Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.138
123.227.453
 
Nhân Cách Thơ
Nguyễn Nguyên An

Thường thường, mỗi sớm tôi và các bạn gặp nhau ở quán cà phê vỉa hè. Ngồi rệ đường, không tiếng nhạc quấy phá phút tĩnh tâm để ngẫm ngợi sự đời, quả thú vị ! Tôi biết các loại quán sá đều tiêu phí thời giờ của mình, nhưng quán cà phê ít tốn, ít nguy hiểm hơn quán bia ôm và các toan tính, bon chen trong vòng danh lợi gươm đao nên tôi không bỏ uống cà phê buổi sáng, ngày mình giết một tý, lại được chuyện vãn với nhau: nào thời sự, tin tức trên trời dưới biển, cũng vui!

 

Sáng nay cũng vậy, anh em tụ tập bên nhau vừa nhâm nhi cà phê vừa bàn tán thầm thì, rồi đường ai nấy đi, việc ai nnấy làm. Giáo Mật vừa đi thành phố về kể chguyện bạn ông thất nghiệp nhờ ngồi trước máy vi tính dịch truyện nước ngoài ra việt ngữ cho các nhà làm sách, các toà soạn báo, dịch một tháng cũng được năm, bảy triệu, thiệt là nơi dễ làm tiền, tiêu tiền, nhưng cũng cũng nhố nhăng, bận rộn lắm. ông giáo Mật ca cẩm chuyện tàu xe; xe đưa khách vào các quán ăn dọc đường để bị chém đẹp một đĩa cơm tí tẹo tới mười lăm, hai chục ngàn, còn tau, ai lơ ngơ mới mua vé, đi tùa không múa vé rẻ hơn lại được trọng vọng, rồi cũng chính giáo Mật xa xót nhà nước thất thu mỗi mỗi một chuyến tàu vài chúc triệu chớ ít sao! Các bạn tôi cùng cười mĩn chi cho cái điều nghịch lý đó và coi là chuyện vặt nơi đâu cũng có. Coi bộ còn tồn tại lực ỳ vào thiên niên kỷ mới.

 

Trong nhóm bạn tôi ngoài công chức, thầu khoán tư doanh, còn có một ông thi sĩ. Ông ta luôn để rau, tóc bờm sờm, ăn bản, ở bẩn mà tâm hồn thường ngất ngưỡng trên mây. Không phải chúng tôi thích đánh bạn với kiểu người sông hoang dại, tuỳ tiện, ưa làm lập dị, muốn chơi trội, chơi nổi, bất cần đời. coi đời là “khoai”, sống chỉ vì thơ, chết cũng tại thơ như thi sĩ tên Thiên này. Tại giáo Mật bạn thời tiểu học với Thiên. Đã bạn với nhau từ thời thơ ấu già đời vẫn còn thân nhau và không phân biệt sang hèn, quyền cao chức trọng. có ông làm tới Bộ truởng cũng khôngt quên thằng ban thời còn để chỏm. Nể tình giáo Mật, chúng tôi một người một bữa bao cà phê, thuốc lá cho thi sĩ Thiên mỗi buổi sáng. Tốn không bao nhiêu nhưng chúng tôi được cái thú, được nghe thi sĩ đọc bài thơ mới toanh của ông vừa sáng tác chưa ráo mực, hoặc ông vừa viết dưới cột đèn cao áp nào đó trong đêm. Còn mời thi sĩ Thiên đến cơ quan vui liên hoan gì đó thì chúng tôi không dám. Bở thi sĩ Thiên khi đã nhậu xỉn gây  lộn với cả cột đèn, tiểu tiện bất cứ nơi đâu, bất cứ nơi nào, nhiều khi nằm mềm một đống bên lề đường. Say thì say, nhưng ông cũng biết chọn chõ nằm dưới đèn cao áp, cũng biết nằm giữa đường hoặc trong bóng tối xe cán chết. Kể ra ông say khôn chứ không say dại! Đó là chuyện về đêm, còn những buổi sáng ông luôn tỉnh táo, vì vậy chúng tôi không bỏ ôn được, nhưng bỏ thì thương, vương thì đôi khi cũng ảnh hưởng. Khi tỉnh ông hứa sẽ bỏ tật nhậu quá chén, nhưng rồi chứng nào tật nấy, chỉ thấy bôi tí rượu lên miệng là ông đã láng cháng, uống vào vài ly ông đã khật khưởng giữa đất trời, khi dó có trời mới nói thủng lỗ tai ông. Ông say thật, say giả đó ai đoán được, nhưng ai cũng hiểu ông say như một người say! Sáng nay chủ nhật, bọn tôi ngồi ngâm nga, ca kệ lâu hơn ngày thường. Ai cũng muốn tìm một chuyện gì vui vui của mình, của người khác đem ra góp chuyện. thi sĩ Thiên lắng nghe với bộ dạng trầm mặc rồi phê bình hai cô bán báo, ông nói:

