Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.194
123.210.166
 
Một cách tiếp cận thơ Thiền-2
Bùi Công Thuấn

Trước hết bài kệ là cách sư Mugaku trả lời cho sự uy hiếp cuả quân Mông Cổ. Chúng lấy cái chết để đe doạ Thiền sư. Ngài noí : toàn thể thế giới là quá nhỏ, gom toàn thế thế giới  chẳng vưà một đầu gậy. Mọi hiện hữu (vạn pháp) đều là Không , vậy sự hiện hữu cuả Ngài là vô ngã, nào có nghiã  gì. Nếu lưỡi gươm tàn bạo cuả quân Mông  lấp loáng,  cũng chì là cắt vào gió xuân , cắt vào Không . Lời cuả sư chỉ ra rằng,  sức mạnh vật chất tàn bạo cuả quân Mông Cổ, dù có chém đầu ngài, cũng chỉ là vô nghiã . Vì chúng là Không, và chúng đối diện với Không . Nội dung tư tưởng cuả bài kệ là triết lý tính Không về bản thể cuả hiện hữu vô thường vô ngã cuả Phật.

 

Cái hay cuả bài kệ là ở chỗ Thiền sư đã làm hiển lộ sức mạnh, uy lực cuả sự chứng ngộ, con người , vũ trụ là một, tự do, đầy sinh lực sáng tạo . Đối diện với sức mạnh ấy , quân Mông Cổ phải buông gươm.

 

Nhưng bài kệ còn hay ở hình tượng thơ được nhà sư dụng để thể hiện tư tưởng Phật. Nó vưà tạo ra cái thẩm mỹ, vưà bộc lộ trình độ giác ngộ và uy lực cuả tác giả

Gom toàn thể thế giới

Chẳng vừa một đầu gậy


Cả thế  giới gom lại chẳng vưà một đầu gậy , con người này có tầm vóc , uy lực lớn lao mạnh mẽ đến thế nào! Con ngưới ấy có thể gom cả thế giới lại, và cả thế giới là quá bé nhỏ trong tay con người . Một tứ thơ như vậy quả là lạ . Nó chưá đựng sức mạnh Phật .                                         

Lưỡi gươm bon hung nô

Lấp loáng cắt xuân phong

 

Tứ thơ cuối sáng lên một cái đẹp nghệ thuật khác : lưỡi gươm lấp loáng cắt gió xuân. Tất cả sự tàn bạo cuả quân Mông Cổ trở nên vô nghiã vì cắt vào Không, nhưng tứ thơ có sự chuyển nghiã , tất cả sự tàn bạo , đẫm máu, thăng hoa thành cái đẹp “ lấp loáng trong gío xuân “. Không còn máu chảy , đầu rơi , tang thương, chết chóc. Sức mạnh tàn bạo cuả sự chết chuyển hoá thành sức mạnh sáng láng cuả sự sống ( muà xuân )

 

Nghiã tư tưởng (Thiền) và nghiã nghệ thuật cuả tứ thơ có sự chuyển hóa đột ngột , mạnh mẽ , mới lạ . Ở bài này sử dụng ngôn ngữ đời thường , lời thơ là lời Thiền sư nói với quân Mông Cổ, vì thế nghiã tư tưởng và nghiã nghệ thuật có thể trùng với nhau.           

           

3. Mãn Giác đại sư (1052-1096)

 

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân lai bách hoa khai

Sự trục nhân tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

 

Dịch:

Xuân ruổi, trăm hoa rụng   

Xuân tới, trăm hoa cười   

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi       

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua, sân trước, một cành  mai.

                              ( Ngô Tất Tố dịch)

 

Bốn câu đầu là hình ảnh diễn tả tính chất vô thường , vô vọng, cuả hiện hữu trong không gian , thời gian. Cuộc sống luôn vận động trong nhân duyên, có sinh thì có diệt, luân hồi mãi trong cõi sinh tử . Xuân đến rồi xuân đi , hoa nở rồi hoa rụng. Sự việc cứ trôi đi trước mắt .Tuổi già đến trên đầu. Bản thể cuả hiện hữu là vô thường , chẳng có gì tồn tại . Con người chẳng thể níu kéo được gì, chẳng thể níu kéo tuổi xuân cho mình .

