Theo nhiều thông tin đại chúng , hiện nay nước ta có 4 làng Vĩnh Tuy ,1, làng Vĩnh Tuy , Thanh Trì , Hà Nội ; 2, Làng Vĩnh Tuy , Yên Thành , Nghệ An ; 3, Làng Vĩnh Tuy , Quảng Ninh , Quảng Bình và làng Vĩng Tuy , TP Hồ Chí Minh .
Bởi đâu có đến 4 làng Vĩnh Tuy kéo dài từ Nam ra Bắc thì việc này để dành cho các nhà sử học hoặc những ai muốn tìm hiểu nghiên cứu .
Bài này chỉ có nói về một làng Vĩnh Tuy , Quảng Bình , đến giờ vẫn còn hơn 33% hộ nghèo , là quê hương của người viết phóng sự này .
Làng Vĩnh Tuy xưa thuộc tổng Long Đại , phủ Khang Lộc . Đến thời không gọi tổng , phủ nữa thì làng Vĩnh Tuy thuộc xã Vĩng Ninh , huyện Quảng Ninh , tỉnh Quảng Bình . Xã Vĩng Ninh trước đây có 8 làng : Vĩng Tuy , Trung Trinh , Lệ Kì, Chợ Gỗ , Phúc Duệ , Văn La , Lương Yến , Hữu Hùng . Xã Vĩng Ninh xưa rộng , kéo dài từ Diêm Hải – làng muối biển Đồng Hới – đến Long Đại trên 11 km nên sau cải cách ruộng đất ( 1975 ) thì tách thành 2 xã Vĩnh – Lương . Xã Vĩnh Ninh cũ có 5 làng : Vĩng Tuy , Trung Trinh , Lệ Kì , Chợ Gỗ , Phúc Duệ . Xã Lương Ninh mới có 3 làng : Văn La , Lương Yến , Hữu Hùng .
Đặc biệt xã Vĩnh Ninh cũ có đến 2 vị thượng thư , phò mã thời Tự Đức ở 2 làng Vĩnh Tuy và Văn La . Cụ Hà Văn Quan ( Vĩnh Tuy ) từng giữ chức Hình bộ Thượng thư sung cơ mật viện Đại thần . Phò mã Hòang Kế Viêm ( Văn La ) lấy công chúa Hương La , con thứ 15 của vua Thiệu Trị . Hoàng Kế Viêm đã từng diệt 2 viên sĩ quan Pháp ở Cầu Giấy , Hà Nội . Đầu tiên là Francis Garnier bị chém đầu ngày 21 – 12 – 1873 . Mười năm sau , thống đốc Nam Kì phái trung tá Henri Rivìere đem 300 quân ra Bắc , nâng số quân Pháp lên 600 tên . Lúc này , triều đình Tự Đức đã đầu hàng , Hoàng Diệu tử tiết . Hà Nội thất thủ lúc 10h45’ ngày 25 – 4 – 1882 . Nhưng Hoàng Kế Viêm ở phái chủ chiến vẫn thách đấu . Và Henri Rivìere lại rơi vào ổ phục kích Cầu Giấy . H . Rivìere bị rụng đầu ngày 19 – 5 – 1883 . Vị phò mã nổi tiếng này đã đi vào trang sử chống ngoại xâm của dân tộc .
Cách mạng tháng 8 thành công , ông Phùng Toàn ( Vĩng Tuy ) làm chủ tịch lâm thời đầu tiên của xã Vĩnh Ninh ( sau công tác ở văn phòng chính phủ rồi về hưu ). Làng Vĩnh Tuy có đền Ngũ Tánh thờ 5 họ , gồm họ Phùng , họ Hà , họ Đỗ , họ Lê , họ Nguyễn . Tôn vinh chủ yếu 3 vị tổ khai canh cho 3 thời kì lập nên xã hiệu Vĩnh Tuy .
