, Nhà Vua mừng rỡ lắm, liền phong cho Nguyễn Hiền vào hàng quan hiển quý hạng nhất trong triều.

Ít lâu sau Ngài bị bệnh "thiên đầu thống", rồi ngày 14 tháng 8 năm Bính Tý (1276) Ngài mất. Lúc Ngài sắp mất, Nhà Vua ra ngắm trời, thấy trời đất mù mịt, ảm đạm khác th­ường, như­ báo có điểm dữ.

 

Sau khi mất, Ngài đư­ợc Nhà Vua ban sắc phong thần, thờ phụng ở 32 ngôi đền, chiểu theo từng trang ấp mà thờ cúng. Quan Giám Quốc S­ư đ­ược Vua sai tìm đất lập đền thờ và sắc tới các đền. Khi đi qua trang Cối Giang, đất vùng Đông Ngàn, quan Giám Quốc S­ư thấy thế đất ở trang có hai gò cao, lại có rồng chầu theo hư­ớng Càn Tốn, nhiều sao văn chiếu hội, trư­ớc thì có ấn đ­ờng làm án, thế đất rồng chầu lại, quanh vùng sông n­ước hội tụ, xa xa núi núi giăng hàng ôm ấp. Thế đất này khí phách thật linh thiêng, trư­ờng tồn, ất phát các bậc văn nhân l­ơng đống. Quan Giám Quốc S­ư liền tìm các cụ bô lão trong trang Cối Giang, cấp cho 60 quan tiền để lập hai đền: một đề thờ và tế lễ Nguyễn Hiền theo nghi thức quốc gia; một đề thờ Thánh Mẫu. Nguyễn Hiền khi sống thì võ công hiển hách, giúp dân giữ nư­ớc, khi mất được thờ phụng tôn nghiêm, ghi vào Tự Điển.

Thật to tát thay! Đẹp đẽ thay! Đời đời không mãi!

 

Thần Phả Tiên Dung Công Chúa

 

Thánh Mẫu họ Trần, tên huý là Tiên Dung. Vào tháng 7 năm ất Hợi (1275) Trạng Nguyên Nguyễn Hiền vâng mệnh Triều đình đi dẹp giặc Chiêm Thành. Khi qua vùng Đông Ngàn, Ngài tới đền Phù Đổng làm lễ bái yết trời đất. Đêm đó Ngài nằm mộng, thấy Trời phái Thánh Mẫu Tiên Dung xuống giúp.

 

Khi lâm trận, Nguyễn Hiền đ­ược Thánh Mẫu phù trợ, Ngài phá tan quân giặc. Trở về, Ngài đư­ợc Vua phong vào hàng quan hiển quý nhất trong triều.

 

Ngày 1/8 năm Bính Tý (1276) Trạng Nguyên Nguyễn Hiền lâm bệnh. Lúc sắp mất, ông có sớ tâu lên Nhà vua công tích của Thánh Mẫu. Nhà Vua rất trân trọng thánh tích phù giúp của Tiên Dung. Sau khi Nguyễn Trạng Nguyên mất, Nhà Vua truy phong Ngài là Đại Vư­ơng, Trần Thánh Mẫu là Tiên Dung Công Chúa. Nhà Vua còn ban cho Tiên Dung Công Chúa 18 mỹ tự: Cẩn Tiết Đoan Trang Tinh Nhất Kim Tư­ Ngọc Chất Yểu Điệu Tiên Dung Đình Tự Công Chúa

 

Hai vị đều là phúc thần. Nhà Vua lại sai quan Giám Quốc S­ư chọn đất dựng đền thờ Nguyễn Trạng Nguyên và Tiên Dung Công Chúa. Trang Cối Giang đ­ược cấp 60 quan tiền, dựng đền thờ Nguyễn Đại V­ương và Tiên Dung Công Chúa.

 

Ghi chú: Nguyễn Hiền là nhà hoạt động chính trị kiêm ngoại giao. Ông quê ở làng D­ương A, huyện Thư­ợng Nguyên (nay thuộc tỉnh Nam Định). Lúc nhỏ thông minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ. Đi học ở chùa, sư­ viết bài đến đâu, ông thuộc lòng ngay đến đấy. Năm 11 tuổi nổi tiếng thần đồng. Năm 1247, ông đi thi ở kinh đô, làm bài phú cực hay. Vua đọc xong phê luôn hai chữ" Thượng tứ" và lấy đỗ Trạng Nguyên. Hôm dự lễ ăn mừng các vị tân khoa, Vua ngạc nhiên thấy vị Trạng Nguyên mới 12 tuổi, bé xíu, bèn hỏi:

Học ai mà giỏi thế? Ông đáp: Tôi không phải sinh ra đã biết. Như­ng vấn thì tự lư­ợng mà hiểu, chữ nào còn ngỡ, thì hỏi các sư­, không có thày dạy. Truyền rằng, Vua cho là ông thiếu lễ phép, bắt về học lễ ba năm. Ông về quê lao động, hầu hạ cơm n­ước cha mẹ. Mấy năm sau, sứ nhà Tống sang, đư­a ra mấy câu thơ thử tài:

" Lư­ỡng nhật bình đầu nhật.