 

Hai câu cuối là sự chuyển hoá  lạ lùng, như được thốt ra từ sự chứng ngộ . Đừng tưởng xuân tàn thì hoa rụng hết . Hoa vẫn nở đấy :  Đêm qua, một cành mai đã nở trước sân. Mãn Giác đại sư đã vượt qua vô thường, vượt qua tử sinh, vượt qua luân hồi.  Đại sư đã nhìn thấy  cành mai nở trước sân , như Ca diếp mỉm cười chứng ngộ khi nhìn thấy  đức Phật giơ cành hoa lên .  Mãn Giác đại sư cũng đang mỉm cười . Cành mai ấy là cành mai tư tưởng, sáng lên một cách lạ lùng trong bóng tối cuả vô thường đã lùi lại phiá sau. Đó là ý nghiã tư tưởng Thiền cuả bài kệ.

 

Đọc bài thơ này bằng phương pháp cấu trúc luận, Như Huy có những kiến giải thú vị về ý nghiã bài thơ, nhưng Như Huy chưa phát hiện ra sự chứng ngộ cuả mãn Giác (15)

 

Ở bài kệ này, ngôn ngữ là lời “ thị đệ tử “, là lời dạy bảo trực tiếp, ngôn ngữ đời thường . Nhưng lời dạy ấy được diễn tả bằng hình ảnh, tạo nên tứ thơ , Kệ trở thành thơ . Hình tượng nghệ thuật cuả thơ mang đến một ý nghiã khác. Đó là cái nhìn thanh xuân cuả một người tuổi già đã đến trên đầu . Trong cái nhìn ấy muà xuân tồn tại mãi, sự sống vẫn tươi tắn , cái đẹp vẫn tồn tại, dù tất cả vẫn qua đi như một quy luật không cưỡng lại được . Tứ thơ “ Đêm qua, sân trước, một cành  mai.” Là một tứ thơ mới lạ cả về nghệ thuật và tư tưởng thẩm mỹ. Nhà thơ chọn trong trăm hoa rụng một cành mai tươi nở . Cái đẹp trong ý thức sáng tạo cuả nhà thơ là cành mai, là muà xuân, là tuổi trẻ, là sự sống và một niềm tin vĩnh cửu. Đối với người Việt Nam , cành mai luôn là hình ảnh gần gũi cuả mọi nhà mỗi khi xuân về, chẳng bao giờ thiếu muà xuân trên đất nước trăm hoa này. Điều này giúp chúng ta hiểu được tại sao bài thơ gắn kết lâu bền trong thi ca dân tộc và trong  tâm hồn người Việt như vậy.

 

4. Thơ Thiền Bùi Giáng (16)

 

Thơ Bùi Giáng có tư tưởng Thiền. Bùi Giáng nhận ra “ tinh thể đười ươi “ trong thân phận người .

 

Hoặc rằng người cũng là tôi
Hay là tôi cũng là tôi như người
Ấy rằng tinh thể đười ươi
Lời rằng quyết tuyệt và tươi vui và
Ấy rằng một cũng là ba
Là hai mai một mốt là hôm nay.

 

Trong Thiền Luận ,  Daisetz Teitaro Suzuki   nhắc đến Thiền Thoại sau : Khi Ngưỡng Sơn ( 804-899) hỏi về Phật tánh. Thiền Sư Hồng Ân giảng như vầy: “Như ngôi nhà có sáu cửa nhốt khỉ đột. Ở ngoài có người hô to “khọt khọt”, khỉ đáp lại “khọt khọt”, cứ thế sáu cửa cùng hô cùng ứng. Ngưỡng Sơn hỏi lại: “Ví như lúc ấy khỉ ngủ thì sao?". Hồng Ân bước xuống một tay nắm Ngưỡng Sơn, vừa múa vừa nói: “Khỉ ơi khỉ ơi , ta với ngươi cùng đối mặt nhau đây”. Bùi Giáng thay khỉ bằng đười ươi, tạo ấn tượng mạnh hơn vì đười ươi hay cười. Đó cũng là hình ảnh nghệ thuật Bùi Giáng tự vẽ chân dung cuả chính mình

