Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
973
123.200.515
 
Arthur Rimbaud . Tâm hồn nào không lầm lẫn
Vũ Trọng Quang

Một câu hỏi về Arthur Rimbaud ? Là ai, làm gì, ở đâu?

            Có người biết đó là thi sĩ – thi sĩ Pháp; có người đã xem phim tái hiện cuộc đời Rimbaud; có người khi còn ngồi ghế nhà trường học hoặc nghe về câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu trong bài Tình Trai đề cập đến mối tình đồng giới trong thi ca:

                   “ Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine

                      Hai chàng thi sĩ choáng hơi men”

            Và biết thêm bi kịch giữa lứa đôi thi sĩ xuất sắc ấy, Verlaire trong khi “choáng hơi men” đã bắn vào Rimbaud, “ Hoàng tử cuả các thi sĩ ” Verlaine lãnh án tù hai năm, “ Nhà thấu thị ” Rimbaud phải vào điều trị tại bịnh viện.

            Xa hơn nữa có người yêu thơ biết đến hai bài thơ nổi tiếng cuả Rimbaud, đó là Nguyên Âm (được xem như bài thơ sắp đặt với ý nghĩ khác thường về nguyên âm) và bài Con Tàu Say. Người chú tâm hơn thì tìm đọc lại hai tập thơ Một Muà Địa Ngục và Hoa Đăng.

             nghĩa cái tên Rimbaud và thơ Rimbaud ít nhiều đã được biết đến.

            Bây giờ Rimbaud Toàn Tập, một tập hợp khá đầy đủ về Rimbaud.

            Cuốn sách mở đầu lời tựa tràn bờ dài gần 100 trang như một cuốn sách trong cuốn sách, dưới mỗi bài thơ đều có chú giải / giải mã, mới thấy nhà văn kiêm dịch giả Huỳnh Phan Anh “yêu” Rimbaud đến dường nào, nên đã dồn hết sức dồn hết tâm cho ước mơ toàn cảnh của mình, như lời bộc bạch của tác giả chuyển ngữ: “Rimbaud Toàn Tập là ước mơ từ lâu, dầu biết công trình không đơn giản khi mà lẽ ra nó phải là công trình tập thể, càng không đơn giản khi bịnh ập đến giữa ngổn ngang những trang bản thảo, tưởng chừng là một kết thúc sớm, không riêng gì cho số phận cuốn sách…”. Đó là sự hết lòng của nhà văn Huỳnh Phan Anh trong mong muốn hướng dẫn người đọc đi đến tường tận hành trình phiêu lưu của Rimbaud: Phiêu lưu trong đời thơ, từ thơ khi còn học sinh đến thơ trong hai tập Một Mùa Điạ Ngục và Hoa Đăng cùng rất nhiều những bài thơ khác; và phiêu lưu trong đời thật, từ trong gia đình trốn nhà nhiều lần đi gặp nhiều người đến nhiều nơi, từ hầu hết các nước ở Châu Âu qua các nước ở Châu Phi (còn mong muốn gia nhập hải quân Mỹ), từ nhiều công việc như đi lính đi buôn (buôn cả vũ khí) đi làm việc công trường… Nghiã là đời thơ và đời thật như bước chân luôn luôn đi tới, dầu bị ung thư đầu gối phải cưa chân, thi sĩ vẫn gửi thư hứa hẹn trở lại Châu Phi.

            Sau phần thơ là phần tiểu sử, phụ lục ảnh, tư liệu thư từ gửi gia đình, gửi những người thân thiết và quen biết; phần này gần 200 trang không phải để làm dày cộm cuốn sách mà để mở rộng biên độ cho tầm nhìn người đọc.

            Bút pháp của Huỳnh Phan Anh được xem như “tỉnh” trước cái “động”/”cuồng”* của Rimbaud, tỉnh táo trước cái sai trái “Tâm hồn nào không lầm lẫn?”. Nói như vậy có phải đòi hỏi nên viết xáo trộn trước chủ thể xáo trộn chăng? Nên giận dữ trước giận dữ chăng? Có cần thiết trả lời phải bình tâm chín chắn trước bản mệnh một con người luôn biến động. Câu trả lời nằm chính trong điều tra vấn.