1. Vị thủy tổ : Tiên hiền khai canh Quản cơ Phùng Tùng Hầu sắc phong giực bảo trung hưng phò Tôn thần .
2. Vị thứ hai : Tiên hiền khai canh Lại bộ thị lang Hà Đức Tử sắc phong giực bảo trung hưng linh phò Tôn thần .
3. Vị thức ba : Tiên hiền khai canh Cai huyện Đỗ Phủ Quân sắc phong giực bảo trung hưng linh phò Tôn thần .
Sau khi ta cướp chính quyền , đền Ngũ Tánh và chùa Vĩnh Tuy bên sông Bến Đình là hai địa điểm cho chi bộ Việt Minh đầu tiên của xã Vĩng Ninh làm nơn họp bí mật để phát triển cánh mạng , ủng hộ kháng chiến kiến quốc .
Để chặn quân kháng chiến , tại hai tuyến tỉnh lộ 4 ở Quán Hàu – Long Đại và tuyến giao lưu Bắc Nam U Bò , Đầu Mâu , quân Pháp đã cho xây 2 đồn và bốt trên đất làng Vĩng Tuy . Chúng bắc cầu Bà Hịm , làm thêm tuyến đường ô tô từ giữa làng lên ga Lệ Kì , quyết chốt tuyến giữa khống chế du kích nằm vùng .
Kháng chiến chống Pháp thành công nhưng đình chùa , miếu mạo nơi đây do đạn bom đã xuống cấp nghiêm trọng .
Đến thời kì chống Mỹ , làng Vĩnh Tuy , Đoàn 559 đóng quân , làm nhiệm vụ tập kết , chuyển tải binh lương vào mặt trận miền Nam . Trước làng Vĩng Tuy là sông Nhật Lệ , hình thành 3 bến phà . Đầu làng phía đông bắc là phà Quán Hàu , giữa làng là phà Trúc Ly và mút cuối phía nam láng là phà Long Đại . Và đương nhiên , làng Vĩnh Tuy là trọng điểm cho đạm bom không quân Mỹ cày xới . Người và trâu chết như ngã rạ . Gìa trẻ dắt dúi nhau vào sơ tán dưới mái rừng Trường Sơn . Số trai tráng trong bám trụ lại phá bom , tiếp tục sản xuất . 100% nhà sập , đền chùa miếu mạo khang trang thành đất trắng.
Đảng viên Hà Văn Cách phá bom nổ chậm đến quả 49 thì bom nổ tan xác .
Anh được nhà Nước truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Lúc này , làng Vĩng Tuy tôi có 4 xóm , dân số khoảng trên 1000 người .
Chiến tranh chống Mỹ kết thúc , tôi được đi học trường viết văn Quảng Bá , Hà Nội .
Nhập tỉnh Bình Trị Thiên 1976 , tôi được sống và làm việc Huế . Tôi làm phóng viên tạp chí sông Hương , viết bài cho cả 3 nơi Bình – Trị - Thiên hợp nhất . Lúc này , ở quê hương xã Vĩnh Ninh xác nhập vào thị xã Đồng Hới . Người đi cày làng Vĩnh Tuy tôi là dân “ đô thị “ một thời kia đấy !
Tôi có nhiều điều kiện về làng Vĩnh Tuy nơi tôi sinh ra . Bút danh Vĩnh Nguyên cũng xuất phát từ tên làng . Tôi họ nguyễn , tên khai sinh là Nguyễn Quang Vinh , bỏ chữ lót , đọc đảo lại thành tác giã Vĩnh Nguyên bây giờ.
Năm 1986 , tỉnh Bình Trị Thiên cấp kinh phí mấy tỷ đồng xây dựng đập Điều Gà , chặn dưới 2 con suối Đá Giăng , Biền Rộng ( tên đường mòn Hồ Chí Minh ) , nâng đập lên cao trình 18 ( đập cũ phía dưới là cao trình 4 ) .
Có đâp Điều Gà mới , khí thế hừng hựng , 2 làng Vĩng Tuy , Trung Trinh sát nhập thành hợp tác xã ( HTX ) cấp cao gọi là “ HXT Vĩnh Trung “ .
