… 14h , ngày 17/6/207 Tất cả các thành viên trong chuyến “ hành trình về đảo Tây Nam” của Hội văn nghệ Kiên Giang đã có mặt .Đủ để thấy sức hấp dẫn từ tiếng gọi của “Biển” trên những gương mặt hớn hở … . Tôi quan sát thấy vẻ quan tâm , ân cần từ nét mặt của Chánh văn phòng Hội Bùi Quang Trụ ,và Phó chủ tịch Hội nhạc sỹ Phạm Định đến tiễn chúng tôi tại Cảng Rạch Giá .Tàu chuyên dụng của UBND huyện Kiên Hải có lẽ được đặc cách dành cho chuyến đi của Hội Văn Nghệ,mặc dù thế nhưng tôi thấy còn có những người khách không phải trong đoàn cũng theo lên tàu , những chuyến tàu từ đất liền ra đảo mà! không kén chọn ai, mà cũng chẳng thể dành riêng cho ai cả , hễ còn chổ trống thì tạo mọi điều kiện cho người đất liền và biển đảo được đi lại dễ dàng. Từ xa tôi thấy dáng ung dung và “ bề thế” cuả Chủ tịch Hội Trương Thanh Hùng, Anh Khải Hoàn Trưởng ban Tuyên Giáo Huyện Kiên Hải là những người sau cùng bước lên tàu.Tiếng máy nổ, tàu rời bến . Tôi nhìn bầu trời mây đã xậm màu , dự báo một cơn mưa! Gìơ là 14h30.
Mọi người ai cũng kiếm cho mình vị trí thích hợp , có người leo lên mui tàu,có người không nhất thiết phải ngồi , miễn sao là được phóng tầm mắt để tha hồ nhìn ngắm trời nước bao la . Tôi cũng tìm một góc yên ổn bên cạnh nhà văn Diệp Mai. Tổng biên Tập Võ Vạn Trâm sau khi nhường chổ cho một “ bà bầu” nào đó đã ngồi vào cạnh tôi. Những câu chuyện vụn vặt , những tiếng cười nói của các anh em trong đòan đã bắt đầu râm rang …Tôi ngoái nhìn phía sau, thành phố đã xa dần .
Con tàu bắt đầu chòng chành , biển có sóng, không to nhưng đủ làm chóng mặt một vài ngưòi chưa quen đi biển . Mưa đã phủ chụp lên thân tàu,màn mưa trắng đục che cả tầm nhìn phía trước , nứớc mưa theo những khe hở trên mui chảy xuống phía dưới khoan ngồi , con tàu bị nhiều đợt sóng nhồi làm nước tạt văng ưót cả sàn tàu , tôi nghe tiếng của nhạc sỹ Phú Hữu nói với nhạc sỹ Hữu Vệ “ giử dùm cây đàn , mưa ướt hết chổ ngồi rồi” !- chúng tôi lo bảo bọc hành lý , nhất là mấy anh có mang theo đồ nghề để tác nghiệp như bên phân hội nhiếp ảnh lại cần phải cẩn thận hơn để giử gìn máy móc . Mưa mỗi lúc càng to,sóng cũng mạnh thêm lên, phiá trên chúng tôi không còn ngồi được nưã phải đứng dậy vịn vào những thanh ngang trên tàu cho vững chắc . Tôi và anh Trâm đứng tựa vào nhau, trong lúc này thì phải “nương nhau “ mà thôi! Diệp Mai bỗng buột miệng nói : “ Đúng là hình ảnh cuả sự chung lưng đấu cật”!. Tất cả cùng cười xoà , Anh Trâm như đã thấm mệt, tôi thấy nét mặt anh không được khỏe lắm nhưng vẫn góp lời để vui cùng anh em . Chị Đê , cô Mến cũng có vẻ ngất ngư … tôi và Diệp Mai tỉnh như sáo có lẻ chúng tôi đã quen rồi ,nhất là Diệp Mai. “dân du lịch“mà! Lúc này tình hình Anh Trâm không được ổn , tôi hỏi: “ anh có sao không?”