 

Tàu xe, tôi miễn phê, tôi toàn đi quá giang, đến ăn còn quá giang nữa là. Làm thế nào đi máy bay cọp mới ngon! – Thiên nhấp ngụm cà phê và rít một hơi thuốc dài đến nổi gân cổ, rồi phà um ra hai phía môi tím lịm, trơ cả hai hàm răng khói ám, nói tiếp - Tôi góp chuyện phiém với các ông là chuyện hai cô bán báo. Các ông biết cô Thanh và cô Thương chớ ? khách hàng thời kinh tế thị trường này là thượng đế, thậm chí khách nặng nhẹ cũng phải im…cười. Tôi thường đên bưu cục hỏi ít tiền nhuận bút về chưa, vì tôi túi rỗng thường xuyên nên thường chặn lĩnh tiền trước khi bưu tá đưa giấy mời, các cô giao dịch bực mình lắm nhưng nhẹ nhàng: “chưa về nơi chú ạ”, chứ không nói cọc lốc; “không có” và còn nhoẻn một nụ cười cho không nữa đấy. Chứ đâu như cô Thanh thấy tôi đến với bản mặt lạnh lùng, còn giả điếc khi tôi hỏi mượng tờ Văn Nghệ. Cô Thương dễ tính hơn. Dù không vui lòng cũng cho tôi, vẫn dịu dang fđưa tờ báo cho tôi với nụ cười hàm tiếu. Nụ cười cô nở khẽ khàng như cánh hoa xinh trên khuôn mặt trắng hồng,dù cho cô rất cho không ưa tôi.Các ôg đồng ý với nhận xét của tôi chứ ?

 

Tôi xin nói thêm, nhóm bọn tôi không chỉ gặp nhau khi uống cà phê sáng mà hầu như chiều nào cũng cham mặt nhau ở sạp bán báo để đọc báo cọp, hoạ hoằn lắm mới mua một tờ báo có tin tức, sự kiện cần thiết. Tội nghiệp cô bán báo xoay như vụ khi khách đông, lâu lâu  cũng có người giật vờ cầm báo đọc. mắt liếc thấy cô bán báo quay người lấy báo cho khách là vù chạy, cầm luôn tờ báo đắc tiền nhất trong quầy. Các cô đã phàn nàn với tôi như thế và nhờ tôi canh chừng. Tôi nói vui: “Cô bắt được cũng chịu vì luật hình sự nước ta chưa phạt tôi ăn cắp báo”. Ông Thiên bạn chúng tôi không hề lấy nhàm báo, nếu ông ông xin hoặc mua chịu, chỉ tật say nằm đường thôi và mỗi ngày hai đén ba lần đến sạp báo đọc báo cọp, mới làm phiền lòng cô bán báo. Nay nghe ông chê cô Thanh, tôi mới nóí  với ông Thiên:

 

- Cũng tại ông đọc nhờ dai quá, lạnh bảnh sáng đã mượn, thử hỏi các cô không làm mặt lạnh với ông  sao được. Ông nên trach mình trước trách người sau. đồng ý với ông cô Thanh tóc ngắn, co Thương tóc dài “đen nháy như một dòng sông” mà có làn ông đã đọc cho bọn tôi nghe đó thì cô Thương dịu dàng, ăn nói mềm mỏng hơn cô Thanh. Tuy nhiên cô Thanh cũng tốt với ông đó chứ ?