Tách tỉnh năm 1989 là Quảng Bình cấp tiến kinh phí xây hồ chứa nước Đồng trên gọi là hồ Thanh Niên . Nghành thủy lợi Quảng Bình đã đo đạc thiết kế cho Vĩnh Trung một quy trình tưới tiêu hoàn chỉnh :
1. Nâng đập Điều Gà lên cao trình 18 ,
2. Đào mương băng qua khe Đồng Hây dẫn nước về hồ Thanh Niên ( trên cầu Bà Hịm ) điều tiết nước cho Đồng trên Vĩng Tuy 100ha , cho dân xóm rẫy Lùm Đại 50ha , Lùm Ngấy 70ha, Đồng Trên làng Trung Trinh 200ha , cho làng Chợ Gỗ 30ha .
3. Khi nước về Đồng Trên thì phải lập tức đào kênh phóng thủy từ dưới cầu Nương Hai ra sông Nhật Lệ ( khoảng 1000 m ).
Đào xong kênh phóng thủy , đắp âu thuyền lập chợ Nương Hai ( biên giới 2 làng Vĩnh – Trung ) , giải tỏa ô nhiễm môi trường HTX mua bán cũ giữa làng Vĩng Tuy.
Dân làng Vĩnh Tuy từ 1000 người ( 1970 ) nay có 562 hộ với 2795 người ( 2007 ) . Dân làng Trung Trinh có khoảng 1200 người . “ Người sinh nhưng đất không sinh . Là vùng đất thuần nông , với dân số ấy , ruộng đất ấy , mỗi năm người dân chỉ làm 3 tháng là treo hái “ .Đó là lời ông Hà Châu , chủ tịch xã Vĩnh Linh nói với tôi và kỹ sư Đỗ Minh Thí , thay mặt Ban đồng hương Vĩnh Linh tại Huế mang ra bức tranh sơn mài phong cảnh chùa Thiên Mụ tặng UBND xã .
Tháng 9 treo hái ấy dân làng Vĩnh Tuy làm gì ? Họ vào rừng kiếm củi , làm các việc lặt vặt “ sim me trăm chổi “ không đáng đồng tiền bát gạo . Nhưng xẽ một con mương 700m dẫn nước về Đồng Trên làm 3 vụ lúa / năm thay cho 1 vụ thì không ai làm . Hồ Thanh Niên khô khốc . Mùa Hạ , các giếng làng khô cạn , Dân chúng phải dùng thùng chậu lân đập nước Điều Gà lấy nước . Làng Vĩng Tuy tôi hình con cá nằm trên sườn đồi . 2 phía “ sườn cá “ là Đồng Dưới , Đồng Trên. Nếu nước về hồ chứa Đồng Trên thì các giếng làng không bao giờ khô cạn là điều chắc chắn . có nước mới có vườn rau , ao cá , cây vườn tươi tốt cho quả . Các làng bên như Lệ Kì , Trung Trinh , Chợ Gỗ có rất nhiều hồ nuôi cá , riêng làng Vĩnh Tuy tôi là tịnh không . Chỉ lác đác ở Đồng Dưới cạnh mương nước là có vài đám ruộng rau muống mà thôi . Hởi ôi , nhiều trận mưa to , nước tràn qua đập , tràn xuống đập cũ ( cao trình 4 ) mà tràn xuống sông Bến Đình – Nhật Lệ ! thật là uổng của ! thì thử hỏi ngành khoa học Thủy lợi nâng đập cao trình 18 để làm gì ?
Dân làng Vĩnh Tuy hễ bàn đến chuyện đào mương thì người bàn lùi nhiều hơn bàn tiến . Họ ngại đá cứng . Lại bàn qua chuyện đào kênh , đất rào mềm để lập chợ thì có người lý sự : Nước không về Đồng Trên thì nước đâu mà đào kênh phóng thủy ? cũng có một phần . Phần còn lại chỉ chằm chằm : chờ kinh phí .
