Bùi Giáng có một câu nói nổi tiếng: “ Con chim thì ta biết nó bay. Con cá thì ta biết nó lội. Thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ. Còn thơ là gì thì ta không biết! “. Chính cái “ không biết “ ấy đã mở ra những phương trời viễn mộng trong thế giới thi ca, nơi đó, thơ là tiếng nói tâm linh của các thi sĩ.
Đối với tôi, Nguyễn Lương Vỵ là một thi sĩ đích thực còn sót lại trong thời đại này. Ngay từ thời chưa ráo máu đầu xanh, mặc dù ôm hận ngút lòng, mặc dù nghèo đói tả tơi, Nguyễn Lương Vỵ cũng đã dám từ bỏ tất cả để sống cho thơ. Và thơ đã nhập vào máu me xương tủy trong con người anh, để một lần nữa, khi lớn lên, trải qua những trò ảo hóa trong cuộc đời, anh lại từ bỏ tất cả những gì đã có, cũng chỉ để sống cho thơ. Chính thái độ chối bỏ những gì không phải là thơ ấy đã nói lên bản chất đích thực trong con người Nguyễn Lương Vỵ.
Nhưng rất khác với những thái độ phản kháng của các thi sĩ trong thời đại trước – Lý Bạch, Cao Bá Quát hoặc Rimbaud chẳng hạn -, phản kháng vì bất bình cuộc sống, vì những điều không xứng ý toại lòng, Nguyễn Lương Vỵ, bên ngoài thì từ bỏ, bên trong lại ôm trọn cả Cuộc Đời vào lòng mình, để rồi nhận ra:
Bạn ta buồn còn ta liều
Hét lên: đù má cô liêu kiếp người!!!
(thư cuối năm / hòa âm…)
Chính trong cái ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh của kiếp người ấy, Nguyễn Lương Vỵ là thi sĩ đã truyền thừa được cái thần khí hý ngôn lộng ngữ trong thi ca của Bùi Giáng, với một công lực vô cùng thâm hậu và thống thiết:
Ngữ ngôn ngồn ngộn thâm tình
Buốt trong xương tủy mần thinh mần hoài…
(thư cuối năm / hòa âm…)
Nguyễn Lương Vỵ đã đi vào cuộc tồn sinh như đi vào cuộc chơi với nững nổi niềm bi thống. Trước sữ lịch, anh vẫn là một con người chân chất của quê nhà:
Màu sữ lịch huyết hoa vừa nở
Nắng lừng hương nơi chốn ta về
Chốn ta về là chốn nhà quê
Gắp vài đũa lùa theo nước mắt
Muối vẫn mặn âm vang mùa gặt
Gừng vẫn cay thanh sắc ca dao
(Sữ lịch / hòa âm…)
Trước tình yêu, anh là người lỡ cuộc ( tiếc lắm chút tình lem vết mực / Gù lưng rách mắt kiếm không ra ), để rồi đâm ra cà rỡn:
Có thể mùa sau âm rạng rỡ
Vì em sẽ gửi sắc hương thêm
Âm âm hai cánh sen đang nở
Sinh tử tưng bừng trong tiếng rên…
(Hoài âm hoài / hòa âm…)
Nhưng trước nỗi thống khổ của kiếp người thơ anh lại dội lên những tiếng gầm bi tráng:
Chờ con về trong âm huyệt tuyết
Lạnh trầm ngân
Búng huyết
Thơ ca…
(Hoài âm tuyết / hòa âm…)
Anh đã hộc máu ra trong thơ trước những nỗi đau của con người.
Nguyễn Lương Vỵ cũng là người rất mê âm nhạc cổ điển Tây Phương. Đã có một thời, khi còn rất trẻ, anh thường chìm đắm trong dòng nhạc cổ điển của Beethoven, chopin, Mozart, List… suốt đêm đến xanh máu. Anh mê nhất là 9 bản symphonies của Beethoven và piano sonata 14 của chopin, sau này thêm tiếng vĩ cầm của Paganini… Âm nhạc đã chãy trong huyết quản Nguyễn Lương Vỵ cũng như thơ đã nhập vào xương tủy. Nhạc tính trong thơ Nguyễn Lương Vỵ là sự kết hợp hài hòa của làn điệu dân ca đấy dũng khí của đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm trên một nền nhạc giao hưởng hoành tráng của Tây Phương.
Bạn đó a !
