Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.167
123.223.965
 
Trịnh Công Sơn , những kỷ niệm
Vĩnh Nguyên

       Tôi không nghĩ cái cung la thứ đằm thắm của Trịnh Công Sơn lại thu hút nhiều người đến thế. Sơn có nhiều ca khúc hay. Nhưng đêm nay tôi chong đèn nhớ Trịnh và để mở đầu cho bài viết này là nói tới bài “Huyền thoại me”. Bài này Sơn viết ở Huế khi còn tỉnh Bình Trị Thiên và còn ít người hát. Nhưng khi tách tỉnh thì “Huyền thoại mẹ” rộ  lên khắp nơi từ Huế, Đông Hà, Đồng Hới cho tới những miền biển, miền rừng, các công trường xí nghiệp, không những lớp trẻ mà cả những người già đều hát say sưa. Nhất là trong các quán rượu, các cuộc liên hoan tập thể, bạn bè bất chợt gặp nhau đều cụng li và tranh nhau hát “Huyền thoại mẹ”. Họ tranh nhau hát là bởi họ tự nhại ra nhiều lời mới:

 

        Đêm chong đèn ngồi nhớ rượu

        Buộc hai cẳng phải đi

        Vợ dù nói năng chi

        Ta cũng đi cho bằng được

        Vợ nói chi cũng mực

        Vợ là vợ mà ta là ta

        Và lời hai:

        …Vợ là vợ mà cơm là cơm

 

        Miệng hát, tay cầm đũa gõ chén dĩa giữ nhịp rồi cười đùa la hét huyên náo sau mỗi câu, mỗi đoạn, thì, phải nói nhạc trịnh đã đi vào công chúng rất sôi động.

 

        Giờ hai cây bạch lạp trắng và đỏ sáng  lên trong căn phòng nhà tôi tại thành phố Đồng Hới-thành phố trẻ nhiều nhà cao tầng khang trang rực ánh đèn màu. Nhà tôi đèn nê-ông sáng trắng. nhưng tôi ưa tắt hết điện mà chong nến để nỗi nhớ sâu hơn.

 

        Khi nghe tin Trịnh Công Sơn ra đi, tại làng Vĩnh Tuy quê tôi, tôi đã viết bài thơ “Khóc Sơn” rồi. Về Huế, tôi viết tiếp bài “ Trịnh Công Sơn mến yêu” kịp in vào tập “Cát bụi lộng lẫy” cùng nhiều cây bút trong nước, ngoài nước là bạn Sơn. Và giờ đây, tôi không thể không viết về Trịnh khi hai ngọn nến đang chong lên trước mặt bàn.

 

         Các bạn thân mến, bài này viết về trịnh, tôi không muốn lặp lại những chi tiết ở bài viết trước. Dù sao thì khi viết cụ thể về một người bạn tài ba nên có trùng lặp chỗ nào xin các bạn rộng lượng bởi tư duy và lô-gíc của một bài viết vậy.

 

         Ba năm sống cùng Sơn ở căn gác nhà 9/11 Nguyễn Trường Tộ của má Sơn để lại, chúng tôi thường chong nến bởi Huế hồi ấy điện cúp liên miên.Chong đèn trong phòng. Chong đèn cả ngoài hành lang. Sáng sáng, chiều chiều, tối tối chúng tôi hay ngồi đàm đạo ở ngoài hành lang cho mát. Hơn nữa ở đây có một súc gỗ lớn, hình tròn, mặt phẳng. Và súc gỗ thành bàn. Đặt hai chiếc ghế, chúng tôi ngồi uống cà phê, uống  rượu nơi để mắt xuống lòng đường. Nhiều đêm cúp điện, trên mặt gỗ chúng tôi gắn sẵn cây bạch lạp. Ánh nến vừa đủ thấy hai ly rượu đầy hay vơi. Ánh nến soi tỏ hai người đàn ông đứng tuổi nhưng đều độc thân. Và ánh nến cũng đủ hắt lên nhành cây long não lóng lánh như hàng ngàn con mắt lá ngẩn nhìn chúng tôi.