 

Ông Thiên không nói gì. người bạn thân của tôi cúng phê sáng, rượu chiều tên là Mân, mải ngòi ngóng chuyện, giờ mới thủng thẳng góp lời khuyên thi sĩ Thiên:

 

Hai cô bán báo có ghét ông cũng tại ông thôi. Ai đời, có một bữa tôi thấy ông nằm một đống ngay trước sạp báo, ông chơi bôi bác vậy hỏi sao các cô ưa ông cho được ? Chuyện ông nghèo cả thành phố này ai cũng biết, cho ông đọc cả ngày trước quỳ báo các cô cũng vui lòng, có điều ông đừng đến sơm quá, khi bao mới về người ta chưa bán ông cũng khoan hỏi mượn, buôn bán ai không sợ mất “mai xưa” Ông mượn vào những lúc ấy, tôi tin các cô sẽ sẵn lòng cho mượn, như tôi đây, khi nào mượn báo cũng nhận thêm một nụ cười của cô Thanh mà ông cho là khó tính đó nhé! Tài chưa ?

 

- Chà bán báo cũng bày đặt may xưa, may đồ - ông Thiên nói – Các ông binh hai co bán báo quá he - Bỗng ông Thiên bậm mặt dữ dằn như những khi uống tới sực gây sự - tôi viết đơn góp ý đuổi quách con Thanh! Đồ chuyên môn giả điếc!

 

Mân bỗng nổi lô cồ lên. Chỉ mình tôi biết tại sao. Mấy tháng nay Mân bén duyên cô Thanh. Cô Thanh bãi ca lúc chín giờ đêm, chàng mân nhà tôi la cà trước đó hơn nửa tiếng đồng hồ để được đưa “em về… trong đêm…”. Mân hiền và ít nói vậy mà khi nghe Thiên nói đến cô Thanh, Mân bỗng bừng bừng mặt, đốp chát vào mặt ông Thiên:

 

- Tôi chấp ông kiện đó, ông sai chưa lo sửa mà còn…đáng ra nhiều người kiện ông thì có.Nhiều khi ông nằm vạ vật đâu đó, khách nước ngòai họ thấy họ cười thành phố mình, ai ai, kể cả những người lao động bình thường họ cũng muốn giữ gìn thành phố mình được sạch đẹp, văn minh, văn hoá, còn ông quậy riết ai chịu được ? Ông có biết chính cô Thanh ma ông chê khó tính, mặt lạnh và chuyên môn giả điếc đó đã vào đồn công an xin chiếc xe đạp cho ông đấy. nếu không có cô Thanh ông phải nạp phạt mấy trăm ngàn đồng, ông đào đâu ra tiền. bài thơ ông nhuận bút cao lắm được sáu chục ngàn, chưa đủ cho ông uống rượu hai buổi chiều. Tôi nói thật, ông góp ý ẩu là tôi cạch mặt ông luôn đó nghe!

