Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.216.333
 
Tự truyện không hẳn là văn học
Triệu Xuân

- Tự truyện là một thể văn viết, ghi lại tư liệu có thật, nhằm thuật lại cuộc đời, sự nghiệp của một cá nhân hoặc một gia đình, dòng họ. Ở phương Tây, Tự truyện có từ khá lâu, có từ trước khi thể loại tiểu thuyết ra đời. Tại Hoa Kỳ, hàng năm xuất bản hàng trăm cuốn tự truyện. Ở đây tự truyện thành một dòng riêng, không được coi là văn học. Ai cũng có quyền in tự truyện, thậm chí có những kẻ phạm pháp, đang thọ án trong tù cũng xuất bản tự truyện!

 

Tự truyện chủ yếu là tư liệu có thật, không thể hư cấu. Có nhiều người nhầm lẫn giữa tự truyện với tiểu thuyết. Tự truyện chưa hẳn là văn học. Chỉ có thể là văn học khi mà nó được viết theo cái cách của văn học, thông qua số phận của cá nhân ấy, gia đình ấy, phản ánh, biểu hiện tâm thế và số phận của cả một cộng đồng, một dân tộc, một thời đại… Có rất nhiều cuốn tiểu thuyết được viết bằng chất liệu của tự truyện, nhưng nếu chỉ có chất liệu tự truyện thì không thể có tiểu thuyết. Tiểu thuyết là phải hư cấu, nhân vật tiểu thuyết bao giờ cũng phải được điển hình hóa. Sẽ có người bảo là lối này xưa quá rồi! Nhưng những thứ lý thuyết, phương pháp sáng tác theo kiểu tiểu thuyết mới, phản tiểu thuyết, hay là hậu hiện đại… cho thấy không mang lại được những tiểu thuyềt nào hay!

 

Không phải bất cứ cuốn tự truyện nào, cho dù có viết về các danh nhân, chính khách… cũng là tiểu thuyết hay được coi là một thể loại văn học. Những tiểu thuyết như Thời xa vắng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nỗi buồn chiến tranh,… thực sự là tiểu thuyết, là văn học, nhưng nó được xây dựng từ chất liệu của tự truyện. Có không ít người khi viết tiểu thuyết lấy chất liệu từ cuộc đời mình, gia đình mình, dòng họ mình, làng quê mình gắn bó… và rất thành công, nhưng sau đó thì … hết! Vì anh ta không còn vốn sống nữa. Nhà viết tiểu thuyết chỉ có thể thành công khi có nghề, và đặc biệt là phải có vốn sống, vốn tri thức. Vốn sống tích lũy được phải vô cùng phong phú, tươi rói và phải biết mười để chỉ viết một!

 

“Biết mười để viết một thì mới có người đọc” - Đó là lời dạy của cha tôi khi người thấy tôi đam mê sáng tác văn học. Tôi coi đó là nguyên tắc và tuân thủ nguyên tắc ấy suốt từ khi viết bài Ký đầu tiên năm 1974, viết tác phẩm văn học đầu tiên Những người mở đất năm 1979 cho đến bây giờ cũng như mãi về sau, khi tôi còn sáng tác.

 

- Gần đây người ta làm ầm ĩ lên về một vài cuốn tự truyện. Tôi được biết có không ít người thành đạt trong làm ăn kinh tế hoặc giàu lên quá nhanh nhờ sốt đất hoặc trúng quả môi giới dự án… đã bỏ tiền ra thuê một số người cầm bút để viết… tự truyện hoặc hồi ký. Những tự truyện loại này thì biếu chạy chứ bán không chạy! Đã hình thành một số công ty, hoặc cá nhân đi chào mời viết tự truyện để kiếm tiền! Đã xuất hiện những vụ Tổng Giám đốc lấy tiền công quỹ ra mua tự truyện của… mình!

 

Theo tôi, việc viết tự truyện là nhu cầu chính đáng của con người, là nhân quyền, không ai được phép mạ lỵ, cấm đoán. Người ta có quyền tự viết, thuê người khác viết, có quyền gửi tới các nhà xuất bản, thậm chí tự in bằng computer rồi phát không cho bạn bè… Thế nhưng, do rất nhiều lý do, trong đó có lý do thương mại, người ta đánh vào thị hiếu tò mò của người đọc, để rồi làm rùm beng lên theo kiểu mãi võ Sơn Đông bán thuốc tễ… đối với những cuốn tự truyện mà bản thân nó đơn giản chỉ là tự truyện! Vấn đề là ở chỗ, khi có quyền tự do làm tự truyện thì bất cứ ai cũng nên tuân theo luật pháp, không vu cáo, không xúc phạm người khác, và trước hết, người viết, người được thuê (thợ viết) viết phải chịu trách nhiệm về những gì mình viết, mình kể, tức là chịu trách nhiệm về cuốn tự truyện của mình! Không chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật mà quan trọng hơn, phải chịu trách nhiệm trước lương tri đồng loại!

 

Thành phố Hồ Chí Minh, 12-12-2006

Triệu Xuân
Số lần đọc: 3854
Ngày đăng: 27.12.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hai cách đọc một bài thơ của Đỗ Mục - Hà văn Thùy
Người văn kêu cứu : nhà văn Vũ Ngọc Tiến kêu lên như thế. - Lê Anh Hoài
Không được phỉ báng tiếng mẹ đẻ ! - Triệu Xuân
Tử cung vĩ đại - Henry Miller
Tôi là Vũ Ngọc Tiến xin trân trọng thông báo một sự việc khẩn - Vũ Ngọc Tiến
KẺ SỸ: Cội nguồn cảm hứng sáng tạo & Xuất xử - Đặng Thân
Xác và hồn của tiểu thuyết - Hoài Anh
Vĩnh biệt Nhà thơ Nguyễn Bạch Dương - Hồ Tĩnh Tâm
Bàn tròn văn chương qua ba kỳ phiêu lãng…. - Inrasara
Vô và Hữu…Sai hay Đúng? - Đông La
Cùng một tác giả
Cõi Mê (truyện dài)
Nỗi đau (truyện ngắn)
Trả giá (truyện dài)
Bụi đời (truyện dài)
Sóng lừng (truyện dài)
Tôi không mất em (truyện ngắn)
Khát vọng (truyện ngắn)
Giấy trắng (truyện dài)