Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.219.413
 
Giới thiệu Trường ca Chăm của Inrasara
Trà Chân

Nhà xuất bản Văn Nghệ, Tp.HCM, 2006.

532 trang, khổ 20,5-14,5cm; giá bìa: 60.000đ

 

Đầu thế kỉ XX, một nhà xã hội học người Pháp thời danh là Paul Mus đánh giá văn học Chăm một cách oan uổng rằng nó chỉ có thể tóm tắt trong 20 trang sách, nghĩa là không có gì đáng nói cả! Thế nhưng, vào năm 1994-95, một nhà nghiên cứu Chăm lúc đó còn vô danh: Phú Trạm, bút danh là Inrasara, sau 20 năm sưu tầm nghiên cứu đã làm điều ngược lại: bộ Văn học Chăm, khái luận-văn tuyển 1.200 trang của ông được xuất bản, đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong việc giới thiệu nền văn học dân tộc phong phú và đặc sắc có nguy cơ thất truyền này đến với cộng đồng các dân tộc Việt Nam và thế giới. 

Công trình mang tính khai phá này đã được Trung tâm nghiên cứu Lịch sử và Văn minh Đông dương (CHCPI) thuộc Trường Đại học Sorbonne (Pháp) công nhận bằng Giải thưởng năm 1995 dành cho nó. Giám đốc Trung tâm LaFont xem “đây là công trình có giá trị khoa học lớn”. và Gs.Nguyễn Tấn Đắc “tin rằng Văn học Chăm sẽ được đón nhận như một tin vui lớn, không những trong cộng đồng người Chăm, trong các tộc người trên đất nước Việt Nam, mà cả trong giới chuyên môn trên thế giới” (Tựa: Văn học Chăm – Khái luận, Nxb.VHDT, 1994).

 

10 năm đi qua, bộ ba Văn học Chăm đã hết. Nhà thơ kiêm nhà nghiên cứu ngôn ngữ-văn chương Chăm không dừng ở đó. Ông tính sẽ cho ra mắt bạn đọc cả nước và thế giới một công trình đầy đủ hơn, và đồ sộ hơn: Tủ sách Văn học Chăm. Dự tính 10 tập trong sẽ lần lượt xuất bản trong 5 năm: 2006-2010.

 

Trường ca Chăm nằm trong Tủ sách ấy.

Trích Lời nói đầu:

“Trường ca Chăm là tập 3 trong bộ sách có tên gọi Tủ sách Văn học Chăm, gồm 10 tập, do Inrasara chủ trì biên soạn. Bộ sách sẽ ra mắt độc giả tuần tự trong 5 năm tới.

 

Trường ca Chăm gồm 2 Ariya thế sự: Ariya Glơng Anak, Ariya Ppo Parơng và 2 Ariya trữ tình: Ariya Xah Pakei, Ariya Cam - Bini. Mỗi tác phẩm được trình bày qua nguyên tác bằng Akhar thrah (gồm cả bản chép tay và bản chữ Chăm truyền thống trên máy vi tính), chuyển tự Latin, đối chiếu dị bản, dịch nghĩa, dịch thơ và phần Index.

Trước đó, ở Phần dẫn nhập, Inrasara nêu khái quát vài nét đặc trưng của ngôn ngữ và thi ca Chăm, thể thơ Ariya của Chăm, tình trạng văn bản cũng như tình hình sưu tầm và công bố văn bản Chăm trong hơn thế kỉ qua. Trong kho tàng văn bản chép tay này, người viết đưa ra nêu lên vài tiêu chí để xác định đâu là văn bản văn chương và phân loại các thể loại văn chương. Sau đó là việc xét đến vị trí của 4 Ariya trên trong văn chương Chăm; cuối cùng là phần phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi tác phẩm.” 

 

Đây là công trình nghiên cứu có giá trị khoa học cao, một ý hướng và thành tựu đáng kể nhằm khôi phục một phần quan trọng trong nền văn hóa dân tộc có bề dày truyền thống, cống hiến vào nền văn hóa đại gia đình văn hóa Việt Nam, góp phần thiết thực vào sự hiểu biết chung giữa các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.

Công trình do Quỹ Toyota Foundation tài trợ.

 

Sách có bán tại:

- Quày Giới thiệu sách của Nhà xuất bản Văn nghệ,

      179 Lý Chính THắng, Q.3, tp. Hồ Chí Minh

và: Inrahani Shop,

      127 Bùi Viện, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh.

Trà Chân
Số lần đọc: 2513
Ngày đăng: 26.10.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc thơ Nguyễn Sĩ Cứ - Nguyễn Trọng Tạo
Dương Tường với “ THƠ NGOÀI LỜI”. - Đào Bá Đoàn
Những hành trình qua trống rỗng : Bài 2 - Nguyễn Chí Hoan
Bàn thêm về cách hiểu và dịch bài thơ : PHONG KIỀU DẠ BẠC - Nguyễn Khắc Phi
Hạt sạn đáng tiếc từ một cuốn sách - Lê Hoài Lương
Nhân hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ II: Đào tạo lực lượng trẻ về lý luận phê bình: cần thiết và cấp bách - Nguyễn Tý
Đọc Linh Sơn của Cao Hành Kiện - Trương Thái Du
Sức trẻ Hải Triều - Nguyễn Khắc Phê
Đọc thơ Trần Thị Nương - Nguyễn Trọng Tạo
Người tài danh- Bỏ em vào câu hát : Nhân đọc tập thơ Gió đang xoan của Trần Nhương - Đinh Nam Khuong
Cùng một tác giả