Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.094
123.231.426
 
Tôn gia trang
Ngữ Yên

Mọi người thấy lão chỉ là ông già bán kiểng dạo quanh năm,bao nhiêu tiền kiếm được đổ vào cho những cuộc rượu sáng nắng chiều mưa, thường là độc ẩm, vậy mà không ai ngờ rằng lão lại cất một căn nhà to lớn mà do chính tay lão xây chớ không mướn ai. Ngày ngày người ta thấy lão cùng một chàng trai đen dúa đục đẽo khiêng đá trét hồ.. thế mà ngó đi ngoảnh lại căn nhà đã hình thành hồi nào không hay. Ngôi nhà, tuy ô dề lạp tạp nhưng cũng rộng rãi uy nghi, nó giống một pháo đài hơn là một ngôi nhà vì kết cấu những tảng đá hộc sần sùi chồng chất, rồi lão đặt một cái biển nhỏ đề ngoài cổng là Tôn Gia Trang.

 

                      Cái tên Tôn gia trang khiến người ta nghĩ ông khoái truyện Tây Du kí nên đặt vậy ,nhưng sau mới biết đó là họ thật của lão: Tôn Văn Đức , nhưng kèm vào chữ gia trang cho nó có cái hơi hướm danh gia vọng tộc!

 

                     Không biết lão có tu theo đạo gì hay môn phái nào hay không mà trong sân nhà có vài cái miếu nhang khói quanh năm, um tùm cỏ lá rêu phong nên người ta gọi căn nhà của ông là Am Hồn Cốc, nên dân làng rất ít qua lại. Ông ra đi từ sáng đến chiều mới về lúc nào cũng say lướt khướt, để lại đức con gái  đau yếu ốm như bộ xương, thường xuyên ở nhà,dân trong xóm thường gọi nó là Na. Nghe nói nó có vết thương từ nhỏ ngay chỗ bụng, vết thương mỗi ngày cứ hành lên đỏ ửng, lão hay lấy cái lá gì nhai nhai rồi đắp lên cho nó mỗi ngày như thú rừng trị bịnh con vậy. Mọi người thương xót khuyên chở nó đi bác sỹ nhưng lão chỉ lắc đầu.

 

                     Lão có đến ba người vợ nhưng đđdều lần lượt ra di vì không chịu được sự kì quái tàn nhẫn của lão, người ta kể, có lúc ông trói họ lại và đốt họ nếu họ không được làng xóm giải cứu thì sẽ làm mồi cho bà hoả. Ông có thằng con trai đã bỏ đi hoang từ lâu mang theo sợi dây xích dưới chân trong một lần ông trói nó lại dưới gốc cau và không thấy nó trở lại nữa… giờ chỉ còn lại một mình bé Na.

 

                     Vậy mà mỗi chiều lũ trẻ lại khoái ông, cứ tụ tập ngoài cổng, nhất là bọn bán giấy số ông mua số nhưng không xài cho lại bọn trẻ thậm chí có lúc phát tiền cho tụi nó  xài chơi, thỉnh thoảng lão ngẫu hứng mua vài thùng bia đãi hàng xóm. Tính khí khác thường của ông làm người thân không chiu nổi, có năm đi tảo mộ tổ tiên ở dưới xứ, cách nhà lão trên dưới cả trăm cây số ,xe cộ người ta thuê sẵn lão không chịu lên.Na đêm, đạp xe một mình về quê,tới nơi là ầm lên, làm mọi người hết hồn.Rồi không chờ đợi một ai, trời còn tối ṃit mà lão chạy thẳng một mạch ra nghĩa đia dẩy cỏ một mình, đến sáng mọi người ra thì mọi chuyện đã xong hết rồi.

 

                  Kiểng ông bán thường dạng bonsai nên người chơi cũng kén,đa phần là người khá giả giá vài trăm ngàn đến bạc triệu là chuyện thường.khi hết kiểng ông đạp xe lên biên giới mua lại nhưng người Miên họ vào rừng móc gốc mai lên bán ,nên giá rất hời. Sau đó về, lão tỉa tót chăm chút lại, nhờ có đầu óc thẵm mĩ mà cây của lão ra dáng đẹp, mọi người rất thích.

 

                  Một ba, ông đẩy xe kiểng qua nhà tôi,thấy có mấy gốc mai tôi để ngoài sân lão hỏi : - Mai đẹp đẽ thế nầy mà cậu xiềng xích nó lại làm gì?