- Anh noí: “ hơi chóng mặt”, anh loay hoay lần về phiá anh Hiệp nhiếp ảnh đang ngồi ở góc bên kia,tôi biết anh đang cần tìm một chổ để sẳn sàng ... Một con sóng vô tình cùng lúc đã nâng cái đầu anh lên rồi thả xuống trên khung cửa sổ của con tàu , máu từ đầu anh tươm ra ,tôi thấy anh không còn biết gì nưã … Anh Hiệp, anh Quang Trưởng nhanh nhẹn đở Anh Trâm và tìm cách cầm máu từ miếng gạc cứu thương của ai đó đã chu đáo mang theo … bây giờ thì anh Hiệp trở thành săn sóc viên cho bất đắc dĩ cho bác Tổng nhà mình . Nỗi lo lắng cho anh em trong đòan cũng qua .Không khí tiếp tục hào hứng .Khoảng 15 phút tàu sẽ đến Hòn Tre. Vẫn không nhìn thấy được gì ngoài màn mưa dày đặc . Mọi người chuẩn bị lên bờ , lúc này tôi mới chú ý quan sát Diệp Mai ,trông cô ấy gọn gàng thật , ba lô phía sau lưng ,phía trước chiếc túi dựng máy ảnh, một cái áo mưa bao trùm cả người và đồ vật , tác phong chuyên nghiệp của dân hay đi đây đi đo , bổng dưng tôi thấy mình lượm thượm quá !đi đâu cũng lỉnh kỉnh đồ đạc , cái thiếu,cái thừa , bây giờ không có cái áo mưa tôi đành phải bị ướt thôi . May quá , nhà thơ Tạ Đình Chiến cho tôi cái áo mưa mõng dính tạm dùng, còn gì qúy hơn “miếng khi đói”và cái tình đồng đội. Lại còn mấy túi đồ còng kềnh nữa ,chết tiệt ! khô ráo thì dể dàng xoay xở một mình, còn đang mưa gió ầm ầm thế này thật là rắc rối.
Con tàu đã giảm lực từ từ cập bến ,mọi người không còn chờ đợi gì hơn là nhanh chóng lên bờ dù cơn mưa đang tầm tã, ai cũng bị ướt cả rồi. Tàu ngừng hẳn nhưng cứ lắc lư liên tục vì sóng dập ,cảm giác này còn khó chịu hơn khi tàu đang chạy ,dễ bị chóng mặt .Một miếng ván dài bắt nối từ thành tàu với đầu cầu cảng cho mọi người đi, cứ trồi lên thục xuống, đi trên đó như là diễn xiếc ?! Tôi thấy sợ cây cầu này thật, mặc dù phiá trước có nhiều cánh tay đưa ra đón đở chúng tôi . Làm sao vừa xách đồ ,vưà đi trên cây cầu naỳ được ?mất thăng bằng là té như chơi ! Không còn cách nào hơn tôi quay lại “thõ thẽ “ với anh Phú Hữu đang chuẩn bị lên trưóc tôi :” Anh xách dùm em với, em sợ té quá hà !” – Quả thật là trong lúc mưa gió như thế này mà còn phải đa đoan thêm gánh nặng của người khác cũng bực thật! Anh càu nhàu tôi :” Trời ơi! Mang cái gì mà tùm lum vậy nè, mệt quá!” tuy nói thế nhưng anh cũng nhanh tay sớt cái vali của tôi,chỉ cần một sải chân vững vàng là anh đã đứng trên cầu tàu và chạy biến trong cơn mưa xối xả. Giờ đến lượt tôi run run bước lên, cây cầu cứ vô tư chơi trò bập bênh với mọi người. Không biết tim tôi muốn thoát ra ngoài !
Vậy là sau hơn 1giờ 45 phút chúng tôi đã đến nơi,tất cả tập trung ở nhà khách Uỷ Ban nhận để phòng nghỉ ngơi và theo thông báo thì sau bữa cơm chiều , chúng tôi sẽ có buổi giao lưu với đội đờn ca tài tử và anh em cán bộ ,ban ngành của huyện . Mưa đã tạnh , nhà khách 2 tầng khang trang hưóng ra biển, một khỏang sân rộng lý tưởng , tôi chợt nhận ra mùi hoa sứ nồng nàn trưóc sân , xa xa những con thuyền bồng bềnh theo sóng . Chiều đã về trên đảo Hòn Tre !
