Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.192
123.207.958
 
Người văn kêu cứu : nhà văn Vũ Ngọc Tiến kêu lên như thế.
Lê Anh Hoài

Gặp chúng tôi, nhà văn Vũ Ngọc Tiến kêu lên như thế.

ông bức xúc, thông báo một việc mà ông cho là "khẩn". Sự thể như sau:

Cuốn tiểu thuyết Quân sư Đào Duy Từ, NXB Kim Đồng ấn hành 5/2002 do Vũ Ngọc Tiến (VNT) là tác giả. Đây là ấn bản rút gọn nhằm phục vụ các em thanh thiếu niên, học sinh mà NXB đã cắt gọt từ bản thảo bộ ba tiểu thuyết Ba nhà cải cách (Khúc Hạo, Trần Thủ Độ, Đào Duy Từ) do VNT viết từ năm 1995, hoàn thành năm 2000 và sửa chữa, cắt gọt để lần lượt in thành 3 cuốn sách ở Tủ sách danh nhân Việt Nam của NXB Kim Đồng từ 3/2002- 9/2002. Nay đang định in bản đầy đủ bộ Ba nhà cải cách trong dịp kỷ niêm 1000 năm Thăng Long thì được tin NXB Phụ Nữ vừa cho ra mắt cuốn Quân sư Đào Duy Từ nữa (12/2006) của tác giả Trần Hiệp.

Ông giơ ra 2 cuốn sách cùng tên, nhưng cuốn sách của ông Trần Hiệp dày dặn hơn, than thở: Đã là tiểu thuyết lịch sử viết về cùng một danh nhân thì có thể chấp nhận cái phần sự thật lịch sử giống nhau, nhưng ở đây ông Hiệp đã sao chép trắng trợn cả những phần tôi hư cấu 100%! Điển hình là phần I (Xuống Núi- Trần Hiệp) sao chép toàn bộ nội dung tôi hư cấu 100% trong chương IV (Giấc mơ lạ Duy Từ xuống núi- Chia tay trò đại sư thử tài- VNT). Nó giống nhau đến kỳ lạ cả sự kiện và nhân vật mà tôi “bịa” ra, còn vì sao tôi bịa, tôi đã từng nói rõ cho các GS Đinh Xuân Lâm, GS Văn Tạo, nhà nghiên cứu Đào Duy Từ - bà Trần Thị Liên (học trò GS Lâm)… từ năm 2001!) Ông Trần Hiệp đã ngộ nhận đó là sự kiện, nhân vật có thật. Kiểu sao chép này có thể tìm thấy rải rác ở nhiều chỗ trong 398 trang sách của ông Hiệp, tôi sẽ chứng minh rõ tại buổi làm việc chính thức với cơ quan chức năng mà ông Hiệp không thể biện minh.

(Chúng tôi đã trao đổi với GS Đinh Xuân Lâm, GS Lâm cho biết: Khá lâu, không nhớ rõ năm nào, ông VNT có đến nhờ GS cung cấp các tài liệu liên quan đến danh nhân Đào Duy Từ, GS cũng có giúp đỡ ông VNT một số tài liệu lịch sử và giới thiệu bà Trần Thị Liên - học trò GS, người nghiên cứu về Đào Duy Từ- pv).

- Ông có dẫn chứng gì không?

- Có chứ, tôi và một sô người bạn văn của tôi đã xem xét, đối chiếu. Từ tên sách đã giống hệt “Quân sư Đào Duy Từ”, khái niệm “xuống núi” cũng là một sự sao chép ý tưởng. Tôi hư cấu nhân vật đại sư Duy Giác trụ trì chùa Đàn Xuyên, hậu duệ của hoàng tộc nhà Trần là có ẩn ý để ông trở thành thày dạy của Đào Duy Từ cả Nho- Phật- Lão, võ nghệ và binh pháp, còn trong lịch sử không hề nói đến. Ông Trần Hiệp cũng lặp lại, bịa ra đại sư Thích Thanh Bảo, hậu duệ nhà Trần (trang 8), còn chùa Đàn xuyên thay bằng chùa Ngân Xuyên.