Ông Tư Vi thấy thủy triều lên xuống thuộc lợi , ông đấu với HTX đào 3 hồ đất rào nuôi tôm tự nhiên . Việc nuôi tôm lúc này đang rất mới mẽ , ông lại không có kỹ thuật nên 3 năm sau không thu hái được gì . Ông trả lại đất cho HTX ( 1990 ) .
Tuy chưa đào kênh nhưng đầu năm 1992, dân hai làng cùng HTX Vĩnh – Trung do ông Phùng Khanh làm chủ nhiệm , tổ chức mở chợ Lương Hai . Dân hưởng ứng . Chợ tấp lập . Heo , gà dân tự phát mổ lên giá rất rẽ . Những người có tay nghề mộc ,rèn , bông sắt , cắt tóc , sửa xe , bốc thuốc nam …. Đã dựng lều quán . Nhưng chỉ vừa tròn 1 tháng thì chợ tan . Vì sao chợ tan ? Vì mấy ông thuế vụ trên huyện về đánh thuế . Các sạp hàng xén , hàng cá mú , rau dưa đều bị đánh thuế tất . Dân kêu trời : Đã buôn bán lời lãi chi mà thuế má ? Nhiều quán chưa lợp xong phần mái . Nhiếu quán chưa làm xong phần cữa , chưa có phên che – “ Thuế với má ! Thôi ẻ rắc vô !” . Mấy bà hàng thịt mau chân trở lại hai gian hàng HTX mua bán ngày xưa . Ngày thích thì mổ heo bán , không thích thì mặt hàng thủ công này vắng bóng .( Chợ Vĩnh Tuy hiện vẫn còn tồn tại nơi đây , gây ô nhiễm trầm trọng nhưng chưa có phương cách để giải quyết ) .
Đến năm 1997 , huyện Quảng Ninh cắt làng Trung Trinh nhập thị trấn Quán Hàu . Để mở rộng thị trấn , tháng 8 – 1998 , huyện Quảng Ninh cho đóng cọc tiêu qua đất rào xưa của làng Vĩnh Tuy trên 10ha . Huyện đã làm một việc không có sự bàn bạc gì cả . Chủ nhiệm Phùng Khanh họp dân làng Vĩnh Tuy nhiều lần phản đối . Họ đòi lập văn bản kiện huyện Quảng Ninh lên Quốc Hội . Nhưng phải , nghỉ tình cũ nghĩa xưa cùng chung HTX , cùng uống chung nguồn nước Điều Gà , con em hai làng bao đời lấy nhau nên vợ nên chồng , bà con,họ hàng ,xui gia “ Bên ni bên nớ “ , thế là không kiện nữa . Nhưng dân chúng Vĩnh Tuy vẫn ấm ức bởi mất đất . Đãv hình thành nhiều nhóm tính chuyện liều : lợi dụng đêm tối , vài tốp trai tráng đào các cọc tiêu vứt lại phía đất Trung Trinh. Những ý đồ lập thành bị lộ . Và nhiều người lớn phân trần không nên gây căng thẳng , tăng thêm mâu thuẫn chẳng có lợi ích gì. Tưởng yên nhưng vẫn chưa đâu . Trung Trinh dựa vào quyền thế của huyện . Vĩnh Tuy dựa vào thế của nông dân . Đêm đêm thanh niên làng Trung Trinh không giám vượt qua khỏi cầu Nương Hai sợ bị thanh niên Vĩnh Tuy đánh .Họ đòi xả mương không cho nước về ruộng Trung Trinh nữa .
Nhân dân hai làng bao đời gắn bó . Trung Trinh bao đời vẫn uống nước Điều Gà của Vĩnh Tuy . Chỉ một việc làm chủ quan của huyện đã gây mâu thuẫn nghi ngờ trong lòng người dân thì lợi bất cặp hại .
Bây giờ , dân làng Vĩnh Tuy muốn đào con kênh lập lại chợ để buôn bán cũng khó .