Nhà ăn không rộng lắm nhưng đủ sức chưá chúng tôi . Bữa cơm mang hương vị của biển ,và ngọt ngào tình mến khách .Anh Hùng đi tơí,đi lui hỏi thăm tình hình sức khỏe của anh em, mới biết thêm anh Trâm phải nhờ đến bác sỹ khâu mấy mũi trên trán! Anh cũng có mặt cùng ăn với chúng tôi, chắc vì không muốn để anh em lo lắng .
Tối ấy chúng tôi họp mặt nghe Đ/c Khải Hoàn báo cáo tình hình phát triển các mặt cuả huyện , về kinh tế , văn hoá xã hội , an ninh quốc phòng… Anh phấn khởi cho biết Bộ Quốc phòng đã quyết định đầu tư Kiên Hải 80 tỷ để làm con đường chạy vòng quanh đảo chậm lắm là đến năm 2010 sẽ đưa vào sử dụng. Thật là một tín hiệu vui mang đến cho mọingười .Cũng không cần phải nói thêm , từ khi bưóc chân lên cầu tàu ,chúng tôi cũng quan sát thấy sự thay đổi khác hơn so với trước đây cuả người dân dọc hai bên đường dẫn đến nhà khách, nhà cửa, quán hàng, các dịch vụ phục vụ đời sống người dân phong phú không thua gì nơi đất liền , xứng tầm ở vị thế là trung tâm hành chính huyện. Mà suy cho cùng Hòn Ruà cách thành phố Rạch Giá cũng không xa chỉ “bơi” một tí là tới , cho thấy khỏang cách cũng không là gì có thể hạn chế sự phát triển cuả huyện. Nhìn những tấm Pano , khẩu hiệu cổ động đủ thấy sự đồng lòng của Đảng bộ nhân dân huyện Kiên Hải quyết tâm hướng tới những mục tiêu cao hơn không ngoài mục đích phục vụ đời sống nguời dân được đầy đủ về mọi mặt.
Sau đó anh Trương Thanh Hùng chủ tịch hội văn nghệ tỉnh cũng trao đổi một số vấn đề về chuyến đi cuả anh em văn nghệ sy lần này đến với các đảo thuộc huyện Kiên Hải.
Đêm ấy chúng tôi cùng ca hát với nhau thật vui vẻ , những giọng ca ngọt ngào hoà vơí tiếng đàn sắc muợt của anh chị em đờn ca tài tử huyện mang đến , những tình cảm mến khách dạt dào. Cánh văn nghệ chúng tôi cũng đáp lại bằng tất cả chân tình. “Cây nhà lá vườn “ biết gì làm nấy ! Mà chắc không đến nổi tệ , dù sao cũng mang tiếng là văn nghệ sỹ mà! Anh Phong Nhã hát bài vọng cổ của mình sáng tác ,anh Xuân Vượng cũng làm một đoạn chèo ra trò.Thật bất ngờ khi Đòan Hữu Hậu góp vui bằng một bản ngắn và tiếc mục ảo thuật “vắt đũa ra nước “ trong tiếng vỗ tay rào rào cuả ngưới xem !
Tôi cũng phấn khích bưóc lên phiá trước đễ hát một bài Tango do Hữu Vệ đệm đàn .
Đêm đã về khuya , chúng tôi tạm biệt nhau , ngày mai đòan tiếp tục đi Hòn Lại Sơn . Anh trăng non mỏng manh in trên bầu trời. Biển lặng, thật hiền hoà !