 

Rồi cuộc đấu võ thử tài Duy Từ của tiểu Minh Tâm (trang 20- 25) sao mà giống với VNT mô tả, chỉ khác ông Hiệp đặt lại tên cho tiểu là Minh Tâm. Còn Tuệ Năng của VNT đi cầu siêu cho nhà phú hộ có người chết thì ông Hiệp cũng bịa thêm ra một Tuệ Năng nữa đi khất thực?

 

Sự kiện Duy Từ vào quán (trang 27- 35) và sự kiện Thục Anh gặp Duy Từ (trang 41- 45) cũng là lấy trong tác phẩm của tôi, chỉ khác Thục Nga đổi thành Thục Anh, bọn cướp chuyển thành lũ lính đảo ngũ. Các nhân vật thầy đồ Mậu, Hữu Danh, Hữu Dư cũng không hề có trong lịch sử. Song vì ông Hiệp lại lấy nguyên tên các nhân vật, khai thác dài dài ở các phần sau mới khổ chứ. Tương tự, ở trang 51- 54, có sự kiện nhân vật xã trưởng cưỡng hiếp bà Mạch (mẹ Duy Từ) và ở trang 59- 66 có sự kiện Duy Từ, Thục Anh giải cứu Hữu Dư khỏi nhà giam, mối tình éo le giữa Thục Anh (Thục Nga) với Duy Từ và Hữu Dư cũng là do tôi hư cấu 100% mà nên sao ông Hiệp lại tin là có thật trong sách sử rồi hồn nhiên sao chép của tôi sự kiện này?...

 

Sơ lược thống kê phần I của sách ông Hiệp (trang 8- 66) như vậy, còn trích dẫn tỷ mỷ phải thống kê được 15- 20 tình tiết ở riêng phần I. Nếu ông Hiệp có đủ cứ liệu lịch sử thì trưng ra cho công luận cùng biết, còn nếu bảo ông có ý tưởng giống hệt tôi khi hư cấu thì thật buồn cười.

- Ông định đưa sự việc ra "toà" phân xử?

- Chưa, nhưng tôi đã gửi bản Khiếu nại về việc  vi phạm tác quyền của ông Trần Hiệp tới Ông Cục trưởng Cục xuất bản, Bộ Văn hóa- Thông tin, Bà Mai Quỳnh Giao, Giám đốc NXB Phụ Nữ, Bà Đoàn Thị Lam Luyến, Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam, Bà Lê Thanh Nga, biên tập viên NXB Kim Đồng (người đã trực tiếp biên tập cuốn sách của tôi).

- Nhưng sự việc liệu có nghiêm trọng đến thế?

- Có chứ. Tôi thấy, tựu trung lại, có hai dạng đạo văn của ông Hiệp: một là những nhân vật, sự kiện tôi hư cấu 100%, ông Hiệp ngộ nhận là có thật nên đã giữ nguyên; hai là những nhân vật lịch sử vốn có thật, nhưng để phục vụ chủ đề tư tưởng nên tôi hư cấu ra nhiều tình tiết, sự kiện liên quan đến nhân vật lịch sử đó cũng bị ông Hiệp ngộ nhận có thật và vô tư sử dụng. Tôi còn gửi kèm theo bản thống kê hành động sao chép ở phần I cuốn Quân sư Đào Duy Từ của Trần Hiệp. Lưu ý, bản thống kê này dựa trên sự đối chiếu với bản in của Nxb Kim Đồng 5/2002 chứ không phải với bản thảo mới sửa của tôi)… 

- Vậy bây giờ ông có nguyện vọng gì?

- Viết một cuốn sách, nay muốn in mà lại có người đã sao chép ý tưởng của mình, rồi lại ra trước thì nó đau lám anh ạ. Vì thế, tôi trân trọng kiến nghị: NXB Phụ Nữ tạm ngưng việc phát hành cuốn “Quân sư Đào Duy Từ” của ông Hiệp chờ cơ quan chức năng xác minh và giải quyết;  NXB Phụ Nữ hoặc NXB Kim Đồng tổ chức cho ông Trần Hiệp đối chất với tôi, có mặt cả đại diện Trung tâm tác quyền Hội nhà văn Việt Nam để chứng minh một số tình tiết, sự kiện, nhân vật giống hệt như tôi đã hư cấu là do ông Hiệp lấy từ nguồn nào? Tùy theo thái độ của ông Hiệp, tôi sẽ cân nhắc mình nên khởi kiện vụ việc này hay không tại tòa dân sự Hà Nội.