 

         Bạn bè tới bất chợt, có người nói: ngày xưa Trịnh-Nguyễn phân tranh đánh nhau rạc gáo. Nhưng giờ cặp Trịnh-Nguyễn nầy chơi được lắm ! Nói là cặp nhưng tôi ít tuổi hơn nên tôi xưng anh-tôi. Còn Sơn, từ lúc cùng nhau ra ngồi súc gỗ hành  lang thì moa-toa:

         “Moa nói để toa biết rằng, súc gỗ này là  do nước lụt trôi về. Nó kẹt dưới cây long não bành ra kia kìa. Moa thấy vui quá. Moa xuống nhờ sắp nhỏ đang lội nước chơi giữa đường lăn lên cho moa”.

 

          Súc gỗ lớn thành cái bàn tròn vui thật. Nó vừa bàn vừa ghế. Ai tới chơi ( cánh nam) hay ghé đít xuống súc gỗ, tỉnh táo chút rồi gõ cửa xem chúng tôi có nhà không.

 

          Một sáng, tôi gọi  dưới  quán cho hai ly cà phê sữa đá. Biết đã có cà phê, Sơn  từ trong phòng đi ra với điếu thuốc kẹp trên tay. Mới ngồi xuống chưa kịp cầm thìa quấy thì bỗng Sơn reo lên như tiếc rẻ: ô con nhỏ đạp xe nhanh quá! Tôi liếc nhanh xuống thì nàng đã tới chân cầu Phủ Cam với áo phông trắng, cái gáy trắng và mũ trên đầu cũng trắng. Sơn dõi theo bóng thiếu nữ hun hút lẩm bẩm: em Mệ rinh. Đoạn nói mạnh dạn: áo đông xuân trắng là từ ngoài toa đưa vào. Nhưng lạ, sao ngoài toa các chị mặc áo đông xuân đẹp thế còn khoác thêm áo ngoài làm gì vậy? mùa rét thì phải. Nhưng mùa hè nóng nắng lắm kia mà? Toa thấy không, từ khi áo đông xuân nữ xuất hiện ở đây, thiếu nữ Huế thành đồ chưng diện liền. toa tưởng tượng xem, nó bó sát thân hình nên em nào cao cao thon thon là rõ vòng eo. Áo lại hở cả vai và ngực nên như là cô dâu ấy! moa nói để toa hay: hồi moa ở cao nguyên cũng nhờ một lần trên ban công nhìn xuống lòng đường thấy một cô em đi xe đạp mặc áo đen hở đôi vai trắng ngần làm moa tưởng nó như là con vạc mới có ca khúc “Như cánh vạc bay” đó.

-          Còn Diễm xưa?

-          Diễm là bạn của moa. Người này đẹp lắm, thông tuệ lắm nhưng mà đa đoan lắm!

         Tôi thật sự giật mình bởi tháng sau “tuần báo văn nghệ” in cho Sơn hai kỳ liền là hồi ức về một cô Bích nào đó, dáng dấp thị thành, chồng đang ngồi tù còn Bích thì đang lao động chân tay ở một ở một nông trường cao nguyên. Và tôi hỏi có phải Bích này là Bích Diễm không thì Sơn gật đầu: chính thị.

 

        Sau này có lần tôi vào Sài Gòn thăm Sơn, Bích Diễm hay tin Sơn đã thôi Huế vào hẳn Sài Gòn nên cũng đến nhà.

 

        Sơn cùng tôi đang ngồi ở phòng khách. Bà giúp việc vào báo: có cô Diễm từ cao nguyên cần gặp. Ô Diễm xưa rồi! chúng tôi cùng đứng lên đi ra cửa. Một thiếu phụ tóc phi dê, thanh lịch trong bộ măng tô dài ngang gối, thắt dây lưng. Diễm cười hớn hở. Chúng tôi bắt tay chào hỏi nhau. Đoạn hai người đi vào phòng khách. Còn tôi tới gốc cây xoài.Ở đây có bộ bàn ghế như là cố định. Bích Diễm nói chuyện sôi nổi lắm. Phòng khách chỉ cách cây xoài một lối đi hẹp nên  tôi nghe rõ Diễm nói giọng Huế. Qua lời Diễm, tôi đã biết Diễm đã đọc bài của Sơn trên báo nên mới sôi nổi vậy- cái sôi nổi của người trong cuộc. Bài ấy Sơn “Trích” trong những bức thư là những nỗi niềm đau đáu của Bích gửi cho tác giả nhiều năm qua. Trong phòng khách có pianô nhưng Sơn không ngồi vào mà đàn mà xách lên cây ghi ta gỗ. Tiếng nhạc bập bùng và Diễm cất lời ca dịu nhẹ:

