Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.186
123.212.241
 
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào ? 4
Đại Lãn

Qua những bài thơ trích đoạn ở trên, chúng tôi chỉ trích ra một ít trong những số bài thơ chữ Hán được cụ Nguyễn Du gởi gắm tâm sự của mình vào những khổ đau buồn thương nỗi nhớ mà cụ đã trải qua trong những biến động của gia đình trong loạn lạc chia ly, nhà tan cửa nát, con thơ nheo nhóc đói khổ, thiên tai hạn hán, chiến tranh, tù tội, tật bệnh vây quanh suốt kiếp người cụ Nguyễn Du cũng như mọi người trong chúng ta. Chúng là những nguyên nhân đưa đến khổ đau cho nhân thế. Ở đây là những nguyên nhân trực tiếp giáng xuống đầu người, chúng có thể nhìn thấy rõ được:

 

“Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên,

Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên.

xuân lan thu cúc thành hư sự,

hạ thử đông hàn đoạt thiếu niên.”

         

            

           

           

(tạp thi I)**

Dịch:

Nhìn trời tráng sĩ buồn đầu bạc, 

Kế sống, hùng tâm vẫn mịt mờ.

Xuân lan thu cúc thành chuyện huyễn,

Hạ nóng đông hàn cướp tuổi hoa.”

 

Những điều đó cụ Nguyễn Du cũng không ngoài ngoại lệ. Cụ buồn đau vì chí lớn, kế sống riêng cá nhân mình vẫn còn mờ mịt, cộng thêm gia đình ly tán mỗi người vì miếng cơm manh áo mà phải lầm than phiêu bạc khắp nơi nên đầu đã bạc lại bạc thêm. Đây là những điều mà chính Nguyễn Du tiên sinh đang kinh qua và chứng kiến trong chính cuộc đời của cụ, nỗi khổ đau buồn lo đến đỗi mới ba mươi tuổi mà đầu đã bạc trắng, trong khi công danh sự nghiệp chưa thành qua bài thơ “tự thán” cụ viết;

 

“Sinh vị thành danh thân dĩ suy,

Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy.”

           

           

(Tự thán I)**

Dịch:

Sống chưa thành danh thân đã suy

Lưa thưa tóc bạc gió chiều lay.

 

Chính vô thường mang lại cho chúng ta cái khổ đau. Qua đó, vì tâm tư ý nghĩ vô thường luôn luôn thay đổi (tâm vô thường), vì hoàn cảnh hiện tượng, vật chất chung quanh cuộc sống chúng ta vô thường luôn thay đổi (vật vô thường) chúng ta không giữ được, nên sinh ra đau khổ cho mọi người như chúng ta đã thấy qua những lời dạy của đức Đạo sư. Nguyễn Du tiên sinh thời gian nương nhờ nơi Quỳnh Hải, Cụ đau lòng khi nhìn đám cỏ xanh nơi quê người khi mùa xuân đến mà liên tưởng nhớ về Nam Phổ, nhìn nụ hàn mai mà nghĩ đến mùa xuân qua bài Xuân nhật ngẫu hứng.

 

“… Nam phố thương tâm khan lục thảo,

Đông hoàng sinh ý lậu hoàng mai ...”

           

           

(Xuân nhật ngẫu hứng)**

Dịch:

Nhìn cỏ xanh thương tâm Nam Phổ,

Nhú mai vàng chớm ý Đông Quân…

 

Nhưng còn những nguyên nhân giáng tiếp mà chúng ta trong nhất thời khó hình dung ra được, đối với Cụ, Cụ nhìn thấy tất cả từ hiện tượng bên ngoài đến bản chất bên trong, đó chính là vô thường biến hoại, là thủ phạm chính cho mọi bất toàn trong cuộc sống của chúng ta, tạo ra không biết bao nhiêu là khổ nạn cho kiếp người:

 

“… Cổ kim vị kiến thiên niên quốc,

Hình thế không lưu bách chiến danh.

Mạc hướng thanh hoa thôn khẩu vọng,

Điệp sơn bất cải cựu thời thanh.”

           

           

           

           

(Vị Hoàng doanh)**

Dich:

Nước nghìn năm xưa nay chưa thấy,

Hình thể mất, còn danh trăm trận.

Đừng ngóng nhìn thôn Thanh Hoa nữa,

Điệp sơn như ngày nào vẫn xanh.

 

Đại Lãn
Số lần đọc: 3605
Ngày đăng: 01.09.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc sách :Kẻ nếm trải tận cùng nỗi đau - Phạm Viết Đào
Xuân Diệu : ’’Vua’’ THƠ TÌNH - ’’Chúa’’ THƠ YÊU và 2 Thi phẩm đặc biệt... - Lê Xuân Quang
Nhịp điệu đàn ông,nhịp điệu châu thổ sông Hồng - Đức Uy
“Thế à ! ” - Trần Kiêm Ðoàn
Đôi Điều Về Tập Sách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại - Phạm Đình Trọng
Dịu dàng nhìn quanh : *Đọc Tập thơ “Cơn ngạt thở tình cờ” Tác giả Trần Lê Sơn Ý - Trần Hữu Dũng
Sống lại một Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại - Nguyễn Đức Thiện
Thế Lữ: Nhớ Rừng và… Lời Tâm Sự của Chúa sơn lâm ! - Lê Xuân Quang
Suy nghĩ về câu nói của nhà nho Nguyễn Tư Giản - Triệu Từ Truyền
“Người và Đất Tiền Giang ” – Mảnh đất của nhiều nhân tài. - Hoàng Lan Hạ