Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.211.183
 
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào ?*7
Đại Lãn

Nhờ cụ đã nhìn ra được chỗ ách yếu của phương cách tu hành và, cũng từ đó hành giả theo Phật có thể thực hành để đạt được sự thể ngộ chân lý qua cuộc sống bằng vào thực hành tu tập để đạt đến trạng thái hư linh không tịch rỗng rang này, chứ không phải mang kiến thức mê muội nhị nguyên để nói về cảnh giới Phật, cảnh giới thiền là có được. Sự có được này theo cụ cũng chỉ là kiến thức mê; khi mê mà nói về Phật thì Phật đó cũng trở thành mê như Kinh Viên Giác đức Đạo sư đã dạy ngài Kim Cang Tạng rằng:

Kim Cang Tạng đương tri               Như Lai tịch diệt tánh

Vị tằng hữu chung thỉ                    Nhược dĩ luân hồi tâm

Tư duy tức toàn phục                    Đản chí luân hồi tế

Bất năng nhập Phật hải                 Thí như tiêu kim khoáng

kim phi tiêu cố hữu                       Tuy phục bản lai kim

Chung dĩ tiêu thành tựu                 nhất thành chân kim thể

Bất phục trùng vi khoáng               Sanh tử dữ Niết-bàn

Phàm phu cập chư Phật                 Đồng vi không hoa tướng

Tư duy do huyễn hóa                    Hà huống kết hư vọng

Nhược năng liễu thử tâm               Nhiên hậu cầu Viên Giác.

 

Kim Cang Tạng nên biết             Như lai tánh vắng lặng

Chưa từng có chung thỉ               Nếu dùng tâm luân hồi

Suy nghĩ cảnh giới Phật               Cảnh Phật thành luân hồi

Phật tánh tuy sẵn có                   Phải tu mới hiển hiện

Cũng như vàng sẵn có                Phải lọc quặng mới thành

Khi đã thành vàng y                   Không trở lại làm quặng

Sanh tử và Niết bàn                   Phàm phu cùng chư Phật

Thảy đều như hoa đớm             Tâm suy nghĩ đã huyễn

Nên lời nói cũng huyễn              Làm sao nhập được chơn

Nếu rõ được tâm này                Mới cầu được Viên giác.[1]

 

Nếu muốn có cuộc sống bình an vô sự theo cụ Nguyễn Du thì cần phải đạt đến chỗ tâm linh rỗng rang (hư linh), sau đó chúng ta làm gì cũng không có lỗi với Đạo; nhưng trước hết chúng ta phải thực hành ngay trong cuộc sống:

“ … Tiện sát bắc song cao ngọa giả,

Bình cư vô sự đáo hư linh.”

(Ký hữu)**

Dịch:

… Muốn làm người nằm cao nơi cửa bắc

Sống yên vô sự đạt đến hư linh.

 

Khi mà con người sống bình an vô sư thì chính đó là cuộc sống của người đạt đến chỗ tâm linh rỗng rang, không bị cái gì trói buộc được. Đó là một điều mà ai là người tu Phật cũng mong muốn đạt đến cảnh giới như vậy và, ở đây cụ Nguyễn Du cũng vậy, mong muốn rằng cá nhân cụ có một cuộc sống bình yên vô sự như hình ảnh của vị sư và trẻ mục đồng mà cụ đã từng thấy qua:

 

“… Sơn tăng đối trúc lưỡng vô dạng,

Mục thụ kỵ  ngưu nhất bất như …”

(lạng sơn đạo trung)**

Dịch:

… Sư bên khóm trúc vô sự cả,

Đệ nhất mục đồng cưỡi lưng trâu…

 

Cụ đưa ra bốn hình ảnh: Nhà sư núi và khóm trúc bên nhau nhưng cả hai đều vô sự, trên mặt hình thức khác nhau không liên quan, trên mặt tinh thần cũng không can hệ với nhau, sư có nếp sống vô sự của sư, khóm trúc có cái thể hiện vô sự của nó; cũng vậy hai hình ảnh mục đồng và trâu cũng vậy mục đồng đang nghiêu ngao trên lưng trâu, mặc cho trâu thong thả trên đường về. Đây là những hình ảnh vô sự không can hệ lệ thuộc vào nhau để trở thành trói buộc, mà ngược lại nó là những hình ảnh vô ngại tự tại dung thông trong cuộc sống. Vì sống bình an vô sự chính là lối sống không bị lệ thuộc trói buộc vào bất cứ điều kiện nào, mặc dù người sống vẫn sống chung với các duyên sống chung quanh, nhưng người đó không bị nhiễm vào những tác nhân tạo ra nghiệp của thế gian. Ở đây cụ Nguyễn Du cũng đang thực hành cách sống vô sự này qua:

 

“Bất sầu cửu lộ triêm y duệ

Thả hỷ tu mi bất nhiễm trần".