Nghị định 64 của Chính Phủ ban hành 1995 giao đất cho nông dân 20 năm có quyền sử dụng và chuyển đổi . Đến năm 2015 hết hạn mới giao lại đất cho nhà Nước . Huyện Quảng Ninh đã cắm móc “ mở rộng thị trấn “ nhưng chủ yếu lấy đất cho làng Trung Trinh canh tác . Thế là bí . Sợ đập Điều Gà vỡ , nhiều ý kiến đề xuất đào mương nước về Đồng Trên . Nhưng ngày trước không đào , nay đào thì trước hết phải đền bù rất nhiều thông ( đã lấy nhựa ) cho Lâm trường , lấy đâu tiền mà đền ? Cũng lại bí .
Cuối năm 2006 làng Vĩnh Tuy tiếp chủ trương : làng nào dân số quá 2000 người thì chia đôi . Làng Vĩnh Tuy thuộc diện chia . Và HĐND xã quyết định làng Vĩnh Tuy chia thành 4 thôn . Nhiều người phản đối . Họ nói “ Đông quá thì lập thêm xóm không được chia làng !” Làng Vĩnh Tuy tôi nằm bên mái rừng Truờng Sơn . Cứ chiều chiều tiếng con chim kêu : “ Chia họ ….Chia làng .! Chia họ … Chia làng ! ….” Nghe sầu thảm lắm !- “ Chia làng không khéo là mạt !”. Người dân bàn tán thế .
Tôi gặp ông Lương Ngọc Bích , Phó Bí Thư thường trực , Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình . Tôi xót xa chuyện làng tôi bị chia chuyện làng tôi với ông , ông Bính nói : “ Ừ, một ngôi làng xưa nay chia vụn ra mần chi hè ?” Nhưng trời ơi , ông Bính là cấp tỉnh . Việc chia làng có chủ trương của cấp trên ông. Và khi có chủ trương, các trưởng xóm hăng hái lắm . Họ sẽ lên trưởng thôn . Trưởng thôn thì có phụ cấp 200 ngàn đồng / 1 tháng . Nhà nước tăng thêm 1 khoản ngân sách không phải nhỏ . Nghỉ chủ trương này cũng hơi chung chung . Đáng lẽ có lời cặn kẽ hơn.. Làng nào quá rộng , bán kính 10 cây số chẳng hạn . Hoặc đường sá hiểm trở , cách bức hải đảo , heo hút núi non , thông tin liên lạc khó cập nhật … mới chia . Còn địa bàn gọn , diện tích hẹp , dù dân số quá hạn địng cũng không nhất thiết phải chia …
Làng Vĩnh Tuy nằm trên quả đồi hình con cá . Hai phía lườn con cá là ruộng .Bán kính chỉ 1km .Loa đài ,tăng âm đầy đủ . Chỉ alô 1 tiếng cả làng , cả xóm đều nghe thông báo . Các đoàn thể có việc gì cần thông báo thì cứ đến văn phòng HTX mà alô . Thuận tiện quá . Người đứng đầu các tổ các tổ chức điều hành rất dễ .
Mới chia xong đã thấy dỡ . Các cấp , các ngành thực thi cãi cách hành chính riết ráo . Bên đảng cũng như chính quyền quyết tâm chông lãng phí bằng cách nhập các ban , ngành cho bộ máy tin gọn . Và nhiều người lớn tiếng đề nghị nhập làng lại ! thật là khôi hài.
Một làng Vĩnh Tuy thuần tiết mà bàn chuyện đào mương mà vẫn không xong. Cứ có người bàn lùi là chụi . Nay làng chia thành 4 thôn, liệu ý thôn này thế này , thôn khác đã nghe cho? Thế là sức mạnh tổng lực đã bị xé và cái nghèo cứ đeo đẳng đồng chất thêm lên !
