Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.186
123.216.279
 
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào ?*8
Đại Lãn

Bài thơ “Thôn dạ” ở trên, cụ nói đến cái quả khi chúng ta tiêu trừ được nghiệp chướng thì tâm không còn gì để trói buộc, tâm trở nên rỗng rang, hay bảo là tâm không, hiện tiền; nhưng bằng cách nào để tiêu nghiệp nói chung, riêng cái nghiệp trí tuệ tức là cái nghiệp của thế trí biện thông, là nghiệp của trí tuệ thiện thuộc pháp hữu lậu.

Như kinh nghiệm ở trên cụ Nguyễn Du đã cho chúng ta biết rằng: Khi nghiệp chướng tiêu trừ thì tâm chúng ta trở nên rỗng rang không gì trói buộc, đó là một kinh nghiệm tâm linh có được từ nơi cuộc sống đã dạy cho cụ, để từ đó cụ bắt đầu cho cuộc sống của chính mình qua:

 

“ … Vị hữu văn chương sinh nghiệt chướng,

Bất dung trần cấu tạp thanh hư …”

           

           

(Ngọa bệnh I)**

Dịch:

… Chưa thấy văn chương sinh nghiệt chướng,

Không để bụi nhơ vấy rỗng trong.

 

Vì bụi nhơ chính là chướng nghiệp chúng có khả năng làm mờ đi bản tính rỗng rang thanh tịnh của chúng ta, và mặc khác chúng kéo chúng ta vào con đương sinh tử khổ đau. Vì vậy cho nên cụ Nguyễn Du dứt khoát đoạn trừ với bụi nhơ bằng cách không để chúng vấy vào tâm không rỗng rang của chúng ta và, lấy văn chương để tiêu khiển.

Vì chính văn chương không phải tự nó sinh ra chướng nghiệt, mà chính tâm vọng động của chúng ta tạo ra những nghiệp chướng bằng vào thân-khẩu-ý làm công cụ cho ba độc tham lam, sân hận, si mê phát triển nuôi lớn ngã chấp và pháp chấp tạo ra mọi thứ đau khổ ràng buộc mà đức Đạo sư gọi là nghiệp và, khi nghiệp đã trừ đi hết rồi thì tâm sẽ trở nên vắng lặng trong sáng, tinh thần nhẹ nhõm an lạc tự hiện ra:

 

“… Tam lan song hạ ngâm thinh tuyệt,

Điểm điểm tinh thần du thái sơ.”

           

           

(ngọa bệnh I)**

Dịch:

… Dưới cửa tam lan im bặt tiếng,

Tinh thần nhẹ nhõm dạo thái sơ.

 

Tức là chỉ cho trạng thái tinh thần lân lân nhẹ nhõm rỗng rang vô tận nguyên sơ chưa bị nhiễm ô. Khi mà mọi duyên trần cảnh bên ngoài bị cắt đứt thì, tâm thần trở nên nhẹ nhàng thư thái lân lân, vì tâm lúc này không bị ràng buộc bỡi các duyên trói buộc, dù là duyên tốt hay là duyên xấu cũng ảnh hưởng đế sự ràng buộc lệ thuộc làm cho tâm mất đi sự rỗng rang trong sáng vắng lặng. Đối với cụ Nguyễn Du lúc này cụ đã làm chủ được tâm mình nên đối những cảnh sắc bên ngoài không làm ảnh hưởng đến cõi lòng của cụ nữa, cho dù đó là việc hoa nở hay hoa tàn lá vàng hay lá xanh, lá rụng hay đâm chồi nẩy lộc, cũng không còn ảnh hưởng tác động làm cho nó lay động nữa:

 

"Diệp lạc hoa khai nhãn tiền sự

Tứ thời tâm kính tự như như".

           

           

(Tạp thi II)*

Dịch:

… Lá rụng hoa khai ngay trước mắt,

Cõi làng năm tháng vẫn không thay.

 

Tức là tấm lòng của cụ vẫn trong sáng rỗng rang như cái bản lai diện mục của nó từ nguyên thỉ chưa nhuốm bụi trần phiền não sinh tử vậy. Vì trong hiện tại cõi lòng cụ được như như, như vậy là nhờ cụ đang trụ tâm mình vào thiền định. Có lẽ cụ đang tham công án thiền: “Làm thế nào để tâm có thể trụ vào nơi không có chỗ trụ?” Đây là một Công Án Thiền cụ rút ra từ cốt tủy của bản kinh Kim Cương, một bản kinh nền tảng của Thiền Trung Quốc nói riêng cũng như Thiền của các nước Đại thừa Phật giáo khác nói chung, kể từ Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn trở xuống. Cụ Nguyễn Du đã đang nổ lực thực hành nó, cho nên tâm của cụ lúc nào cũng ở trong nghi tình thiền định này:

 

"… Mãn cảnh giai không hà hữu tướng

Thử tâm thường định bất ly Thiền...”

滿            

           

(Đề Nhị Thanh Động)**

Dịch:

… Mọi cảnh đều không, có tướng sao?