Tôi cười nói :-không xích lại bọn trộm đạo nó lấy ông ơi! Cả bạc triệu chớ ít gì.

o cười khẩy:-vậy thì đừng có chơi ,ai tự dưng lại mang món nợ đến cho mình.Mai là thể hiện phong cách đỉnh đạc cao khiết,khí phách của kẻ sĩ, ngày xưa tôi còn nghe nói có thi hào từng cúi đầu bái lạy hoa mai nữa kìa.Rồi ông đọc câu thơ :

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm (*)

Nhất sinh đê thủ bái hoa mai.

Còn cậu đây lại xiềng xích nó ,.không biết bây giờ người ta thể hiện cái đẹp, cái đạo ở chỗ nào? Tôi đi lễ chùa ,thấy mọi người vào cúng một con heo quay,tôi ra phía sau thấy bọn lái buôn mua lại con heo đó với giá rẽ mạt, cứ thế người khác mua vào cúng tiếp,như con chim én mính phóng sinh hay phóng tử nó ?người ta thả riết mà nó bay không nổi, bọn trẻ th́́ì bắt bán lại cho bọn lái buôn cứ thế cái vòng luẩn quẩn buồn cười cứ tiếp diễn mãi.

 

                 Nghe ông nói ,tôi thực sự ngạc nhiên về kiến thức của ông già bán kiểng,ngm lại cây mai đẹp đẽ thế kia mà bao quanh bằng những xiềng xích to kềng ư thì quá quắc thật,đúng là giết chết cái đẹp.Nhưng mọi người làm vậy,ai cũng tính thiệt hơn trong cái mưu sinh vất vả nầy mình cũng là chiếc lá trong cơn lốc đó vậy thôi.

 

                    Một buổi sáng, tôi đi làm qua Tôn Gia Trang, bỗng thấy mọi người bu đông, liền tò mò ghé lại xem, trong không khí ồn ào tôi nghe loáng thoáng tiếng người nói em Na con lão Đức đã chết,nhưng cổng thì đóng im ỉm, mọi người chỉ đứng ngoài ngó vào,không thấy lão,nghe nói đã đón xe ôm lên Suối Nước Trong sát biên giới Việt Miên rồi ? Mọi người xì xào lão giết con rồi bỏ trốn,người  cãi lại :- Bậy nào, ổng lên Tân Biên tìm người thân báo tin, người lại nói :-Thấy con lão chết trần truồng như nhộng, không lẽ nào….có người tặc lưỡi :-Thời buổi đạo đức suy đồi quá,không còn ra thể thống cả?....

 

                    Đến gần trưa thì ông về nhà ,trên tay ôm một cái chiếu,mấy bó nhang trà,đđi theo có chàng trai đen đúa dạo y phụ ông cất nhà,thấy người ta đbu đông .ông la lên :-mấy người làm gì ở đây? Mọi người hoảng hồn chạy tán loạn như gặp  quái vật,ông thất thỉu vào nhà ôm mặt khóc nức nở.

Buổi trưa ông đem con ra nghĩa địa cuối xóm chôn,theo sau lẽo đẽo vài người quen…

                  

                     Bẵng  đi thời gian ngắn ,không thấy ông đi bán dạo nữa.Tôi chờ không được bèn đến nhà ( số là có người bạn ở xa nhờ mua vài cây mai rừng về chơi ). Căn nhà vẫn hoang sơ um tùm cỏ cây.. qua ánh sáng lờ mờ… thấy một đống đồ trên giường cụt kịt …. Nghe tiếng rên hừ hừ, tôi bước lại gần kéo tấm mền ra lão Đức mặt xanh chành nằm co rúm như em bé.

-          ông bệnh à? Tôi hỏi đại.ông ta chỉ ú ớ câu gì đó không rõ,tôi sờ vào trán nghe nóng hầm hập chắc là bị sốt rồi.

- ông bị sốt cao lắm đó,để tôi chạy ra đầu đường mua vài viên thuốc uống.

ông lắc đầu nói phều phào:-không cần cậu ạ,đến đầu tủ tôi có cái hộp để thuốc.