 

Mặt Thiên ngớ ra khi nghe Mân nhắc chiếc xe đạp. Không để Thiên nói gì, tôi kể lại chuyện tôi cùng mân và cô Thanh đến đồn công an đường sông xin chiếc xe đạp cho cả bọn nghe. Nguyên do là vậy:

 

“Một buổi chiều thi sĩ Thiên nhậu đâu đó đến độ đi liểng xiểng và lạc vào con đường vắng ven bờ sông, xung quanh không có ai để thi sĩ quấy nhiễu, ôg ta đành gây lộn với chiếc xe đạp của ông, chiếc xe đạp ông đã cà tàng, long vít, lại trật sên nên ôg dắt nó, nó không chịu đi ông nổi điên quăng ngay xuông sông để rảnh tay, rảnh chân đi lang thang suốt đêm. Sáng mai ông tỉnh rượu, mường tượng nhớ đoạn đường ông đã quăng chiếc xe đạp, ông loanh quanh tìm mãi trên bờ sông, không có. Sau đó có người bán quán ở gần đấy cho ông biết: “…khi đêm, máy anh công an đưa xe vào đồn rồi…”. Ông đến đồn xin lại xe đạp, ông trưởng đồn đòi nộp phạt mới cho nhận xe. Khi ấy thi sĩ Thiên mới lên tận nhà tôi, nhờ tôi đến đồn công an tả khổ cảnh vợ bỏ  và sự nghiệp làm thơ của ông để xin giúp ông chiếc xe đạp. tôi hẹn với thi sĩ là sẽ cố gắng. Sau đó tôi bàn với Mân, Mân lại đi nhờ cô Thanh bán báo vì cô có ông anh đang là chiến sĩ đồn đó. Cả ba chúng tôi cùng đi. Ban đầu ông ttrưởng dồn cương quyết đòi phạt tiền. cô Thanh ra sức năn nỉ: “Ông Thiên là nhà thơ đó anh, ông bị vợ bỏ nên sinh ra buồn chán đi lang thang như thế. Hoàn cảnh ông cũng tội lắm, áo quần nhờ bạn bè, tiền không có mua báo đọc nửa thì biết lấy đâu tiền  uống rượu say đén đọ dụt xe…” Chúng tôi cũng phụ hoạ xin, ông trưởng đồn nghe thường tình hứa không phạt tiền nữa nhưng nhờ chúng tôi gọi Thiên đến làm biên bản nhận xe, cam đoan không quẳng xe xuống sông nữa, tái phạm không tha!”

 

Đi xin xe cho thi sĩ, chúng tôi biết các chiến sĩ đồn công an đường sông cực nhọc thế nào vì chiếc xe vô thừa nhận của thi sĩ Thiên. Ông trưởng đồn kể:

 

- Tôi đang ngủ, bỗng trực ban điện đến: “..Thưa anh, một người đi rọi cá ban đêm đến đồn báo có một chiéc xe đạp nằm dưới sông, en nghi có người tự tử, xin ý kiến của anh…”. Tôi tức tốc đến đồn, vội quá quên mặc cả áo lạnh. Sau khi hai chiến sĩ cùng hai anh dân phòng dân vạn đò quần từng vòng, từng vòng dưới nước, họ lặn những vòng lặn sau càng rộng ra, ai nấy đều lạnh cóng, nhất là hai chiến sĩ của tôi. Con hai anh thợ lặn không run mấy nhờ họ đã có uống nước mắm trước khi xuống nước. Các anh biết cái lanh xứ mình rồi chứ, ấy vậy chúng tôi mò tìm gần sáng vẫn không có xác người. Đang phân thì ông chủ quán cà phê mở cửa quáng dọn bán đi ra cho biết: “ Hôm qua có người dắt xe đạp đi loạng quạng ở đây, lúc đó cũng chập choạng rồi nên tôi không chú ý rõ lắm, nhưng thấy tướng ông ta say rượu”. Tôi đang mệt, đang bực thì thấy ông Thiên lò mò cái đầu bù xù vào đồn xin lại chiếc xe đạp vì khi về đồn tôi còn nhờ ông chủ quán cà phê thấy có ai tới tìm xe cứ bảo chúng tôi đã đem về đồn rồi. Cô và hai anh thấy đấy, phạt tiền là may lắm rồi, tiền thợ lặn, tiền bồi dưỡng anh em, ai chịu ? Nhưng thôi, cô Thanh đã nói vậy tôi thông cảm cho ông Thiên một lần duy nhất ”.