 

         Chiều nay còn mưa sao em không lại

         Nhớ mãi trong cơn đau vùi

         Làm sao có nhau

         Hằn lên nỗi đau

         Bước chân em xin về mau…

 

         Khúc nhạc thanh trầm hòa quyện lời ca buồn. Bài này Diễm hát sao qua được Khánh Ly. Nhưng cái hòa quyện mà có thể không ai có được ấy là họ đàn họ hát cho chính số phận của họ.Thương thay cho tài và sắc và kỉ niệm mà vẫn không tới được nhau…

 

         Xị đế vẫn chưa cạn. Trong lòng chén vẫn còn những giọt trong veo. Khuya khoắt quá. Huế lại mưa dầm. ngọn nến sắp tàn. Tôi gắn cây nến mới. Sơn rút điếu thuốc nối điếu. Điếu thuốc kẹp giữa hai ngón tay dài run run, Sơn nói trong cơn súc động ngùi ngùi: súc gỗ có lẽ trôi từ sông An Cựu qua còn nhà Diễm cũng bên sông ấy.

 

        Căn hộ nhà Sơn có ba phòng. Ngoài là phòng khách. Sơn ở phòng giữa. Tôi ở phòng cuối. rất ít khi tôi tới phòng sơn. Như các bạn biết đấy . Người viết có một phòng riêng là rất tiện. Mỗi người có cách làm việc riêng nên phải tôn trọng nhau. Nhưng hôm nay tôi vào phòng Sơn bởi Sơn có thư từ Canada mà người bưu chính vừa đưa cho tôi nơi thang gác. Phòng Sơn có cái bàn rộng, kê thấp. sách báo, thư từ, giấy má để ngổn ngang. Bàn rộng nhưng chỉ đặt hai chiếc ghế. Đọc xong thư, Sơn nói: X. bạn moa là giáo sư dạy toán ở Canada. Giờ viết thư cho moa giã bảo nghề này chán lắm rồi, bế tắc.

 

Lắm rồi .Gĩa nói rằng chỉ có con đường âm nhạc và thi ca may sao mới giải thoát được Gĩa. Sơn tiếp : Đó , bạn Moa là rứa đó .Cho nên Toa lo làm thơ cho hay đi , viết văn cho sắc cạnh vào . Nói mặt phải phải nói cả cái mặt trái của xã hội họa may mới “ăn” được lòng công chúng .Chúng tôi bàn đến tác phẩm “ PaPillon người tù khổ sai “ của Henri Charriere mà chạm đến lĩnh vực chính trị từ lúc nào không hay :”Toa đừng cho Toa từ Bắc vào mà nói ngụy trong này . Moa nghĩ bạn cùng là Ngụy kia sẳn sàng bới  xách vào tù cho bạn . Trong khi đó cùng là Đảng viên , nhưng khi một anh vào ngồi vào nhà đá thì coi anh kia có bới xách vào nhà đá cho bạn không? Hay lo lánh xa kẻo sợ liên lụy ? Toa nghĩ sao ? Tôi im lặng sự im lặng là có thể chấp thuận phía Sơn đúng .

     

    Chúng tôi ăn cơm bụi cùng sinh viên dưới hè đường Nguyễn Trường Tộ  . suất ăn kham khổ quá . Trên dĩa cơm có vài gọng rau muống xào , mấy miếng cà pháo bổ đôi và một con cá lẹp kho . “ Cá lẹp mà kẹp rau mưng “ đây mà . câu ca thể hiện sự đói một thời Ất Dậu 45 gì đó . Tôi xúc cơm ăn và Sơn đang hút thuốc và nối điếu . Sơn hỏi : ngày trước Toa đi lính ăn uống ra sao ? tôi nói tôi là thủy thủ nên tiêu chuẩn cao hơn bộ binh. ở bờ tiêu chuẫn đã cao. Tàu kéo neo rời bến ra biển tiêu chuẩn gấp đôi . Anh em tháo vát cải thiện thêm nên bữa ăn khá  lắm . Nhiều bữa tươi , thịt gà luộc không đủ đồ đựng phải lót giấy bốc ra ngoài boong tàu “Hèn chi bây giờ Toa khỏe “ . Toa là đẹp trai nhất phía Việt cộng đó nghe  “. Miệng Sơn tủm tỉm , mắt long lanh : “ còn trong này  bạn bè Moa cứ cuối tuần rủ nhau về Vĩ Dạ nhắm một con lợn sữa quay  . Nhiều khi đưa xuống đò , nhậu xong ,ngũ luôn đêm ở đó . Mùa hè mát . Thỏa chí tang bồng lắm . Toa nên nhớ Huế là chốn thơ mộng .Ai tới Huế đều có thơ hay . Các cụ ngoài Bắc như Nguyễn Tuân , Văn Cao , Nguyễn Bính ,Lưu Trọng Lư … nhờ tới Huế mới có tác phẩm để đời . Các cụ cũng ngủ đò như ai . Và có thể nhờ nếm “ mùi đò “ mà văn chương của họ lạ đi . Văn chương thời nào người ta cũng cần đến cái sự lạ …