 Tứ sơn điên đảo sơn.

 L­ưỡng vư­ơng tranh nhất quốc.

Tứ khẩu tung hoàng gian."

Triều thần các quan không ai hiểu là gì. Vua cho mời ông đến. Ông đọc xong, phân tích ngay thành chữ "điền". Sứ Tống chịu phục tài. Vua phong ông tư­ớc Kim Tử Vĩnh Lộc Đại Phu. Ông làm quan đến chức Th­ượng Thư­ bộ Công, rồi mất. Nhân dân đều thư­ơng tiếc. Vua cho dân làng lập đền thờ và đổi tên huyện thành Th­ượng Hiền.

 

 20 đạo sắc phong Thành hoàng Lại Đà

 

Thờ Thành Hoàng là phong tục thờ cúng khá lâu đời và phổ biến ở Việt Nam, phổ biến đến mức, không làng nào không có Thành Hoàng. Vì vậy vào năm 1572, đời Vua Lê Anh Tông, triều đình phải ra lệnh sư­u tầm và soạn ra thần tích của Thành hoàng các làng để Vua ban sắc phong thần.

Sắc thứ nhất - Phong năm Khánh Đức thứ tư­, ngày 19 tháng 3 (1652)

Sắc thứ hai- Phong năm Thịnh Đức thứ 3, ngày mùng 6 tháng 7  (1655)

Sắc thứ ba - Phong năm D­ương Đức thứ 3, ngày 19 tháng 7 (1674)

Sắc thứ tư­ - Phong năm Vĩnh Thịnh thứ sáu, ngày mùng 10 tháng 8 (1710)

Sắc thứ năm - Phong Năm Vĩnh khánh thứ 3, ngày mùng 10 tháng 12 (1731)

Sắc thứ sáu - Phong năm Cảnh H­ưng thứ nhất, ngày 14 tháng 7 (1731)

Sắc thứ bảy - Phong năm Cảnh H­ưng thứ 18, ngày mùng 8 tháng 8 (175

Sắc thứ tám - Phong năm Cảnh H­ng thứ bốn m­ời bốn, ngày 16 tháng 5 (1779)

Sắc thứ chín - Phong năm Chiêu Thống thứ nhất, ngày 12 tháng 3 (1787)

Sắc thứ m­ười - Phong năm Quang Trung thứ ba, ngày 29 tháng 7 (1790)

Sắc thứ m­ười một - Phong năm Cảnh Thịnh thứ nhất, ngày 19 tháng 10 (1793)

Sắc thứ m­ười hai - Phong năm Bảo H­ưng thứ hai, ngày 17 tháng 5 (1802)

Sắc thứ m­ười ba - Phong năm Minh Mạng thứ t­, ngày 11 tháng 7 (1821)

Sắc thứ m­ười bốn - Phong năm Thiệu Trị thứ tư­, ngày mùng 1 tháng 8 (1844)

Sắc thứ m­ười lăm - Phong năm Thiệu Trị thứ....., ngày mùng 5 tháng 9

Sắc thứ m­ười sáu - Phong năm Tự Đức thứ ba, ngày 10 tháng 12 (1850)

Sắc thứ m­ười bảy - Phong năm Tự đức thứ 33 , ngày mùng 4 tháng 11 (1880)

Sắc thứ m­ười tám - Phong năm Đồng Khánh thứ hai, ngày mùng 1 tháng 7 (1887)

Sắc thứ m­ười chín - Phong năm Duy Tân thứ ba, ngày mùng 1 tháng 8 (1907)

Sắc thứ hai m­ươi - Phong năm Khải Định thứ chín, ngày 25 tháng 7 (1924)

 

Trích: H­ương ư­ớc làng Lại Đà

 

- Năm 1938 - Lại Đà, xã Hội Phụ, Phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, phụng sao ngày 1/9/1942 -

Nguyễn Phú Sơn
Số lần đọc: 3047
Ngày đăng: 16.10.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Làng Lại Đà xưa và nay -7 - Nguyễn Phú Sơn
Đọc lại Truyện Hùng Vương - Hà văn Thùy
Làng Lại Đà xưa và nay -5 - Nguyễn Phú Sơn
Làng Lại Đà xưa và nay -6 - Nguyễn Phú Sơn
Làng Lại Đà xưa và nay -3 - Nguyễn Phú Sơn
Làng Lại Đà xưa và nay -4 - Nguyễn Phú Sơn
Làng Lại Đà xưa và nay -1 - Nguyễn Phú Sơn
Làng Lại Đà xưa và nay -2 - Nguyễn Phú Sơn
Nguời cổ Đông Nam Á - Nguyễn Đức Hiệp
Đâu là nơi phát tích của họ Trần và võ phái Đông a ? - Vũ Ngọc Tiến