 

Đoạn thơ  trên biểu hiện  tâm hồn , tính cách , kiều nói năng rất  Thiền cuả Bùi Giáng . Bùi Giáng nhận ra Phật Tánh trong hình hài đười ươi cuả người , cuả tôi. “ người cũng là tôi , tôi cũng là người , ấy rằng tinh thể đười ươi “ . Vũ trụ,  thời gian là nhất thể, tự tại, không sinh diệt: “ một cũng là ba , là hai , là một ; mai , mốt cũng là hôm nay “. Sự giác ngộ như thế là bước giác ngộ thứ nhất để dẫn đấn đại ngộ . Bùi Giáng không nhìn tha nhân như người khác mà nhìn  tha nhân trong cùng một bản thể Phật tính , không nhìn tha nhân như người cuả thế giới khác , vũ trụ khác, mà nhìn tha nhân trong hiện hữu thường hằng, quá khứ- hiện tại - tương lai - không gian - thời gian là một .Trong một tương quan như thế, người đọc thấy Bùi Giáng an nhiên ngay trong cuộc sống thực tại

 

Cái hay cuả đoạn thơ ấy là kiểu ngôn ngữ Bùi Giáng. Ngôn ngữ như bông đuà. Nói chuyện tư tưởng thâm sâu cuả sự chứng ngộ mà  tếu táo chẳng đâu ra đâu, lẫn lộn lung tung. Thực ra Bùi Giáng cố ý xáo trộn ngôn ngữ, dùng cách nói vòng ( kiểu ngôn ngữ cuả các Thiền sư ) ,  tạo ra sự xáo trộn trật tư logic cuả ngôn ngữ đời thường, xáo trộn không gian,  thời gian, đạt tới sự diễn tả tư tưởng.

 

Ấy rằng một cũng là ba

Là hai mai một mốt là hôm nay.

 

Để hiểu câu thơ này, cần sắp xếp lại ngôn từ theo logic cuả ngôn ngữ đời thường . một-hai-ba (không gian) -mốt-mai-hôm nay (thời gian) , tất cả là một. Vạn pháp là một Phật tính . Phật tính hiển hiện trong vạn pháp. Tuy nhiên đoạn thơ không phải là tâm thế đốn ngộ cuả Bùi Giáng. Bùi Giáng chỉ mượn tư tưởng Thiền để thể hiện cá tính sáng tạo cuả mình, một cá tính tài hoa. Vì thế  thơ Bùi Giáng là thơ cuả một nghệ sĩ tài hoa,  khác với những bài kệ / thơ Thiền cuả các Thiền sư.

 

5. Thơ Thiền Trần Ngọc Tuấn (17)

 

Trần Ngọc Tuấn là một nhà thơ trẻ. Thật đáng ngạc nhiên vì Tập Suối reo cuả anh là một tập thơ Thiền . Trong tình hình người trẻ làm thơ hiện nay , thì  sự chọn lựa ấy cuả Trần Ngọc Tuấn là sự chọn lưạ đầy khó khăn. Trần Ngọc Tuấn không phải là một Thiền sư, anh vẫn đang sống lăn lộn giưã đời,  vì thế Suối Reo là thơ của đời ánh lên sắc Thiền , thơ của một con người còn  đang “ qua dốc sương mù

 

Gánh củi qua dốc sương mù

Mồ hôi giọt gịot gió ù ù bay

Nghìn tia nắng dệt trang ngày

Bước chân hoan hỉ , đêm này lửa reo

 