… ngày 18/06
3h30 đồng hồ reo! Tôi và Diệp Mai thức dậy rục rịch soạn lại đồ đạc .Dâu con của bộ đội có khác, Diệp Mai luôn nhanh nhẹn , gọn gàng .Anh em đã tập trung tại cầu tàu ,uống cà phê ,tìm cái gì ăn tạm … chương trình là sẽ ăn sáng trên tàu ! Tôi tìm anh Trâm đưa hai viên thuốc say sóng và một mẩu bánh mì ,vì càng ra khơi sợ sóng lớn anh không chịu nổi . Mọi ngưòi đã đông đủ tập trung xuống tàu , mưa lâm râm , trời còn tối đen như mực.
Bọn đàn bà con gái chúng tôi chui vào khoang giưã , ai cũng tìm chổ tạm ngã lưng .còn tôi thì chỉ biết đi tới , đi lui mong trời mau sáng để ngắm biển .Tàu chạy được một lúc tôi thấy anh Tha thợ máy của tàu lui cui nhóm bếp để bắt nồi chaó . Thịt và lòng đầy cả một rổ ,tôi thắc mắc nồi cháo nhỏ quá ăn sao đủ ., và nấu thế nào được khi con tàu cứ mãi lắc lư như thế này? Câu hỏi đã được giải đáp khi tôi quan sát những thao tác nhanh nhẹn,và cách thức nấu nướng trên tàu trong hoàn cảnh khó khăn như thế , cái lò than được giử chặt trong một cái khuông vững chắc để khỏi đổ,nhưng cũng phải di chuyển hai ba lần vì bị mưa tạt và nưóc văng,còn nồi cháo sau khi đã chín lại chia ra làm hai thêm nước vào để được hai nồi , còn “ chất lượng “ thì vẫn thơm ngon như nhau…
Từ Hòn Tre tàu chạy đến Hòn Lại Sơn cũng mất khoảng 1h30 phút. Sừng sững trước mắt chúng tôi hòn đảo được bao bọc bởi một màu xanh. Trời xanh , biển xanh và nuí cũng xanh . Người ta còn gọi hòn Lại Sơn là Hòn Sơn Rái ,vì khi nhìn từ trên cao hòn đảo giống như một con rái . Nơi chúng ghé là Bãi Nhà,vì chưa có cầu cảng nên tàu phải đậu xa bãi một chút và chờ ghe nhỏ ra chở người vào,nưóc biển nơi đây có màu xanh ngọc bích trong vắt thật đẹp , bãi cát trắng mịn màng . Trời vẫn còn mưa ! Không biết tình hình thời tiết như thế này chương trình lên núi Ma Thiên Lảnh có thay đổi hay không, ngọn nuí với cái tên nghe ma quái,huyền quặc cũng là mục tiêu mà anh em chúng tôi đang muốn tìm đến để khám phá …
Anh em trong đoàn được nghỉ ở một nhà trọ, một số phải tản mác nơi khác có lẽ đây là nhà trọ khá nhất của Lại Sơn , tôi có hỏi thăm mỗi phòng cho muớn như thế là hai chục ngàn đồng một ngày ,với giá tiền bình dân như thế thì cũng không có gì đáng bàn , nhưng nếu Lại Sơn khai thác được tiềm năng du lịch thì các chủ nhà trọ cần đầu tư và quan tâm nhiều hơn đến chất lượng phục vụ như: có phòng tắm riêng , giường nệm , mền gối sạch sẽ tươm tất hơn .
8 h_ Ông trời cứ khi mưa khi nắng nên khó mà thực hiện việc chinh phục ngọn Ma Thiên Lãnh vì độ cao ngọn núi này cũng xếp vào loại tầm cở mà mưa trơn trợt như thế này sẽ gây nhiều trở ngại cho anh em chúng tôi. Cuối cùng trưởng đòan Trương Thanh Hùng quyết định không thể đi được . Thật là tiếc !