 

Tôi lấy thuốc cho ông uống và nấu một nồi cháo giải cảm dùm ông, lúc nầy nhìn lão hơi khoẻ trở lại,ngồi dậy được tuy con mắt còn sâu lắm,tôi ái ngại cho ông:

-ông ở hiu quạnh kiểu nầy có chuyện gì làm sao tính được?.

Nói là nói vậy tôi vẫn biết gia cảnh của ông là như thế,mình cũng chẵng giúp được gì

-cám ơn cậu ,tôi nghe đỡ đỡ rồi,hoàn cảnh thế nầy đành chịu,riết rồi cũng quen.. mà nầy, cậu qua đây làm gì? ở xóm nầy cậu là người đầu tiên qua nhà tôi đó ,hàng xóm họ ngại tôi lắm..không phải họ sợ mà chắc họ ghê tởm tôi ?!!

Tôi lãng tránh câu hỏi đó chỉ nhờ lão chọn dùm vài cây mai. Ong dẫn tôi ra  vườn sau mai rất nhiều ,thế dáng đủ loại. Ở giữa sân còn một hòn non bộ khá lớn với nhiều tượng nhỏ dẫn tích xưa…thấy tôi chăm chú vào các tượng,ông chỉ ngay một tượng nhỏ gần con suối :- Cậu biết là ai không???

-          Hình như là Sào Phu - Hứa Do phải không, vì tôi thấy một người dẫn trâu còn một người rữa tai bên bờ suối.

ông cười khà khà:- khá lắm,xem ra cậu cũng biết nhiều về chuyện xưa tích cũ,đối ẩm nhau được đấy! Đi chăn trâu như ông Sào Phủ mà nghe tâm hồn thư thái, bỏ ngoài tai hết các lợi danh hiềm khích cuộc đời…

ông lựa cho tôi cặp mai khá lớn và nói :- Tặng cậu đó ,gốc mai nầy thế đẹp lắm,tôi lặn lội lên tới Bàu Tà ôn ở Bến Sỏi tìm kiếm ,may gặp một người Miên gánh ra bán.Cây nầy dáng tứ diện, nhìn góc độ nào cũng đẹp,còn những cây khác thường là ở dáng lưỡng diện thậm chí nhất diện thì không hoàn hảo lắm! Tôi thật tình lơ mơ không hiểu về cách chơi mai nhưng rất ngại ,mới giúp ông chuyện nhỏ giờ lại nhận quà sao? Đang lưỡng lự thì lão đẩy ra gốc cây nhãn trước sân uống trà nói chuyện bâng quơ ,một lúc bỗng lão chợt hỏi :- Cậu Nguyễn nầy! Tôi muốn hỏi cậu một câu chuyện?

Tôi giật mình, ngờ ngợ một chuyện mà mình đã biết rồi!!?? Nhưng không đợi tôi trả lời ông nói tiếp :- Những gì tôi làm từ xưa đến giờ là cậu nghe người ta kể hay là cậu thấy?

-          Tất nhiên là tôi chỉ nghe thôi chớ có thấy bao giờ ?

ông thở dài :- Đây là lúc tôi không phải giãi bày trần tình với cậu,thời gian sẽ trả lời… cách sống của tôi làm tôi trả giá rất đắt với cuộc đời…

 

Tôi thấy ông nói trong tiếng thở gấp,hai tay ôm đầu tóc rối bù mắt lại đỏ hoe nên lo sợ,người lão đang mệt đụng vô chuyện nầy càng nguy to nên cắt ngang câu chuyện :- Thôi ông vào nghỉ đi, tôi về.

Tôi đưa ông vào nhà sắp xếp sơ lại đồ đạc chỗ nằm rồi ra về, còn nghe tiếng ông vọng theo :..Sau nầy cậu sẽ hiểu, thời gian sẽ trả lời….

 

                       Nhưng thời gian đó không còn nữa,vài ngày sau tôi nghe tin ông qua đời lặng lẽ trong căn nhà u ám của mình, nghe nói lão bị bệnh phổi đã lâu ngày..ngày đưa đám tôi đến dự như một chút tình còn lại, không khí lạnh tanh không kèn không trống…Trong lúc sửa soạn tẩn liệm người ta phát hiện ra di chúc ông để lại với dòng chữ ngoằn ngèo là tặng toàn bộ căn nhà cho địa phương để làm nhà trẻ ( ông yêu cầu như thế)

 

Tôi về ,lòng băn khoăn không biết những câu chuyện về ông hư thực ra sao, như thế nào.?.tất cả đều đã quá muộn màng….