 

   Khi đã thâm tình và  bắt được nhịp của Sơn rồi , tôi hỏi : Thế anh nếm mùi đò giang đến đâu mà lời nhạc anh giọng lắm ? Sơn cười . Đôi mắt sáng lên chân thành : Điều này với Moa thì nó “ mất dạy” lắm ! có nhiều cuộc dâng hiến nữa chứ .Nhưng số phận của Moa sinh ra để chiêm ngưỡng những “tòa thiên nhiên “ ấy mà thôi . Động tay vào chút là người Moa đã lạnh toát và bởi nó “ mất dạy” nên vùng bụng dưới từ từ dơ ướt . Lúc ấy Moa giục bạn bè tìm cách cho Moa vào bờ về nhà bởi người ngợm khó chịu lắm.

  

Tôi vào Sài Gòn lần đầu tiên .

 

Lúc này Sơn vẩn còn biên chế Hội Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên . Anh nghĩ phép Sài Gòn lần này chắc là bàn bạc với gia đình , bạn bè để chuyển hẳn vào đây . Trước đó , với mới tình thâm , tôi có viết thư cho má Sơn mấy lá  .Bà nội của Sơn là bà Đinh Thị Thuận quê làng Thọ Linh , Quảng Trạch , Quảng Bình .Má Sơn là bà Lê Thị Quỳnh cũng đâu vùng phía tây thành phố Đồng Hới .Thư tôi  viết cho bà rất giản đơn . Chủ yếu hỏi thăm , kể chuyện công việc sáng tác , sinh hoạt và đám bạn bè văn nghệ Bắc Trung Nam hay ghé chơi nhà . Và cuối cùng là mong có dịp gặp má .

 

Đứng trước số nhà 47C Duy Tân ( Phạm Ngọc Thạch bây giờ ) tôi nấn nút chuông . Bà giúp việc mở cữa . Phía sau bà giúp việc là má Sơn .Má mặc bộ đồ lụa vàng .Đúng má rồi , tôi thốt lên “Má” , má cũng gọi “Con” tôi ôm lấy má . Má vuốt vai tôi vỗ vỗ rất thắm thiết . Tôi vào phòng khách . Người nhà Sơn đang ngồi cả đây , có người tôi đã gặp ở Huế , nhiều người chưa . Tôi diện bộ cánh của Sơn cho .Aó màu gạch non có hai túi đựng bó sát người , tôi và Sơn chiều cao xấp xỉ nhau . Các em Sơn nhìn tôi tươi cười cởi mở . Nhà Sơn có tám anh chị em . Ba trai đầu , năm gái sau . Sơn anh cả đến Hà rồi Tịnh . Chị em gái từ trên xuống là Thúy , Tâm, Diệu , Ngân , Trinh. Sơn giới thiệu tôi với mọi người bằng một câu ngắn gọn có phần hài hước :Đẹp trai nhất phía Bắc Việt đó ! mọi người cười đồng thuận . Tịnh dẫn tôi lên gác một . Cho túi xách vào phòng , dặn tôi đi tắm , nghĩ ngơi khi nào nghe tiếng chuông rung thì xuống ăn cơm .