Sau đó các mọi người trong đoàn chia nhiều nhóm đi rải rác khắp nơi để tìm những đề tài cho sáng tác riêng mình . Tôi cùng các anh đến thăm đồn biên phòng 746 Lại Sơn .Cơ ngơi cuả các anh tọa lạc trên một vị thế rất thuận lợi như một phòng thủ vững chắc cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng, hướng nhìn ra biển. Từ dưới con đường dốc , ngước nhìn lên tôi nhìn thấy lá cờ tổ quốc màu đỏ tươi thắm tung bay phất phới . Một anh bộ đội ngồi gác chốt ngay cổng chào ra hiệu cho chúng tôi không đưọc chụp hình nơi khu quân sự , thật tiếc vì phong cảnh quá đẹp nhưng chúng tôi chấp hành vì đó là nguyên tắc . Sau khi gặp gở trao đổi ,thăm hỏi các anh em . Đồn phó Trương Vĩnh Tiến sơ lượt về tình hình an ninh , đời sống bà con trên đảo cho anh em chúng tôi nghe , không phải qua lời anh Tiến kể chúng tôi cũng đã nhìn thấy nét đổi mới của một miền đảo xa . Trên đường đi lên thăm các anh chúng tôi cũng tranh thủ “tạt” qua nhiều nơi, hầu hết nhà dân đều xây dựng kiên cố , sạch đẹp. Dọc trên đường đi có nhiều cơ sở sản xuất nuớc mắm nổi tiếng như: Hồng Phước , Đức Ngươn .. chúng tôi ghé thăm một “ nhà thùng “ doanh nghiệp tư nhân SX nưóc mắm Vĩnh Ký, tôi thấy nhiều cái thùng gổ to lớn xếp hàng nhau,trong đó có chứa chất nưóc thơm ngon không thể thiếu trong mổi bữa cơm gia đình . Khi chúng tôi hỏi thăm chủ cơ sở đã vui vẻ lấy một ít nước mắm cốt ra cho chúng tôi nếm thử . Quả danh bất hư truyền loại nưóc nắm làm từ con cá cơm có mùi vị đặc biệt hơn các loại cá khác. Bổng nhớ câu :
Con cá cơm ngon hơn con cá bẹ
Bởi mê nước mắm hòn em trốn mẹ theo anh.
Sau màn văn nghệ tại chổ , bữa cơm trưa được các anh tiếp đãi ngon lành tại nhà bếp đơn vị , nhìn lên bảng thực đơn trong tuần thấy mức ăn khá đầy đủ dinh dưởng dành cho các anh như : thịt ,cá , rau cải …khu nghỉ ngơi cũng thoáng mát ,sạch đẹp .Phía sân trưóc cuả đơn vị có chổ đễ chơi thể thao,tôi còn nhìn thấy cái vòng trắng ve trên nền đất để các anh tập lái xe nữa! Trưóc lúc tạm biệt ,chúng tôi cùng nhau chụp chung những tấm hình để làm kỷ niệm .
Buổi trưa .Tôi cùng Diệp Mai tản bộ về phiá chợ , mỗi đưá mang theo một máy ảnh , Lại Sơn cũng khá đông ,khoảng 10 ngàn cư dân sinh sống, nhà cửa như ở phố chợ, những ngỏ hẽm dọc, ngang nối liền nhau được tráng xi măng sạch sẽ .cứ một khoảng xa xa tôi lại thấy một vài khẩu hiệu ,biểu ngữ tuyên truyền như:” Diệt lăng quăng để phòng chống sốt xuất huyết !” –“ Điều khiển xe không được uống rượu bia”…Khu chợ bán nhiều hàng hoá ,bán tập trung trong chợ, bán tại nhà cũng có. Tôi thấy một hiệu tiệm bán quần áo,mỹ phẩm như một Shop thơì trang hẳn hòi , còn có cả hàng kim khí ,điện máy, tiệm vàng … thật ngạc nhiên khi tôi phát hiện một tiệm Internet với hàng loạt máy phục vụ cho khách …
Bọn tôi ghé qua thăm Miếu Bà Cố Chủ được xây dựng từ năm 1930 ,bà đưọc tôn vinh như bà chuá của Hòn , nên mọi ngưòi rất tin, mỗi khi đi biển,nguời ta đến khấn để mong bà phù hộ cho những chuyến ra khơi bình yên,tàu về đầy tôm cá. Ai có làm ăn gì cũng đến van vái bà cho ăn nên làm ra …không chỉ Miếu Bà Cố Chủ ,Hòn Sơn còn nhiều di tích Đình, Chùa.
