Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.143
123.227.171
 
Không nên tự trói buộc mình
Nguyễn Khắc Phê

Nhìn nhận đóng góp của báo chí thời kỳ đầu “ Đổi mới “ chính là ở chỗ nó đã khơi dậy , cổ vũ văn nghệ sĩ dám từ bỏ lối mòn , dám nói tiếng nói thật của lòng mình , kích thích sáng tạo . Có thể nói điều đó đã góp phần sinh thành nên những tác giả , tác phẩm được dư luận chú ý trong những năm về sau .

         Tháng 4 năm 1987 , tại Hội thảo “ Văn xuôi những năm gần đây – Những vấn đề xã hội và sự tìm tòi sáng tạo “ giữa hai Đoàn đại biểu nhà văn Việt Nam và Liên Xô tại Mátxcơva , tôi đã phát biểu :

          “ … Tôi thiết nghĩ , những ai đã hoạt động nghệ thuật đều hiểu sự tìm tòi đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật là lẽ sống còn của mình … Vậy mà lại có người – đáng tiếc là có khi họ là người có thế lực – họ e ngại sự tìm tòi đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật , vì họ sợ như thế sẽ chệch đường chệch hướng . Nhưng thử hỏi , trong sáng tạo nghệ thuật , ai là người chỉ rõ được con đường duy nhất dẫn đến thành tựu , như con đường tàu hỏa dẫn đến ga ? Con đường sáng tạo nghệ thuật mà đơn giãn thẳng tắp như đường tàu khi không cần nghệ sĩ , nhà văn nữa . Từ nữa thế kỷ trước , ngay trong còn phải sống trong chế độ thuộc địa , nhà nghiên cứu Mác-xít Hải Triều đã viết trên báo “ Dân tiến “( số 1 , ngày 27-10-1938 ): “ Bao giờ và ở chổ nào cũng thế , nhà văn cần phải có tự do mới có thể sáng tạo được những công trình bất hủ . Gạch ra một con đường buộc họ phải theo là một sự điên rồ ...”.

           Thật đáng tiếc là cả một giai đoạn mấy thập kỹ trước thời kỳ “ Đổi Mới “ , có thể vì điều kiện lịch sử và hạn chế này nọ , chúng ta đã buộc phải theo ( hoặc tự giác theo ) “ một con đường “. Vì vậy , cái gọi là “ Đổi Mới “ trong 20 năm qua , thực chất là để văn nghệ sĩ – những chủ thể sáng tạo được thực thi chức năng ( nhiều khi như là “ thiên chức “ ) đúng với mặc thù nghề nghiệp .(Trước đây có người nói :” Đổi mới thực chất là quay về cái cũ “ ;thiết nghĩ , nói vậy không chính xác ) . Tôi quan niệm trong văn chương , chủ yếu là “hay”“dở” chứ không phải là “mới “”cũ”.Truyện Kiều , Chí Phèo , Số Đỏ …đều là “ cũ “ mà hay . Xin miễn kê ra những cuốn sách mới viết , mới in mà dở.

           Có nhiều cách ( cũng có thể gọi là “ thủ pháp “ hoặc “ mẹo” – ông Phan Ngọc đã có bài viết về Mẹo tiểu thuyết “…) để đạt tới cái hay .Theo dòng “ hiện thực “ hay dòng “ ý thức :, “huyền ảo “đều có tác phẩm hay , cái này không phủ định cái kia .Áp dụng “ cách “nào là tùy “tạng”của mỗi nhà văn , tùy nội dung tác phẩm đòi hỏi cách thể hiện , một hình thức thích hợp với nó . Viết về các nhà “ ngoại cảm “ đi tìm mộ liệt sĩ thì hẵn là có nhiều “ huyền ảo” hơn là tiểu thuyết Mỹ Latinh; nhưng nếu viết về đề tài các bệnh nhân tâm thần chẳng hạn thì có lẽ dùng “ mẹo” dòng ý thức thì có lợi thế hơn v.v… Cũng cần nói thêm là trong cùng một cuốn sách , một đề tài , tác giả có thể dùng nhiều thủ pháp kết hợp . Chử Đồng Tử huyền thoại mà cũng rất hiện thực , Truyện Kiều có nhiều “Phật tính “ – dù tác giả là một nhà Nho tôn thờ Khổng – Mạnh . Nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới như nghệ nhân Ma-gơ-rít-ta  của Bun-ga-cốp ( Đoàn Tử Huyết dịch , vừa tái bản) hay Mật mã Da Vitnci…đều rất khó “ quy kết” thuộc dòng nào ,” chủ nghĩa “ nào .