Sống  là gánh lấy bao nhiêu nỗi vất vả như người gánh củi . Ngày đêm  phải vượt qua con  dốc  sương mù và đương đầu với gió ù ù bay . Nếu nhìn nhận cuộc đời như thế , tác giả  sẽ chuyển bài thơ thành tâm tình thở than.  Thế nhưng  Qua Dốc Sương Mù lại  rực rỡ ánh sáng của sự thăng hoa . Đó không phải là thứ ánh sáng thiên nhiên của nghìn tia nắng , hay ánh sáng của đêm lửa reo  , mà là ánh hào quang của Phật . Nỗi vất vả , thống khổ trở thành con đường hạnh ngộ. Qua dốc sương mù là vượt qua vô minh , vượt qua khổ ( Diệu đế I ). Người gánh củi kia tỏa ánh hào quang của Phật trong

bước chân hoan hỷ ‘ . Bài thơ không  miêu tả hiện thực gánh củi mà tả khỏanh khắc chứng ngộ đầy hỷ hoan trong ánh sáng toả ra từ Tâm Bát Nhã. Hiện thực đuợc  nhìn bằng  Trí Huệ Bát Nhã 

( Prajna ) . Đó là ý nghiã tư tưởng cuả bài thơ.

 

Người ta có thể hiểu bài thơ khác đi qua cách đọc  phản ánh hiện thực . Bài thơ là cái nhìn lạc quan , là tấm lòng nhân hậu Trần Ngọc Tuấn đối với người gánh củi. Bài thơ cũng là một bức tranh  tả cảnh gánh củi vất vả,  trên nền thiên nhiên rạng rỡ , trong ánh sáng ấm áp cuả bếp lửa gia đình do củi mang laị , từ đó nói đến một  tiến trình tư tưởng tích cực,  suy từ sự  vất vả đến hạnh phúc mà người gánh củi đạt được.

 

Ở bài thơ này, Trần Ngọc Tuấn chưa đạt đến các nói cuả Thiền sư. Ngôn ngữ thơ không phải là kiểu ngôn ngữ vô ngôn cuả Thiền , vì thế nghiã tư tưởng và nghiã nghệ thuật có thể chồng khít lên nhau, không tinh ý  khó có thể nhận ra ý nghiã Thiền cuả bài thơ. Dầu vậy bài thơ cũng có được những tứ thơ hay và ngôn ngữ nghệ thuật tinh ròng . Sự kết hợp Tứ Tuyệt với Lục bát tạo nên màu sắc thẩm mỹ riêng, vưà có cái cô đọng tư tưởng cuả Tứ Tuyệt, vưà có cái mền mại thanh thoát cuả Lục Bát, vưà có sự sang trọng cuả tư tưởng vưà có sự dung dị dân dã cuả hồn thơ.

 

6.Thơ Thiền Phạm Thiên Thư

 

Tôi chưa có dịp nói đến những kinh Phật được Phạm Thiên thư phổ thơ như  Qua Suối Mây Hồng - Kinh Ngọc ( thi hóa Kinh Kim Cương), Hội Hoa Đàm - Kinh Hiền ( thi hóa Kinh Hiền Ngu, 12 ngàn câu lục bát), Suối Nguồn Vi Diệu - Kinh Thơ (thi hóa Kinh Pháp Cú)

 

Chỉ xin thử đọc một đoạn trong bài Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng cuả Phạm Thiên Thư (PTT) xem thơ Thiền cuả Phạm Thiên Thư có thi vị thế nào . Đặc sắc thơ PTT   thơ tình có vị Thiền . Điều này lạ. Bởi vì tình là khổ luỵ. Thiền là cắt đứt nghiệp chướng. PTT đã tạo nên sự kết hợp này thế nào ? xin đọc

21
Em nằm ngó cội thu xanh
Môi ươm đào lý một nhành đôi mươi
Về em vàng phố mây trời
Tay đơm nụ hạ hoa dời gót xuân

22
Thì thôi tóc ấy phù vân
Thì thôi lệ ấy còn ngần dáng sương
Thì thôi mù phố xe đường
Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi

 