 

Sau khi cơm tối xong , mọi người tràn vào phòng khách , má hỏi tôi về gia cảnh  , và tôi tóm tắt về ba mẹ tôi , các chị ,các em tôi cho cả nhà nghe . Đoạn kể những ngày lênh đênh trên biển cả của tôi . Những cuộc đụng độ với tàu vơđéc Ngụy . Những trận đánh trả không quân Mỹ , thì ai nấy hết sức chăm chú , cảm phục . Cuối cùng má đề nghị : giờ con đọc thơ của con nghe coi và tôi đọc :

 

   Bình Trị Thiên như chiếc võng ta nằm

   Hai đỉnh đèo núi hai guốc võng …

 

Ừ ngộ hè . Buộc võng vào đèo ngang , đèo hải Vân thì chiếc võng này chắc dài quá ta ! và mọi người cười phá lên . Tôi còn đọc mấy bài nữa . Trước khi đi ngủ , má nói : ngày mai con đi chơi  cho biết Sài Gòn … Dạ , tôi đáp lể .

 

Ngủ dậy , tôi xuống phòng ăn tô bún bò Huế , lại ra góc cây xoài uống ly cà phê sữa đá với Sơn . Tịnh dắt ra cho tôi chiếc xe đạp nữ :” Đây , đi đâu được thì đi , cứ thõa mái vào “, Tịnh nói .

Tôi dong xe gần trọn một ngày . Qua cầu Khánh Hội , rẻ phải , tôi dông thẳng . Giờ tôi không còn nhớ những tên đường , ngã ba , ngã tư nào mà chỉ nhớ đến bến xe miền tây thì dừng lại . Tôi vào một quán bánh xèo ( bánh khóai Huế) gọi một dĩa . Bánh ở đây dầy và mềm . Bánh khoái Huế mỏng , rán giòn nên ngon hơn. Tôi ních tiếp một quả xoài . Xoài niềm Tây lên ngọt và thơm không thể chê vào đâu được . Vừa no , nói đến bến xe miền Tây nhưng vẫn Sài Gòn . Ở Huế , Sơn hay kể về những cuộc nhậu với bạn miền Tây và nhái giọng nghe vui lắm :” Anh hai , hết đi anh hai , mấy khi anh hai về miền Tây  ….” . Miền Tây hấp dẩn nhưng còn xa quá , không thể liều , và tôi lui xe . Đạp vòng vèo vừa đi vừa hỏi đường , về đến nhà vừa đúng 16  giờ . Má hỏi :con đi tới những mô ? con tới bến xe miền Tây thì rồi quay lui má . Đến tận xa cảng miền Tây sao . Nguy quá ! Mới vô Sài Gòn lần đầu mà đi như vậy gọi là nguy đó con ! Nói rồi má giục tôi đi tắm , nghỉ ngơi chờ cơm tối ;

 

Đạp xe cả ngày mệt .Tôi đi nằm sớm . Nằm nhưng chưa ngủ .Tôi nghe phòng bên má đang chuyện trò với ai đó . Bàn bạc chuyện gì đó . Trong năm em  gái Sơn lúc ấy , Trịnh Vĩnh Tâm , Trịnh Kim Ngân đã có chồng con , còn Thúy , Diệu Trinh thì chưa . Rồi một giọng đàn ông nói to như là để chấm dứt câu chuyện (hình như giọng của Thích – chồng Tâm) đã lọt vào tai tôi một câu rất đắt giá (Gã Vĩnh Thúy cho Vĩnh Nguyên là đẹp nhất ) .Tôi tiếp nghe tiếng má đằng hắng trước khi về phòng mình .

 

Tôi dâỵ muộn ., đánh răng , rữa mặt , nai nịt gọn gàng tôi xuống nhà  dưới . Sao vắng vẻ thế này ? Tôi ngồi xuống ghế cây xoài . Bà giúp việc bưng đến tôi bình trà , ly cà phê sữa đá , bà nói : Cậu dùng cà phê , còn cậu Sơn có ai đến rước đi rồi . Tôi rót bình trà ra ly , bưng lên nhưng còn rất nóng  lại đặt xuống đĩa . Có tiếng guốc lốc cốc đi xuống cầu thang , Thúy xuất hiện . Thúy sáng nay rực rỡ hơn hôm qua nhiều lắm  , nàng đánh phấn , kẻ mày cong  , môi tô son hồng phớt . Tóc ngang vai , đôi mái phủ xuống cổ hất hây trên chiếc áo phông trắng mỏng hở vòng ngực rộng . Thúy tươi cười cúi chào duyên dáng và ngồi xuống ghế đối diện . Chợt thấy ly cà phê của tôi chưa quấy  , nàng bưng lấy quấy hộ rồi trả lại chổ cũ , còn ly của Thúy , tôi nói Anh Nguyên  cứ tự nhiên đi . Thúy sẽ có ly khác . Đúng vậy , bà giúp việc bưng ra đặt trước Thúy ly sữa nóng . Nàng cúi xuống thổi cho nguội dần và … khuôn ngực nàng không có áo con lộ rõ đến lõm thượng vị . Thôi thì ngồi trước gốc xoài nên ví với xoài thôi .Đôi xoài của nàng mới ống chuốt , tròn trĩnh làm sao ! Hai núm của trái xoài cùng màu hồng phớt như đôi môi cảu nàng .Ồ đẹp thật hay là mơ đây ?