Như một phần trong đời sống tâm linh ngưòi dân xứ đảo.Có lẽ từ khi con người đạt chân lên đảo để sinh sống ,trước biển cả bao la ,rừng nuí hoang vu chưa biết tự bảo vệ mình chỉ còn dựa vào niềm tin từ những đấng siêu nhiên.
Đường lên “ Ông Phật lộ thiên “ ,bước vài bậc dốc đã nhìn tấm bảng cắm ven lối đi “ Tích cực bảo vệ và phòng chống cháy rừng”,tôi thấy công tác vận động quần chúng không chỉ bằng tuyên truyền miệng mà từ pa-no, áp phich ,băng ron đó cũng là cách nhắc nhở thường xuyên y thức của moị người đối vơí môi trường sống! Rất nhiều ống nước nhỏ chừng bằng ngón tay cái được dẫn từ trên suối xuống để lấy nước cho sinh hoạt,còn nguồn điện tiêu dùng thì cũng có trạm phát điện phục vụ cho mọi ngưòi người dân .
Cũng đã chiều rồi, dùng dằng đi chẳng đặng đừng , Diệp Mai ra vẽ quyết tâm tôi thì sợ lên rồi trở xuống không kịp . Còn đang lửng thửng leo từng bậc dốc thì gặp cô Đẹp và hai Mẹ con cô Mến đã lên đến chổ Ông Phật và trở về .Tôi thấy phía trước một chị đeo sau lưng tuí gùi đan bằng tre ngồi thở dốc ,nhìn gương mặt nhợt nhạt, có vẽ ốm yếu, bọn tôi dừng chân nghĩ mệt và hỏi thăm chị :“ Chị hái lá gì vậy ?”- Chị nói đó là lá rau rừng hái đem xuống chợ bán .Chị đi từ lúc sáng đến giờ này mới về .Tôi hỏi : “một gùi rau như vậy chị bán được bao nhiêu ?” – Chị trả lời: “ chỉ được 15 ngàn đồng thôi !” .Chúng tôi ái ngại nhìn nhau ?!15 ngàn thì quả thật không đủ để chị bồi dưởng một ngày cho hai bận lên và xuống nuí như thế này ! mấy chị em mỗi người cho chị vài ngàn kèm theo lời động viên, còn viên kẹo ngậm Diệp Mai cũng đưa luôn cho chị rồi nói: “ nè chị ngậm kẹo này có chất đường cho khỏe đi ,thấy chị mệt lắm đó!”, chị nhìn chúng tôi ánh mắt thật cảm động !
Ngược chiều chúng tôi có mấy em bé , tay mổi đứa cầm một túm gạo chừng 2ký , chúng nhanh chân theo mẹ lên nuí . Tôi hỏi một đứa : “ Con có đi học không ?”- Nó trả lời: “ Dạ có , con phải xuống núi mới có trường học !” Theo tôi được biết trên núi chỉ còn khoảng 10 hộ dân có nhà sinh sống trên đó , còn hầu hết đều ở khu dân cư tâm trung. Hàng ngày người dân chỉ lên nuí làm rẩy và trồng cây .Theo chủ trương phát triển kinh tế của xã, về đánh bắt hải sản, sản xuất nước mắm được xem như chủ lực, trồng rừng cũng là mục tiêu tiềm năng lâu dài . Hiện nay phong trào trồng cây gió bầu (còn gọi la cây trầm tóc ) đang phát động mạnh mẻ , nếu trồng khoảng 10 năm sẽ cho thu hoạch loại trầm thơm có giá trị kinh tế cao.
Còn lại chút thời gian , Diệp Mai muốn chụp cảnh chiều ! chúng tôi đi theo con đường rộng , uốn lượn theo chân nuí, bước qua mấy bậc tam cấp bằng xi măng hai đứa chợt phì cười khi đọc được những giòng chữ của ai đó đã “khắc” nổi lòng của mình bằng những câu thơ vụn vặt cố gắng lắp ghép từng con chữ cho tròn nghĩa để nói lên những suy tư của lòng mình !