 

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó GĐ, Tổng biên tập Nhà xuất bản Phụ Nữ trao đổi: NXB đang tìm cách liên hệ với tác giả Trần Hiệp nhưng chưa được, ông Trần Hiệp trước công tác và cư trú tại Thanh Hoá, nay ở Hà Nội. Chúng tôi tìm cách liên lạc qua số điện thoại nhà ông nhưng không có ai trả lời. Về quan điểm giải quyết, theo bà Hà, sau khi gặp ông Trần Hiệp, có thể NXB sẽ mời hai ông cùng làm việc. Còn việc đình chỉ phát hành cuốn sách của ông Trần Hiệp là không thể trong lúc này.

 

Bà Lê Thanh Nga - NXB Kim Đồng, người trực tiếp biên tập 3 cuốn sách của ông VNT cũng đang xem xét cả 2 tác phẩm và chưa đưa ra được kết luận. Trả lời câu hỏi đã bao giờ thấy một việc tương tự, bà Nga cho biết: Tính chất của vụ tranh chấp bản quyền này rất lạ, lần đầu tiên xuất hiện.

 

Nhà văn Lê Phương Liên - Trưởng ban văn học thiếu nhi - Hội Nhà văn Việt Nam:

Viết tiểu thuyết lịch sử, nên tham khảo kỹ lưỡng chính sử

 

Bản thân tôi cũng đã từng bị một tác giả chép gần như nguyên xi một truyện ngắn gửi đi dự thi và... đoạt giải! Về tiểu thuyết lịch sử, theo tôi có thể hư cấu 70%, khác với thể loại truyện ký lịch sử phải dùng ít nhất là 70% sử liệu. Một sự kiện hay nhân vật lịch sử, có thể nhiều nhà văn khai thác. Trong thực tế, chỉ riêng về đời nhà Trần, đã có các nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, Hoàng Quốc Hải viết nhưng rất khác nhau và độc giả vẫn chấp nhận. Nếu viết tiểu thuyết lịch sử, nên tham khảo kỹ lưỡng chính sử, phần hư cấu là của riêng từng người, không nên sử dụng lại. Trong những trườnghợp có sử dụng những tài liệu tham khảo, nên trích dẫn nguồn đầy đủ như nhà văn Hoài Anh (TP.HCM) đã làm.

+ Hai nhà văn Vũ Ngọc Tiến và Trần Hiệp sẽ gặp nhau, dưới sự dàn xếp của NXB Phụ nữ. Tinh thần chính là tiếp thu, rút kinh nghiệm.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

Lê Anh Hoài
Số lần đọc: 3258
Ngày đăng: 26.12.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Không được phỉ báng tiếng mẹ đẻ ! - Triệu Xuân
Tử cung vĩ đại - Henry Miller
Tôi là Vũ Ngọc Tiến xin trân trọng thông báo một sự việc khẩn - Vũ Ngọc Tiến
KẺ SỸ: Cội nguồn cảm hứng sáng tạo & Xuất xử - Đặng Thân
Xác và hồn của tiểu thuyết - Hoài Anh
Vĩnh biệt Nhà thơ Nguyễn Bạch Dương - Hồ Tĩnh Tâm
Bàn tròn văn chương qua ba kỳ phiêu lãng…. - Inrasara
Vô và Hữu…Sai hay Đúng? - Đông La
Viết ngắn 01. Nhà thơ và vấn đề lí luận - Inrasara
Nhà thơ học biết …sợ thơ để người đọc còn cần thơ - Inrasara
Cùng một tác giả
Tìh êu (truyện dài)
(thơ)
Lời (thơ)
Thẩm tranh (tuyển truyện)
Khóc (thơ)
Bộ râu (tuyển truyện)
Viên đạn lạc (truyện ngắn)
Lưỡng lự * (truyện ngắn)
Lãnh đạo cười (truyện ngắn)
Tìh êu (kịch)