Oan hồn tứ tuyệt
Huyền thoại xanh
Búng huyết sơ đầu
Ngũ hành sơn
Ngũ hành sơn
Biết tìm đâu ngựa cũ
Hí rền mây
Ngực ủ mộ bia…
(Trở lại Ngũ hành sơn / Âm vang và sắc màu)
Tôi nghe như đâu đó có tiếng dội của đại hồ cầm trong symphonies số 9 của Beethoven .
Nhưng, cũng như hầu hết người dân xứ Quảng Nam mà tôi đã gặp, nói lái đã trở thành một thói quen trong ngôn ngữ của họ, Nguyễn Lương Vỵ đã tận dụng thủ thuật này để làm phong phú ngôn ngữ thơ anh. Trước đây Bùi Giáng đã dể lại nhiều ấn tượng khi nói lái trong thơ ông. Đến Nguyễn Lương Vỵ, có nhiều chỗ ( ví dụ: Mười bài lục bát hai câu rưỡi…/ Hòa Âm ) quá sa đà và cà rỡn, ngôn ngữ nói lái đã trở thành mê hồn trận…tục tỉu. Đây là điều tối kỵ nhất trong việc mần thơ.
Trong tâm cảm của một người bạn, tôi thường nhớ những bài tứ tuyệt của Nguyễn Lương Vỵ làm ở độ tuổi hai mươi lúc ấy anh đang ở Sài Gòn phải làm đủ thứ nghề lao động vất vả để vừa kiếm sống, vừa theo học ban triết Đông trường Đại học Vạn Hạnh gần cầu Trương Minh Giảng. Chúng tôi cũng đã bắt đầu theo đuổi con đường văn chương như một nghiệp chướng. Thơ Nguyễn Lương Vỵ cùng với thơ Võ Chân Cữu thường xuất hiện trên các tạp chí văn chương có uy tín nhất ở miền Nam Việt Nam thời bấy giờ. Tạp chí văn của Trần Phong Giao, sau đó là của Nguyễn Xuân Hoàng làm thư ký tòa sọan, tạp chí Khởi Hành, Thời Tập của Viên Linh. Sự xuất hiện trên các tạp chí này, đã giúp những người trẻ tuổi chúng tôi có niềm vui lớn, đi tiếp con đường mình đã chọn.
Bài thơ của Nguyễn Lương Vỵ được anh em cho là hay nhất là bài: Nửa đêm thức dậy nhìn mây trắng.
Lung linh hồn quê củ
Mây trắng phủ khắp trời
Nhớ trăng khô hết máu
Muôn trùng dặm núi ơi !
(12 / 1970)
Đọc lại những bài thơ trước năm 1975 của anh, tôi như gặp lại cái cảm xúc tươi rói trong dòng máu nóng của tuổi hai mươi, những ngôn ngữ thơ đầy dấu ấn Nguyễn Lương Vỵ, một tâm sự thơ rất khác với những anh em đương thời.
Sau rất nhiều năm đọc lại thơ Nguyễn Lương Vỵ, tôi nhận ra, cái cảm xúc tươi rói ban đầu đã nhường chỗ cho những cảm xúc sâu hơn, chín hơn và cũng đã già hơn! Như anh cũng đã nhận ra trong công việc mần thơ của mình:
Thơ càng mần càng vắng
Những gót chân hài nhi
(Thơ về thơ II / Hòa Âm )
Nietzche đã vạch ra ba giai đọantrên con đường sang tạo: Lạc Đà – Sư Tử và Hài Nhi. Giai đọan lạc đà là giai đọan chuyên chở những gánh nặng truyền thống, kiến thức văn hóa đã thu nhận và luôn bị ảnh hưởng những tác giả nào đó mà mình yêu thích. Tôi nghĩ, Nguyễn Lương Vỵ đã vượt khỏi giai đọan này, và anh cũng sẽ vượt qua giai đọan sư tử để trở thành hài nhi. Nhưng thực ra, đó cũng chỉ là một cách nói, vì những thi sĩ đích thực luôn luôn là người biết tự lột xác mình, làm mới thơ mình, tiếp tục rong chơi trong cõi Tồn Lưu bi tráng của kiếp người, trước khi trở thành một bóng ma thiên cổ:
Thiên thanh bay chín kiếp
Bình vôi rung trắng chiều
Chim quạ gối đầu mộ
Một tiếng gầm tịch liêu.