 

Tôi từ từ kể rõ cho cả bọn nghe. Cả bọn người vang. Riêng thi sĩ Thiên bỗng trầm tư, trên khuôn mặt sần sùi, nhan nhúa thấp thoáng vẻ hối hận, ông Thiên nói:

 

- Các ông kín thật, chừ tôi mới biết người xin xe lại cho tôi. Trước đây, tôi tưởng đồn thương cảm hoàn cảnh của tôi mà tha cho chứ. Ai dè cô Thanh. Các ông đi làm kẽo trễ. Tôi ngồi đây làm thơ tặng cô Thanh goi là chút lòng cám ơn.

- Hôm nay chủ nhật mà - Mân nói.

Thi sĩ Thiên lại ngớ mặt vẻ ngạt nhiên lần nữa:

- Té ra là chủ nhật à, ôi, tôi quên cả ngày tháng !

 

Thấy vẻ lẫn thẩn của thi sĩ Thiên, bọn tôi thông  cảm, rồi cùng đứng lên đường ai nấy đi, việc ai nấy làm. Duy thi sĩ Thiên còn ngồi lại, tay cầm bút, tay cầm mảnh giấy lột từ  bao thuốc Jet ra với bản mặt trầm tư… bọn tôi đoán, ông ta đang làm thơ.

 

Chiều, tôi ghé quày báo như thường lệ, chưa đến đã thấy một đám người bu đen bên lề quầy báo : đa số người cười, người xuýt xoa tội nghiệp, lại có người mắng : “đồ say rượu, trật tự giao thông !”… Tôi chen vào xem, hóa ra thi sĩ Thiên nằm một đống, chình ình bên lề đường. Áo quần, mặt mày của thi sĩ tèm lem bùn, đất, có lẽ thi sĩ đã vật vả, lăn lộn mới dây bùn vậy. Tuy hai mắt ông nhắm nghiền, nhưng tay vẫn ôm khư khư tờ báo trên ngực. Tôi cúi xuống vực ông ngồi dậy, ông hất tay nhìn tôi xa lạ, rồi lại nằm xuống. Lúc ấy Mân đang đứng ngoài quầy báo, phía trong cô Thanh vẫy tay gọi tôi. Tôi bước đến, cô Thanh nói :

 

Anh biết không, khi hồi em, mới giao ca đã thấy ông ta ngồi chực bên ghế, ông ta tặng em một bài thơ, thấy ông đàng hoàng em nhận và cám ơn thật lòng. Em sực nhớ chiều qua đọc báo có tên Thi Sĩ Thiên đoạt giải thơ, cuộc em tin cho ông hay và tặng ông tờ báo. Ông mừng, cầm báo sang quán rượu bên đường, rồi trở lại hỏi mượn em năm ngàn, nói : “Cho tôi mượn mấy ngàn uống mừng, mai trả”. Em thấy ông vui, em cũng vui, chuyện văn nghệ  ai mà chả thế, khi được thơ in là họ tự thưởng cho mình, nên em nói: “Anh cầm luôn mà tiêu, em không đòi, coi như em mừng ông vậy”. Mới đầu, ông ngồi một mình sau đó ông ra đường gặp ai ông cũng khoe được giải thơ và mở tờ báo cho người ta đọc. Những người ông khoe, họ đều mua rượu rót mừng ông, người một vài ly, thế là ông say mèm. Cũng tại em cho ông tiền, tại em tin cho ông hay ! Anh và Mân làm thế nào đưa ông về nhà, kẻo ông trúng gió chết, lại thêm rách việc. Hai anh đưa ông về giùm nhé, để ông nằm đấy kì lắm !

 

Nghe cô Thanh nói một hồi, tôi gật đầu đồng ý và nói :

- Đó là cái giá phải trả. Ông Thiên vì thơ mà quên tất cả, buông xả tất cả cũng vì thơ, thật là tội nghiệp !