            Chính vì thế , trong văn chương , cách gọi “ chủ nghĩa “ này hay “chủ nghĩa” khác đều không ổn , thậm chí còn có hại vì vô hình trung như thế là cách buộc nhà văn theo “ một con đường “ vạch sẵn mà hơn nữa thế kỹ trước , Hải Triều đã lên án .Xin được nói ngay ở đây rằng “ chủ nghĩa “đang bàn chỉ là thuật ngữ văn nghệ như “ chủ nghĩa thực sự phê phán “, chủ nghĩa hiện thực XHCN “… ( có người gọi là “ phương pháp “). Tôi mạnh dạn nêu vấn đề này vì gần đây  , nột số nhà lý luận vẫn bàn chuyện “ Chủ nghĩa hiện thực XHCN “ có còn thích hợp không , nên bổ sung, dổi mới phía cạnh nào v.v… Xin được nói gọn : theo tôi , không chỉ “chủ nghĩa hiện thực XHCN “, mà bất cứ “ chủ nghĩa” nào cũng không nên tôn thành ngọn cờ , thành “ phương pháp “buộc các văn nghệ sĩ phải theo . Nói cách khác , trong văn chương , không có chuyện “ chủ nghĩa “ nào hết ! Trước trang giấy trắng ( hay trước màn hình vi tính ) nhà văn không vướng bận gì đến các “ chủ nghĩa”đã ( hoặc sẽ) được đúc kết thành “ giáo điều “. Như thế - nói theo ngôn ngữ của “ chưởng “-  nhà văn đã có được ưu thế “ vô chiêu thắng hữu chiêu “. “Vô chiêu “ thắng vì thực ra anh được hoàn toàn tự do sử dụng mọi chiêu thức mà giới “võ lâm  “ trong và ngoài nước đã đúc kết từ trước , cũng như chiêu thức chưa một ai biết , chợt hiện đến trong tâm thế sáng tạo của anh.

           Một bạn đồng nghiệp , sau khi nghe tôu nêu ý kiến này,đã nhiệt liệt hưởng ứng , nhưng rồi nữa thật nữa đùa bảo :”nếu thế thì các nhà lý luận sẽ thất nghiệp à?” Không ! Tôi nghĩ các vị chỉ không phải mất công bàn luận , đúc kết , viết bài giảng về các “ chủ nghĩa “ , chứ việc nhận ra tác phẩm nào hay , hay ở chổ nào , nhất là việc phấn tích nhà văn đã khéo léo vận dụng ( hoặc tạo ra )thủ pháp nào , “ mẹo “ nào … nên tác phẩm mới hay , thì độc giả và cả người viết nữa , vẫn phải trông đợi chủ yếu ở các nhà lý luận từng trải , học vấn uyên thâm và khách quan .

           Xin được nói thêm , tôi nêu vấn đề trên vì nhận ra bản thân mình và có lẽ nhiều bạn đồng nghiệp khác nữa , do đã quá tự ràng buộc , tuân theo “ chủ nghĩa hiện thực “này nọ , vì ít có điều kiện tiếp xúc học hỏi những thành tựu văn nghệ thế giới , cũng như nghiền ngẫm kinh nghiệm qua những tác phẩm lớn của dân tộc , nên nhược điểm dễ thấy là trên những trang sách nặng về tái hiện cuộc sống thực tế cùng những vấn đề xã hội mà thiếu chất bay bổng của tưởng tượng và sáng tạo cùng sức năng của tư tưởng . Tái hiện cuộc sống và những vấn đề xã hội , cho dù là “mũi nhọn – nóng bỏng”, cũng chỉ mới có thể chạm đến đề tài lớn , chứ chưa thể thành tác phẩm lớn như chúng ta mong đợi . Mặt khác , trong thời đại hiện nay , báo chí , truyền hình … có lợi thế và khả năng hơn hẳn văn chương trong việc phản ánh nhanh chóng , trực diện cuộc sống thực tế và các vấn đề xã hội .

            Tất nhiên chúng ta còn có thể chỉ ra những nguyên nhân khác nữa đã hạn chế thành tựu của văn học trong những năm vừa qua . Trong nhiều lĩnh vực , tìm ra nguyên nhân là đã nắm chắc phần lớn sự thành công , nhưng trong văn chương thì còn phải có điều kiện chủ yếu là tài năng . Đó là nữa Trời cho , nên chắc chắn không thuộc nội dung thảo luận này . Có điều , tài năng luôn là của hiếm nên càng không thể để nó cùn mòn , lãng phí do những ngộ nhận và lầm lạc không đáng có trong quá trình hoạt động của mỗi cá thể sáng tạo và của cả cơ quan .Hội đoàn có trách nhiệm quản lý văn nghệ sĩ .

Văn nghệ số 25-23.6.2007 trang 8

Nguyễn Khắc Phê
Số lần đọc: 3884
Ngày đăng: 24.06.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trường ca Công đức vua Hùng của nhạc sỹ Công Minh - Triệu Xuân
Một khoảng không của Huy Cận - Nguyễn Minh Hùng
Nhà thơ Huỳnh Hữu Võ: Bị quên tên trong những ca khúc… - Dạ Ly - Phương Thảo
“Tô tem sói”(*) - tên phát xít đang được tung hô - Phạm Lưu Vũ
Ván ù son - Trần Tuyết Lan
Nhìn lại cuộc bút chiến của PHAN VĂN TRỊ và TÔN THỌ TƯỜNG - Đoàn Hữu Hậu
Khôi Vũ,Hoá giải lời nguyền hai trăm năm - Inrasara
Với bài thơ “DƯỚI TRĂNG” Của Nguyễn Duy Hoàng. - Nắng Xuân
Nỗi Buồn Rực Rỡ Trong Tác Phẩm Nguyễn Nguyên An - Nguyễn Thị Thuỳ Vân
Nguyễn Hoa : Bâng khuâng mình đấy có yêu được mình ? - Trịnh Thanh Son
Cùng một tác giả
40 năm ấy … (chân dung)