Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.165
123.223.566
 
Nhân đợt kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam : Đông đàn liệu có nên mừng
Tô Đức Chiêu

Nhìn danh sách bốn mươi nhăm cây bút vừa được Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá 7 tuyên bố kết nạp thật là mừng. Nhiều tác giả quen biết, cho dù chưa gặp mặt lần nào nhưng thấy họ xuất hiện khắp đây đó, và còn vì tác phẩm của các anh các chị ấy để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Mở đầu phải nói ngay tới hai nhân vật, xin cứ mạo muội cho rằng một già một trẻ. Đó là ông Mạc Can tôi gặp đánh nhoáng qua bữa cơm trao giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết lần thứ hai (2002-2004) của Hội Nhà văn Việt Nam tại số 9 Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Ngọc Thuần tôi đã được đọc Một thiên đường nằm mộng, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ…tôi đoán là người còn trẻ.Và Thuỳ Linh, cây bút văn xuôi sắc sảo tôi gặp lần đầu nhân đến thăm học viện Goocky ở Matxcơva năm 1994. Chị ghét Hội hay tung tăng điều gì mà hôm nay mới xin vào Hội ? Lại còn hơn bốn mươi anh chị em khác nữa…Chả mừng thì sao !

 

    Nhưng nghiêm túc mà nói danh sách kia không thể không nhắc ta một vài điều vân vi suy nghĩ. Vì sao lại có người này gần như chưa hề thấy một tác phẩm gọi là văn học của họ bao giờ, vì sao có người kia chỉ với dăm ba bài thơ loang quáng theo kiểu đọc chơi khi trà dư tửu hậu, và vì sao còn bao nhiêu cây bút xứng đáng lắm, cho dù cách nhìn của một số cá nhân như tôi thiển cận nhưng nghĩ đi nghĩ lại vẫn thấy là họ xứng đáng, cứ trượt dài năm này năm khác. Những bước đi xem ra cao cường chặt chẽ lắm. Nào là đơn xin, lí lịch trích yếu, tác phẩm để chứng minh  và điều này tất nhiên rồi, Ban Tổ chức hội viên mới xem xét, sắp đặt để xếp lá đơn đó vào mảng văn xuôi, hay thơ,hay dịch, hay lí luận phê bình…Đến lượt các hội đồng ấy họp đi họp lại, trao đổi mạn đàm và các ban chức năng và ban văn học đề tài như : Ban văn học trẻ, Ban tổ chức hội viên, Ban sáng tác họp để thống nhất ý kiến, và còn tham vấn các chi hội nhà văn địa phương, các ban đại diện vùng miền… Ôi chao ! Chỉ cần vượt qua thế trận trùng trùng điệpđiệp ấy là đã đầy chất tiểu thuyết, trường ca rồi.ấy vậy vẫn có những người vào Hội đánh toách một cái, nghe ròn tan, rất oai, rất hách mà anh em gọi đùa là một nhát xong ngay hoặc kết nạp theo kiểu một nhát !

 

   Điều lạ lùng là một ứng viên đã qua bao bước như cái lưới sắt ba tầng ngàn mắt kia chỉ đợi thông qua chấp thuận mà phiên họp chấp hành xét duyệt kết nạp vào ngày 13 tháng 10 năm 2006 mới rồi, hai hội viên từ Sài Gòn bay ra, không kể vé máy bay đi về, không kể công việc bận rộn, tới Hà Nội chỉ để được phát biểu ý kiến bênh vực cho một lá đơn xin vào Hôị của một cây bút trong đó. Người ta đặt ra câu hỏi vì sao phải làm như vậy và vì sao hai vị kia cũng là hội viên như  800 hội viên khác lại có quyền như vậy ? Hay họ là loại hội viên loại một hoặc hội viên đai gia, hội viên doanh nghiệp, còn lại toàn là hội viên loại hai hoặc hội viên nhược tiểu ? Chẳng lẽ những hội viên hội đồng, rồi các thành viên ban chức năng của hội, ban văn học đề tài lại không đủ sáng suốt ? Chẳng lẽ 6 ủy viên Ban chấp hành, trong đó hai vị đại diện phía Nam là chị Phan Thị Vàng Anh và anh Lê Văn Thảo lại ngu ngơ đến mức không biết tý gì về những cây bút xin vào Hội phía trong đó ? Hoặc là nắm rất rõ nhưng không đủ trình độ và khả năng để trình bày diễn giải ? Tôi bỗng nhớ lại phiên họp cuôí cùng của hội đồng Chungkhảo cuộc thi tiểu thuyết lần thứ hai ngày 27 tháng 7 năm 2005 tại trụ sở 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. Một thành viên dự họp lẽ ra không nên có mặt đã cứ ngồi lỳ trình bày về cuốn tiểu thuyết của mình trong danh sách xem xét bỏ phiếu giải thưởng. Nhà văn Nguyễn Quang Thân là ủy viên hội đồng chung khảo đã không còn đủ kiên nhẫn đợi vị kia nói hết mà cắt ngang, tuyên bố : Nếu  bất cứ ai có tác phẩm vào chung khảo cũng đến giải trình thế này thì còn gì  là hội đồng chung khảo ! Chúng ta không cần đọc cho tốn công tốn sức mà cứ nghe chủ nhân của những tác phẩm kia trình bày rồi bỏ phiếu là xong ! Rồi anh kết luận: Tôi không đồng tình với phương cách làm việc thế này.