Nội dung đoạn thơ là câu chuyện tình yêu, là những lời  yêu PTT gửi đến người tình, nhưng những  ý tứ Thiền lại hiển lộ rất rõ trong cái nhìn , trong ngôn ngữ , trong tâm thức nhà thơ : phù vân , sương , mù , đoạn trường . Trong khổ thơ này PTT không dụng ý thể hiện tư tưởng Thiền , nhà thơ chỉ mượn từ ngữ, ý tứ để diễn tả  tâm trạng yêu. PTT  nhìn người yêu mà suy gẫm,  lúc nằm , lúc về , hình hài ấy, dáng vẻ ấy : môi thanh xuân đào lý đấy , tay đơm muà hè, gót dời hoa xuân. Nhưng mà hiện hữu ấy , tóc ấy chỉ là phù vân;  lệ ấy , dáng ấy mong manh như sương. Em tuy đẹp , tuy dào dạt đào lý, dào dạt yêu thương trong mắt lệ, em giưã cội thu xanh , giưã vàng phố mây trời,  nhưng chỉ là vô thường , chỉ là khổ ( đoạn trường ) chỉ là vô minh( mù ) , là  hư huyễn( phù vân ) . Trái tim nhà thơ thốt lên nỗi buồn thương không sao ngăn được. Nhà thơ kêu lên nhiều lần “ thì thôi “, chấp nhận thực tại, để rồi buộc phải nói lời ly tan  thôi thì thôi nhé” .Bản chất cuả hiện hữu là thế , và tình yêu, dù thăng hoa đẹp đẽ thế nào cũng không thoát ra được. Phạm Thiên Thư- người tình,  chỉ còn mong

 

Mai anh chết dưới cội đào
Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu

 

Thiền vị đem đến những giá trị thẩm mỹ gì cho thơ PTT ?

Thơ PTT sang trọng, thanh cao là nhờ ở Thiền Vị. PTT cũng viết về đoạn trường, chia li, cũng viết về mắt , về môi , về dáng đứng, dáng nằm cuả người con gái, nhưng tuyệt nhiên không nhuốm mùi nhục thể, tuyệt nhiên không rực lưả dục vọng. Cũng là nước mắt, cũng là ly tan, nhưng không có hờn ghen oán trách tình phụ, không bi luỵ tang thương. Thiền vị làm thăng hoa thơ tình PTT

 

Thật khác xa với cái nhìn tang thương bi đát cuả Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc

 

“…Ngọn tâm hoả đốt dầu nét liễu

Giọt hồng băng thấm ráo làn son…

…Nghĩ thân phù thế mà đau,

Bọt trong bể khổ, bèo dầu bến mê…

…Phong trần cả đến sơn khê

Tang thương đến cả hoa kia cỏ này…”


Sự khác biệt ấy là ở chỗ PTT đã “ ngộ” được chân lý Thiền, trong khi Nguyễn Gia Thiều còn đang ngụp lặn ở bến mê.

Thật thú vị nếu tiếp tục đi sâu hơn nưã trong việc xem xét ảnh hưởng cuả Thiền trong thơ ca. Chẳng hạn Nguyễn Du trong bài Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài cho biết ông đã từng đọc hàng ngàn biến kinh Kim Cang .

 

Ngã độc Kim Cang thiên biến linh
Kỳ trung áo nghĩa đa bất minh
Cập đáo phân kinh thạch đài hạ
Tài tri vô tự thị chân kinh.”

           ( Ta đọc hơn ngàn biến Kinh Kim Cang, những ý nghĩa sâu kín trong đó phần nhiều ta không rõ. Đến hôm nay tới đài chia kinh này mới biết rằng Vô tự chính là Chân kinh.)

 

Tuy nhiên điều ấy nằm ngoài phạm vi cuả bài viết này : Một cách tiếp cận thơ Thiền .

 

Quả là nếu tiếp cận đúng hướng thơ Thiền , người đọc có thể thưởng thức được những giá trị, những khoái cảm thẩm mỹ đặc biệt mà thơ Thiền đem lại. Nhìn trong quá trình phát triển, những bà Kệ thuần tính cách nghi lễ, khi được diễn đạt bằng ngôn ngữ hình tượng biểu cảm, đã chuyển hoá thành  thơ .Thơ Thiền cuả các Thiền sư có sự chuyển hoá ấy. Và khi Thiền thâm nhập  được vào trái tim nhà thơ thế tục,  Thiền vị tạo nên cái đẹp mới lạ trong những áng thơ,  có khi đọc không hiểu,  song vẫn có thể cảm nhận được qua hình tượng tư tưởng-thẩm mỹ như thơ  Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư. Con đường phát triển ấy còn nhiều hưá hẹn cho thơ ca Việt Nam.