           

           

(Dạ hành)**

Dịch:

Tay áo dầm sương không ngại ướt

Mày râu, mừng chẳng nhiễm trần ai.

 

Những hình ảnh ẩn dụ của cụ đưa ra cho chính bản thân mình, đó chính là bước đi giải thoát vô ngại của đạo Phật. Vẫn bước đi trong cuộc đời chứ không phải lánh đời, mà vẫn sống, vẫn ăn, vẫn uống, vẫn hít thở, nói chung là vẫn làm tất cả mọi chuyện như người thế gian không khác; nhưng chỉ khác với người thế gian là sống với nó mà không bị đời làm nhiễm, không bị đời trói buộc qua tác nhân không chấp ngã, không chấp pháp, làm với quan niệm vô ngã, vô pháp thì đó chính là hành động vô sự, không bị nhiễm, không bị trói buộc. Đó chính là lối sống của cụ:

 

“… Tiếu đề tuẫn tục can qua tế,

Giam mặc tàng sinh lão bệnh dư.

           

           

(Tp Thi II)**

Dịch:

…Theo đời cười khóc qua thời loạn,

Già bệnh rồi im lặng yên thân.”

 

Vậy muốn cho cõi lòng chúng ta lúc nào cũng trong sáng qua cuộc sống thì, chỉ có cách im lặng mà sống hay sống bằng cách vô sự, không nhiễm ô đời, không để chuyện đời vướng mắc vào tâm mình, tức là chúng ta sống với tâm vô phân biệt. Đó là lối sống với tâm không còn phân biệt chấp trước vào sự vật; tùy duyên mà sống không cưỡng lại duyên, không cưỡng lại đời như chuyện khóc cười theo đời, theo thời cuộc thăng trầm, hưng phế; nhưng không để cho đời và thời cuộc trói buộc cuộc sống chúng ta. Nếu chúng ta để tâm chúng ta bị trói buộc vào những việc đó của đời, vào thời cuộc của đời thì chúng ta sẽ bị đau khổ vì sự trói buộc đó. Đau khổ là hậu quả của mọi tác nhân tạo ra nghiệp do cuộc sống của chúng ta mang lại. Theo đó cụ Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta một kinh nghiệm sống của chính cụ qua tâm không sau khi nghiệp chướng đươc tiêu trừ:

 

“ … Lão khứ vị tri sinh kế chuyết,

Chướng tiêu thời giác túc tâm không …”

           

           

(Thôn Dạ)**

Dịch:

… Già rồi vẫn còn vụng về sinh kế

 Khi nghiệp tiêu mới biết tâm không…

 

Tâm không ở đây chính là tâm trong sáng, tâm vô sự, tâm chân thật, khi nghiệp của chúng ta đã tạo ra đã được tiêu trừ rồi thì chính ngay lúc đó chúng ta giải thoát được khổ đau và, cuộc sống của chúng ta cũng trở nên tự tại an lạc được thể hiện, nên cụ lúc nào cũng ao ước là phải thực hiện cho bằng được tâm vô sự này.

 



[1]  Đ. 17, No. 0842, Đại Phương Quảng Viên Giác Tu-đa-la liễu nghĩa,  trang: 0915c22 (HT. Thích Thiện Hoa dịch.)

Đại Lãn
Số lần đọc: 2791
Ngày đăng: 21.09.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Biển của Hoàng Phương - Võ Tấn Cường
Sống và yêu dọc “ những mùa không đợi “ - Nguyễn Trọng Tạo
HUY CẬN: Đốt LỬA THIÊNG, Rực Sáng: CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG! - Lê Xuân Quang
Đọc “Sóng vỗ mạn đời” của Phan Như : Sống mà gặp nhau đã đẹp vô cùng - Lê Huỳnh Lâm
Đọc tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hòai : Những màn tạp kỹ chương hồi - Nguyễn Thị Hậu
Trần Lê Sơn Ý từ Bàn chân không đóng móng - Vũ Trọng Quang
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào ?*1 - Đại Lãn
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào ? 2 - Đại Lãn
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào ? 3 - Đại Lãn
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào ? 4 - Đại Lãn