 

Mân đứng im lặng nghe tôi và cô Thanh nói xong, mân mới nói :

 

- Sao ông bảo ông Thiên quên tất cả, ông nhớ tất cả chớ; ông nhơ ông là một nhà thơ, thậm chí còn ngộ nhận là một nhà thơ lớn, kiểu ông sông be bét như vậy là ông cố tạo cho khác thường. Ở thành phố mình và cả miền Nam ông chưa nổi tiếng nhà thơ nhưng đã nổi tiếng say thơ, say rượu năm đường. ông ta chỉ quên duy nhất một điều, đó là nhân cách của một nhà thơ.

 

Tôi không tranh cãi với Mân vì tôi nghĩ các nàh thơ không phải lúc nào cũng ở trạng thái bình thường mà thi thoảng cũng có phút bất thường mới có những câu thơ xuất thần. Tôi chưa vội đánh giá thi sĩ Thiên nhưng cũng thầm công nhận Mân nói có phần đúng. Tôi nói :

 

- Mân ạ, tôi và ông áp tải Thiên về, để ông nằm đó người ta cười chúng mình. Trong đám người hiếu kỳ một cách độc ác kia, khối người biết tụi mình và thi sĩ Thiên thường uống cà phê vỉa hè buổi sáng, có thể họ sẽ nghĩ bọn mình cùng một giộc như nhau.

 

Sáng mai tại quán cà phê, chúng tôi giựt  mình khi thấy thi sĩ Thiên mò đến. người ông phơ phạc, râu tóc nhôm nhoam. Ông lấy tờ báo ra khoe với chúng tôi. Kỳ lạ, tờ báo sạch mới tinh tươm, cứ như ông vừa mua ở quầy báo nào đó. Có lẽ ông ôm ấp tờ báo từ lòng ngực mình mà quên bản thân ông rất cần sự chăm sóc…

Nguyễn Nguyên An
Số lần đọc: 3324
Ngày đăng: 04.11.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Người xa lạ - Lương Minh Vũ
Giọt mưa lòng trong đêm của mẹ - Ngọc Thiên Hoa
Bóng Tôi ... (Phần 1) - Hồ Chí Bửu
Bóng Tôi ... (Phần 2) - Hồ Chí Bửu
Chuyện ba mươi năm sau - Đặng Hoàng Thái
Một buổi sáng không có tiếng gà - Đào Bá Đoàn
Hãy bò đi... - Đào Bá Đoàn
Đối diện cùng sinh tử - Văn Chấn Ngọc
Quê hương - Trần Thị Ngọc Lan
Cái nợ đồng lần - Nguyễn Đức Thiện
Cùng một tác giả
Hai Bà Mẹ (truyện ngắn)
Cái tát (truyện ngắn)
Ăn chay (truyện ngắn)
Kim (truyện ngắn)
Cổ Tích Thời Nay (truyện ngắn)
Con Trai Miền Gió Cát (truyện ngắn)
Đất sau mưa (truyện ngắn)
Bầu bí nương nhau (truyện ngắn)
Ánh mắt trẻ thơ (nhiếp ảnh)
Nỗi Buồn rực rỡ (truyện ngắn)
Ngôi mả đá (truyện ngắn)
Huyền Anh Quán (tạp văn)
Mẹ (thơ)
Ngọn Đèn Tỏ Mãi (truyện ngắn)
Thăm chồng (truyện ngắn)
Bức Tường (truyện ngắn)
Nhân Cách Thơ (truyện ngắn)
Trâu ở chùa (truyện ngắn)
Tình Cỏ Lau (truyện ngắn)
Nhỏ ơi (truyện ngắn)
Chị em sinh đôi (truyện ngắn)
Tráo ông địa (truyện ngắn)
Hai lần khóc... (truyện ngắn)
Thầy cũ (truyện ngắn)
Tin Buồn (văn hóa)
Bao Dung (truyện ngắn)
Người Thầy Thuốc (truyện ngắn)
Biếc tình (tạp văn)