 

Tôi dùng thìa nếm chút cà phê . Nàng đã uống một phần ba ly sữa – Anh Nguyên cứ tự nhiên đi và kể chuyện cho Thúy nghe với . Nàng giục , và tôi vừa nhấp cà phê vừa rỉ rã :Đời tôi lênh đênh trên biển lâu quá và buồn quá , Ba mẹ tôi mất đẻ lại mấy chị em , tôi nhớ nhà , nhớ quê hương nên tôi không muốn ở lại làm sĩ quan quân đội  . Tôi xin ra quân  để học trường viết văn -Ồ hay quá ha . Rứa anh Nguyên có hát được không ? Có . Tôi hát được .Tôi hát được rất nhiều bài của anh Sơn . Anh Sơn còn khen tôi có giọng ấm và hát rất đúng nhịp . Để thể hiện , tôi hát rất bốc “ Ru em từng ngón xuân nồng”

 

Đạp từ Hồ Xá ra  Đồng Hới. Đường ngoài đó hồi đó còn quá xấu, long lở ổ gà, ổ voi còn xa lộ Biên Hòa – Sài Gòn thì bóng lộn, xe đạp đổ dốc ro ro khoái lắm. Sơn hỏi tôi có ai ngoài Biên Hòa ? – Cô em gái út của Nguyễn Thị Phú – kỹ sư chế tạo máy, công tác tại nhà máy chế tạo điện 4 vừa bị tai nạn lao động khi hướng dẫn sinh viên thực tập . Cô vào mổ ở bệnh viện chợ rẫy và đã trở lại nhà máy. Tốt quá, Sơn nói : điện 4 có bạn moa làm chết ở đó , tên Nam .Gĩa hay vào đưa moa ra đó nhậu chơi luôn , khi biết có em tôi dưới quyền bạn Sơn , Sơn thích lắm : chắc toa còn có nhiều bận từ Biên Hòa vào với moa hè? Đoạn Sơn thông báo : Ba em gái của  moa Thúy , Diệu , Trinh đã đi Canada .

 

 

Tôi lại vào Sài Gòn . Tới thăm Sơn lần này còn có đứa con gái đầu Nguyễn Hoàng Phương 9 tuổi . – “ Chào bác Sơn đi con “ “ Con chào bác Sơn “ .” ô hô , con nhỏ , con nhỏ “ – vừa nói Sơn vừa nhìn Phương với con mắt sáng lên rất lạ . Sơn lẩm nhẩm trong miệng mấy lời gì đó rồi nhận xét “ Toa có đứa con khá quá . Lớn lên nó sẽ rất xinh đẹp và tài năng “. Có thể Sơn đúng Nguyễn Hoàng Phương sinh năm 1980 . Cuối lớp 9 đã đạt giải nhất văn toàn tỉnh . Lên đại học đã giật hai giải nhất quốc gia về triết cả sử và  ngữ văn đại học Huế .Và vừa rồi Phương bảo vệ luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học với điểm tối ưu( 10 điểm ) được chuyển thẳng học tiến sĩ mà không phải thi .

 

Gửi Phương cho cô Phú ở chung cư ngã ba Vũng Tàu, tôi vào Sài Gòn gặp Sơn. Tôi muốn Sơn vẽ cho tôi bìa tập thơ làm kỉ niệm ( ruột đã in gần xong ở nhà in quận 1 ). Chưa gặp Sơn đã gặp họa sĩ Đinh Cường ở câu lạc bộ mỹ thuật Thành Phố. Âu cũng là cái duyên , Đinh Cường nói : “ Sơn vẽ bìa được nhưng phải cho Sơn say . Khi Sơn say cái tay cầm bút vẽ run run nhưng mà cái hồn cốt toát lên từ cái run run ấy “.