                     ….Khoảng thời gian khá lâu sau, trong một chiều cuối năm tôi ra nghĩa địa để tảo một người thân, sẵn dọn dẹp luôn mộ phần của em Na cho nó ấm cúng mà ăn Tết… bụng nghĩ vậy bước sang mộ em, bỗng thấy dáng người đàn bà nào ngồi xũ xụp bên mộ nhang khói nghi ngút,tôi ngạc nhiên bước đến gần.. người đàn bà thấy tôi hơi hoảng hốt…

-Thiếm là gì với em Na? tôi chợt hỏi

- Tôi là mẹ nó, khi hay tin nó mất thì ở xa không về được..Bà sụt sùi khóc…Nay cuối năm về thăm con…Tôi đứng lặng thinh một hồi thật lâu..

bỗng nhớ lời của lão Đức…Một thời gian sau… nhưng còn đấy một nhân vật sống để tìm hiểu,lân la một hồi rồi hai người cũng quen nhau.

Bà kể: ..Thật ra tôi đã có một đời chồng trước khi gặp ông,Na là con riêng của tôi ,nó bị bệnh bại liệt hồi nhỏ,khi đụng ông  tôi dẫn nó về nuôi luôn ,ông cũng đồng ý xem như con ruột. Vì ông không có con được lúc nhỏ chẳng may bị một tai nạn làm ông không còn chức năng đàn ông..Tôi là vợ ổng chuyện nầy tôi biết rõ, còn chuyện người đời đồn đại ra sao,nói gì chắc cậu ở đây cậu đã rõ??....cậu tự suy xét mà chiêm nghiệm…

-    còn nghe nói ông có một thằng con trai đi hoang?

-     thằng đó là con riêng của bà trước,khi tôi về ở vài ba tháng thì nó đi..nó bị bệnh tâm thần,có lần nó định đốt nhà nếu khyông phát hiện thì chết rồi..!! Tôi ở với ông một thời gian rồi mẹ tôi mất ngoài miền Trung, tôi phải về để tang bỏ con lại cho ông nuôi. Nhưng sau do hoàn cảnh ngặt ngèo tôi không có điều kiện trở lại được… Câu chuyện chưa kết thúc thì có chiếc xe ôm chạy trờ tới đứng chờ,thấy vậy bà lật đật ôm giỏ cáo tư :-Tôi phải đi gấp cho kịp chuyến xe về quê cậu ạ ! cậu ở lại có gì ngó ngàng dùm một phần của em, tôi không bao giờ quên ơn…gương mặt bà đầm đìa nước mắt.. Tôi lớ ngớ một hồi ,lúc định thần lại hứa với bà nhưng bà đã mất hút cuối con đường làng…..

-     

              Sau nầy tôi có dịp đưa cháu đến nhà trẻ Hoa Hồng ( nơi ngôi nhà âm hồn cốc lão Đức khi xưa ) nhưng nay thì khác nhiều rồi không còn u ám nữa,nhà sửa sang lại khang trang sạch đẹp với đủ các loại hoa tươi tắn…bầy trẻ nhỏ đang đùa giỡn vô tư. Tôi bất chợt thấy ngoài cổng dưới giàn hoa giấy lùm xùm phất phơ còn một biển nhỏ đề Tôn Gia Trang đã hoen ố nhạt nhoà…Lòng chợt xốn xang.. không biết người ta giữ lại như muốn lưu dấu một kỉ niệm… hay là họ quên chăng?

Long Thành Trung, Mùa hè 2004.

 

 (*) Mười năm bàn đạo giao du khó như tìm gươm cổ

      Một đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai ( Cao Bá Quát )

Ngữ Yên
Số lần đọc: 2528
Ngày đăng: 09.06.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Xóm Đông - Trang Thanh
Đàn ông đã chết - Lê Hoài Lương
Bây chim trước hiên nhà - Nguyễn Lệ Uyên
Vi đan - Hiếu Tân
Chuyện đám ma - Giang Thị Kim Phụng
Thiên đường chớp mắt - Trần Đức Tiến
Anh ở đâu? - Trang Thanh
Bóng đổ suốt trăm năm - Lê Hoài Lương
Nhớ…. - Nguyễn Lệ Uyên
Chuyện xứ Mitoman - Hiếu Tân