Tâm này thường định, chẳng lìa Thiền…”

 

Thời gian mà cụ bắt đầu có ý muốn xa lánh đời để xuống tóc ẩn tu là thời gian cuối những năm từ 1786-1795, lúc này cụ gần 30 tuổi và thời gian mà cụ sống không lìa thiền đã thể hiện ra trong bài thơ này là vào những năm 1802-1804 tức là khoảng 36 hay 37 tuổi. Như vậy, việc chuyển hướng về với đạo Phật là khá sớm và, việc cụ tự nói lên sự tu tập độc tụng kinh Kim Cương đến hàng nghìn lần không phải là những lời nói ngoa. (Ở đây chúng tôi xin mở ngoặc một tí, vấn đề tu tập của Phật giáo nó không mang bất cứ một hình thức nào nhất định hết, vì bản thân của sự tu tập này nền tảng căn bản và mục đích cuối cùng của nó là làm thanh tịnh ba nghiệp thân-miệng-ý, để mọi người không tạo ra nghiệp khổ đau mà thôi, cho nên việc tu tập cũng có rất nhiều cách: độc, tụng, học hành, lễ bái hay làm bất cứ phương cách nào như chúng ta thường nghe là vô lượng pháp môn tu, ở bất cứ nơi đâu, ở chùa hay ở tại thế gian cũng có thể tu tập được hết, với mục đích là để làm cho ba nghiệp của thân-miệng-ý không tạo ra tác nhân nghiệp và, dành cho bất cứ ai muốn thực hành điều đó, chứ không phải chỉ dành cho các vị xuất gia vào chùa làm một tỳ kheo hay một tỳ kheo ni mới gọi là tu theo đạo Phật, còn những người không mang hình thức này không phải là người của Phật giáo. Vì quan niệm sai lầm này chúng tôi gặp rất nhiều khi đọc những bài viết bình luận phê bình trong Văn học Việt nam, khi viết về Phật giáo. Có nhiều người, họ cho rằng chỉ có người đi tu ở chùa theo Phật mới gọi là những người tu theo đạo Phật còn những tại gia không ở chùa thì không phải là người của đạo Phật!.)

Sở dĩ cụ Nguyễn Du đã lựa chọn cho mình một phương pháp tu cho thích hợp với cuộc sống và căn cơ của chính cụ cho nên Thiền Công Án là một phương pháp Thiền Định làm thanh tịnh ba nghiệp thân-miệng-ý của cụ. Vì trong Thiền Công Án này có nhiều cách để huân tập nghi tình trong lúc tu như: Tham thoại đầu về nghi tình công Án này, hoặc tham nghi tình Công Án bằng cách tụng đi tụng lại cho đến lúc miên mật ngay trong giấc ngủ cũng khởi lên, huân tập nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm như vậy cho đến khi nào nghi tình này lớn mạnh, chỉ cần nhờ một duyên cuối cùng tác động lên nó, thì Công Án nghi tình sẽ bùng vỡ ngay, đó gọi là ngộ. Cũng vậy việc đọc kinh cũng giống như vậy, với mục đích là huân tập đọc đi đọc lai làm cho nghi tình càng ngày càng lớn hơn và, cho đến lúc nào đó, chỉ cần một duyên cuối cùng cũng đủ bùng vỡ, như trường hợp của cụ Nguyễn Du cũng vậy. Phân Kinh Thạch Đài là duyên cuối cùng, là giọt nước cuối cùng cho nghi tình Kinh Kim Cương của cụ bùng vỡ. Có nhiều người nghĩ rằng đọc kinh không phải tu, nhưng đó là một ý nghĩ sai lầm! Vì đọc kinh cũng là một phương pháp cắt đứt hết mọi duyên khác, chỉ định tâm vào bản kinh và, việc định tâm vào bản kinh chính là thiền định; vì lúc chúng ta định tâm vào kinh thì mọi duyên khác bên ngoài chúng ta cắt đứt, chỉ còn có biết bản kinh thôi. Lúc này thân chúng ta ngồi một chỗ, hay nằm một chỗ, thay vì đọc bằng miệng như tụng, chúng ta dùng mắt để độc và miệng thì giữ im lặng; như vậy thì ba nghiệp thân-miệng-ý chúng ta đang định vào trong kinh không tạo ra các nghiệp. Vậy là ba nghiệp thân-miệng-ý chúng ta ngay lúc đó không tạo ra nghiệp dữ rồi, đó là một cách tu trong muôn ngàn cách tu khác. Ở đây ai trong chúng ta bảo đọc không phải là tu đây!!!? Tu chỉ có một cái nghĩa đơn giản là sửa và, thiền định là một cách sửa tâm hay nhất đối với những người có căn cơ này. Việc lựa chọn kinh Kim Cương để cụ Nguyễn Du tu tập bằng cách đọc kinh là một trong muôn nghìn cách tu thiền định trong đạo Phật, với mục đích là để làm lắng động cái vọng tâm đang lăng xăng chạy theo vô minh tạo ra nghiệp khổ, mà cắt đứt dần mọi thứ tạp niệm của ý tạo ra những tạp niệm của thân tạo tác, miệng tạo tác. Lâu ngày chầy tháng dần nhờ sự cắt đứt này mà tâm từ từ trở nên trong sáng rỗng rang trở lại.

 

 

Đại Lãn
Số lần đọc: 2690
Ngày đăng: 21.09.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Biển của Hoàng Phương - Võ Tấn Cường
Sống và yêu dọc “ những mùa không đợi “ - Nguyễn Trọng Tạo
HUY CẬN: Đốt LỬA THIÊNG, Rực Sáng: CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG! - Lê Xuân Quang
Đọc “Sóng vỗ mạn đời” của Phan Như : Sống mà gặp nhau đã đẹp vô cùng - Lê Huỳnh Lâm
Đọc tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hòai : Những màn tạp kỹ chương hồi - Nguyễn Thị Hậu
Trần Lê Sơn Ý từ Bàn chân không đóng móng - Vũ Trọng Quang
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào ?*1 - Đại Lãn
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào ? 2 - Đại Lãn
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào ? 3 - Đại Lãn
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào ? 4 - Đại Lãn