(Gửi một con ma / Hòa Âm)
(Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 09. 11. 2007)
Bản điện tử của Nguyễn Bá Văn
Nguyễn Bá Văn gửi anh bài viết của Hồ Ngạc Ngữ:
Thơ NGUYỄN LƯƠNG VỴ - MỘT TIẾNG GẦM TỊCH LIÊU
Bùi Giáng có một câu nói nổi tiếng: “ Con chim thì ta biết nó bay. Con cá thì ta biết nó lội. Thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ. Còn thơ là gì thì ta không biết! “. Chính cái “ không biết “ ấy đã mở ra những phương trời viễn mộng trong thế giới thi ca, nơi đó, thơ là tiếng nói tâm linh của các thi sĩ.
Đối với tôi, Nguyễn Lương Vỵ là một thi sĩ đích thực còn sót lại trong thời đại này. Ngay từ thời chưa ráo máu đầu xanh, mặc dù ôm hận ngút lòng, mặc dù nghèo đói tả tơi, Nguyễn Lương Vỵ cũng đã dám từ bỏ tất cả để sống cho thơ. Và thơ đã nhập vào máu me xương tủy trong con người anh, để một lần nữa, khi lớn lên, trải qua những trò ảo hóa trong cuộc đời, anh lại từ bỏ tất cả những gì đã có, cũng chỉ để sống cho thơ. Chính thái độ chối bỏ những gì không phải là thơ ấy đã nói lên bản chất đích thực trong con người Nguyễn Lương Vỵ.
Nhưng rất khác với những thái độ phản kháng của các thi sĩ trong thời đại trước – Lý Bạch, Cao Bá Quát hoặc Rimbaud chẳng hạn -, phản kháng vì bất bình cuộc sống, vì những điều không xứng ý toại lòng, Nguyễn Lương Vỵ, bên ngoài thì từ bỏ, bên trong lại ôm trọn cả Cuộc Đời vào lòng mình, để rồi nhận ra:
Bạn ta buồn còn ta liều
Hét lên: đù má cô liêu kiếp người!!!
(thư cuối năm / hòa âm…)
Chính trong cái ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh của kiếp người ấy, Nguyễn Lương Vỵ là thi sĩ đã truyền thừa được cái thần khí hý ngôn lộng ngữ trong thi ca của Bùi Giáng, với một công lực vô cùng thâm hậu và thống thiết:
Ngữ ngôn ngồn ngộn thâm tình
Buốt trong xương tủy mần thinh mần hoài…
(thư cuối năm / hòa âm…)
Nguyễn Lương Vỵ đã đi vào cuộc tồn sinh như đi vào cuộc chơi với nững nổi niềm bi thống. Trước sữ lịch, anh vẫn là một con người chân chất của quê nhà:
Màu sữ lịch huyết hoa vừa nở
Nắng lừng hương nơi chốn ta về
Chốn ta về là chốn nhà quê
Gắp vài đũa lùa theo nước mắt
Muối vẫn mặn âm vang mùa gặt
Gừng vẫn cay thanh sắc ca dao
(Sữ lịch / hòa âm…)
Trước tình yêu, anh là người lỡ cuộc ( tiếc lắm chút tình lem vết mực / Gù lưng rách mắt kiếm không ra ), để rồi đâm ra cà rỡn:
Có thể mùa sau âm rạng rỡ
Vì em sẽ gửi sắc hương thêm
Âm âm hai cánh sen đang nở
Sinh tử tưng bừng trong tiếng rên…
(Hoài âm hoài / hòa âm…)
Nhưng trước nỗi thống khổ của kiếp người thơ anh lại dội lên những tiếng gầm bi tráng:
Chờ con về trong âm huyệt tuyết
Lạnh trầm ngân
Búng huyết
Thơ ca…
(Hoài âm tuyết / hòa âm…)
Anh đã hộc máu ra trong thơ trước những nỗi đau của con người.
Nguyễn Lương Vỵ cũng là người rất mê âm nhạc cổ điển Tây Phương. Đã có một thời, khi còn rất trẻ, anh thường chìm đắm trong dòng nhạc cổ điển của Beethoven, chopin, Mozart, List… suốt đêm đến xanh máu. Anh mê nhất là 9 bản symphonies của Beethoven và piano sonata 14 của chopin, sau này thêm tiếng vĩ cầm của Paganini… Âm nhạc đã chãy trong huyết quản Nguyễn Lương Vỵ cũng như thơ đã nhập vào xương tủy. Nhạc tính trong thơ Nguyễn Lương Vỵ là sự kết hợp hài hòa của làn điệu dân ca đấy dũng khí của đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm trên một nền nhạc giao hưởng hoành tráng của Tây Phương.
Bạn đó a !