 

Sơn đi vắng .Dạo này Sơn bận nên hay vắng nhà . Sơn lu bu bên Hội nhạc sĩ thành phố . Viết cả nhạc phim . Các em ca sĩ Sài Gòn , Hà Nội thường quấn lấy Sơn để hát . Và khi các người đẹp bên Sơn thì Sơn còn biết trời đất gì nữa ! chịu ! Tôi đành quay về Đinh Cường 36 Trần Quốc Toản chịu ơn . Đưa bản thảo tập thơ “ Tình yêu đâu có muộn màng “ . Đinh Cường lướt xem mấy bài rồi nói : “Được , trưa mai Vĩnh Nguyên tới là có “ .

 

Đinh Cường vẽ bìa thơ cho tôi rất ấn tượng và tất nhiên , mang hồn cốt họ Đinh .

 

Tôi và Định Giang từ Huế vào Sài Gòn tiễn đưa bà Lê Thị Quỳnh về nơi yên nghỉ cuối cùng ở chùa Quảng Bình ( giờ là ấp Gò Dưa , tỉnh Bình Dương ) . Và cũng không ngờ với Sơn lại là lần gặp cuối .

 

Tôi gặp lại đầy đủ người nhà của Sơn , các em gái của Sơn từ nước ngoài về trong những bộ đồ tang bao quanh linh cửu người má kính yêu “ huyền thoại mẹ “ .Một đám tang ít thấy ở Sài Gòn . Người đông nghịt với hàng trăm vòng hoa kết nối  hai bên từ ngõ nhà vòng hết đường Phạm Ngọc Thạch và chạm đến trục đường Điện Biên Phủ . Ai cũng tấm tắc “ mẹ của một nhạc sĩ tài ba là phải như vậy “.

 

Tôi thắp lên hai cây nến mới . Tp. Đồng Hới vào khuya . Chiếc cầu Nhật Lệ đầy kiêu hãnh và thơ mộng chắc không còn người qua lại . Bài viết nhớ Trịnh cũng xin dừng đây thôi . Bởi tài năng âm nhạc của Trịnh Công Sơn thì đã rõ . Khi người tài thiếu thốn quằn quại điều gì thì thường thành công từ sự thiếu thốn , quằn quại ấy . Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gắn tình yêu tuổi trẻ được người đời mến mộ cũng bắt nguồn từ những khát vọng của ông mà nên chương .

 

Chẳng biết bây giờ là mấy giờ . Ở làng quê ở giờ này tiếng gà có thể eo óc gáy . Cơn bão số 5 năm nay đang ập vào miền Trung . Sài Gòn do ảnh hưởng áp thấp mà đang mưa ? Tượng Sơn ở ấp Gò Dưa , Tượng Sơn trứơc sân nhà gần gốc xoài xưa đang ướt nước ? thì mưa ơi cứ xối xả nữa đi , gột bớt những bụi trần ! Xếp lại xấp bản thảo viết tay đặt ngay ngắn trên bàn , tôi vẫn còn ngồi trước hai ngọn đèn chong .

Mắt nóng bỏng , rớm ướt rồi hai hàng ròng ròng tuôn chảy .

Nhớ Trịnh đến bao giờ nguôi !

 

Tp. Đồng Hới ,dưới chòi ngắm sóng đêm 25/9/2006

Vĩnh Nguyên
Số lần đọc: 3544
Ngày đăng: 16.02.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cái mẻ kho - Nguyễn Một *
Kỷ niệm 12 năm ngày mất nhà văn Phùng Quán (22.01.1995-22.01.2007 ) : PHÙNG QUÁN trong tôi - Vĩnh Nguyên
Trần Thượng Xuyên – người Minh hương có công khai phá vùng Đồng Nai – Gia Định - Nguyễn Đức Hiệp
Thơ Hữu Đạo, tiếng hát của một thế hệ dấn thân - Lê Văn Nuôi
Đất và người Bến Tre. - Nguyễn Thị Hậu
Người vượt qua những khó khăn chất chồng để sống - Nắng Xuân
Cơ chi có một ngày… - Võ Quê
Tặng em đôi chiếu em nằm . . . - Nguyễn Thuỵ Nhã
Nặng nợ với trầu cau - Võ Ðắc Danh
Nhớ Thầy Trần Quốc Vượng - Nguyễn Thị Hậu