            Authur Rimbaud: Tổng hợp của cay đắng – hùng hồn – gai góc – mê sảng – phản kháng – trần trụi – rối loạn – cuồng nộ - tuyệt vọng – tha hoá. Nhưng trên hết Rimbaud là thi sĩ cách tân “Phải tuyệt đối hiện đại” và táo bạo “Hãy kính trọng kẻ bị nguyền rủa tột bực, tôi đã thét điều đó trên trái đất” “Phải chăng đây là sự man rợ được tha thứ”. Để làm gì? Để đạt “tới cái chưa biết” bằng sự “rối loạn lập luận mọi giác quan”. Cách tân và táo bạo nhất không chỉ từ hai thế kỷ trước mà hiện diện cho tới hôm nay viễn tưởng đến thế kỷ sau.

            Liên tưởng về nơi chốn này nhìn lại mặt phẳng hình ảnh thi ca hiện hữu, những hình thức biện chứng cách tân chưa vượt qua giới hạn con đường Rimbaud (giả định R là trục toạ độ), loay hoay tại vị trí nhúc nhích ở một điểm trị số.

            Thổi tắt ngọn lửa “Nhà thơ là kẻ trộm lửa”, bóng tối khép lại Toàn Tập mở ra vùng chóa mắt khác, có cảm giác chơi vơi chới với, hoang mang giữa cõi thực phi thực không gian phi  không gian thời gian phi thời gian, vô thức bừng vỡ sản sinh từ áp lực ý thức dồn nén.

 

   * Những dòng nghiêng là thơ Rimbaud

            - Trong tập Một Mùa Địa Ngục (do Nxb Văn học ấn hành năm 1997) nhà văn Huỳnh Phan Anh dịch “Tâm hồn nào không sai sót”, trong Rimbaud Toàn tập ông lại dịch “Ai người không sai trái?”. Riêng người viết bài này lại thích câu “Tâm hồn nào không lầm lẫn?”. Dịch không phải phản bội nội dung, nhưng đôi khi phản bội lại hình thức.

  

Vũ Trọng Quang
Số lần đọc: 5213
Ngày đăng: 23.03.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Không chỉ là duyên thơ - Dư Thị Hoàn
Nhân 10 năm triết gia, nhà văn hóa lớn Kim Định qua đời : Xác lập cơ sở khoa học cho học thuyết Kim Định - Hà văn Thùy
Đã đúng là 100 bài thơ hay nhất ở Thế kỷ XX chưa ? - Lê Xuân
Sắc tím bằng lăng trong Nửa Đêm Làm Vợ - Nguyễn Nguyên An
Tiểu thuyết BỤI TRẦN trên con đường viết văn của TRẦN ĐỨC TIẾN - Phạm Quang Trung
Thử thay đổi cách nhìn vào thực tại : Đọc Người ăn gió và quả chuông bay đi ,Tập truyện ngắn của Nhật Chiêu - Trần Hữu Dũng
Đọc sách Phản biện xã hội, Trần Đăng Tuấn, Nhà xuất bản Đà Nẵng : Ngẫm ngợi về … - Lê Anh Hoài
Đọc thơ từ tuyển tập “Văn, thơ, nhạc Vĩnh Long 20 năm” - Văn Quốc Thanh
Đằm thắm thơ Nguyễn Thị Kim Liên - Nguyễn Đức Thiện
Sông cạn – Son sắt niềm tin yêu - Triệu Xuân
Cùng một tác giả
Đi tới... (văn hóa)
Mở (thơ)
Sân ga (thơ)
Chữ (thơ)
Những Lài (thời trang)
Cà Mau (thơ)
Giá (thơ)
Đẹp ? (thơ)
Đạo (thơ)
Lông (thơ)
Women (thơ)
Con Báo (thơ)
Bịnh (thơ)
$ (thơ)
Màu (thơ)
Viết & Đọc (điểm sách)