Oan hồn tứ tuyệt
Huyền thoại xanh
Búng huyết sơ đầu
Ngũ hành sơn
Ngũ hành sơn
Biết tìm đâu ngựa cũ
Hí rền mây
Ngực ủ mộ bia…
(Trở lại Ngũ hành sơn / Âm vang và sắc màu)
Tôi nghe như đâu đó có tiếng dội của đại hồ cầm trong symphonies số 9 của Beethoven .
Nhưng, cũng như hầu hết người dân xứ Quảng Nam mà tôi đã gặp, nói lái đã trở thành một thói quen trong ngôn ngữ của họ, Nguyễn Lương Vỵ đã tận dụng thủ thuật này để làm phong phú ngôn ngữ thơ anh. Trước đây Bùi Giáng đã dể lại nhiều ấn tượng khi nói lái trong thơ ông. Đến Nguyễn Lương Vỵ, có nhiều chỗ ( ví dụ: Mười bài lục bát hai câu rưỡi…/ Hòa Âm ) quá sa đà và cà rỡn, ngôn ngữ nói lái đã trở thành mê hồn trận…tục tỉu. Đây là điều tối kỵ nhất trong việc mần thơ.
Trong tâm cảm của một người bạn, tôi thường nhớ những bài tứ tuyệt của Nguyễn Lương Vỵ làm ở độ tuổi hai mươi lúc ấy anh đang ở Sài Gòn phải làm đủ thứ nghề lao động vất vả để vừa kiếm sống, vừa theo học ban triết Đông trường Đại học Vạn Hạnh gần cầu Trương Minh Giảng. Chúng tôi cũng đã bắt đầu theo đuổi con đường văn chương như một nghiệp chướng. Thơ Nguyễn Lương Vỵ cùng với thơ Võ Chân Cữu thường xuất hiện trên các tạp chí văn chương có uy tín nhất ở miền Nam Việt Nam thời bấy giờ. Tạp chí văn của Trần Phong Giao, sau đó là của Nguyễn Xuân Hoàng làm thư ký tòa sọan, tạp chí Khởi Hành, Thời Tập của Viên Linh. Sự xuất hiện trên các tạp chí này, đã giúp những người trẻ tuổi chúng tôi có niềm vui lớn, đi tiếp con đường mình đã chọn.
Bài thơ của Nguyễn Lương Vỵ được anh em cho là hay nhất là bài: Nửa đêm thức dậy nhìn mây trắng.
Lung linh hồn quê củ
Mây trắng phủ khắp trời
Nhớ trăng khô hết máu
Muôn trùng dặm núi ơi !
(12 / 1970)
Đọc lại những bài thơ trước năm 1975 của anh, tôi như gặp lại cái cảm xúc tươi rói trong dòng máu nóng của tuổi hai mươi, những ngôn ngữ thơ đầy dấu ấn Nguyễn Lương Vỵ, một tâm sự thơ rất khác với những anh em đương thời.
Sau rất nhiều năm đọc lại thơ Nguyễn Lương Vỵ, tôi nhận ra, cái cảm xúc tươi rói ban đầu đã nhường chỗ cho những cảm xúc sâu hơn, chín hơn và cũng đã già hơn! Như anh cũng đã nhận ra trong công việc mần thơ của mình:
Thơ càng mần càng vắng
Những gót chân hài nhi
(Thơ về thơ II / Hòa Âm )
Nietzche đã vạch ra ba giai đọantrên con đường sang tạo: Lạc Đà – Sư Tử và Hài Nhi. Giai đọan lạc đà là giai đọan chuyên chở những gánh nặng truyền thống, kiến thức văn hóa đã thu nhận và luôn bị ảnh hưởng những tác giả nào đó mà mình yêu thích. Tôi nghĩ, Nguyễn Lương Vỵ đã vượt khỏi giai đọan này, và anh cũng sẽ vượt qua giai đọan sư tử để trở thành hài nhi. Nhưng thực ra, đó cũng chỉ là một cách nói, vì những thi sĩ đích thực luôn luôn là người biết tự lột xác mình, làm mới thơ mình, tiếp tục rong chơi trong cõi Tồn Lưu bi tráng của kiếp người, trước khi trở thành một bóng ma thiên cổ:
Thiên thanh bay chín kiếp
Bình vôi rung trắng chiều
Chim quạ gối đầu mộ
Một tiếng gầm tịch liêu.
(Gửi một con ma / Hòa Âm)
(Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 09. 11. 2007)
Bản word của Nguyễn Bá Văn