 

                                                                                                                        Tháng 10 / 2007

___________________________________________________________________________ 

 

(1) Thiền Uyển Tập Anh

(2), (12), (14)101 Giai Thoaïi Thieàn” – Thomas Cleary Nxb Tp Hồ Chí minh 2001. Tr.144

(3) “Đức Phật Đã Dạy Những Gì” - Hòa thượng WALPOLA RAHULA - Thích Nữ Trí Hải dịch -1998

(4), Bài thuyết pháp thứ 2 cuả Đức Phật Anattalakkhana Sutta - Kinh Vô Ngã Tướng  
(5) Thập nhị nhân duyên :  Suốt thời gian bảy ngày đầu tiên sau khi thành đạo, Đức Phật ngồi không lay động

     dưới tàng cây Bồ Đề . Trong đêm cuối tuần, Ngài xuất thiền và suy niệm về Thập Nhị Nhân Duyên

     (Paticca Samuppada) , đó là Vô minh , nghiệp ,  Thức ,Danh sắc , Lục nhập , Xúc ,Thọ , Ái , Thủ , Hữu ,Sinh

     ,Lão , Tử .

(6) ,(10), (11)Thiền Luận  -  SUZUKI

(7) “Tìm hiểu về Thiền Tông Phật Giáo Trung Hoa”.-Nguyễn Tuệ Chân - nxb Đà Nẵng 2006.tr34

(8)Giới thiệu và giải thích  đề kinh Kim Cương Bát Nhã “ -Thích Thái Hòa

(9)Giới thiệu Kinh Hoa Nghiêm” - Hoà Thượng Thích Trí Quảng

(13) “Thơ văn Lý Trần” – Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường- Nxb Giáo dục 1999.Tr.63

(15) Đọc thêm: Như Huy –Thêm hai cách đọc bài thơ / kệ "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác Thiền Sư ”

       www.tienv,org

(16) Đọc thêm : Bùi Công Thuấn – “Bùi Giáng, ai người chia xẻ” .www.vannghesongcuulong.org.vn

       hoặc www.damau.org.

(17) Đọc thêm : Bùi Công Thuấn – “Một mình ra khơi “ (  về tập Suối Reo cuả Trần Ngọc Tuấn , Nxb Hội Nhà

        Văn 2006 ) . Bài này đã đăng trên Văn Nghệ Trẻ ngày 28/01/2007

 

Bùi Công Thuấn
Số lần đọc: 3732
Ngày đăng: 27.11.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tiểu thuyết , Niềm đam mê vô tận của nhà văn và bạn đọc - Triệu Xuân
Cám ơn dịch giả của tôi : Yves Bonnefoy gửi Huỳnh Phan Anh - Yves Bonnefoy
Trường đại học của tôi (*) - Một tác phẩm thành công tiềm ẩn - Hồng Nhu
Nguyễn Du với Từ Hải trong Truyện Kiều - Đoàn Hữu Hậu
Triệu Xuân Lấp lánh tình đời - Hoài Anh
Đọc Chuyện tình một đêm: Người phụ nữ giữa dòng xoáy cuộc đời - Tường Vy
Sách văn học có cần PR? - Mễ Thành Thuận
Số Mạng sứ Mạng chữ trên mạng - Vũ Trọng Quang
Trần Thanh Địch và bốn anh em vượt tuyến - Nguyễn Quỳnh
Kỷ niệm 15 năm ngày mất của nhà thơ Quang Dũng (14/10/1988 – 14/10/2003) - Nguyễn Thành Nhân
Cùng một tác giả
Tiếng kèn sắc-xô (truyện ngắn)
Hạnh (truyện ngắn)
Về đâu hoa phượng (truyện ngắn)
Ở nơi băng tuyết (truyện ngắn)
Giải hạn (truyện ngắn)
Tiếng hát ru (truyện ngắn)