 

     Hôm nay, tháng 10 năm 2006 lại nghe trường hợp thanh minh,đấu tranh cho người vào Hội theo kiểu trên đây. Danh sách đưa ra bỏ phiếu đông hơn nhiều so với danh sách kết nạp nên giá cứ để mỗi người có tên trong danh sách lại cứ mời một hay hai hội viên đại gia đến để trình bày thì quả thật trụ sở Hội NHà văn Việt Nam ngập chìm trong tao loạn. Nhưng họ có quyền chứ ! Vị X ở thành phố Hò Chí Minh thế được sao tôi lại không thế được ! Cho nên nhìn danh sách mỗi năm kết nạp mấy chục hội viên thì vừa mừng vừa nản lòng, thấy như chẳng còn là hội trong tâm tưởng của mình nữa. Người ta vào Hội với nhiều động cơ khác nhau. Người ta vì nghề nhiệp mà đến với Hội vì hội nhà văn trước tiên là một hội nghề nghiệp. tính xã hội của nó là luôn rộng mở, ai cũng có quyền đến, ai cũng có quyền coi nó là nơi chốn gần gũi với mình. Nhiều anh chị em vào hội rồi sau hai ba năm không viết gì được thấy băn khoăn áy náy, có người sáng tác không khá hơn thấy như có lỗi với Hội. Nhà thơ Minh Hiệu ở Thanh Hóa nhận đầu tư 1 triệu đồng, ít quá, năm ấy mới có đầu ư, chưa kịp viết gì thì bệnh nặng, trước khi nhắm mắt xuôi tay ông cho tiền vào phong bì dặn con gửi lại Hội vì mình chưa hoàn thành  nhiệm vụ sáng tác. Không thiếu những cây bút viết đơn xin vào Hội rồi mà còn cứ đắn đo mãi, không phải tìm xem ai giới thiệu xứng đáng mà chính để hỏi xem mình đã xứng đáng vào đội ngũ các nhà văn thực sự hay chưa thì mới gửi đơn đi.

 

   Văn chương khó mà so sánh người nọ với người kia theo kiểu bốn nhiều hơn ba hoặc bốn ít hơn năm hay vào hội thì sáng tác hay hơn khi còn đứng ngoài…Có điều, như trên đã nói, Hội là tổ chức nghề nhiệp, vào Hội để phấn đấu vì nghề và đi lâu với nghề. Động cơ không nghề nghiệp vào Hội, qủa thật làm giảm uy tín của Hội và tới chừng mực nào đó làm biến chất tổ chức Hội. Hãy xin phép trên biến Hội thành câu lạc bộ những người sáng tác văn học kiểu câu lạc bộ thơ Việt Nam nào đó . Ý kiến này chắc chắn bị phản đôí, có người cho là thái quá hay ẩn ức bức bối gì đó nên nói bừa như vậy, và chắc trên cũng chẳng đồng ý vì nếu là câu lạc bộ thì sẽ tung tóe không biết đâu mà lường. Song nếu là Hôị mà chỉ riêng chuyện pháả triển đội ngũ đã tỏ ra chặt, mà thực thì lại khá lỏng lẻo, quả thực sự nghiêm chỉnh làm gì còn nữa. Lại nghe nói có ủy viên hội đồng nọ cứ khăng khăng “ bảo kê “ cho một cây bút văn xuôi với những tác phẩm đại loại như : Bốn trăm câu hỏi giải đáp về sức khỏe hoặc Sức khỏe của bạn là hạnh phúc của tôi bên cạnh đôi tập truyện ngắn lèo tèo cả về lượng và chất mà lại lọt vào danh sách của hội đồng rồi mới ghê chứ. Chẳng biết cứ như thế này thì Hội Nhà văn sẽ đi tới đâu ? Ngày xưa, thời sau 1975 mới thống nhất đất nước, tất cả hội viên ngành văn học của Hội văn nghệ Giải phóng đều đương nhiên trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, nên có những cây bút chất nghề nghiệp có thể chưa thỏa đáng nhưng chúng ta thấy vẫn chấp nhận được và còn trân trọng với quá trình cống hiến, gian khổ hy sinh của họ. Nhưng tới hôm nay, qua tầng tầng lớp lớp xét duyệt mà vẫn kết nạp những người chưa bao giờ có tác phẩm văn học quả là chuyện tự mình cứ mãi mãi vẩy nước vào cái tiếng thơm của mình…

 

Xinđọcthêm http://www.vannghesongcuulong.org/vietnamese/sukien_chitiet.asp?PVSKID=84 Ghi chú của SCL

Tô Đức Chiêu
Số lần đọc: 3901
Ngày đăng: 20.10.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa :Hướng tiếp cận nhân cách học trong nghiên cứu - Nguyễn Văn Ninh
Vài kỷ niệm về anh Cung Đình Thanh - Nguyễn Đức Hiệp
Ba Giai Tú Xuất đã có tác giả ? - Nguyễn Tý
Liệu có cần bàn đến danh xưng “ Nhà Văn” - Nguyễn Đức Thiện
Phạm Lam Anh Nữ Sĩ – Người mở đầu cho thơ ca Quảng Nam. - Nguyễn Hàn Chung
Vài lời mở đầu : Trong Hiện thực & sáng tạo tác phẩm văn nghệ.NXB Hội Nhà Văn- 2006 - Nguyễn Khắc Phê
Nguyễn Bính - Thi sĩ giang hồ - Kỳ 4: Rong ruổi đất phương Nam - Trần Đình Thu
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ - Kỳ cuối: Chia tay dòng thơ lãng mạn - Trần Đình Thu
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ - Kỳ 1: Chú bé si tình Nguyễn Bính - Trần Đình Thu
Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ - Kỳ 2: Giữa phố phường Hà Nội - Trần Đình Thu