Tôi nói thẳng với chủ tịch Hà Châu và bí thư Đảng ủy xã Hà Văn Chút rằng “ Tôi về làng nhiều lần và 2 lần tôi đã khóc “. Lần 1 là sau khi chọ Nương Hai tan . Chị em đi củi gánh về ga Lệ Kì , chờ tàu chợ Huế ra thì chen nhau chuồi củi lên toa hành ra ga Đồng Hới . Nhân viên gác toa hất củi xuống. Nhưng bó củi bên dưới như thi nhau đẩy lên. Giằng co như thế cho đến khi tàu chạy . Chị em nào có củi trên toa thì cố leo lên với hàng . Từ ga Lệ Kì đến Đồng Hới có 7km giá vé người chỉ 500 đồng . Các chị không mua vé . Gía củi và giá vé đáng là bao mà đưa tiền lót cho nhân viên gác toa? Và tôi biết khi các chị theo củi ra Đồng Hới mới khốn nạn . Họ không được ra cửa . Họ gánh lui theo đường ray xin xỏ người gác ghi ra khỏi khu vực nhà ga . Chiều tối chợ Ga đã vắng. Bán cho ai? Họ tới nài nỉ các quán cơm. Các quán cơm chất đầy củi giữa sân. Thương cảnh lắm có quán trả cho mỗi gánh 2000 đồng. Hai bó củi to đùng nặng hơn trọng lượng các chị. Nhét 2000 đồng vô túi, họ vội vàng trở lại sông Lệ kì vốc nước uống “Ngã tử “ rồi chạy nhanh về nhà kẽo trời tối .
Khóc lần 2 là lần tết Đinh Hợi vừa rồi tôi về thăm chị cả tôi, anh trễ vừa mất . Chưa kịp vô nhà đã chị È con dâu Dì tôi đi chợ Đồng Hới về. Thấy tôi, chị thả gánh . 2 cái sảo lớn đánh bịt xuống đường. Chị nứt nở khóc . Tôi hỏi sao thế ? Chị nói trong nước mắt . . Chị trồng gừng cả năm bới bán cho người ta làm mứt . 1000/1cân mà mới ai mua cho . Tiếc của , chị gánh về . Chị mếu máo rồi khóc òa . Và tôi cũng khóc theo” .
Các bạn ơi, làng tôi đến 33% hộ nghèo thì làm sao kể hết cái nghèo ra đây . 33% hộ nghèo là tính theo cách tính thu nhập bình quân nhân khẩu dưới 150000 đồng trong mổi hộ/ tháng . Nhưng như hộ chị Đỗ Thị Nuôi ( thôn 3) thì có đồng nào đâu : chồng chị mất , chị đau một trận cấm khẩu . 2 chân liệt . Chị sống một mình. Con chị đứa lấy chồng , đứa lấy vợ ở riêng . Việc đồng áng không đủ nuôi lũ con chúng . nhưng chúng phải chắt ra một ít gạo, khoai , săn…bcho mẹ an cháo dặt dẹo qua ngày . Còn nhiều, còn nhiều hộ đói , con cái tật nguyền , di chứng chiến tranh thảm cảnh hơn nữa…
Nguy cơ hơn là đập Điều Gà xây trên 30 năm , thân đập nhiều chổ mội, rịn nước hệ thống xả bằng tay vặn đóng mở từ khi làm đến nay không có người thao tác , bôi mở đã rỉ rét giờ không ai dám động tay vào . Quyết định 327 giao đất giao rừng chung chung lỏng lẻo , cán bộ có “ máu mặt “ thành phố lên chiếm đất rừng .Thấy thế làng tôi nhiều người đấu vào sâu hơn , tàn sát 220 ha rừng nguyên sinh gỗ quý để trồng Bạch Đàn . Họ không chưa mái rừng hai con đầu nguồn Đá Giăng Biền Rộng cấp nước cho Điều Gà , nay trống huếch , trống hoác , uy hiếp Điều Gà gặp lũ quét ! Nếu đâp Điều Gà vỡ thì còn gì để bàn . Cả làng khóc và nhiều người có thể không còn sức lết đi ăn mày nới khác !