“Nếu yêu tôi xin đừng thắt dọng
Bởi vì tôi là kẻ chắng tay!”
Thế đấy! Cuộc sống đâu phải được tất cả như moị người mong muốn,vẫn còn nhiều điều hụt hẫng …về caí ăn, cái mặc , văn hoá đọc viết trong đời sống không ít người dân.
Trước cảnh đẹp của thiên nhiên ai cũng muốn trãi lòng mình ra với cả tâm tư và những tình cảm dạt dào..Lại Sơn có nhiều bãi đẹp như Bãi Thiên Tuế , Bãi Giếng ,Bãi Đá Bàn với những phiến đá to bằng phẳng cho vào chục người ngồi .Thiên nhiên quả ưu đãi cho nơi đây những cảnh sắc thật nên thơ,hữu tình.
Mặt trời dần xuống thấp, xa xa những con thuyền theo nhau về bến.
Không còn nhìn thấy đâu là đường chân trời nữa bởi màu trời, màu biển như đã giao thoa , hòa quyện .Tôi nằm lăn ra trên một phiến đá to và phẳng nhìn những cánh chim bay lượn , hình như chúng đang kéo nhau về tổ. Tiếng sóng rì rào vỗ nhẹ bên tai. Khung cảnh êm ả cuả biển chiều . Lại Sơn thật đẹp biết bao !
Buổi tối , dùng cơm với UB xã và cùng giao lưu văn nghệ, ngheĐ/c bí thư Bùi Đức Thắng báo cáo tình hình chung của xã,thế mạnh của Lại Sơn là ngành đánh bắt hải sản và sản xuất nước mắm. Ngồi cạnh tôi chị Lâm Kim Hoa chủ tịch phụ nữ xã Lại Sơn , tôi hỏi thăm về chương trình xoá đói giảm nghèo và phong trào hoạt động của Phụ nư xã.Chị cho biết : Từ năm 2005 - 2007 Ngân Hàng chính sách cho phụ nữ xã vay 1 tỷ 264 triệu đồng nằm trong chương trình hổ trộ vốn cho chị em sản xuất với hình thức vay tín chấp .Chủ yếu cho các hộ buôn bán nhỏ , làm hải sản . chăn nuôi và làm rẩy .Mức vay tối từ 15 triệu đến 5 triệu là thấp nhất. Đã có 206 hộ gia đình của 20/ 34 tổ phụ nữ được vay ,số còn lại chưa có điều kiện vay vì không có hộ khẩu , chưa có nghề nghiệp ổn định..tuy nhiên công tác xóa đói , xoá mù chữ , nâng cao trình độ văn hoá ,bảo vệsức khỏe chonhân dân vẫn là mục tiêu trọng tâm của chính quyền tại đây! Các em đều được đến trường đầy đủ, năm nay xã có thêm trường cấp 3 cho các em có đủ điều kiện học tập . Tổ chức hội cũng thành lập nhiều câu lạc bộ cho chị học tập và sinh hoạt như : CLB gia đình hạnh phúc, CLB không sinh con thứ 3, CLB không có con suy dinh dưởng … Tâm sự với tôi chị Hoa mong muốn được sự quan tâm nhiều hơn nửa của Đảng và nhà nuớc nhất là tuyên truyền về chính sách pháp luật, đáp ứng nhu cầu văn hoá phục vụ cho đời sống tinh thần của bà con vùng đảo , như sách báo ,phim ảnh ,văn nghệ hoặc các loại hình nghệ thuật khác dể nâng cao thêm tầm hiểu biết cho người dân .
Thật là niềm vui chung của tất cả mọi người , ngay trong cuộc họp chị Phan Thị Phụng thành viên cùng đi trong đoàn đã trao tặng 20 triệu đồng cá nhân cuả chị cho xã Lại Sơn . Có lẻ không cần phải nói nhiều , trước tấm lòng hảo tâm như chị thật là cảm kích.