Việc 220 ha rừng nguyên sinh gỗ quý bị tàn sát , tôi đã viết trong bài”ngày Valentime , tôi dông xe ra Bắc “. Khi bài báo in , tôi mang tờ báo tặng xã và huyện . Ông Lê Huấn chủ tịch huyện Quảng Ninh về làm việc với xã và xã Vĩnh Ninh đã công nhận việc tàn sát rừng là sai phạm quy định 327 của Chính Phủ , Nhưng than ôi ! khi biết sai thì rừng đã tan rồi !.
Danh nhân Nguyễn Trãi nói …” Đẩy thuyền , lật thuyền là dân “. Tại sao lãnh đạo làng ,xóm Vĩnh Tuy không huy động sức dân trong 9 tháng /năm treo hái mà khơi mương, kênh đào? Nhiều nơi khô hạn thiếu nước, tìm không ra nguồn nước . Còn Điều Gà đủ nước quanh năm và thừa nước xả ra sông Nhật Lệ khi mưa . Làng Vĩnh Tuy có 4 chi bộ, Trung Trinh 2 chi bộ / 100 Đảng viên . Đáng lẽ khi Điều Gà mới có cao trình 18 thì Đảng viên 2 làng sát cánh bên nhau, mô cơm , siêu nước , cuốc xẻng gương mẫu đi đầu đào mương, đào kênh cho đồng bào làm theo thì giờ đời sống đã khác. Nhưng cán bộ Đảng viên 2 làng Vĩnh – Trung không làm được điều ấy , mà hơn 30 năm qua , họ chỉ biết ngồi hô khẩu hiệu “ Chờ kinh phí “ !.
Làng Vĩnh Tuy tôi đói là phải lắm ! đất nước đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới . “ Nhất cận thị , nhì cận giang “ . Ngành thủy lợi từ lâu đã “ Mớn “ việc đào kênh , lập chợ là kích thích người dân giao thương từ chợ Nương Hai xuống chợ Quán Hàu , thuyền qua sông Nhật Lệ giao thương với chợ Võ Xá , chợ Cừa , chợ Hà- các làng cát Đại Hoàng Sa rất thiếu củi đun và các đặc sản như củ đậu , khoai mở , lạc vừng , nếp rồng và nhiều mặt hàng phong phú khác của Vĩnh Trung …
Tôi ước tính đào con kênh này dài khoảng 1000m phải sâu 4m , mặt trên 8m mặt đáy 5m .Đỉnh triều lên chớn nước 3m , đỉnh triều xuống nước còn 1m , đủ sức cho thuyền 3 đến 5 tấn ra vào . Với đất đào lên đắp hai bờ kênh chỉ chiếm khoảng 3ha . Thử hỏi 3ha đất đào ngập mặn làm 1 vụ lúa trên năm thì thu mấy tấn lúa ? Có dòng kênh thuận tiện biết bao, nguồn lợi tăng bội phần . Nam bộ giàu lên là nhờ một phần lớn vào con kênh Vĩnh Tế gia thương từ Long Xuyên đến Cà Mau ( 90km) .
Làng Trung Trinh nằm trên một quả đồi xây hướng Nam dòng kênh, ( nếu có) và chếch hướng Đông Nam là sông Nhật Lệ . Địa thế ấy theo phép phong thủy là thịnh vượng và vẽ đẹp thì như một giấc mơ .
Nghị Định 64 dẩu ban hành cụ thể năm tháng cho nông dân quyền sử dụng đất . Như đất ruộng trao qua đổi lại thì đất ruộng vẫn còn đó có mất đi đâu ? Chỉ cần chính quyền huyện, xã biết dựa vào lòng dân , sức dân mà bàn bạc thống nhất , hoạch định lại quy trình khoa học mang tính khả thi cao để gỡ “ thế bí “ cho dân rồi thúc đẩy Nhà nước nhân dân cùng làm” chụi khổ năm đầu “ thì năm sau khi nước về đồng , đất đai giãn nở thì khuôn mặt người cũng giãn nở tuơi tắn hơn …
Vĩnh Tuy – Huế , tháng 04 – 2007