Ngaỳ 19/6 -7h … dự báo thời tiết đã có áp thấp nhiệt đới,đoàn chúng tôi không thể tiếp tục chuyến đi đảoNam Du như dự tính .Gia từ Lại Sơn ,hẹn nhau gặp lại! Tàu đã xa bờ , vẫn thấy chưa thoả mãn trong lòng ,vẫn còn nghe thiếu thiếu đều gì đó trong chuyến đi này …Một anh bạn lay nhẹ vai tôi :” kìa ! chổ cao nhất là Ma Thiên Lãnh đó !” Tôi đã biết được điều thiếu thiếu đó rồi !... Không sao , Ngọn nuí vẫn còn nhiều ma lực để hấp dẫn bọn tôi cho lần trở lại sau mà!
Hôm nay biển lại đổi màu, xanh thẩm hơn ,sóng không lớn moị người có vẻ dể chịu hơn lượt đi .Tôi mon men vòng ra mũi tàu , leo lên khoan trên có phòng của thuyền trưởng . Một nhóm mấy anh ngồi phía sau lại rai với vài con mực luộc , ít tôm khô và nhúm rau rừng mang theo từ Lại Sơn, thật là một cái thú của những tâm hồn nghệ sỹ! Cho thỏa tính tò mò với những gì mình chưa hiểu ,tôi làm quen với anh Mười ,người ta quen gọi là anh Mười Công An,anh đang điều khiển con tàu , anh chỉ cho tôi nhìn những con sóng , thế nào gọi là sóng bạc đầu , sao gọi là sóng lưởi buá … cách định hướng tọa độ cho tàu đi .Quả thật với người mù mịt về biển như tôi mà được biết thêm đôi chút như thế thật là điều quý giá!Không biết có đưọc phép hay không, nhưng tôi vẫn mạnh dạn đề nghị với Anh Mười:” Anh có thể cho em lái một chút được không” ?- Tôi nghĩ không phải vì sự dể dãi nhưng có lẽ anh cũng muốn cho tôi có chút ấn tượng và sự cảm nhận nào đó khi được chính tay cầm lái con tàu ! l5phút trôi qua thật thú vị khi nhưng không kém phần căng thẳng , thế mới thấy khâm phục những người thưòng xuyên đi biển khi đối mặt với sóng to , gió lớn , bằng kinh nghiệm ,bằng sự can đảm để điều khiển con tàu được đi về bình yên .
9h- Tàu đi ngang qua Hòn tre, ghé lại Bãi Chén để nghĩ ngơi trước khi về Rạch Giá . mọi ngươi xuống tắm biển thỏa thích, những món ăn được làm tại chổ , con cá mang ếch để nguyên nướng lên thật thơm ngon ,chấm vơí nưóc mắm nguyên chất, những con hào bám trong đá được nạy ra nướng bằng cũi rừng rất ngọt thịt , nhìn có vẽ “ hoangdã” một chút nhưng cảm giác của sự tự do trước thiên nhiên thật không gì sánh bằng … Anh Y Tùng cứ lặng lẽ với cây bút và tập giấy để hoàn tất bài vọng cổ “ Tình Đảo” mà anh đã cho tôi xem . Nằm lim dim trên võng, bên vạt rừng xanh mát nghe văng vẳng bên tai tiếng saó trúc dìu dặt của anh Tạ Đình Chiến thật cảm xúc vô cùng !
Bãi Chén còn đang ngổn ngang với các công trình đang thực hiện để khai thác giao thông, du lịch . Ngày gần đây thôi , sau thời làm việc mệt nhọc mọi người có thể “Weekend” (cuối tuần), đi về trong ngày thật thoải mái .
14 h … Tạm biệt Hòn Tre! Còn tàu rẻ sóng mang chúng tôi về lại đất liền. Hòn Tre xa dần , chỉ còn hình dáng một chú ruà khổng lồ đang bơi trên biển . Đuổi kịp chúng tôi là chiếc cao tốc từ Phú Quốc chạy vào, từ trên boong cao có những hành khách vẩy tay chào chúng tôi. Phiá trước là thành phố trẻ từng nổi tiếng với công trình lấn biển đang hiện ra trước mắt.